You are on page 1of 13

CÂU HỎI MINH HỌA MÔN TRUYỀN NHIỄM

(Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo)


Mã đề cương chi tiết: TCDY099

I. TRẮC NGHIỆM MỘT ĐÁP ÁN ĐÚNG


Câu 1: Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi sinh vật gây ra, gọi là ......
A. Mầm bệnh
B. Nguồn lây
C. Yếu tố nguy cơ
D. Truyền bệnh
Câu 2: Mỗi một bệnh truyền nhiễm do ..........loại mầm bệnh gây nên.
A. Một
B. Nhiều
C. Tất cả
D. Tất cả đều đúng
Câu 3: Bệnh truyền nhiễm phát triển thường có chu kỳ mà trong lâm sàng gọi là các giai đoạn
của bệnh diễn ra kế tiếp nhau bao gồm:
A. Nung bệnh, khởi phát
B. Toàn phát, lui bệnh
C. Hồi phục
D. Tất cả đều đúng
Câu 4: Sau khi mắc các bệnh truyền nhiễm, cơ thể người có đáp ứng miễn dịch dịch thể và .........
A. Qua trung gian tế bào
B. Trung gian
C. Di truyền
D. Tất cả đều đúng
Câu 5: Biến chứng của bệnh truyền nhiễm thường gặp trong ..................
A. Thời kỳ nung bệnh
B. Thời kỳ toàn phát
C. Thời kỳ hồi phục
D. Thời kỳ lui bệnh
Câu 6: Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường .............
A. Hô hấp
B. Tiêu hóa
C. Máu
D. Tình dục
Câu 7: Đặc điểm lâm sàng của bệnh bạch hầu là tổn thương chủ yếu ở ..............
A. Vùng mũi, họng, thanh quản
B. Lách
C. Gan
D. Tủy xương
Câu 8: Corynebacterium diphtheriae là thuộc loài:
A. Trực khuẩn
B. Cầu khuẩn
C. Xoắn khuẩn
1
D. Tất cả đều đúng
Câu 9: Bạch hầu thuộc nhóm vi khuẩn:
A. Gram (+)
B. Gram (-)
C. Bắt màu bất định
D. Kháng cồn
Câu 10: “Khó thở từng cơn, tăng lên khi khám hoặc kích thích” mô tả trên phù hợp với khó thở
thanh quản độ:
A. I
B. II
C. III
D. Nguy kịch
Câu 11: Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm cấp tính do ……………Yersinia pestis gây ra.
A. Trực khuẩn
B. Cầu khuẩn
C. Xoắn khuẩn
D. Phẩy khuẩn
Câu 12: Bệnh dịch hạch lây truyền chủ yếu qua đường……….
A. Máu
B. Tiếp xúc
C. Hô hấp
D. Tiêu hóa
Câu 13: Trung gian truyền bệnh dịch hạch chủ yếu là:
A. Ruồi
B. Muỗi
C. Gián
D. Bọ chét
Câu 14: Bệnh cảnh lâm sàng của bệnh dịch hạch là…………………
A. Tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nặng
B. Tổn thưong hạch đặc hiệu
C. Tổn thương phổi và một số cơ quan khác
D. Tất cả đều đúng
Câu 15: Chọn câu đúng:
A. Cúm thường gây ra nhũng vụ dịch lớn khó ngăn chặn
B. Cúm gây tác hại lớn cho nhân loại về số người mắc bệnh
C. Cúm gây ra tỷ lệ tử vong do bệnh cao
D. Tất cả đều đúng
Câu 16: Mầm bệnh gây nên bệnh cúm là:
A. Virus cúm
B. Vi khuẩn cúm
C. Ký sinh trùng cúm
D. Nấm cúm
Câu 17: Virut cúm có 3 loại kháng nguyên:
A. Kháng nguyên S
B. Kháng nguyên H

