You are on page 1of 15

BÀI 1: LÝ THUYẾT KHỬ KHUẨN - TIỆT KHUẨN; XỬ LÝ CHẤT THẢI; KIỂM SOÁT

NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN

1. Điều dưỡng A chuẩn bị tiêm thuốc cho bệnh nhân, vùng da nơi tiêm cần phải được làm
sạch bằng cách:
a. Khử khuẩn
b. Tiệt khuẩn
c. Sát khuẩn
d. Cọ rửa
2. Sau khi đo thân nhiệt bệnh nhân, dụng cụ đo (nhiệt kế) sẽ được khử khuẩn để làm sạch
bằng cách:
a. Đun sôi
b. Sấy
c. Hấp
d. Ngâm Ampholysine
3. Kềm Kelly sau khi rửa vết thương trên bệnh nhân sẽ được:
a. Gói gửi hấp
b. Ngâm dung dịch khử khuẩn
c. Rửa lại bằng nước sạch
d. Ngâm vào xà phòng
4. Dụng cụ đã hấp được đặt trong tủ kín không mở sẽ được mang đi hấp lại:
a. 1 tuần
b. 2 tuần
c. 3 tuần
d. 4 tuần
5. Mục đích của rửa tay nội khoa:
a. Chuẩn bị mang găng vô khuẩn
b. Chuẩn bị mang găng sạch
c. Chạm vào đồ vô khuẩn
d. Tránh lây nhiễm chéo
6. Sau khi sát khuẩn da bằng cồn iode 1‰ cần:
a. Lau khô ngay
b. Để tự khô
c. Rửa lại bằng xà phòng
d. Rửa lại bằng nước muối
7. Công tác xử lý chất thải thuộc khoa nào sau đây quản lý:
a. Khoa xét nghiệm
b. Khoa cận lâm sàng
c. Khoa chống nhiễm khuẩn
d. Khoa ngoại
8. Gòn, gạc theo quy định được phân loại là chất thải:
a. Sinh hoạt
b. Phóng xạ
c. Lâm sàng
d. Hóa học
9. Theo quy định về túi, thùng chứa chất thải thì màu đen sẽ dùng để:
a. Chứa chất thải sinh hoạt
b. Chứa vật sắc nhọn
c. Chứa chất thải lâm sàng
d. Chứa các chất phóng xạ
10. Theo quy định về quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện, khoảng cách giữa 2 giường
bệnh là:
a. 0,8 – 0,5 m
b. 1,2 – 1,5 m
c. 0,8 – 1,5 m
d. 1 – 1,2 m
11. Hãy trình bày những điểm lưu ý khi gói dụng cụ gởi hấp và cất dụng cụ đã hấp?
1) Những điểm lưu ý khi gói dụng cụ gởi hấp
- Khăn hay giấy gói hấp phải sạch, không thủng. Khăn bằng vải phải may 2 lớp.
- Các dụng cụ phải được gói kín hoàn toàn để ngăn ngừa nhiễm khuẩn khi cần tới.
- Kềm, kéo, nhíp phải bọc đầu bằng gạc và để hở khớp.
- Gói chắc chắn nhưng không quá chặt, cột dây hay dán bang keo chứng nghiệm,
ghi tên dụng cụ, ngày giờ gởi hấp, khoa phòng.
- Không gập các ống cao su, để hơi ẩm đi vào trong ống.
- Khi gói các dụng cụ thủy tinh hay cao su cùng với dụng cụ kim loại phải che chở
các dụng cụ này bằng gạc.
2) Những điểm lưu ý khi cất dụng cụ đã hấp
- Trước khi cất phải kiểm tra lại xem gói đồ hấp có được dán nhãn, đề ngày không.
- Tủ cất phải kín, mát, sạch, khô, riêng rẽ với dụng cụ chưa hấp.
- Các dụng cụ vừa mới hấp phải được đặt về phía sau những dụng cụ đã hấp trước
để tránh quá hạn.
- Thời gian phải hấp lại dụng cụ: sau 4 tuần nếu tủ kín không mở, nếu để trên kệ
hay tủ mở thì sau 1 tuần hấp lại.
12. Liệt kê những chỉ định cần thiết của rửa tay nội khoa?
- Trước khi đến phòng bệnh hoặc trước khi rời khỏi phòng bệnh.
- Trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân trong thăm khám hay chăm sóc.
- Trước, trong và sau khi thực hiện kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân.
- Sau khi tiếp xúc với các dụng cụ nhiễm, chất thải, các mẫu xét nghiệm…
- Bất cứ trường hợp nào tay dơ trong các sinh hoạt thông thường hang ngày.
13. Có bao nhiêu loại chất thải trong bệnh viện? Hãy liệt kê tên các loại chất thải?
 Có 5 loại chất thải trong bệnh viện:
- Chất thải lâm sàng
- Chất thải phóng xạ
- Chất thải hóa học
- Chất thải dạng khí, bình chứa khí
- Chất thải sinh hoạt
14. Trình bày các tiêu chuẩn thực hành chống nhiễm khuẩn bệnh viện?
- Rửa tay thường quy.
- Áp dụng biện pháp cách ly.
- Áp dụng tiêu chuẩn phòng bệnh.
- Khử khuẩn và tiệt khuẩn dụng cụ.
- Vệ sinh môi trường.
- Xử lý đồ vải.
- Xử lý chất thải.
- Tập huấn, giáo dục phòng chống nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế.
- Khoa chống nhiễm khuẩn đề ra những yêu cầu, theo dõi, giúp đỡ và giám sát việc
áp dụng các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

