You are on page 1of 5

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH & XÃ HỘI ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC KỲ

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ Tên môn: Điều dưỡng cơ sở 2


Y – DƯỢC VIỆT NAM Thời gian làm bài: 60 phút;
(50 câu)

1: Vị trí chọc catheter tĩnh mạch dưới đòn:


a. Chính giữa xương đòn hướng đầu kim về phía trước mỏm vai bên đối diện.
b. 1/3 trong xương đòn hướng đầu kim về phía trước mỏm vai bên đối diện.
c. 1/3 trong và 2/3 ngoài dưới xương đòn hướng đầu kim về phía trước mỏm vai bên đối diện.
d. 1/3 ngoài và 2/3 trong dưới xương đòn hướng đầu kim về phía trước mỏm vai bên đối diện.
2: Để cố định bóng chèn của ống nội khí quản cần bơm gì:
a. Bơm nước để cố định. b. Bơm không khí để cố định.
c. Bơm nước muối sinh lý. d. Bơm vaselin.
3: Các trường hợp áp dụng chườm nóng ngoại trừ:
a. Cắt cơn đau gan, thận, dạ dày.
b. Trong trường hợp xuất huyết dạ dày.
c. Viêm thanh quản thể co rít, viêm khí quản, viêm nhiễm tại chỗ, viêm nhỏ.
d. Trẻ thiếu tháng, người già khi trời rét.
4: Các trường hợp áp dụng chườm lạnh trong nội khoa:
a. Xuất huyết nội, ngoại trừ nguyên nhân xuất huyết do phổi.
b. Sốt cao trong các bệnh nhiễm trùng.
c. Một số trường hợp đau bụng, đau ngực biết nguyên nhân
d. Tất cả đều đúng.
5: Thời gian tối đa thay đổi tư thế cho bệnh nhân phòng loét ép là:
a. 1 giờ/ lần. b. 2 giờ/ lần.
c. 3 giờ/ lần. d. 4 giờ/ lần.
6: Vị trí chọc dò màng phổi:
a. Khe liền sườn 8 – 9. b. Khe liền sườn 8 – 9 đường nách trước.
c. Khe liền sườn 8 – 9 đường nách sau. d. Khe liền sườn 8 – 9 đường nách giữa.
7: Tư thế của bệnh nhân sau chọc dò màng phổi:
a. Nằm nghiêng trái. b. Nằm nghiêng phải.
c. Nằm sấp 15 phút. d. Nằm nghiêng bên lành.
8: Chuẩn bị tư thế cho người bệnh trong chọc dò màng bụng:
a. Nằm cong lưng tôm. b. Nằm ngửa.
c. Nằm ngữa bên trái bụng sát mép giường. d. Tư thế fowler.
9: Vị trí chọc dò màng bụng thường áp dụng:
a. Xung quanh rốn
b. Hố chậu phải, hố chậu trái.
c. Hạ sườn trái, hạ sườn phải.
d. Điểm nối 1/3 ngoài và 2/3 trong đương nối từ GCTT đến rốn.
10: Vị trí chọc dò tủy sống:
a. Khe đốt sống L1 – L2 hoặc L3 – L4. b. Khe đốt sống L1 – L2 hoặc L4 – L5.
c. Khe đốt sống L2 – L3 hoặc L3 – L4. d. Khe đốt sống L4 – L5 hoặc L3 – L4.
1
11: Chuẩn bị tư thế cho bệnh nhân chọc dò tủy sống:
a. Nằm sấp. b. Nằm ngữa nghiêng trái.
c. Nằm nghiêng cong lưng tôm. d. Nằm nghiêng cong lưng tôm đưa mặt phẳng lưng sát mép giường.
12: Cách xác định vị trí chọc dò tủy sống:
a. Điểm giao nhau giữa đường nối GCST với cột sống.
b. Điểm giao nhau giữa đường nối GCTT với cột sống.
c. 1/3 ngoài đường nối từ GCTT đến rốn.
d. 1/3 ngoài đường nối từ GCTT đến mõm xương cùng cụt.
13: Tư thế bệnh nhân sau chọc dò tủy sống:
a. Nằm sấp 15 phút sau đó nằm ngữa đầu không kê gối 24h.
b. Nằm ngữa đầu không kê gối 24h.
c. Nằm nghiêng về bên lành.
d. Nằm tư thế fowler cho dễ thở.
14: Các nguyên tắc cho bệnh nhân thở oxy ngoại trừ:
a. Liệu pháp oxy được tiến hành theo chỉ định của thầy thuốc.
b. Đảm bảo vô trùng.
c. Phòng tránh khô niêm mạc đường hô hấp.
d. Sử dụng mặt nạ.
15: Trong trường không có nhóm đồng nhóm ta truyền:
a. A cho O không quá 500 ml. b. B cho A không quá 500 ml.
c. B cho AB không quá 500 ml. d. AB cho O không quá 500 ml.
16: Nguyên tắc đảm bảo vệ sinh khi thay draps, trải giường, ngoại trừ:
a. Không rũ tung vải trải giường. b. Không để NB nằm trực tiếp trên tấm nilon.
c. Không vứt đồ bẩn xuống sàn nhà. d. Quần áo điều dưỡng không chạm vào vải trải.
17: Đo ống thông cho bệnh nhân thở oxy qua ống thông mũi hầu là:
a. Đo từ cánh mũi tới dái tai cùng bên.
b. Từ dái tai xuống mũi ức.
c. Đo từ cánh mũi tới hầu.
d. Đo từ cánh mũi tới dái tai cùng bên và từ dái tai xuống mũi ức.
18: Khi hút thông đường hô hấp dưới nếu đờm khô dính thì dung dung dịch nào sau đây:
a. Povidin 10% b. Nabica 0,5%
c. Nabica 0,14% hoặc nước muối sinh lý. d. Nước muối sinh lý.
19: Lưu lượng thường dùng để thở oxy của trẻ em là:
a. 0,5 – 1 lít/ phút. b. 1 – 2 lít/ phút.
c. 4 – 6 lít/ phút. d. 2 – 3 lít/ phút.