2
C. Kháng nguyên N
D. Tất cả đều đúng
Câu 18: Mọi người, mọi lứa tuổi đều nhạy cảm với cúm, đặc biệt là lứa tuổi………...
A. Thanh thiếu niên
B. Trẻ em
C. Già
D. Trung niên
Câu 19: Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do ……………gây ra
A. Virut dại
B. Vi khuẩn dại
C. Nấm dại
D. Ký sinh trùng dại
Câu 20: Bệnh dại chủ yếu lây qua đường ………….
A. Hô hấp
B. Tiêu hóa
C. Máu
D. Da và niêm mạc
Câu 21: Virut dại…………..: có độc lực mạnh, gây bệnh dại ở súc vật và người.
A. Đường phố
B. Cố định
C. Ác tính
D. Tự nhiên
Câu 22: Virut dại ………..: được dùng để điều chế vacxin vì có cùng kháng nguyên với virut dại
đường phố.
A. Đường phố
B. Cố định
C. Ác tính
D. Tự nhiên
Câu 23: Bệnh tả là bệnh truyền nhiễm cấp tính do ……….gây ra.
A. Trực khuẩn tả
B. Xoắn khuẩn tả
C. Cầu khuẩn tả
D. Phẩy khuẩn tả
Câu 24: Bệnh tả lây truyền chủ yếu qua đường………..:
A. Máu
B. Hô hấp
C. Tiêu hóa
D. Muỗi đốt
Câu 25: Bệnh tả có biểu hiện lâm sàng là………..
A. Ỉa lỏng và nôn nhiều lần
B. Nhanh chóng dẫn đến mất nước - điện giải
C. Trụy tim mạch, suy kiệt và tử vong nếu không được điều trị kịp thời
D. Tất cả đều đúng
Câu 26: Vi khuẩn tả phát triển tốt trên môi trường dinh dưỡng thường và môi trường …….
A. Acid

3
B. Kiềm
C. Trung tính
D. Tất cả đều sai
Câu 27: Leptospirosis là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do ………..Leptospira gây ra
A. Xoắn khuẩn
B. Phẩy khuẩn
C. Trực khuẩn
D. Cầu khuẩn
Câu 28: Đặc điểm lâm sàng của bệnh do Leptospira là hội chứng ………..và hội chứng tổn
thương gan, thận.
A. Tiêu lỏng dữ dội
B. Xuất huyết da niêm
C. Nhiễm khuẩn nhiễm độc toàn thân
D. Lên cơn kích động
Câu 29: Bệnh do Leptospira là bệnh của ……..lan truyền sang người, có ổ bệnh thiên nhiên.
A. Động vật
B. Người
C. Cây cối
D. Nấm mốc
Câu 30: Leptospira chịu được lạnh, và sống được lâu ở nước tới ……….
A. 3 giờ
B. 3 ngày
C. 3 tuần
D. 3 năm
Câu 31: Vàng da, vàng niêm mạc trong bệnh do Leptospirosis xuất hiện vào………..của bệnh.
A. Giờ 5-7
B. Ngày 5-7
C. Tuần 5-7
D. Năm 5-7
Câu 32: Biểu hiện lâm sàng của bệnh ho gà là……….
A. Những cơn ho dữ dội, đặc biệt
B. Sốt dao động
C. Tiêu phân lỏng
D. Tiêu ra máu
Câu 33: Nguồn bệnh ho gà là……………….:
A. Những bệnh nhân bị bệnh ho gà
B. Gia cầm
C. Động vật
D. Cây trồng
Câu 34: Bệnh ho gà lây lan mạnh nhất trong……….., khi có những biểu hiện viêm long đường
hô hấp và những cơn ho đầu tiên.
A. Giai đoạn toàn phát
B. Giai đoạn lui bệnh
C. Tuần đầu của bệnh
D. Tất cả đều sai