BÀI 2: THEO DÕI DẤU HIỆU SINH TỒN

1. Khi thực hiện đo nhiệt độ ở nách, thời gian đặt nhiệt kế cần phải đạt:
a. 3 phút
b. 5 phút
c. 10 phút
d. 15 phút
2. Dùng công thức đổi nhiệt độ, 39oC sẽ tương đương với:
a. 102,2oF
b. 100,2oF
c. 99,2oF
d. 105,2oF
3. Những yếu tố sinh lý sau đây sẽ ảnh hưởng đến mạch của người bệnh, NGOẠI TRỪ:
a. Tuổi
b. Giới tính
c. Vận động
d. Tình cảm
4. Các yếu tố cần nhận định khi thực hiện đếm mạch cho người bệnh bao gồm, NGOẠI
TRỪ:
a. Tần số
b. Sức bền
c. Cường độ
d. Nhịp điệu
5. Các trường hợp sau đây không được áp dụng đo nhiệt độ ở miệng, NGOẠI TRỪ:
a. Người bệnh khó chịu
b. Người bệnh tâm thần
c. Người bệnh là trẻ em
d. Người bệnh có vết thương ở miệng
6. Khi thực hiện đo nhiệt độ ờ miệng , thời gian đặt nhiệt kế cần phải đạt:
a. 3 phút
b. 5 phút
c. 10 phút
d. 15 phút
7. Các yếu tố sau đây góp phần tạo nên huyết áp, NGOẠI TRỪ:
a. Sức co bóp của tim
b. Độ đàn hồi của động mạch
c. Thể tích máu
d. Yếu tố tâm thần
8. Những yếu tố sinh lý sau đây sẽ ảnh hưởng đến huyết áp của người bệnh, NGOẠI TRỪ:
a. Cân nặng
b. Xúc cảm
c. Lao động
d. Thời tiết
9. Những yếu tố sinh lý sau đây sẽ ảnh hưởng đến nhịp thở của người bệnh, NGOẠI TRỪ:
a. Lao động
b. Thời tiết môi trường
c. Xúc cảm
d. Nhiệt độ cơ thể
10. Những thay đổi bệnh lý thường gặp ở mạch, NGOẠI TRỪ:
a. Mạch cứng
b. Mạch mềm
c. Mạch nhanh
d. Mạch so le

