You are on page 1of 41

1.

Trong dịch tễ học, có bao nhiêu mục tiêu nghiên cứu

A.2 C.4
B.3. D.5

2. Trong dịch tễ học, có bao nhiêu nhiệm vụ nghiên cứu

A.2 C.4.
B.3 D.5

3. Trong dịch tễ học, có bao nhiêu cấp độ dự phòng

A.2 C.4
B.3. D.5

4. Khi phát hiện trong cộng đồng có ca mắc bệnh truyền nhiễm, chúng ta tiến hành dự
phòng cấp mấy:

A.1 C.3
B.2. D.4

5. Có bao nhiêu yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại, phát sinh và phát triển của bệnh

A.3 C.D
B.4. D.5

6. Có bao nhiêu mắc xích của quá trình dịch

A.3. C.D
B.4 D.5

7. Ba mắc mắc xích của quá trình dịch nào sau đây, ngoại trừ:
A.Nguồn truyền nhiễm
B.Yếu tố trung gian truyền nhiễm
C.Cơ thể miễn dịch.
D.Cơ thể cảm thụ
8. Vi khuẩn gây bệnh thương hàn được giải phóng ra khỏi cơ thể qua, ngoại trừ:

A.Gan C.Nước tiểu


B.Thận D.Phổi.

9. Thương hàn và phó thương hàn có khả năng gây miễn dịch
A.Lâu dài
B Rất ngắn
C.Không gây miễn dịch
D. Tùy thuộc loại vi khuẩu đã gây bệnh.
10. Tỷ lệ mắc bệnh thương hàn cao nhất là
A.Từ 1 đến 5 tuổi
B. Từ 5 đến 10 tuổi
C. Từ 10 đến 15 tuổi
D. Từ 15 đến 30 tuổi.
11. Vacxin phòng bệnh thương hàn là:
A. Vacxin TAB
B. Vacxin SAB
C.Vacxin Vi
D.Có hơn một đáp án đúng.
12. Đường lây truyền qua đường tiêu hóa của bệnh thương hàn, có mấy đường chính

A.2 C.5
B.3. D.6

13. Đường lây truyền trong tự nhiên của bệnh thương hàn:
A.Từ người sang người.
B.Từ động vật sang người
C.Từ gia cầm sang người
D.Tất cả các ý trên
14. Tỷ lệ người bệnh mắc thương hàn trở thành người lành ang ấu trùng sau 1 năm mắc
bênh là:

A.1% C.20%
B.3%. D.Trên 10%

15. Triệu chứng không gặp trong bệnh thương hàn:


A.Đi ngoài phân lỏng, vàng hoặc nâu
B.Viêm họng mủ.
C.Dấu hiệu “óc ách hố chậu”
D.Gan, lách to, ấn đau
16. Thời kỳ ủ bệnh của ngộ độc thức ăn do salmonela, ngoại trừ:
A.Từ 12-24h
B.Có khi ngắn hơn 12h
C.Có khi kéo dài vài ngày
D.Có khi heo dài hơn một tuần.
17. Triệu chứng của ngộ độc thức ăn do salmonela, ngoại trừ:
A.Đau đầu
B.Choáng váng
C.Đi cầu phân không có máu.
D.Nôn mửa
18. Tác nhân gây bệnh thương hàn và phó thương hàn là
A.Poliovirus (bại liệt)
B.Salmonella(thương hàn và phó thương hàn).
C.Vibrio Cholerae (Tả)
D. Shigella (Lỵ trực khuẩn)
19. Phát biểu nào sau đây đúng về trực khuẩn Shigella
A.Bắt mầu gram (-), không vỏ.
B. Bắt mầu gram (+), không vỏ
C. Bắt mầu gram (-), có vỏ
D. Bắt mầu gram (+), có vỏ
20. Đường xâm nhập của trực khuẩn Shigella, ngoại trừ:
A.Vào áu.
B.Không vào máu
C.Vào dạ dày
D.Xuống ruột già
21. Bệnh nhân tả thường
A.Sốt cao, rét run
B.Sốt nhẹ về chiều
C.Sốt kéo dài
D.Không sốt.
22. Đặc điểm của phân trong bệnh tả thể điển hình
A.Màu đen
B.Có nhầy máu
C.Trắng như nước vo gạo.
D.Màu vàng
23. Bệnh tả lây theo đường
A.Tiêm truyền
B.Muỗi đốt
C.Tiêu hóa.
D.Hô hấp
24. Xét nghiệm phân tả thường:
A.Có Hồng cầu
B.Có bạch cầu
C.Có hồng cầu, bạch cầu
D. Không có hồng cầu, bạch cầu.
25. Nguyên tắc điều trị bệnh tả:
A.Chuyển ngay lên tuyến trên
B.Điều trị tại chỗ càng sớm càng tốt.
C.Cần theo dõi, chưa điều trị ngay khi vnc còn đi cầu
D.Có kết quả cấy phân (+) mới được điều trị
26. Bệnh nhân có tiêu chảy, sốt, đau quặn bụng, mót rặn và phân có máu mũi. Có thể
chẩn đoán bệnh nhân mắc:
A.Bệnh tả
B.Lỵ trực khuẩn.
C.Do độc tố tụ cầu
D.Ăn phải nấm độc
27. Bệnh nhân có tiêu chảy, không sốt, không đau bụng, không mót rặn, nôn liên tục,
mất nước, rối loạn điện giải. Có thể chẩn đoán bệnh nhân mắc:
A.Bệnh tả.
B.Lỵ trực khuẩn.
C.Do độc tố tụ cầu
D.Ăn phải nấm độc
28. Bệnh nhân có tiêu chảy sau 2 giờ ăn, không sốt, không đau bụng dữ dội, không mót
rặn, nôn liên tục. Có thể chẩn đoán bệnh nhân mắc:
A.Bệnh tả
B.Lỵ trực khuẩn
C.Do độc tố tụ cầu.
D.Ăn phải nấm độc
29. Dịch truyền tốt nhất để điều trị bệnh tả là
A.Ringer Lactat.
B.Natri Clorua 9%
C.Glucose 5%
D.NaHCO3 1,4%
30. Phòng bệnh tả bằng cách:
A.Đeo khẩu trang
B.Dùng kim tiêm riêng
C.Vệ sinh ăn uống.
D.Nằm màn, tránh muỗi đốt
31. Đường lây truyề chủ yếu của sốt bại liệt
A.Do muỗi đốt
B.Đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
C.Qua da bị tổn thương
D.Đường tiêu hóa.
32. Biểu hiện của tổn thương trung tâm hô hấp trong sốt bại liệt thể hành tủy là:
A.Mạch nhanh, huyết áp hạ
B.Khó thở thanh quản
C.Khó nuốt, sặc
D.Nấc, khó thở, thở không đều.
33. Bệnh sốt bại liệt còn có tên gọi là:
A.Viêm tủy xám.
B.Hội chứng xám
C.Hành não xám
D.Viêm hành não tủy
34. Bệnh bại liệt xuất hiện ở, ngoại trừ:
A.Chân
B.Đầu
C.Cổ
D.Cơ tam đầu cánh tay.
35. Phát biểu nào sau đây đúng về bệnh bại liệt
A.Nhiều người nhiễm bệnh hồi phục hoàn toàn.
B.Có khoảng 70% ca có triệu chứng
C.Có khoảng 25% các ca có triệu chứng nặng
D.Không có hội chứng hậu bại liệt xuất hiện sau vài năm hồi phục
36. Virus bại liệt bị diệt ở:
A.Nhiệt độ 300C, virus bị diệt sao 60 phút
B. Nhiệt độ 600C, virus bị diệt sao 30 phút.
C. Nhiệt độ 200C, virus bị diệt sao 40 phút
D. Nhiệt độ 400C, virus bị diệt sao 20 phút
37. Tính chất liệt tong bệnh bại liệt là:
A.Hay gặp nhất là liệt tủy sống.
B.Ít gặp nhất là liệt tủy sống.
C.Haygặp liệt hành tủy
D.Liệt hành tủy ít gặp nhưng tỷ lệ tử vong thấp
38. Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định trong bệnh bại liệt là:
A.Dịch tế học, lâm sàng
B.Lâm sàng, xét nghiệm
C.Soi phân tươi sau khi nhuộm xanh methylen.
D.Phân lập virus từ dịch nhầy.
39. Có bao nhiêu nguồn bệnh gây bệnh bại liệt:
A.2
B.3.
C.4
D.5
40. Đường truyền nhiễm bệnh bại liệt chủ yếu lây qua:
A.Tiêu hóa.
B.Hô hấp
C.Tiêu hóa, hô hấp
D.Ruồi
41. Bệnh bại liệt hay gặp ở lứa tuổi nào sau đây:
A.2 - 8 tuổi
B.2 - 4 tuổi.
C.Trẻ sơ sinh
D.Người lớn
42. Có ít nhất bao nhiêu loại virus gây viêm gan siêu vi
A.2
B.3
C.4
D.5.
43. Có ít nhất bao nhiêu loại virus phổ biến gây viêm gan siêu vi
A.2
B.3.
C.4
D.5
44. Có bao nhiêu nguồn bệnh gây viêm gan siêu vi
A.2.
B.3
C.4
D.5
45. Virus viêm gan A, lây chủ yếu qua đường:
A.Hô hấp
B.Tiêu hóa.
C.Tình dục
D.Máu
46. Virus viêm gan B, lây truyền qua đường:
A.Hô hấp
B.Tiêu hóa
C.Tình dục.
D.Ăn chung
47. Virus viêm gan C, lây truyền qua đường:
A.Hô hấp
B.Tiêu hóa
C.Tình dục.
D.Ăn chung
48. Bệnh viêm gan siêu vi A hay gặp ở lứa tuổi nào sau đây:
A.Trẻ em.
B.Vị thành niên
C.Người lớn
D.Trẻ trên 10 tuổi
49. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới viêm gan B được xếp hàng thứ mấy trong
những nguyên nhân gây tử vong
A.7
B.8
C.9.
D.10
50. Những người nào sau đây có nguy cơ mắc bệnh Leptospira cao hơn người khác:
A.Người nạo cống rãnh
B.Người làm ở lò sát sinh
C.Nhân viên các nhà hàng ăn uống
D.Cả A và B.
51. Xét nghiệm tìm Leptospira trong 10 ngày đầu tốt nhất là
A.Cấy máu
B.Cấy dịch não tủy
C.Tìm kháng thể
D.Cả A và B.
52. Xoắn khuẩn Leptospira có bao nhiêu chủng:
A.2.
B.3
C.4
D.5
53. Xoắn khuẩn Leptospira, có đặc điểm:
A.Không xâm nhập vào máu.
B.Xâm nhập vào máu
C.Tùy chủng
D.A và C
54. Chẩn đoán lâm sàng bệnh xoắn khuẩn Leptospira có bao nhiêu hội cứng:
A.1
B.2
C.3
D.4.
55. Hội chứng gan mật trong bệnh xoắn khuẩn Leptospira, da màu:
A.Cam
B.Vàng
C.Vàng cam.
D.Xanh
56. Cúm là bệnh gây ra bởi:
A.Virus Influenza.
B.Virus Adeno
C.Virus hợp bào đường hô hấp
D.Cả 3 đáp án trên
57. Nguyên nhân của bệnh cúm là do nhiễm:
A.Poliovirus
B.Thuộc họ Orthomyxoviridae.
C.Rotavirus
D.Paramyxovirus
58. Hiện nay virus này có mấy tuýp:
A.1
B.2
C.3.
D.4
59. Bệnh cúm lây truyền theo đường:
A.Tiêu hóa
B.Hô hấp.
C.Máu
D.Tình dục
60. Bệnh cúm thường hay gặp vào mùa:
A.Đông – Xuân.
B.Xuân – Hạ
C.Hạ - Thu
D.Thu - Đông
61. Tuýp virus nào sau đây hay gây đại dịch ở người nhất:
A.A.
B.B
C.C
D.Tất cả các đáp án trên
62. Triệu chứng nào ít gặp trong bệnh cúm:
A.Sốt
B.Ho
C.Đau họng
D.Tiêu chảy.
63. Số lượng bạch cầu máu trong bệnh cúm:
A.Tăng
B.Giảm
C.Bình thường
D.Cả B và C.
64. Virus cúm thường phân lập được trong bệnh phẩm:
A.Phân
B.Dịch tiết đường hô hấp.
C.Nước tiểu
D.Dịch não tủy
65. Biện pháp nào dưới đây được áp dụng để phòng lây truyền bệnh cúm:
A.Cách ly bệnh nhân
B.Đeo khẩu trang cho người bệnh và người tiếp xúc
C.Khử trùng mũi họng bằng thuốc sát trùng
D.Cả 3 đáp án trên.
66. Phát biểu nào sau đây của bệnh cúm là sai:
A.Bệnh không tự miễn.
B. Thường dịch cúm kéo dài 15 ngày đến 1 tháng.
C.Mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc bệnh
D.Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
67. Các vắc xin cúm là an toàn và có hiệu quả phòng các thể nhẹ và nặng của cúm, tỷ lệ
bảo vệ là:
A.10-30%
B.30-50%
C.50-70%
D.70-90%.
68. Hiệu quả bảo vệ của vắc xin cúm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây:
A.Giới tính.
B.Đáp ứng miễn dịch của vắc xin
C.Mức độ miễn dịch của vắc xin
D.Các vi rút hiện đang lưu hành.
69. Những người nên tiêm vắc xin cúm hàng năm là những người, ngoại trừ:
A.Có nguy cơ mắc bệnh cúm
B.Có nguy cơ có biến chứng cao của bệnh cúm
C.Trẻ sơ sinh.
D.Những người từ 65 tuổi trở lên
70. Miễn dịch với virus xuất hiện nhanh nhưng không bền vững sau:
A.1 – 2 năm.
B.2 – 3 năm
C.3 – 4 năm
D.5 năm
71. WHO thông báo SARS – CoV là một trong những nguyên nhân gây SARS ở loài