4
Câu 35: Sức cảm thụ của ho gà, chọn câu đúng:
A. Mọi lứa tuổi, giới, dân tộc, vùng địa lý đều có thể bị ho gà
B. Chủ yếu là trẻ em 1-6 tuổi dễ bị hơn
C. Trẻ càng ít tuổi bệnh càng nặng
D. Tất cả đều đúng
Câu 36: Lỵ trực trùng là viêm ………….cấp do vi khuẩn Shigella gây nên
A. Đại tràng
B. Dạ dày
C. Tá tràng
D. Tụy
Câu 37: Vi khuẩn lỵ thuộc nhóm………….khuẩn:
A. Xoắn
B. Phẩy
C. Cầu
D. Trực
Câu 38: Bệnh lỵ lây theo đường ………..và dễ phát thành dịch
A. Tiêu hoá
B. Hô hấp
C. Máu
D. Mẹ sang con
Câu 39: Trực khuẩn Shigella có đặc điểm:
A. Bắt màu gram (-)
B. Không vỏ, không lông
C. Không sinh nha bào
D. Tất cả đều đúng
Câu 40: Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do ………..sởi gây ra.
A. Virut
B. Vi khuẩn
C. Nấm
D. Ký sinh trùng
Câu 41: Đặc điểm của virut sởi:
A. Virut hình cầu
B. Đường kính 120-250 nm
C. Sức chịu đựng yếu
D. Tất cả đều đúng
Câu 42: Virut sởi dễ bị diệt với…………..
A. Các thuốc khử trùng thông thường
B. Ánh sáng mặt trời, sức nóng
C. Ở nhiệt độ 56°c bị diệt trong 30 phút
D. Tất cả đều đúng
Câu 43: Nguồn bệnh sởi là:
A. Người bệnh
B. Thú vật
C. Gia cầm
D. Khói bụi ô nhiễm

5
Câu 44: Muỗi ………là trung gian truyền bệnh
A. Aedes aegypti
B. Culex
C. Anophen
D. Tất cả đều sai
Câu 45: Bệnh Dengue xuất huyết có biểu hiện lâm sàng chủ yếu là
A. Tiêu lỏng dữ dội
B. Sốt cấp diễn và xuất huyết với nhiều dạng khác nhau
C. Sốt dao động
D. Tiêu ra máu
Câu 46: Nguồn bệnh Dengue xuất huyết là:
A. Bệnh nhân
B. Súc vật
C. Chim muông
D. Cây cối
Câu 47: Đặc điểm của muỗi Andes aegypti
A. Là loại muỗi vằn
B. Có nhiều ở thành phố, thị xã, sống trong nhà và ngoài trời
C. Ưa đốt người, đốt dai (đốt nhiều lần đến khi no)
D. Tất cả đều đúng
Câu 48: Bệnh quai bị lây trực tiếp bằng đường ……………..
A. Hô hấp
B. Tiêu hóa
C. Máu
D. Tiếp xúc
Câu 49: Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là viêm ……….không hoá mủ
A. Tuyến nước bọt mang tai
B. Đại tràng
C. Tai giữa
D. Tụy
Câu 50: Virut quai bị có sức đề kháng…………..
A. Kém, bị bất hoạt nhanh khi ra ánh nắng
B. Bất hoạt nhanh trong điều kiện khô nóng
C. Tồn tại lâu ở nhiệt độ thấp
D. Tất cả đều đúng
Câu 51: Nguồn bệnh quai bị là những ………đang mắc quai bị cấp tính ở tất cả các thể.
A. Động vật
B. Người
C. Cây trồng
D. Tất cả đều sai
Câu 52: Thương hàn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây bằng đường ………..
A. Tiêu hoá
B. Hô hấp
C. Tiếp xúc
D. Máu