BÀI 3: CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG

1. Liệt kê các loại dung dịch sử dụng thay băng


Dung dịch sử dụng thay băng:
- Nước hấp
- Nước muối đẳng trương (NaCl 9%)
- Betadine 10%
- Thuốc tím 1/4000
- Eau Dakin
- Eau Oxygene: nồng độ 8 – 12V
- Cồn Iode 1%
- Gạc bôi chất trơn (compress Vaseline)
2. Mục đích của việc chăm sóc vết thương, NGOẠI TRỪ:
A. Thấm hút các dịch tiết.
B. Đắp thuốc vào vết thương.
C. Giảm lo lắng
D. Che chở ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn.
E. Giữ vết thương sạch mau lành.
3. Kể tên, nồng độ các loại dung dịch dùng để chăm sóc vết thương vô khuẩn:
Dung dịch sử dụng thay băng:
- Nước hấp
- Nước muối đẳng trương (NaCl 9%)
- Betadine 10%
- Thuốc tím 1/4000
- Eau Dakin
- Eau Oxygene: nồng độ 8 – 12V
- Cồn Iode 1%
- Gạc bôi chất trơn (compress Vaseline)
4. Kể tên, nồng độ các loại dung dịch dùng để chăm sóc vết thương nhiễm khuẩn:
Chăm sóc vết thương nhiễm khuẩn gồm 5 loại dung dịch là:
- Eau Oxygene nồng độ 8 – 12V
- Thuốc tím 1/4000
- Betadine 10% (Povidine 10%)
- NaCl 10%
- Eau Dakin
5. Nguyên tắc CHUNG của chăm sóc vết thương:
Đúng:
Sai
 Làm nhanh không để trống vết thương lâu.
 Dịch tiết phải được thấm hút hết.
 Không nên rửa với dung dịch chậm bốc hơi.
 Không cần bôi, thoa thuốc sát khuẩn lên vết may (thuốc đỏ, pomade…)
 Khi thay băng phải quan sát, so sánh lượng dịch tiết ra để theo dõi diễn tiến của
vết thương.
 Không thay băng hàng ngày.
 Rửa trong vết thương trước, xung quanh sau (làm ngược lại khi vết thương
quá dơ, nhưng phải thay kềm khi rửa bên trong).
 Quan sát vết thương trước khi chăm sóc.
 Thực hiện đúng chỉ thị về thời gian và dung dịch dùng.
 Giữ đúng phương pháp vô khuẩn tuyệt đối.
 Khi chăm sóc vết thương có ống dẫn lưu phải biết rõ dẫn lưu gì và BN mổ gì.
6. Nguyên tắc khi chăm sóc vết thương vô khuẩn:
Đúng
Sai
 Thời gian qui định cắt chỉ từ 7 – 12 ngày, ở mặt có thể cắt sớm hơn vào ngày
thứ 5 để tránh sẹo.
 Không cần bôi, thoa thuốc sát khuẩn lên vết may (thuốc đỏ, pomade…)
 Giữ đúng phương pháp vô khuẩn tuyệt đối.
 Không nên rửa với dung dịch chậm bốc hơi.
 Không thay băng hàng ngày.
 Khi chăm sóc vết thương có ống dẫn lưu phải biết rõ dẫn lưu gì và BN mổ gì.
 Làm nhanh không để trống vết thương lâu.
 Dịch tiết phải được thấm hút hết.
 Rửa trong vết thương trước, xung quanh sau (làm ngược lại khi vết thương quá
dơ, nhưng phải thay kềm khi rửa bên trong).
 Quan sát vết thương trước khi chăm sóc.
 Khi thay băng phải quan sát, so sánh lượng dịch tiết ra để theo dõi diễn tiến của
vết thương.
 Thực hiện đúng chỉ thị về thời gian và dung dịch dùng.
7. Nguyên tắc khi chăm sóc vết thương nhiễm khuẩn:
Đúng
Sai
 Không thay băng hàng ngày.
 Quan sát vết thương trước khi chăm sóc.
 Đối với vết thương rịn máu có thể rửa bằng oxy già, sau đó đắp gạc và băng
nén chặt.
 Nếu nhiều dịch tiết, phải đắp nhiều gòn bao thấm hút.
 Hàng ngày thay băng quan sát xem vết thương tiến triển tốt hay xấu để thay
đổi dung dịch sát khuẩn cho thích hợp.
 Rửa trong vết thương trước, xung quanh sau (làm ngược lại khi vết thương quá
dơ, nhưng phải thay kềm khi rửa bên trong).
 Thời gian qui định cắt chỉ từ 7 – 12 ngày, ở mặt có thể cắt sớm hơn vào ngày thứ
5 để tránh sẹo.
 Dịch tiết phải được thấm hút hết.
 Làm nhanh không để trống vết thương lâu.
 Không nên rửa với dung dịch chậm bốc hơi.
 Nếu chất bài tiết ở vết thương quá đặc, mặt vết thương đóng một lớp mủ khó
rửa hoặc vết thương có nhiều chất nhầy
 Khi chăm sóc vết thương có ống dẫn lưu phải biết rõ dẫn lưu gì và BN mổ gì.
8. Nguyên tắc khi chăm sóc vết thương dẫn lưu tim vải:
Đúng
Sai
 Có thể nhét nhiều tim vải nhưng mỗi tim vải phải chừa mối bên ngoài.
 Làm nhanh không để trống vết thương lâu.
 Những ngày đầu nhiều dịch nhét tận đáy, những ngày sau bớt dịch thì nhét
tim vải cạn dần.
 Đối với vết thương rịn máu có thể rửa bằng oxy già, sau đó đắp gạc và băng nén
chặt.
 Quan sát vết thương trước khi chăm sóc.
 Nếu nhiều dịch tiết, phải đắp nhiều gòn bao thấm hút.
 Không nên rửa với dung dịch chậm bốc hơi.
 Nếu chất bài tiết ở vết thương quá đặc, mặt vết thương đóng một lớp mủ khó rửa
hoặc vết thương có nhiều chất nhầy
 Khi nhét không nén chặt để tim vải dễ thấm hút dịch tiết.
 Thấm ướt tim vải trước khi nhét vào (bằng dung dịch sát khuẩn).
9. Nguyên tắc khi chăm sóc vết thương có ống dẫn lưu (drain):
Đúng
Sai
 Đặt BN thường xuyên nghiêng về phía có ống dẫn lưu để dịch tiết dễ chảy ra.
 Khi nhét không nén chặt để tim vải dễ thấm hút dịch tiết.
 Khi thay băng phải quan sát, so sánh lượng dịch tiết ra để theo dõi diễn tiến
của vết thương.
 Có thể nhét nhiều tim vải nhưng mỗi tim vải phải chừa mối bên ngoài.
 Đối với vết thương rịn máu có thể rửa bằng oxy già, sau đó đắp gạc và băng nén
chặt.
 Thấm ướt tim vải trước khi nhét vào (bằng dung dịch sát khuẩn).
 Nên theo đúng chỉ thị của BS về xoay ống, rút ống, rút lên cắt bớt ống.
 Những ngày đầu nhiều dịch nhét tận đáy, những ngày sau bớt dịch thì nhét tim vải
cạn dần.
 Khi thay băng phải đảm bảo vô khuẩn, nếu không vi khuẩn có thể theo ống
vào làm nhiễm trùng ngược dòng.
 Khi chăm sóc vết thương có ống dẫn lưu phải biết rõ dẫn lưu gì và BN mổ gì.
10. Khi thay băng vết thương nên rửa từ ngoài vào trong:
A. Đúng
B. Sai