người vào năm:
A.2001
B.2002
C.2003.
D.2004
72. Dịch SARS bùng phát ở đâu đầu tiên:
A.Việt Nam
B.Hồng Kông.
C.Ả Rập Saudi
D.Pakistan
73. Đường lây truyền của bệnh sởi là:
A.Tiêu hóa
B.Da và niêm mạc
C.Hô hấp.
D.Tất cả các ý trên
74. Virus sởi ở cuồi thời kỳ ủ bệnh được tìm thấy ở
A. Cổ họng
B. Máu
C.A và B đúng.
D A và B sai
75. Ban sởi mọc theo kiểu:
A.Không theo một trình tự nhất định
B.Bắt đầu ở mặt, má, sau tai, ngực, bụng và tứ chi
C.Bắt đầu sau tai, mắt, mặt, cổ, ngực lưng bụng và tứ chi.
D.Bắt đầu mọc ở các chi dưới lan dần lên toàn thân
76. Lời khuyên tốt nhất về chế độ dinh dưỡng cho các bà mẹ nuôi con bị sởi:
A.Cho trẻ ăn c háo nhạt, hạn chế thịt
B.Cho trẻ uống nhiều sữa
C.Trong lúc trẻ tiêu chảy, phải nhịn ăn, nhịn bú
D.Vẫn tiếp tục cho bú, thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, dễ tiêu.
77. Trong không khí, virus sởi có thể sống:
A.Ít nhất 14 giờ
B. Ít nhất 24 giờ
C. Ít nhất 34 giờ.
D. Ít nhất 44 giờ
78. Xét nghiệm chẩn đoán xác định bệnh sởi thường được sử dụng trong thực hành lâm
sàng:
A.Phản ứng khuếch đại chuối gen (PCR)
B.Phân lập virus
C.Phản ứng miễn dịch huỳnh quang
D.Phản ứng ELISA xác định IgM.
79. Phát biểu nào sau đâu đúng về bệnh sởi:
A.Miễn dịch sau khi khỏi bệnh.
B.Thỉnh thoảng có ca mắc lại lần thức hai
C.Tỷ lệ tử vong thấp ở các nước tiên tiến
D.A và B đúng
80. Bệnh sởi thường hay gặp vào mùa:
A.Đông – Xuân.
B.Xuân – Hạ
C.Hạ - Thu
D.Thu - Đông
81. Tác nhân gây bạch hầu là:
A.Poliovirus (bại liệt)
B.Salmonella(thương hàn và phó thương hàn)
C.Vibrio Cholerae (Tả)
D.Corynebacterium diphtheriae. 
82. Vi khuẩn bạch hầu thường có bao nhiêu tuýp:
A.1
B.2
C.3.
D.4
83. Bệnh bạch hầu thường gặp ở trẻ:
A.Dưới 5 tuổi
B.Dưới 10 tuổi
C.Dưới 15 tuổi
D.Tất cả các ý trên.
84. Màng giả ở cổ họng của người bệnh bạch hầu được tạo ra là do:
A.Sự phát triển của vi khuẩn
B.Sự phá hủy của niêm mạc
C.Phản ứng cảu cơ thể
D.A và B đúng.
85. SAD được dùng trong bệnh bạch hầu để:
A.Diệt vi khuẩn
B.Trung hòa độc tố.
C.Kích thích gây miễn dịch
D.Làm tăng sức đề kháng của cơ thể
86. Người bệnh bạch hầu bị viêm cơ tiêm do tác dụng của:
A.Nội độc tố
B.Ngoại độc tố.
C.Biến độc tố
D.Giải độc tố
87. Màng giả ở bệnh nhân bệnh bạch hầu có màu:
A.Trắng
B.Vàng
C.Đỏ
D.Xám.
88. Triệu chứng nào sau đây KHÔNG có ở bệnh nhân bạch hầu:
A.Sốt cao
B.Huyết áp cao.
C.Chảy máu cam
D.Gan to
89. Phòng bệnh ho gà có hiệu lực nhất là:
A.Cách ly người bệnh
B.Dùng giải độc tố
C.Dùng vacxin.
D.Uống kháng sinh khi có dịch
90. Điều cần chú ý nhất khi các bà mẹ chăm sóc trẻ bị ho gà là:
A.Cho trẻ ăn thức ăn lỏng
B.Hạn chế tắm cho trẻ cho đến khi hết ho
C.Chú ý móc, lau sạch đờm giãi cho trẻ sau mối cơn ho.
91. Tác nhân gây ho gà là:
A.Poliovirus (bại liệt)
B.Bordetella pertussis.
C.Vibrio Cholerae (Tả)
D.Corynebacterium diphtheriae (bạch hầu)
92. Vi khuẩn gây bênh ho gà:
A.Là vi khuẩn Gram (-)
B.Có thể làm tiêu huyết
C.Không vào máu
D.Tất cả các ý trên.
93. Cơn ho điển hình của bệnh ho gà là:
A.Xuất hiện đột ngột về bao đêm
B.Ho liên tiếp 5-20 lần không kiềm chế được
C.Cuối cơn ho có tiếng hít sâu như tiếng gà gáy
D. Tất cả các ý trên.
94. Xét nghiệm chẩn đoán xác định bệnh ho gà:
A.Phết họng, nhuộm Xanh Methylen
B.Phân lập virus từ tăm bông quẹt họng.
C.Phản ứng miễn dịch huỳnh quang
D.Phản ứng ELISA xác định IgM
95. Thời gian ủ bệnh của bệnh bạch hầu:
A.1-5 ngày
B.5-10 ngày
C.7-20 ngày.
D.15-20 ngày
96. Bệnh đậu mùa đã được tuyên bố diệt trừ và năm:
A.1960
B.1970
C.1980.
D.1990
97. Bệnh đậu mùa được mô tả sớm nhất là vào năm
A.1122 trước công nguyên.
B.1022 trước công nguyên
C.922 trước công nguyên
D.822 trước công nguyên
98. Tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa dao động:
A.10 – 20%
B.20 – 60%.
C.40 – 60%
D.Dưới 10%
99. Những điểm khác nhau giữa bệnh đậu mùa và thủy đậu là:
A.Các nốt mụn nước của bệnh đậu mùa thường đục hơn
B. Các nốt mụn nước của bệnh đậu mùa thường trong hơn.
C. Các nốt mụn nước của bệnh đậu mùa lớn hơn các nốt thủy đậu
D. Các nốt mụn nước của bệnh đậu mùa dễ vỡ hơn các nốt thủy đậu
100. Tác nhân gây đậu mùa là:
A.Poliovirus
B.Bordetella pertussis
C.Variola.
D.Corynebacterium diphtheriae
101. Bệnh đậu mùa có khả năng gây:
A.Mù.
B.Điếc
C.Suy tim
D.Tất cả các đáo án trên
102. Đường lây truyền chủ yếu của bệnh đậu mùa là:
A.Tiêu hóa
B.Da và niêm mạc
C.Hô hấp.
D.Tất cả các ý trên
103. Virus viêm gan B có thể sống:
A.30 phút ở nhiệt độ 1000C
B.20 năm ở nhiệt độ -200C
C.7 ngày ngoài cơ thể
D.Tất cả các đáp án trên.
104. Thời gian ủ bệnh của virus viêm gan B trung bình là:
A.55 ngày
B.65 ngày
C.75 ngày.
D.85 ngày
105. Thời gian ủ bệnh của virus viêm gan B dao động là:
A.30 – 85 ngày
B.30 – 100 ngày
C.30 – 150 ngày
D.30 – 180 ngày.
106. Triệu chứng bệnh viêm gan siêu vi B là, ngoại trừ:
A.Phù
B.Cổ trướng
C.Nước tiểu vàng
D.Đau tức vùng hạ sườn trái.
107. Những người nào sau đây dễ mắc viêm gan siêu vi B là:
A.Nông dân
B.Tiê chích ma túy
C. Sống trong tù
D.B và C.
108. Để có thể gây bệnh, các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm phải đảm bảo điều kiện
nào sau đây ?
A.Tất cả các phương án đưa ra.
B. Đủ độc lực
C. Số lượng nhiễm đủ lớn
D. Con đường xâm nhập thích hợp
109. Phương thức lây truyền nào dưới đây không cùng nhóm với những phương thức
lây truyền còn lại ?
A. Truyền qua sol khí bắn ra khi ho hoặc hắt hơi
B. Truyền qua đường tiêu hóa
C. Truyền qua vết thương hở
D. Truyền từ mẹ sang con.
110.  Bệnh nào dưới đây lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa ?
A. Viêm gan A.
B. Viêm gan B
C. Viêm gan C
D. Viêm phế quản
111.  Trong cơ thể người, thành phần nào dưới đây không phải là một bộ phận của miễn
dịch không đặc hiệu ?
A. Kháng thể do tế bào limphô B tiết ra.
B. Dịch axit của dạ dày
C. Hệ thống nhung mao trong đường hô hấp
D. Đại thực bào và bạch cầu trung tính
112. Miễn dịch đặc hiệu được chia làm 2 loại, đó là
A. Miễn dịch thể dịch và miễn dịch tập nhiễm
B. Miễn dịch tập nhiễm và miễn dịch tế bào
C. Miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch thể dịch
D. Miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.
113. Bệnh nào dưới đây có thể phòng ngừa nếu chúng ta ăn uống đảm bảo vệ sinh ?
A. Viêm phổi
B. Quai bị.
C. Đậu mùa
D. Viêm gan C
114. Trong nhóm bệnh do virut gây ra, loại miễn dịch nào đóng vai trò chủ lực ?
A. Miễn dịch tế bào.
B. Miễn dịch thể dịch
C. Miễn dịch tập nhiễm
D. Miễn dịch không đặc hiệu
115. Trong cơ thể người, kháng thể có thể tồn tại trong loại thể dịch nào dưới đây ?
A. Máu
B. Tất cả các phương án đưa ra.
C.Sữa
D. Bạch huyết
116. Miễn dịch tế bào có sự tham gia của loại tế bào nào dưới đây ?
A. Tế bào T độc.
B. Tế bào limphô B
C. Hồng cầu
D. Bạch cầu trung tính
117. Nhiễm HIV là một bệnh:
A. Rất dễ lây
B. Tương đối khó lây so với các bệnh truyền nhiễm khác.
C. Lây khi tiếp xúc với người nhiễm HIV
D. Chỉ lây khi có quan hệ tình dục hay nhận máu của người nhiễm HIV
118. Virut HIV là virut:
A. Có thể tích hợp ARN của virut vào ADN tế bào vật chủ
B. Có thể tổng hợp ADN từ ARN của virut.
C. Dùng men sao chép ngược để tổng hợp ADN virut từ ARN của ribosome
D. Tấn công vào mọi tế bào miễn dịch của vật chủ
119. Trong các dịch của người nhiễm HIV được nêu sau đây, dịch nào có nồng độ virut
thấp nhất:
A. Dịch não tủy.
B. Dịch màng bụng
C. Dịch tiết sinh dục
D. Sửa mẹ