20: Số lượng nước thụt tháo thông thường đối với trẻ em:
a. 100 – 200 ml. b. 200 – 300 ml.
c. Không quá 500 ml. d. 500 – 1000 ml
21: Khi hút thông đường hô hấp dưới nếu đờm khô dính thì dung dung dịch nào sau đây:
a. Povidin 10% b. Nabica 0,5%
c. Nabica 0,14% hoặc nước muối sinh lý. d. Nước muối sinh lý.
22: Tư thế chuẩn bị cho bệnh nhân thụt tháo:
A. Bệnh nhân nằm nghiêng trái

2
B. Bệnh nhân liệt nằm ngửa trên bô dẹt
C. Bệnh nhân nằm nghiêng trái hoặc bệnh nhân liệt nằm ngửa trên bô dẹt
D. Bệnh nhân nằm nghiêng phải.
23: Nguyên tắc nào sau đây là đúng trong cố định gãy xương:
A. Đặt nẹp áp sát vào da bệnh nhân
B. Đối với gãy hở cố định trước khi băng vết thương
C. Buộc dây cố định nẹp ở các vị trí: trên ổ gãy, dưới ổ gãy, trên gối, dưới gối.
D. Tất cả đều đúng
24: Trong cố định gãy xương cẳng tay trường hợp không có nẹp thì cố định tay bị thương vào cơ thể ở
những vị trí nào:
A. Cổ tay cố định vào đùi: C. Cánh tay cố định vào ngực
B. Cẳng tay cố định vào bụng D. Tất cả đều đúng
25: Trong đặc điểm vết thương động mạch, câu nào sau đây sai:
A. Máu chảy nhiều, phụt thanh tia, mạnh lên khi mạch đập
B.Máu có màu đỏ sẫm, trừ máu động mạch phổi
C. Máu có màu đỏ tươi, trừ máu động mạch phổi
D. Vết thương động mạch là vết thương làm tổn thương thành mạch động mạch
26: Thời gian tối đa thay đổi tư thế cho bệnh nhân phòng loét ép là:

A. 1 giờ/ lần. B. 2 giờ/ lần.

C. 3 giờ/ lần. D. 4 giờ/ lần.

27: Khi bệnh nhân nằm ngửa vị trí nào dễ xảy ra loét ép, chọn câu Sai:

A. Vùng chẩm. B. Vùng xương cùng.

C. Đầu gối. D. Gót chân.

28: Những điểm cần chú ý trong dự phòng và chăm sóc loét ép, ngoại trừ:

A. Theo dõi, phát hiện sớm các dấu hiệu mảng mục.

B. Để người bệnh nằm trên mặt phẳng êm, xoa bóp thường xuyên và thay đổi tư thế 2 giờ/lần.

C. Giữ cho người bệnh khô ráo, sạch sẽ.

D. Khẩu phần ăn tăng nhiều glucose.

29. Mục đích đo điện tâm đồ:


A. Ghi lại các biến thiên của xung điện khử cực và tái cực của nhĩ và thất.
B. Giúp chẩn đoán một số bệnh tim và rối loạn điện giải ảnh hưởng đến tim.
C. Tìm nguyên nhân bệnh tim và xử trí kịp thời.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 30. Mắc các chuyển đạo trước tim, câu nào mắc sai:
A. V1: cực thăm dò ở khoảng liên sườn 4 bên phải, sát xương ức.
B. V2: Cực thăm dò ở khoảng liên sườn 4 bên phải, sát xương ức.
C. V3: Cực thăm dò ở điểm giữa đường thẳng nối V2 với V4.
3
D. V4: Cực thăm dò ở giao điểm của đường thẳng đi qua điểm giữa xương đòn trái với đường
ngang đi qua mỏm tim.
Câu 31. Mục đích của cố định gãy xương là gì:
a. Giảm đau phòng ngừa sốc
b. Giảm nguy cơ tổn thương thêm
c. Để bệnh nhân không cử động
d. Câu A và B đúng
32: Chỉ định thông tiểu:
a. Người bệnh bí tiểu. c. Người bệnh nhiễm khuẩn niệu đạo.
b. Người bệnh chấn thương tuyến tiền liệt. d. Tất cả đều đúng.
33: Ống dùng trong thông tiểu lưu:
a. Nelaton. c. Foley.
b. Faucher. d. Levin.
34: Cố định ống thông tiểu nam mố:
a. 3h – 9h. c. 5h – 7h.
b. 12h – 6h. d. 11h – 1h.
35: Thông tiểu lưu thay ống thông mỗi:
a. 4 – 6 ngày. c. 7 – 10 ngày.
b. 5 – 7 ngày. d. 10 – 12 ngày.
36: Mục đích của các tư thế nghỉ ngơi trị liệu thông thường:
a. Tránh các biến chứng,ngừa biến dạng cho cơ thể. b. Tránh loét ép.
c. Giúp cho việc chẩn đoán và điều trị d. a và c đúng
37: Mục đích súc rửa bàng quang:
a. Làm sạch bàng quang. c. Cả a, b đúng.
b. Bơm thuốc vào bàng quang để điều trị d. Cả a, b sai.
38: Mục đích của chăm sóc vết thương:
a. Thấm hút các chất tiết giúp khô ráo. b. Che chở vết thương chống nhiễm trùng.
c. Nén ép vết thương chống chảy máu. d. Tất cả đều đúng.
39: Dung dịch rửa vết thương sâu có nhiều mủ, có lỗ rò là:
a. Oxy già. c. Thuốc đỏ.
b. Betadin. d. Nước muối sinh lý.
40: Đối với vết thương có nhiều mủ, lâu lành ta phải:
a. Rửa sạch vết thương.
b. Dùng dầu mù u đắp lên vết thương để kích thích lên tổ chức hạt.
c. Hạn chế thay băng.
d. Lấy mủ cấy làm kháng sinh đồ để có cách điều trị tốt nhất.
41: Các loại dịch nào là dung dịch đẳng trương:
a. Dung dịch Nacl 0,9%. c. Dung dịch Nacl 5%.
b. Dung dịch glucozo 10,20,30%. d. Dung dịch Nảtibicacbonat 5%.
42: Khi đưa thức ăn vào cơ thể BN bằng ống thông dạ dày thì ta dùng loại ống nào?
a. Levin. c. Faucher.
b. Foley. d. Nelaton.
43: Thời gian lưu ống thông dạ dày là:
a. 12 – 24h. c. 24 – 48h.
4
b. 24 – 72h. d. 48 – 72h.
44: Mục đích của lấy máu xét nghiệm:
a. Góp phần vào việc chẩn đoán lâm sàng chính xác. b. Theo dõi tiến triển bệnh chính xác.
c. Giúp điều trị đạt kết quả tốt. d. Tất cả đều đúng.
45: Chống chỉ định truyền dịch (ngoại trừ):
a. BN rối loạn nước điện giải. c. BN suy tim.
b. BN phù não. d. BN phù thận,.
46: Khi lấy nước tiểu để xét nghiệm nên lấy nước tiểu ở:
a. Đầu bãi. c. Giữa bãi.
b. Cuối bãi. d. Tất cả đều đúng.
47: Số lượng nước thụt tháo thông thường đối với trẻ em:
a. 100 – 200 ml. b. 200 – 300 ml.
c. Không quá 500 ml. d. 500 – 1000 ml
48: Tư thế nào phù hợp nhất khi bệnh nhân bị hôn mê:
a. Tư thế ngửa thẳng, đầu nghiêng một bên. b. Tư thế nằm sấp,đầu nghiêng một bên.
c. Tư thế nằm ngửa,đầu hơi cao, nghiêng một bên. d.Tư thế fowler.
49: Tư thế nửa nằm,nửa ngồi áp dụng cho người bệnh nào sau đây:
a. Người bệnh hôn mê,nôn mữa. b. Người bệnh có rối loạn về nuốt.
c. Người bệnh tràn khí,tràn dịch màng phổi. d. Người bệnh sau gây mê.
50: Áp lực hút thông đường hô hấp khi dùng cho người lớn là:
a. 80-90 mmHg. b. 90-100 mmHg.
c. 100-120 mmHg. d. 120-140 mmHg.

You might also like