BÀI 4: CÁC KỸ THUẬT TIÊM THUỐC

1. Vị trí thường để thử phản ứng thuốc cho BN? Giải thích lý do chọn vị trí đó?
Vị trí thường để thử phản ứng thuốc cho BN:
- Cẳng tay: 1/3 trên mặt trước trong
+ Lý do: da mỏng, sáng, ít va chạm và ít long nên dễ thấy phản ứng thuốc.
2. Sau khi tiêm thuốc 5 phút, BN cảm giác khó thở, nặng ngực, đo huyết áp 80/50 mmHg,
mạch 100 lần/phút. Hãy cho biết lý do BN xuất hiện triệu chứng trên và trình bày cách xử
trí.
+ Lý do bệnh nhân xuất hiện triệu chứng trùng hợp với sốc phản vệ có thể do đau, sợ,
phản ứng thuốc và tiêm nhanh.
+ Cách xử trí cho tình huống trên là:
- La to để nhiều người đến giúp.
- Nếu đang tiêm rút kim ra ngay.
- Nếu bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở: tiến hành hô hấp nhân tạo và xoa tim ngoài
lồng ngực.
- Tiêm Adrenaline theo phác đồ chống sốc phản vệ. Thuốc Adrenaline là thuốc cơ
bản để chống sốc phản vệ, tiêm dưới da Adrenaline dung dịch 1/1000, ống 1ml =
1mg ngay khi xuất hiện sốc phản vệ với liều như sau:
+ 1/2 – 1 ống ở người lớn.
+ Không quá 0,3 ml ở trẻ em (ống 1 ml (1mg) + 9 ml nước cất = 10ml, sau đó
tiêm 0,1ml/kg).
+ Hoặc Adrenaline 0,01 mg/kg cho cả trẻ em lẫn người lớn.
+ Cho bệnh nhân nằm đầu thấp chân cao, ủ ấm, theo dõi huyết áp 10 – 15phút/lần
(nằm nghiêng nếu có nôn).
+ Nếu sốc quá nặng đe dọa tử vong, ngoài tiêm dưới da có thể tiêm Adrenaline
dung dịch 1/10000 (pha loãng 1/10) qua tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí quản,
hoặc tiêm qua màng nhẫn giáp.
+ Báo bác sĩ ngay.
+ Đẩy xe cấp cứu đến.
+ Thực hiện ngay chỉ định cấp cứu.
3. Tại sao khi tiêm tĩnh mạch phải lùi nòng, kéo nhẹ ra ngoài để kiểm tra có máu hay
không?
- Để biết kim tiêm có vào đúng tĩnh mạch hay không.
4. Dấu hiệu nào dưới đây cần phải lưu ý đến tình trạng tổn thương thần kinh khi tiêm bắp:
a. Đau trong quá trình tiêm
b. Nổi mề đay, khó thở
c. Nôn mửa
d. Đau, ngứa và tê bì tại vị trí tiêm
5. Chọn hành động an toàn nhất của người điều dưỡng để ngăn ngừa sự lây nhiễm bệnh sau
khi rút kim ra khỏi vị trí tiêm
a. Đóng nắp kim lại, bỏ vào thùng hủy kim
b. Yêu cầu BN đóng nắp kim lại
c. Để nắp kim trên giường bệnh, đậy nắp lại
d. Cho bơm tiêm vừa rút ra khỏi vị trí tiêm vào thùng hủy kim