120. Giai đọan nào của quá trình nhiễm HIV có nồng độ virut trong máu cao nhất trong
các giai đoạn được kể sau đây
A. Thời kỳ sơ nhiễm.
B. Thời kỳ tiềm ẩn
C. Thời kỳ cửa sổ
D. Thời kỳ có phức hợp cận AIDS
121. Giai đoạn cửa số là giai đọan trong nhiễm HIV:
A. Virut không nhân lên, do đó không phát hiện được
B. Cơ thể chưa sản xuất kháng thể nên mọi xét nghiệm đều âm tính
C. Bắt đầu xuất hiện kháng thể với nồng độ chưa cao, virut thì ẩn trong các hạch
bạch huyết nên không phát hiện được.
D. Các xét nghiệm thông thường âm tính, nhưng nếu có các xét nghiệm cao cấp thì
vẫn có thể phát hiện được
122. Một người được kết luận bị nhiễm HIV khi:
A. Một trong các xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV (+)
B. Xét nghiệm Western- Blot (+) ngay lần đầu tiên.
C. Ít nhất 2 trong 3 xét nghiệm: test nhanh, ELISA, Western-Blot. . (+)
D. Chỉ cần một test ELISA (+)
123. Một người có nguy cơ nhiễm HIV, xét nghiệm máu âm tính, kể cả với xét nghiệm
Western-Blot. Anh (hay chị) kết luận:
A. Chắc chắn không nhiễm HIV
B. Nhiễm HIV ở giai đọan sơ nhiễm
C. Nhiễm HIV ở giai đọan cửa sổ
D. Phải xét nghiệm lại sau 3 tháng với Western Blot mới kết luận được.
124. Theo thông báo của bộ Y tế Việt Nam, ta có thể kết luận nhiễm HIV với xác suất
sai lầm rất nhỏ khi:
A. Bệnh nhân có kết quả 3 lần (+) với một trong ba test đang được xử dụng: tét
nhanh (Serodia), ELISA, Western-Blot
B. Bệnh nhân có kết quả (+) 3 lần với test ELISA với một kit kháng nguyên bất kỳ
C. Bệnh nhân có kết quả (+) 2 lần với 2 test ELISA với kit kháng nguyên khác nhau.
D. Chỉ cần một lần (+) với xét nghiệm ELISA trở lên
125. Trên lâm sàng, những triệu chứng nào cho phép khẳng định nhiễm HIV:
A. Sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể
B. Sốt kéo dài trên một tháng
C. Tiêu chảy kéo dài trên một tháng
D. Có các triệu chứng của sơ nhiễm HIV.
126. Biểu hiện lâm sàng chỉ gợi ý chứ không đủ để khẳng định nhiễm HIV. Tiêu chuẩn
nào sau đây cho phép xếp một người nhiễm HIV vào giai đọan AIDS:
A. Nhiễm lao.
B. Thường hay bị nhiễm trùng
C. Tế bào lympho T CD4+ giảm nhiều so với lần xét nghiệm trước
D. Nhiễm nấm Candidase nói chung
127. Về thuốc kháng HIV, hiện nay:
A. Có thể khống chế được virut, nhưng không tiêu diệt được hết HIV trong cơ thể.
B. Có thể diệt tận gốc HIV, nhưng bệnh vẫn cứ tiếp tục vì cơ thể đã bị hủy họai hệ
miễn dịch
C. Chỉ có tính chất tâm lý, chứ thực sự chưa có thuốc kháng HIV có hiệu quả
D. Có thể thực sự chữa lành nhiễm HIV, nhưng quá đắt nên chưa thể phổ biến công
khai được
128. Để phòng một số bệnh nhiễm trùng cơ hội trong nhiễm HIV/AIDS, thuốc nào sau
đây tỏ ra phù hợp với các nước đang phát triển nhờ giá rẻ và khá phổ biến:
A. Phối hợp sulfamethoxazole và trimethoprime.
B. AZT và lamivudin
C. Acyclovir
D. Nystatine E
129. Những người trong gia đình người nhiễm HIV:
A. Có thể sống chung bình thường (nhưng không được quan hệ tình dục) với người
nhiễm vì không lây
B. Phải cách ly người bệnh vì có khả năng lây nhiễm
C. Có thể sống chung gần như bình thường, nhưng phải biết cách phòng lây nhiễm,
dưới sự hướng dẫn cụ thể của BS chuyên môn.
D. Trong giai đọan tiềm ẩn, có thể sống chung, còn đến giai đọan AIDS thì phải
cách ly
130. Một người không có quan hệ tình dục, không dùng chung bơm và kim tiêm với
người nhiễm HIV, vẫn có thể lây HIV:
A. Do tai nạn
B. Do tình cờ xử dụng dao cạo râu chung với người nhiễm HIV ở tiệm hớt tóc.
C. Do dùng chung áo quần có mồ hôi của người nhiễm
D. Do sống chung với người nhiễm HIV
131. Thai phụ nhiễm HIV, thai nhi sẽ:
A. Chắc chắn nhiễm HIV
B. Chắc chắn không nhiễm nếu thai phụ có uống thuốc kháng HIV
C. Chỉ nhiễm trong thời gian chu sinh
D.Xác suất nhiễm HIV giảm rất thấp khi có các dự phòng thích đáng nhưng vẫn
không thể triệt tiêu khả năng trẻ bị nhiễm HIV.
132. Trong các câu dưới đây, câu nào không đúng: Mẹ nhiễm HIV(+), truyền cho con:
A. Trong thai kỳ
B. Trong thời gian chu sinh
C. Sau khi sinh khi cho con bú
D. Cho con tạng để ghép.
133. Phòng nhiễm HIV cho thai nhi khi mẹ dương tính bằng cách:
A. Cho mẹ uống thuốc AZT trong thai kỳ
B. Dùng một số thuốc trong như Nevirapin trong thời gian sinh nở cho mẹ
C. Dùng ngay thuốc kháng HIV cho trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh ra
D. Tất cả các biện pháp trên đều đúng và phải áp dụng đồng thời khi có đủ điều kiện.
134. Một số nước vẫn tiếp tục cho trẻ bú sửa mẹ dù mẹ HIV (+) vì:
A. Nồng độ HIV trong sửa mẹ rất thấp, không thể lây truyền qua đường tiêu hoá
Hơn nữa, HIV sẽ bị huỷ bởi dịch vị và các enzyme tiêu hóa
B. Vì lý do kinh tế, trẻ sẽ bị chết do suy dưỡng trước khi chết do HIV.
C. Vì tập quán: mẹ phải cho con bú, nếu không sẽ không được cộng đồng công nhận
có liên hệ mẹ con
D. Do trình độ y tế kém phát triển, người mẹ không biết cho con bú có thể lây nhiễm
HIV
135. Gọi là viêm màng não mủ khi tổ chức nào sau đây bị vi khuẩn tấn công:
A.Màng cứng
B.Màng nhện
C.Màng nuôi
D.Bất kỳ một phần nào của tổ chức màng não.
136. Ở trẻ em tác nhân nào gây viêm màng não mủ với tần suất cao
A. Phế cầu
B. Não mô cầu
C. Haemophylus Influenza.
D. Liên cầu
137. Ở người trưởng thành tác nhân gây viêm màng não mủ với tần suất cao là:
A. Phế cầu.
B. Não mô cầu
C Hemophilus Influenza
D. Liên cầu
138. Đối tượng sau dễ mắc bệnh Viêm màng não mủ nhất:
A. Nữ dễ mắc hơn nam
B. Người rối loạn miễn dịch
C. Người mắc bệnh mãn tính,trẻ sơ sinh, người già.
D Người đã cắt lách dễ mắc Não mô cầu
139. Các yếu tố nguy cơ của VMNM ngoại trừ:
A. Nhiễm trùng đường hô hấp
B. Các ổ nhiễm trùng cạnh màng não như viêm xoang, viêm tai xương chủm
C. Chấn thương sọ não
D. Cao huyết áp.
140. Đường xâm nhập của não mô cầu để gây viêm màng não mủ là
A. Viêm xoang
B. Viêm tai giữa, viêm tai xương chủm
C. Mũi họng.
D. Phổi
141. Sau phẩu thuật thần kinh tác nhân gây viêm màng não mủ bắt gặp với tần suất cao
là:
A. Phế cầu
B. Tụ cầu.
C. Liên cầu
D. Não mô cầu
142. Chẩn đoán viêm màng não mủ khi:
A. Hội chứng màng não kèm hội chứng nhiễm trùng rầm rộ
B. Hội chứng màng não kèm hội chứng nhiễm trùng đột ngột, chọc dò tủy sống áp
lực tăng bạch cầu đa nhân trung tính ưu thế, protein tăng, glucoza giảm.
C. Hội chứng màng não và hội chứng nhiễm trùng rõ nét,nước não tủy áp lực tăng
vừa, bạch cầu chủ yếu Lympho, glucoza muối bình thường
D. Hội chứng màng não rõ nét nhưng hốichưng nhiềm trùng kín đáo nước não tủy
vàng chanh bạch cầu lympho ưu thế, , glucoza không giảm
143. Bệnh cảnh lâm sàng Viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh và người già
A. Hội chứng màng não là nổi bật kèm hôn mê
B. Thường không sốt,chủ yếu là dấu hiệu cơ năng, thực thể nghèo nàn
C. Đôi khi sốt là triệu chứng đơn độc được tìm thấy, còn triệu chứng cơ năng và
thực thể rất nghèo nàn.
D. Hội chứng nhiễm trùng và hội chứng màng não rất rõ nét, tuy nhiên hôn mê bao
giờ cũng hiện diện
144. Lâm sàng viêm màng não do virus có biểu hiện:
A. Lâm sàng rất rầm rộ với hôn mê, co giật, thường để lại di chứng về sau
B. Khởi phát đột ngột, lấm sàng hội chứng màng não rầm rộ, nước não tủy trong, có
tăng bạch cầu vừa phải chủ yếu lympho.
C. Khởi phát đột ngột, lâm sàng hội chứng nhiễm trùng và hội chứng màng não rõ
nét, nước não tủy trong tế bào lympho chiếm ưu thế, protein tăng rất cao dễ vách hóa
màng não
D. Khởi phát đột ngột, sốt tăng dần,sau đó đi vào hôn mê co giật
145. Viêm màng não lao có các tính chất sau