BÀI 5: TRUYỀN DỊCH

1. Trong trường hợp người bệnh không ăn uống được thì dung dịch nào sau đây dùng để
nuôi dưỡng người bệnh:
a. Lactate Ringer
b. Alversin
c. NaCl 0,9%
d. NaHCO3 1,4%
2. Dung dịch nào sau đây là dung dịch đẳng trương:
a. NaCl 0,9%
b. NaCl 10%
c. Glucose 10%
d. NaHCO3 8,4%
3. Tai biến có thể xảy ra khi truyền dịch, NGOẠI TRỪ:
a. Sốc
b. Cong kim
c. Phồng nơi tiêm
d. Phù phổi cấp
4. Trường hợp nào sau đây sẽ không được truyền dịch:
a. Hôn mê
b. Ngộ độc
c. Bệnh tim nặng
d. Mất nước, mất máu
5. Truyền dịch nhằm mục đích:
a. Bù lượng máu mất
b. Lợi tiểu
c. Cầm máu
d. Cung cấp oxy cho tế bào
6. Hãy liệt kê các tai biến có thể xảy ra cho bệnh nhân khi truyền dịch?
- Dịch không chảy.
- Phồng nơi tiêm.
- Nhiễm khuẩn nơi tiêm.
- Sốc.
- Phù phổi cấp.
- Tắc mạch phổi.
7. Trình bày những nguyên tắc khi truyền dung dịch?
- Dịch truyền và các dụng cụ phải tuyệt đối vô khuẩn.
- Khi tiến hành kỹ thuật phải đúng quy cách, bảo đảm vô khuẩn đến khi kết thúc
xong.
- Đảm bảo áp lực dịch truyền cao hơn áp lực máu bệnh nhân.
- Tốc độ chảy của dịch truyền phải theo đúng y lệnh (tốc độ trung bình là XX-XL
giọt/phút).
- Kiểm soát dây truyền không còn bóng khí mới truyền cho bệnh nhân bằng cách
cho nước xuống nửa bầu dung dịch, mở khóa đuổi khí, kiểm tra không còn khí
mới truyền.
- Chọn tĩnh mạch thẳng, tránh khớp (để giữ được lâu) và tiêm từ dưới lên.
- Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh nhân trước, trong và sau khi truyền.
- Phát hiện sớm các dấu hiệu của phản ứng để xử lý kịp thời.
- Không để lưu kim quá 24 giờ trong cùng một vị trí.
- Nơi tiếp xúc giữa kim và mặt da phải giữ vô khuẩn.
8. Một số bệnh lý khi truyền dung dịch người Điều dưỡng cần để ý theo dõi sát:
a. Suy tim
b. Tăng áp lực nội sọ
c. Tiêu chảy
d. A, B đúng
9. Chai dịch truyền không được để quá:
a. 8 giờ
b. 12 giờ
c. 24 giờ
d. 48 giờ
10. Kim luồn chỉ được dùng khi người bệnh:
a. Hôn mê
b. Truyền dịch kéo dài nhiều ngày
c. Dùng thuốc qua đường tĩnh mạch nhiều lần/ngày
d. Tất cả đều đúng
11. Kim luồn chỉ được thay mỗi:
a. 24 giờ
b. 48 giờ
c. 72 giờ
d. B, C đúng
12. Tai biến khi truyền dịch do kỹ thuật của Điều dưỡng, NGOẠI TRỪ:
a. Thuyên tắc mạch do khí
b. Viêm tĩnh mạch
c. Phù nơi tiêm
d. Hoại tử mô