A. Khởi phát từ từ, lâm sàng hội chứng màng não thường rõ nét, cận lâm sàng nước
não tủy bạch cầu lympho tăng chủ yếu, protein rất tăng
B. Khởi phát từ từ, sốt cao, ho nhiềuvà trên film phổi có hình ảnh tổn thương lao
điển hình
C. Khởi phát từ từ, lâm sàng hội chứng màng não ít rõ nét, thường kèm rối loạn tinh
thần kinh hoặc có dẩu tổn thương dây thần kinh sọ não, nước não tủy protein và
lympho tăng cao.
D. Khởi phát từ từ, hội chứng màng não ít rõ nét, nước não tủy trong, áp lực rất tăng,
đường, muối giảm, protein tăng
146. ORS thường được sử dụng trong trường hợp này sau đây là phù hợp nhất:
A. Ỉa chảy mất nước nặng
B. Ỉa chảy kèm nôn mửa
C. Đi cầu phân nhầy máu
D. Điều trị duy trì ở bệnh nhân tiêu chảy.
147. Ở người lớn , nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn thường do:
A. Salmonella và độc tố tụ cầu.
B. Độc tố tụ cầu và shigella
C. ETEC và Rotavirus
D. Shigella và Salmonella
148. Type Salmonella thường gặp trong nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn là:
A. S. typhi
B. S. typhi murium.
C. S. paratyphi B
D. S. paratyphi C
149. Biến chứng nào sau đây của nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn là nguy hiểm nhất
A. Hạ Kali máu.
B. Suy dinh dưỡng.
C. Toan máu
D. Sốt cao
150. Khi xử dụng ORS cho bệnh nhân nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn cần chú ý:
A. Cho bệnh nhân uống ngay sau khi ỉa chảy.
B. Cho bệnh nhân uống khi có dấu hiệu mất nước
C. Khi uống ORS nếu bệnh nhân ỉa chảy nhiều hơn thì nên ngừng
D. Cho bệnh nhân uống đến khi giảm ỉa chảy
151. Trong chế độ ăn của bệnh nhân nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn cần chú ý:
A. Nên hạn chế thịt cá
B. Không nên cho ăn trong lúc ỉa chảy
C. Nên cho súp carot để hạn chế ỉa chảy
D. Không nên hạn chế các chất dinh dưỡng.
152. Đối với bệnh nhân nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, nên đưa vào cơ sở y tế khi:
A. Ỉa chảy kéo dài trên 3
B. Khát nhiều
C. Nôn nhiều
D. Khi có một trong các dấu hiệu trên.
153. Để phòng bệnh nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, biện pháp nào sau đây là tiện lợi,
ít tốn kém và dễ được cộng đồng chấp nhận nhất:
A. Vệ sinh thực phẩm và ăn uống.
B. Dinh dưỡng đủ thành phần
C. Sử dụnh nguồn nước sạch
D. Hố xí hợp vệ sinh
154. Thức ăn nào sau đây có thể làm tăng hấp thu Natri, có lợi cho cho việc hồi phục
nước và điện giải của bệnh nhân nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn:
A. Nưóc hoa quả
B. Sửa
C. Nước thịt.
D. Dầu ăn
155. Trong vệ sinh ăn uống và vệ sinh thực phẩm, để phòng nhiễm khuẩn nhiễm độc
thức ăn, câu nào sau đây không đúng:
A. Không ăn các thức ăn tươi.
B. Đun nấu thức ăn cho đến khi chín
C. Ăn thức ăn khi còn nóng
D. Rửa tay bằng xà phòng trước khi nấu ăn, trước khi ăn uống và sau đại tiểu tiện
156. Về nguyên tắc điều trị nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, câu nào sau đây không
đúng
A. Điều chỉnh, ngăn ngừa, chống mất nước và điện giải
B. Chống rối loạn thăng bằng kiềm toan
C. Điều trị nhiễm trùng ruột bằng kháng sinh.
D Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ trong và sau khi hết ỉa chảy
157. Ở các nước phát triển, nguyên nhân gây nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn thường
gặp nhất là:
A. Tụ cầu
B. Salmonella.
C. Clostridium perfringens
D. E. coli
158. Trong điều trị nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, câu nào sau đúng:
A. Không cần điều trị kháng sinh
B. Cần chuyền dịch sớm đẻ đề phòng mất nước
C. Khi bệnh nhân tiêu chảy quá nhiều nên xữ dụng thuốc cầm ỉa
D. Cần uống dung dịch ORS sớm.
159. Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn là do ăn phải thức ăn hoặc nước uống có chứa:
A. Chất độc, vi khuẩn
B. Vi khuẩn, độc tố của vi khuẩn, chất độc
C. Vi khuẩn, độc tố của vi khuẩn.
D. Vi khuẩn
160. Người ta gọi bệnh thương hàn là bệnh nhiễm khuẩn-nhiễm độc vì:
A. bệnh diễn tiến có chu kỳ
B. có vi khuẩn gây bệnh trong phân
C. nhiễm vi khuẩn và độc tố vi khuẩn gây bệnh.
D. bệnh gây sốt kéo dài
161. Ở nước ta, bệnh thương hàn lưu hành nặng ở
A. vùng đồng bằng sông Cửu long.
B. toàn bộ các tỉnh duyên hải miền Trung
C. toàn bộ các tỉnh miền Bắc
D. các tỉnh Tây nguyên
162. Ở nước ta, năm 1995 tỷ lệ mắc bệnh thương hàn xảy ra thấp nhất ở
A. miền Nam
B. miền Bắc
C. Tây nguyên.
D. cực Nam Trung bộ
163. Hiện nay, bệnh thương hàn xảy ra ở các nước phát triển:
A.Dưới dạng dịch lưu hành địa phương
B.Dưới dạng bệnh dịch nhỏ
C.Có tỷ lệ hiện mắc bệnh chừng 0,5%
D.Có bệnh là do du lịch vào các nước chậm phát triển.
164. Trong dịch tễ học bệnh thương hàn, người mang mầm bệnh gặp
A. Tỷ lệ nữ trên nam là ¼
B. Tỷ lệ nữ trên nam là 0,4
C. 65% là người trên 20 tuổi
D. 85% là người trên 50 tuổi.
165. Bệnh thương hàn lây nhiễm chủ yếu là:
A. Do tiếp xúc chất thải của bệnh nhân
B. Thông qua ăn rau
C. Do ruồi là côn trùng truyền bệnh
D. nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.
166. Người nào sau đây có nguy cơ mắc bệnh thương hàn nhất, người
A. Có tiền sử sỏi mật
B. Có tiền sử sỏi tiết niệu
C. Được cắt 1/2 dạ dày cách đây 1 năm
D.Đang mắc chứng viêm thực quản.
167. Thức ăn nào sau đây dễ nhiễm tác nhân gây bệnh thương hàn:
A. Sò hến.
B. Rau
C. Trứng
D. Thịt
168. Yếu tố nào sau đây làm cho bệnh thương hàn lây lan nhanh chóng nhất trong cộng
đồng.
A. Người mắc chứng viêm dạ dày mãn tính
B. Nguồn nước sinh hoạt của cư dân nhiễm khuẩn nặng.
C. Tập quán ăn uống của một số dân cư lạc hậu
D. Tập quán sinh hoạt, vệ sinh kém của một số dân cư
169. Vi khuẩn thương hàn có đặc tính sau, ngọai trừ:
A. Là một trực khuẩn
B. Vi khuẩn nội bào bắt buộc.
C. Sống lâu ở môi trường bên ngoài
D. Ái khí và kỵ khí tuỳ nghi
170. Kháng nguyên nào sau đây của vi khuẩn thương hàn có bản chất là
lipopolysaccharide
A. H
B. Vi
C. O.
D. Dublin
171. Type Shigella gây bệnh nặng nhất là:
A. Shigella dysenteriae 1.
B. Shigella dysenteriae 10
C. Shigella flexnerie 2
D. Shigella boydii 2
172. Shigella dysenteriae có các độc tố sau:
A. Nội độc tố và ngoại độc tố ruột
B. Nội độc tố và ngoại độc tố thần kinh
C. Nội độc tố và ngoại độc tố.
D. Chỉ có nội độc tố
173. Trong lỵ trực khuẩn, nguồn lây chủ yếu là:
A. Người bệnh ở giai đoạn ủ bệnh
B. Người lành mang trùng
C. Người bệnh ở giai đoạn hồi phục
D. Người bệnh ở giai đoạn toàn phát.
174. Cơ chế bảo vệ quan trọng của cơ thể khi bị lỵ trực khuẩn là:
A. Acid dạ dày và mật
B. Đáp ứng miễn dịch thể dịch
C. Đáp ứng miễn dịch tế bào
D. Sự tăng nhu động ruột.
175. Phòng bệnh lỵ trực khuẩn, biện pháp nào sau đây là đơn giản, ít tốn kém, dể được
cộng đồng chấp nhận và hữa hiệu:
A. Xây hố xí hợp vệ sinh
B. Rửa tay sạch bằng xà phòng.
C. Sử dụng nguồn nước sạch
D. Không ăn thức ăn để nguội
176. Trong thể lỵ trực khuẩn kéo dài người bệnh có khả năng thải vi khuẩn trong bao
lâu:
A. 1 tuần
B. 2 tuần
C. 1 tháng
D. > 1 năm.
177. Thể lỵ trực khuẩn kéo dài có đặc điểm sau:
A. Thường do Shigella flexnerie
B. Dễ gây biến chứng nhiễm trùng huyết
C. Hay gặp ở người già và trẻ suy sinh dưỡng.
D. Ít gây suy dinh dưỡng vì tổn thương ở đại tràng
178. Trong lỵ trực khuẩn, phản ứng huyết thanh có giá trị để:
A. Chẩn đóan bệnh
B. Tiên lượng bệnh
C. Theo dõi đáp ứng miễn dịch
D. Chẩn đóan hồi cưú khi cần thiết.
179. Biến chứng nặng và thường gặp trong lỵ trực khuẩn thể kéo dài là:
A. Thủng đại tràng
B. Rối lọan vi khuẩn chí
C. Họai tử ruột
D. Suy dinh dưỡng.
180. Trong lỵ trực khuẩn, ở người mạnh khoẻ, nếu không điều trị:
A. Bệnh nhân sẽ trở thành người lành mang trùng
B. Bệnh sẽ chuyển thành thể lỵ kéo dài
C. Bệnh sẽ chuyển sang thể tối cấp
D. Bệnh có thể tự khỏi.
181. Lỵ trực khuẩn là một bệnh:
A. Nhiễm trùng chỉ khu trú ở đại tràng
B. Tiêu chảy có máu nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao
C. Nhiễm trùng toàn thân , có tổn thương khu trú ở ruột.
D.Là một bệnh nhiễm trùng cấp tính của ruột do trực khuẩn Shigella .
182. Triệu chứng thần kinh hay gặp trong lỵ trực khuẩn thể ỉa chảy là:
A. Hội chứng màng não
B. Co giật.
C. Liệt khu trú
D. Hôn mê
183. Triệu chứng lâm sàng nào đây không gặp ở bệnh nhân lỵ trực khuẩn:
A. Sốt cao, co giật, lơ mơ
B. Ỉa chảy, phân có máu, tiểu lắt nhắt
C. Cổ cứng, phản ứng màng não
D. Đi cầu ra máu, xuất huyết trên da.
184. Vi khuẩn Shigella không có đặc điểm nào sau đây:
A. Thuộc họ Enterobacteriacea, nhánh Escherichia
B. Tiết ra nội độc tố có thể gây sốc.
C. Có thể mắc bệnh khi nhiễm 10-100 vi khuẩn
D. Có thể sống trong sửa khỏang 1 tháng
185. Ở người già, điều trị muộn, bệnh lỵ trực khuẩn thường diễn biến:
A. Khỏi trong vòng một tuần
B. kéo dài, bênh nhân suy kiệt, suy dinh dưỡng.
C. Chuyển sang thể nặng
D. Mất nước nhiều và dẫn đến suy tuần hoàn
186. Ở người trẻ khoẻ, bệnh lỵ trực khuẩn thường diễn biến:
A. Bệnh nhân khỏi trong vòng một tuần.
B. Kéo dài, bênh nhân suy kiệt, suy dinh dưỡng
C. Sang thể nặng
D. Mất nước nhiều và dẫn đến suy tuần hoàn
187. Dịch lỵ trực khuẩn thường xảy ra ở:
A. Nơi đông dân.
B. Nông thôn
C. Dân cư trú trên sông
D. Vùng núi
188. Cơ chế chủ yếu dẫn đến suy dinh dưỡng ở bệnh nhân lỵ trực khuẩn là:
A. Chán ăn khi bị bệnh
B. Giảm hấp thu chất dinh dưỡng
C. Nhu cầu cơ thể làm lành vết lóet
D. Mất đạm qua tổn thương.
189. Lỵ trực khuẩn có thể gây các biến chứng tại ruột sau, ngoại trừ:
A. Hoại tử ruột
B. Xuất huyết
C. Thủng đại tràng gây viêm phúc mạc
D. Lồng ruột.
190. Về sinh lý bệnh của lỵ trực khuẩn, câu nào sau đây không đúng:
A. Tổn thương lúc đầu khu trú ở đại tràng Sigma sau đó lan lên phần trên của đại
tràng
B. Trong trường hợp nặng viêm lan tỏa đến đoạn cuối của hồi tràng
C. Tiêu chảy do rối loạn hấp thu nước và điện giải
D. Tiêu chảy do rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng.
191. Nên chọn chế độ ăn nào sau đây cho bệnh nhân lỵ trực khuẩn giai đoạn toàn phát:
A. Cháo thit, cá, nước hoa quả.
B. Cơm thịt, cá, rau quả
C. Cháo cà rốt, trứng, sữa
D. Cháo thit, trứng, rau quả
192. Ở bệnh nhân lỵ trực khuẩn, cần chọn loại nước nào sau đây:
A. Nước thịt.
B. Nước cháo
C. Nước đường
D. Nước hoa quả
193. Ở bệnh nhân lỵ trực khuẩn suy kiệt nặng, nên chọn loại dịch chuyền nào sau:
A. Ringer lactat
B. Moriamin.
C. Morihepamin
D. Plasma tươi
194. Trong điều trị lỵ trực khuẩn, thuốc giảm đau có các tác hại sau, ngoại trừ:
A. Làm chậm thải vi khuẩn
B. Dễ gây sa trực tràng.
C. Kéo dài thời gian bệnh
D. Làm bệnh nặng thêm
195. Để phòng bệnh lỵ trực khuẩn ở nước ta hiện nay, biện pháp nào sau đây có hiệu
quả nhất:
A. Chủng ngừa vắc- xin chứa vi khuẩn chết
B. Chủng ngừa vắc- xin chứa vi khuẩn sống giảm độc lực
C. uống thuốc phòng sau khi tiếp xúc với người bệnh
D. Vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống.
196. Chẩn đoán xác định lỵ trực khuẩn dựa vào:
A. Lâm sàng + dịch tễ
B. Lâm sàng + công thức máu
C. Cấy phân + dịch tễ
D. Lâm sàng + cấy phân.
197. Bệnh uốn ván là một bệnh:
A. thường gây ra các vụ dịch lớn
B. chỉ xuất hiện từng trường hợp lẻ tẻ.
C. hiện nay gặp chủ yếu ở trẻ sơ sinh
D. thường gặp ở vùng dịch tễ uốn ván
198. Tỷ lệ tử vong cao nhất trong bệnh uốn ván gặp ở:
A. thể uốn ván toàn thân.
B. uốn ván thể đầu có kèm liệt mặt
C. uốn ván chi
D. uốn ván cục bộ
199. Điều kiện không thuận lợi để bào tử uốn ván chuyển sang dạng vi khuẩn hoạt động
là:
A. vết thương được khâu kín và băng bó kỹ
B. vết thương bị viêm nhiễm, hoại tử
C. vết thương được cắt lọc, sát trùng bằng Oxy già.
D. còn mảnh xương chết trong vết thương
200. Đặc điểm co giật của bệnh uốn ván là:
A. trước khi co giật bệnh nhân thường sốt rất cao
B. sau khi co giật, bệnh nhân thường hôn mê sâu
C. cơn co giật xuất hiện tự nhiên hoặc do bị kích thích.
D. cơn co giật hoàn toàn không gây biến chứng gì nguy hiểm
201. Giai đoạn toàn phát của bệnh uốn ván kéo dài bởi vì:
A. bệnh nhân bị co cứng cơ toàn thân
B. uốn ván là một bệnh rất nặng
C. vết thương không được xử lý tốt
D. độc tố Tetanospasmin gắn vào thần kinh rất bền.
202. Dấu hiệu thực thể xuất hiện sớm nhất trong giai đoạn khởi phát của bệnh uốn ván
là:
A. khó nói
B. khó nuốt
C. đau mỏi hàm.
D. khó thở
203. Biến chứng thường gặp nhất trong bệnh uốn ván là:
A. tai biến huyết thanh
B. suy hô hấp cấp.
C. ngộ độc các thuốc an thần
D. nhiễm trùng huyết
204. Yếu tố nào sau đây không được dùng để đánh giá tiên lượng của bệnh uốn ván:
A. thời gian ủ bệnh
B. tần số cơn co giật
C. các dấu hiệu rối loạn thần kinh thực vật
D. tiền sử đã mắc bệnh uốn ván.
205. Liều dùng tối thiểu của SAT xử dụng cho bệnh nhân uốn ván là:
A. 5000 đơn vị
B. 10000 đơn vị.
C. 15000 đơn vị
D. 20000 đơn vị
206. Kháng sinh nào không được sử dụng để diệt vi khuẩn uốn ván:
A. Erythromycin
B. Ofloxacin.
C. Penicilline
D. Metronidazol
207. Khi bị thương, nếu người bị nạn chưa có miễn dịch đối với bệnh uốn ván, ta phải:
A. Sát trùng vết thương, khâu lại và băng kín
B. Tiêm SAT và HTIG ngay trong 24 giờ đầu
C. Tiêm SAT hoặc HTIG, đồng thời tiêm Anatoxin.
D. Tiêm SAT trong 24 giờ đầu, ngày sau tiêm Anatoxin
208. Biện pháp tốt nhất để giảm tỷ lệ mắc bệnh uốn ván là:
A. triển khai rộng rãi chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi
B. tiêm phòng uốn ván cho toàn dân.
C. tiêm phòng uốn ván cho tất cả phụ nữ có thai
D. nâng cao kiến thức phòng bệnh cho nhân dân
209. Bào tử uốn ván được tìm thấy nhiều nhất ở:
A. Trong đất giàu chất hữu cơ và vô cơ
B. Trong lớp nông của đất giàu chất vô cơ ở vùng khí hậu nóng và ẩm
C. Trong lớp nông của đất giàu chất hữu cơ ở vùng khí hậu nóng và ẩm.
D. Trong phân súc vật như heo, gà, vịt
210. Tỷ lệ tử vong của uốn ván sơ sinh khoảng:
A. 85-90%
B. 70-80% .
C. 50-60
D. 30-40%
211. Những người làm nghề sau ít có nguy cơ mắc bệnh do Leptospira:
A. Công nhân vệ sinh cống rãnh
B. Công nhân dầu khí.
C. Nông dân
D. Công nhân mỏ than
212. Đặc điểm dịch tễ phù hợp với chẩn đoán bệnh do Leptospira:
A. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân
B. Gặp ở nam ít hơn ở nữ
C. Lứa tuổi hay mắc là trẻ em và người già
D. Bệnh nhiễm Leptospira gặp chủ yếu ở người.
213. Các cơ quan thường bị tổn thương nhiều nhất trong bệnh Leptospira là:
A. Gan, thận, màng não
B. Màng não , thận, cơ
C. Gan, tim, thận
D. Gan , thận, cơ.
214. Đặc điểm đau cơ trong bệnh Leptospira là:
A. Chủ yếu là đau cơ lưng, cơ bụng, tứ chi
B. Chủ yếu là đau các cơ lưng, cơ vùng đùi, cẳng chân.
C. Xoa bóp cơ làm giảm đau
D. Đau cơ càng tăng thì tiên lượng của bệnh càng xấu
215. Dấu hiệu suy thận cấp trong bệnh Leptospira:
A. Thường xảy ra vào tuần thứ 1
B. Nguyên nhân là do viêm cầu thận cấp
C. Thường khởi đầu đột ngột với vô niệu rồi đi vào hôn mê
D. Luôn luôn kèm theo xuất huyết.
216. Những biểu hiện sau là dấu hiệu tiên lượng nặng của bệnh Leptospira ngoại trừ:
A. Hội chứng ARDS
B. Suy thận cấp kéo dài
C. Xuất huyết nhiều nơi kèm giảm tiểu cầu
D. Liệt các cơ hô hấp.