BÀI 6: CÁC ĐƯỜNG ĐƯA CHẤT DINH DƯỠNG VÀO CƠ THỂ NGƯỜI BỆNH - CHO
ĂN BẰNG ỐNG

1. Trình bày tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với cơ thể người bệnh
- Do thức ăn là thành phần chính cung cấp các chất và năng lượng cho cơ thể con
người.
- Do ăn uống có vai trò ngang như thuốc trong điều trị bệnh vì thế người bệnh phải
tuân thủ theo chế độ ăn mà thầy thuốc đã quy định và chế độ này còn phụ thuộc
vào mức độ dung nạp của người bệnh.
2. Liê ̣t kê các ưu điểm và khuyết điểm của các phương pháp nuôi dưỡng qua đường tiêm
truyền tĩnh mạch.
 Ưu điểm:
- Đưa ngay vào máu một số chất có thể sử dụng được.
 Khuyết điểm:
- Đắt tiền.
- Không đủ hết các loại dinh dưỡng.
- Không dùng lâu dài được.
- Làm cho cơ quan tiêu hóa kém hoạt động.
- Xảy ra nhiều biến cố như: sốc, nhiễm trùng (viêm đường tĩnh mạch, tắc mạch, dị
ứng…) => vì vậy dùng rất hạn chế.
3. Liê ̣t kê các KHUYẾT ĐIỂM của phương pháp nuôi ăn qua ống thông mũi - dạ dày.
Đúng
Sai
 Đưa ống vào nhầm đường.
 Thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng.
 Người bệnh có cảm giác khó chịu khi đặt và lưu ống.
 Ống dễ bị tuột ra ngoài.
 Xảy ra nhiều biến cố như: sốc, nhiễm trùng
 Không có cảm giác ăn ngon miệng.
 Có thể áp dụng lâu dài.
 Viêm nhiễm mũi do cọ sát nơi cố định.
 Dễ bị rối loạn tiêu hóa do dịch tiêu hóa bài tiết kém.
 Thức ăn dễ thực hiện, phù hợp với kinh tế của người bệnh.
 Thức ăn dễ bị trào ngược dẫn đến viêm phổi hít.
4. Liê ̣t kê những nguy cơ ở người bệnh có ống mở dạ dày ra da.
- Dễ bị nhiễm trùng chân ống dẫn lưu.
- Ống dễ bị tuột ra ngoài.
- Dễ xuất huyết nơi mở dạ dày ra da.
- Và còn một số bất lợi giống phương pháp cho ăn qua ống thông.
5. Trình bày những đặc tính của thức ăn khi nuôi ăn qua ống thông mũi - dạ dày.
Đúng
Sai
 Đưa ngay vào máu một số chất có thể sử dụng được
 Nhiệt độ của thức ăn khoảng 37 - 40 đô ̣ C.
 Thức ăn dạng lỏng, nghiền nát và lược qua vải thưa.
 Sau khi truyền dặn người bệnh không được đi ngoài trong vòng 2 giờ.
 Lấy cơm và thức ăn vào bát
 Số lượng 150 - 300 ml trong khoảng 2 - 3 giờ/lần
6. Trong kỹ thuật cho ăn bằng ống, nếu dùng phương pháp bơm hơi để thử, lượng khí bơm
vào không quá 30ml ở người lớn và 10ml ở trẻ sơ sinh.
a. Đúng
b. Sai
7. Trong kỹ thuật cho ăn bằng ống, cho thức ăn vào với áp lực nhẹ: tránh bơm mạnh thức ăn
vì có thể làm người bệnh nôn ói do dạ dày bị kích thích.
a. Đúng
b. Sai
8. Trong kỹ thuật cho ăn bằng ống, khi cho nước hoặc thức ăn, không cần cho vào liên tục
a. Đúng
b. Sai
9. Trong kỹ thuật cho ăn bằng ống, nếu dịch dạ dày hóa đỏ thì chắc chắn ống Levin vào
đúng vị trí
a. Đúng
b. Sai
10. Trong kỹ thuật cho ăn bằng ống, cách thử chính xác nhất để biết tube Levin đã vào trong
dạ dày
a. Để đuôi tube Levin vào ly nước.
b. Rút dịch từ tube Levin, thử trên giấy qùi.
c. Bơm hơi vào dạ dày, nghe vùng thượng vị.
d. Chụp X-quang.