217. Dấu hiệu lâm sàng gợi ý một trường hợp bệnh Leptospira:
A. Mắt xung huyết, đau cơ, vàng
B. Sốt cao, nôn vọt, cứng cổ
C. Sốt cao, đau bụng quặn, đi cầu phân lỏng nhiều lần
D.Co cứng cơ, co giật.
218. Các biện pháp dự phòng nào sau đây không phù hợp để phòng bệnh Leptospira:
A. Diệt chuột và các loài gậm nhấm khác
B. Tiêm Globulin miễn dịch cho các đối tượng có nguy cơ cao.
C. Xử dụng găng tay, ủng bảo hộ khi làm việc trong môi trường có nhiều xoắn
khuẩn
D. Tiêm phòng vắc-xin
219. Hậu quả của sự tổn thương màng các tế bào nội mô của mao mạch trong bệnh
Leptospira là:
A. Thoát dịch và tắc các mao mạch
B. Tăng huyết áp và viêm mao mạch
C. Viêm mao mạch và thoát dịch
D. Viêm mao mạch, thoát dịch và xuất huyết.
220. Những người làm các nghề nào sau đây dễ bị mắc bệnh Leptospira:
A. Công nhân vệ sinh, cán bộ thú y.
B. Công nhân dầu khí, thợ lặn
C. Công nhân bưu điện, điện lực
D. Học sinh, sinh viên ở nội trú
221. Người ta chỉ mắc bệnh Leptospira khi:
A. Tiếp xúc với bệnh nhân bị nhiễm Leptospira
B. Đi đến vùng dịch tễ của bệnh nhiễm Leptospira.
C. Ăn phải thức ăn có chứa Leptospira
D. Hít phải không khí có lẫn Leptospira
222. Để đề phòng bệnh Leptospira, những người làm việc trong môi trường có nhiều
xoắn khuẩn nên:
A. được tiêm immunglobulin miễn dịch
B. được khám sức khoẻ định kỳ
C. mang kính bảo vệ mắt
D. mang găng tay, ủng bảo hộ.
223. Cấy nước tiểu để chẩn đoán bệnh Leptospira:
A. Không có gía trị chẩn đoán
B. Chỉ có thể dương tính sau tuần đầu tiên của bệnh.
C. Chỉ có thể dương tính vào tuần đầu tiên của bệnh
D. Chỉ có thể dương tính sau tuần thứ ba của bệnh
224. Tiêm vắc-xin để phòng bệnh Leptospira
A. Chỉ có hiệu quả sau lần tiêm thứ 3.
B. Chỉ có hiệu quả sau lần tiêm thứ 5
C. Mỗi lần tiêm cách nhau 5 tuần
D. Cho thấy hiệu quả phòng bệnh còn rất thấp
225. Cách lây truyền chủ yếu trong bệnh tả là:
A. Từ người bệnh sang người lành do tiếp xúc trực tiếp
B. Gián tiếp qua nguồn nước.
C. Thức ăn không nấu chín
D. Ruồi, nhặng
226. Bệnh tả lan tràn chủ yếu do:
A. Nguồn nước bị ô nhiễm.
B. Thức ăn bị ruồi nhặng
C. Thức ăn bị dán
D. Hố xí không hợp vệ sinh
227. Nguồn bệnh chủ yếu của bệnh dịch tả là:
A. Phân và chất nôn
B. Thức ăn bị nhiễm vi khuẩn
C. Nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn
D. Người bệnh và người lành mang vi khuẩn.
Các yếu tố nguy cơ để dịch tả bùng phát ngoại trừ:
A. Trời nắng nóng
B. Nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm mặn
C. Nơi dân cư đông đúc
D.Độ ẩm môi trường cao.
228. Vi khuẩn tả gây bệnh được khi:
A. Chỉ cần ăn phải thức ăn có nhiễm vi khuẩn tả
B. Thức ăn phải có ít nhất 106 vi khuẩn.
C. Thức ăn bị nhiễm ngoài vi khuẩn tả còn phải có một số tạp khuẩn khác phối hợp
D. Ngoài vi khuẩn tả còn phải có độc tố tả trong thức ăn
229. Thức ăn nào có thể xem như an toàn ít có nguy cơ nhiễm vi khuẩn tả:
A. Nước đá
B. Rau sống
C. Mứt.
D. Trái cây
230. Vi khuẩn tả có thể dễ dàng vượt qua hàng rào dịch vị khi:
A. pH dịch vị thấp
B. Ăn một lượng lớn thức ăn để trung hòa bớt acid dịch vị.
C. Bụng đói
D. Thức ăn nóng
231. Độc tố vi khuẩn tả có tác dụng:
A. Bong tế bào niêm mạc ruột non
B. Tăng tiết nước vào trong lòng ruột non
C. Tăng thải Na+, Cl-, HCO3- .
D. Tăng tái hấp thu nước ở ruột già
232. Miễn dịch trong bệnh tả
A. Không bền.
B. Bền vững
C. Cần phải được tái nhiễm nhiều lần
D. Hiệu quả cao sau khi chủng ngừa
233. Nơi thích hợp nhất cho vi khuẩn Tả sinh sản và phát triển:
A. Ruột non
B. Tá tràng
C. Ruột non và tá tràng.
D. Ruột non và ruột già
234. Tả là một bệnh cảnh:
A. Nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân
B. Nhiễm trùng, nhiễm độc cấp đường tiêu hoá.
C. Nhiễm trùng đường tiêu hoá cấp
D. Nhiễm độc cấp dường tiêu hoá
235. Phân tả có lổn nhổn những hạt trắng như hạt gạo do:
A. Độc tố vi khuẩn
B. Xác bạch cầu đa nhân trung tính bị thoái hoá
C. Niêm mạc ruột bị bong ra
D. Chất nhầy được tiết ra từ các tế bào chế tiết ở thành ruột.
236. Lâm sàng bệnh tả không tìm thấy hình ảnh nào:
A. Nôn mữa - đi cầu xối xã - rối loạn nước điện giải
B. Nôn mữa - đi cầu xối xã - sốt - choáng kiệt nước.
C. Nôn mữa - đi cầu xối xã - tiểu ít - chuột rút
D. Nôn mữa - đi cầu xối xã phân toàn nước trắng đục mùi tanh - kiệt nước nhanh
237. Bệnh Tả gây mất nước:
A. Nhược trương
B. Đẳng trương.
C. Ưu trương
D. Nội bào
238. Choáng trong tả chủ yếu là:
A. Chóang nội độc tố
B. Rối loạn điện giải
C. Suy tuần hoàn cấp do nôn và tiêu chảy mất nước.
D. Nhiễm trùng gram (-)
239. Trên thế giới, bệnh nhiễm virus dengue chủ yếu xảy ra ở:
A. Tất cả các nước trên thế giới
B. Các nước miền bán nhiệt đới
C. Các nước miền ôn đới, nhiệt đới
D. Các nước nhiệt đới, bán nhiệt đới.
240. Lý do sau làm bệnh nhiễm virus dengue ảnh hưởng đến lớn đến xã hội, ngoại trừ:
A. Bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao.
B. Tác động đến đời sống kinh tế - xã hội
C. Hàng năm bệnh có tỷ lệ mắc cao
D. Bệnh ảnh hưởng lớn đến ngân sách quốc gia
241. Ở nước ta, bệnh do nhiễm virus dengue có mặt ở, ngoại trừ:
A. Khu vực đồng bằng sông Cửu long
B. Các tỉnh ven biển miền Trung
C. Các tỉnh miền Bắc
D. Các tỉnh có khí hậu lạnh.
242. Trong vùng dịch sốt dengue xuất huyết lưu hành, đối tượng sau đây dễ mắc bệnh
nhất, ngoại trừ:
A. Trẻ em
B. Thiếu niên
C. Thanh niên
D. Người cao tuổi.
243. Điểm nào sau đây không thuộc về virus dengue:
A. Thuộc họ Flaviviridae
B. Thuộc nhóm Arbovirus
C. Miễn dịch không bền.
D. Có miễn dịch chéo từng phần
244. Lý do nào sau đây gây khó khăn trong việc sản xuất vắc xin để chủng ngừa virus
dengue:
A. Do virus dengue không có kháng nguyên vỏ
B. Do miễn dịch chéo từng phần tạm thời trong 4 type.
C. Vì không thể nuôi cấy virus dengue
D. Vì virus đột biến rất nhanh
245. Vật chủ chủ yếu của virus dengue là:
A. Người.
B. Loài khỉ
C. Lợn
D. Muỗi Aedes egypti
246. Tác nhân lây truyền bệnh nhiễm virus dengue sống ở nhiệt tối ưu là:
A. 50C – 90C
B. 100C - 140C
C. 150C – 190C
D. 200C – 290C.
247. Đặc điểm sau thuộc về virus dengue gây sốt xuất huyết, ngoại trừ:
A. Virus tồn tại ở vật chủ tạm thời
B. Muỗi nhiễm virus có khả năng truyền bệnh khi đốt người
C. Virus lưu hành trong máu ngay sau khi muỗi đốt
D. Muỗi sẽ truyền bệnh sau khi hút máu người 1 ngày.
248. Yếu tố sau liên quan đến muỗi truyền bệnh sốt dengue xuất huyết:
A. Vectơ truyền bệnh chủ yếu là Aedes egypti.
B. Phát triển tốt vào mùa mưa lạnh
C. Trứng của vectơ tồn tại được ở nước bẩn
D. Truyền mầm bệnh ngay sau khi đốt người
249. Khi dịch sốt dengue xuất huyết xảy ra, yếu tố sau làm bùng phát dịch mạnh hơn,
ngoại trừ:
A. Mật độ dân cư cao
B. Mật độ dân cư thưa.
C. Lượng người giao lưu tăng lên
D. Nhiệt độ-độ ẩm môi trường thích hợp muỗi phát triển
250. Nơi nào sau đây ít khi chảy máu trong các trường hợp tử vong do sốt dengue xuất
huyết:
A. Dưới da
B. Niêm mạc ống tiêu hoá
C. Tổ chức dưới da
D. Não.
251. Yếu tố sau không liên quan đến tràn dịch thanh mạc gặp trong sốt xuất huyết
dengue:
A. Xuất hiện ở màng phổi
B. Xuất hiện ở màng bụng
C. Protein cao chủ yếu albumin
D. Protein thấp chủ yếu globulin.
252. Yếu tố sau đây hay gặp trong sốt dengue xuất huyết có choáng, ngoại trừ:
A. Có hiện tượng tăng thấm thành mạch.
B. Có biến đổi thành mạch máu
C. Số lượng tiểu cầu giảm
D. Tăng hematocrit trước lúc giảm tiểu cầu
253. Triệu chứng sau có thể gặp trong sốt dengue xuất huyết, nhưng không gặp trong
sốt dengue:
A. Đau sau hốc mắt