BÀI 7: KỸ THUẬT THÔNG TIỂU THƯỜNG

1. Liệt kê 2 trường hợp không thông tiểu


- Dập rách niệu đạo hay chấn thương tiền liệt tuyến.
- Nhiễm khuẩn niệu đạo.
2. Kể tên 2 loại ống thông thường dùng khi thông tiểu
- Nelaton
- Foley
3. Nêu 3 trường hợp thông tiểu
- Bệnh nhân bị bí tiểu: chỉ thông khi áp dụng phản xạ có điều kiện kích thích mà
không có kết quả.
- Khi cần lấy nước tiểu vô khuẩn để tìm vi trùng.
- Trước khi rửa hay bơm thuốc vào bang quang.
4. Nêu 3 biến chứng sau thông tiểu
- Tổn thương niệu đạo.
- Chảy máu.
- Nhiễm trùng.
5. Trường hợp áp dụng thông tiểu thường.
a. Bí tiểu thường xuyên.
b. Trước và sau những cuộc mổ.
c. Khi cần lấy nước tiểu vô khuẩn để tìm vi trùng.
d. Ngăn chặn sự chảy máu.
6. Khi thông tiểu thường, sử dụng ống thông:
a. Nelaton.
b. Foley.
c. Faucher.
d. Cannula.
7. Mục đích quan trọng nhất của thông tiểu thường
a. Đưa nước tiểu ra ngoài.
b. Điều trị tại chỗ.
c. Chẩn đoán bệnh.
d. Giảm đau.
8. Phương pháp "Thông tiểu thường" được chỉ định trong trường hợp.
a. Tiểu không được.
b. Tiểu ít.
c. Tiểu buốt.
d. Tiểu không tự chủ.
9. Lấy nước tiểu vô trùng xét nghiệm bằng cách.
a. Đưa ống nghiệm cho BN tự lấy.
b. Áp dụng kỹ thuật sạch.
c. Áp dụng kỹ thuật vô khuẩn.
d. Gửi ngay bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm.

BÀI 8: KỸ THUẬT THÔNG TIỂU GIỮ LẠI

1. Sonde Foley dùng trong thông tiểu thường.


A. Đúng
B. Sai
2. Cần thay dây dẫn và túi chứa nước tiểu khi thay thông tiểu.
A. Đúng
B. Sai
3. Mục đích của thông tiểu giữ lại, NGOẠI TRỪ:
a. Dẫn nước tiểu ra ngoài được liên tục.
b. Ngăn chặn sự chảy máu ở thành niệu đạo.
c. Định bệnh về đường nước tiểu,
d. Chẩn đoán bệnh.
4. Các biến chứng có thể xảy ra khi đặt thông tiểu lưu.
a. Tổn thương niệu đạo.
b. Teo niệu quản.
c. Tiểu nhiều.
d. Viêm niệu quản.
5. Dung dịch sát khuẩn được dùng khi thông tiểu
a. Cồn 70 độ.
b. Cồn Iod.
c. Betadin 10%
d. Xanh Methylen.
6. Thông tiểu KHÔNG được thực hiện khi BN
a. Viêm bàng quang.
b. Viêm niệu đạo.
c. Viêm thận.
d. Áp xe thận.
7. Vô niệu khi nước tiểu
a. < 500ml/ 24 giờ.
b. <100ml/ 24 giờ.
c. <50ml/ 24 giờ.
d. <10ml/ 24 giờ.
8. Trong kỹ thuật thông tiểu giữ lại, vị trí cố định ống thông tiểu:
a. BN nam: Ngay nếp bẹn.
b. BN nữ: Mặt trong đùi.
c. Tùy theo BN thuận tay nào.
d. Không quan trọng.
9. Trong kỹ thuật thông tiểu giữ lại, dung dịch bơm vào bong bóng cố định tốt nhất là:
A. Dung dịch sát khuẩn
B. Nước muối
C. Nước cất
D. Dinh dịch đẳng trương

You might also like