B. Hạch ức đòn chủm, trên lồi cầu (+)
C. Phát ban, xuất huyết
D.Transaminase tăng.
254. Dấu hiệu nào sau đây có thể cho là bệnh sốt dengue xuất huyết nặng:
A. Bệnh kèm rong kinh
B. Mắt – da vàng
C. Xuất huyết tiêu hoá.
D. Hematocrit tăng
255. Một bệnh nhân đang mắc sốt dengue xuất huyết, dấu hiệu nào sau đây có thể khởi
đầu của tiền choáng:
A. Nhiệt độ liên tục cao
B. Nhịp tim 100 lần / phút
C. Đau vùng gan, bụng đột ngột.
D. Trên người vã mồ hôi
256. Trên lâm sàng, để định hướng chẩn đoán sốt dengue xuất huyết cần thực hiện xét
nghiệm sau:
A. Phân lập virus
B. Hematocrite.
C. Phản ứng ngưng kết hồng cầu
D. Phản ứng cố định bổ thể
257. Xử trí ban đầu sau đây là thích hợp nhất cho một bệnh nhân nữ 18 tuổi nghi sốt
dengue xuất huyết với sốt 3805C, mạch 84 lần/phút:
A. Cho uống ORS.
B. Dùng paracetamol
C. Đắp khăn mát
D. Truyền Ringer’s lactate
258. Một bệnh nhân nữ 22 tuổi bệnh 3 ngày, được xác định sốt dengue xuất huyết độ II
có nôn và người mệt mỏi-vật vã. Cách xử trí trước mắt là thích hợp nhất:
A. Cho uống ORS
B. Truyền dịch thích hợp.
C. Cho thuốc hạ nhiệt
D. Để bệnh nhân yên nghĩ
259. Cách xử trí sau đây là thích hợp cho một trường hợp sốt dengue xuất huyết độ I, II
tại tuyến cơ sở, ngoại trừ:
A. Cho bệnh nhân uống thuốc nam
B. Cần theo dõi bệnh nhân
C. Truyền dịch khi cần thiết
D. Dùng aspirin để hạ nhiệt.
260. Tình huống sau đây trong sốt dengue xuất huyết nên cân nhắc để dùng thuốc vận
mạch:
A. Huyết áp thấp + áp lực tĩnh mạch trung tâm < bình thường
B. Huyết áp rất thấp + áp lực tĩnh mạch trung tâm ở giới hạn bình thường.
C. Thiếu máu trên lâm sàng + huyết áp thấp
D. Thiếu máu trên lâm sàng + huyết áp bình thường
261. Để phòng dịch sốt dengue xuất huyết xảy ra khi chưa có bệnh, biện pháp cộng
đồng sau có tính chủ động cao:
A. Giám sát số bệnh nhân sốt cao trong cộng đồng
B. Giám sát mật độ muỗi-bọ gậy trong cộng đồng.
C. Phân lập virus từ bệnh nhân có sốt
D. Phân lập virus ở muỗi trong cộng đồng
262. Biện pháp phòng muỗi Aedes egypty với sự tham gia của cộng đồng có tính bền bỉ
nhất:
A. Thay đổi môi trường sống của muỗi.
B. Vận động môi trường sống của muỗi
C. Tạo ra ý thức phòng bệnh tốt của con người
D. Thay đổi nơi ở của con người
263. Động tác sơ cứu chủ động để tránh sự nghiêm trọng cho cá nhân khi có dịch sốt
dengue xuất huyết xảy ra trong cộng đồng:
A. Đến trạm xá ngay khi bị sốt
B. Uống thuốc hạ nhiệt ngay khi sốt
C. Đến Bác sĩ gần nhất khi sốt
D. Uống ORS hoặc dịch thay thể khi sốt.
264. Biện pháp sau đây là có khả năng tối ưu để chặn đứng nhanh một vụ dịch sốt
dengue xuất huyết:
A. Cộng đồng tham gia vệ sinh môi trường
B. Mọi người trong cộng đồng phải ngủ trong màn
C. Mỗi hộ gia đình tự phun thuốc diệt muỗi theo hướng dẫn.
D. Cơ quan phòng dịch phun diệt muỗi
265. Khi có một vụ dịch sốt dengue xuất huyết trong cộng đồng, biện pháp tốt của
người dân để tránh thiệt hại nhân mạng.
A. Chăm sóc người nhà khi mới bệnh trước khi đến dịch vụ y tế.
B. Giáo dục cách phòng tránh bệnh cho cá nhân
C. Mọi cá thể tham gia vệ sinh môi trường tốt
D. Cần tìm kiếm dịch vụ y tế sớm nhất
266. Trong vụ dịch sốt dengue xuất huyết, biện pháp khống chế Aedes egypti khẩn cấp
tốt nhất là:
A. Phun diệt ở vùng có mật độ muỗi cao
B. Phun diệt trong nhà, ngoài vườn toàn bộ vùng dịch.
C. Vệ sinh môi trường phải tốt hơn khi chưa có dịch
D. Tất cả mọi người ở vùng dịch ngủ trong màn tẩm hoá chất
267. Khi chưa có dịch sốt dengue xuất huyết, biện pháp phòng thường qui hiệu quả-ít
tốn kém ở cộng đồng là:
A. Dùng vắc xin đa giá để chủng ngừa
B. Thả mesocyclops
C. Cộng đồng tham gia thay đổi môi trường đều đặn.
D. Giáo dục sức khoẻ cộng đồng
268. Virut dại thuộc nhóm . . (1), ngành . . (2). .
A. (1) Rhadovirus, (2) Hantavirus
B. (1) Enterovirus (2) lysavirus
C. (1) Flavivirus (2)rhadovirus
D. (1) Rhadovirus (2) Lyssavirus.
269. Virut dại khó bị tiêu diệt bởi:
A. Khô hanh
B. Xà phòng
C. Eter
D. Cồn 700 .
270. Dại là bệnh của động vật:
A. Có máu nóng, có xương sống.
B. Hoang dã
C. Của riêng lòai chó
D. Chỉ có ở người và chó
271. Ðộng vật nào sau đây không có khả năng bị mắc dại:
A. Chồn.
B. Cáo
C. Dơi
D. Mèo
272. Ở động vật mắc dại, virut có thể truyền bệnh cho người cho đến khi:
A. Ðộng vật chết
B. Ðến giai đoạn cuối của bệnh
C. Một thời gian sau khi động vật chết.
D. Ðến khi động vật đã bị cách ly
273. Trong các vết cắn sau đây do động vật mắc dại cắn, theo bạn, vị trí nào có thời
gian ủ bệnh ngắn nhất ?
A. Ở lòng bàn chân
B. Ở cẳng chân
C. Ở mặt.
D. Ở lòng bàn tay
274. Trong những triệu chứng sau đây, triệu chứng nào là tiền triệu có giá trị của bệnh
dại:
A. Viêm tấy vùng bị cắn, kèm theo hạch vùng
B. Có cảm giác lạ ở tại chỗ và quanh vết cắn.
C. Rung giật các cơ
D. Sợ nước
275. Ở giai đọan viêm não,các triệu chứng của dại là:
A. Rất đặc biệt, có thể phân biệt được với các viêm não khác
B. Không phân biệt được với các viêm não do các virut khác.
C. Giống như bệnh nhân tâm thần phân liệt thể kích động
D. U ám, lú lẫn rồi hôn mê
276. Trong bệnh dại, bệnh nhân phản ứng rất dữ khi thấy có nước uống là vì:
A. Bệnh nhân đang bị ngộ độc nước ở não
B. Bệnh nhân bị ám ảnh nước là thuốc độc do mất trí
C. Phản xạ nuốt quá mức khi thấy nước làm bệnh nhân đau đớn, mặc dù rất khát
nước.
D. Vì bệnh nhân tăng tiết nước bọt quá nhiều
277. Cho đến nay, tiến triển của bệnh dại là:
A. Tử vong 100%.
B. Tử vong nhưng cũng có một số ca khỏi hoàn toàn
C. Tử vong ở các nước nghèo do thiếu phương tiện điều trị
D. Có thể chặn đứng ở giai đọan khởi phát khi tiêm vắc xanh kịp thời
278. Virus cúm
A. Có 3 type kháng nguyên A, B, C và cả ba đều gây thành dịch lớn
B. Có 2 kháng nguyên Hemaglutinin (H) và Neuraminidase (N).
C. Có đường kính từ 60 - 80 nm
D. Có genome gồm nhiều đoạn DNA chuỗi đơn
279. Dịch cúm
A. Thường xảy ra vào thời gian cuối thu - đầu xuân.
B. Thường xảy ra theo chu kỳ đều đặn 2-3 năm
C. Trong những năm gần đây chỉ xảy ra ở châu Á và châu Phi
D. Chủ yếu do các virus type A,B và C gây ra
280. Chẩn đoán cúm trong thực tế dựa vào:
A. Viêm long đường hô hấp trên, đau mỏi cơ khớp
B. Viêm long đường hô hấp trên và yếu tố dịch tễ
C. Triệu chứng nhiễm virus và đau mỏi cơ khớp
D. Triệu chứng nhiễm virus, ho, đau mỏi cơ khớp và yếu tố dịch tễ.
281. Đặc điểm của sốt trong bệnh cúm:
A. Xuất hiện đột ngột và tăng lên nhanh chóng trong những ngày đầu tiên.
B. Xuất hiện sau khi có viêm long đường hô hấp trên và tăng lên từ từ
C. Xuất hiện đột ngột và giảm dần trong vòng 5 ngày
D. Tăng lên từ từ, cao nhất là 400C vào ngày thứ 3-4 của bệnh
282. Đặc điểm của hội chứng đau trong bệnh cúm:
A. Đau quanh hốc mắt, vùng trán hay thái dương.
B. Đau tất cả các cơ khớp, kèm sưng nóng và đỏ
C. Đau đầu từng cơn, ngày càng tăng lên
D. Diễn tiến của nhức đầu không có liên quan với cơn sốt
283. Biện pháp phòng bệnh đơn giản nhưng hiệu quả trong những vụ dịch cúm nguy
hiểm là:
A. Tiêm phòng vaccine cho tất cả những người sống trong vùng nghi có dịch
B. Cho điều trị dự phòng bằng Amatadine cho tất cả những người sống trong vùng
nghi có dịch
C. Cho cách ly tất cả bệnh nhân nghi bị cúm.
D. Phun thuốc diệt vi-rút ở những vùng nghi có dịch
284. Vi rút gây viêm gan A và E lây truyền qua đường:
A. Tiêu hoá.
B. Máu
C. Chu sinh
D. Tình dục
285. Vi rút gây viêm gan B, C, D lây truyền qua những đường sau, ngoại trừ:
A Ghép tạng phủ
B. Máu
C. Từ mẹ sang con
D. Tiêu hoá.

You might also like