6
Câu 53: Tên khoa học của vi khuẩn thương hàn là:
A. Flaviviridae
B. Orthomyxoviridae
C. Salmonella
D. Soluble
Câu 54: Đặc tính sinh học của Salmonella bao gồm:
A. Có lông, di động
B. Không sinh nha bào, ưa khí và kỵ khí tuỳ ngộ
C. Dễ mọc ở môi trường nuôi cấy thông thường
D. Tất cả đều đúng
Câu 55: Bài tiết Salmonella ở người bệnh chủ yếu qua đường……….
A. Phân
B. Nước bọt
C. Nước tiểu
D. Tất cả đều sai
Câu 56: Bệnh uốn ván lây qua …………..
A. Da và niêm mạc tổn thương
B. Hô hấp
C. Tiêu hóa
D. Máu
Câu 57: Nguồn bệnh uốn ván bao gồm:
A. Chủ yếu là đất
B. Vết thương của các bệnh nhân bị uốn ván.
C. Phân người và súc vật có chứa nha bào uốn ván
D. Tất cả các yếu tố trên
Câu 58: Bệnh uốn ván phát sinh được phải đủ các điều kiện:
A. Không được tiêm vacxin phòng uốn ván, hoặc được tiêm nhưng không đúng cách nên không
có miễn dịch.
B. Có vết thương ở da và niêm mạc bị nhiễm nha bào uốn ván.
C. Có tình trạng thiếu ôxy nặng nề ở vết thương đó
D. Tất cả đều đúng
Câu 59: “Lúc đầu chỉ là khó mở miệng, sau cứng hàm trở nên mạnh hơn, liên tục và không mở
ra được.” Mô tả trên phù hợp với giai đoạn nào của uốn ván:
A. Thời kỳ khởi phát
B. Thời kỳ toàn phát
C. Thời kỳ lui bệnh
D. Tất cả đều sai
Câu 60: Nhiễm khuẩn do màng não cầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do ………màng não
gây ra
A. Cầu khuẩn
B. Xoắn khuẩn
C. Trực khuẩn
D. Phẩy khuẩn
Câu 61: Cầu khuẩn màng não thuộc họ:
A. Neisseriaceae

7
B. Orthomyxoviridae
C. Salmonella
D. Soluble
Câu 62: Cầu khuẩn màng não có sức chịu đựng:
A. Chịu đựng kém với các tác động lý, hoá (50°C/5 phút, 100°C/30 giây)
B. Tia cực tím diệt vi khuẩn trong khoảnh khắc
C. Các thuốc khử trùng đều dễ diệt vi khuẩn
D. Tất cả đều đúng
Câu 63: Nguồn bệnh cầu khuẩn màng não là:
A. Người
B. Động vật
C. Cây trồng
D. Tất cả đều đúng
Câu 64: Nguồn bệnh thủy đậu là:
A. Bệnh nhân thuỷ đậu
B. Động vật
C. Cây trồng
D. Nấm mốc
Câu 65: Bệnh thủy đậu có khả năng gây nhiễm từ
A. Cuối thời kỳ nung bệnh tới khi bong vẩy
B. Chỉ thời kỳ nung bệnh
C. Chỉ giai đoạn toàn phát
D. Tất cả đều sai
Câu 66: Bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường:
A. Hô hấp
B. Tiêu hóa
C. Máu
D. Muỗi đốt
Câu 67: Sức thụ bệnh của thủy đậu:
A. Tất cả mọi người đều có thụ cảm với bệnh thuỷ đậu.
B. Lứa tuổi dễ mắc bệnh, chủ yếu là trẻ em từ 6 tháng đến 7 tuổi.
C. A, B đúng
D. A, B sai
Câu 68: AIDS:
A. Là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải HIV gây ra.
B. Làm cho cơ thể mất sức đề kháng với các vi sinh vật gây bệnh và những vi sinh vật bình
thường không gây bệnh trở thành gây bệnh.
C. Tạo ra các nhiễm trùng cơ hội, làm cho ung thư dễ phát triển và có những thương tổn do
chính HIV gây ra.
D. Tất cả đều đúng
Câu 69: Chọn câu sai. Đường lây của HIV:
A. Lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn.
B. Lây truyền qua máu và các chế phẩm của máu.
C. Lây truyền từ mẹ sang con.
D. Tất cả đều sai.

8
Câu 70: Dịch tễ học HIV:
A. Mọi người đều có thể bị bệnh, không phân biệt tuổi, giới, điều kiện tự nhiên, xã hội.
B. Tỷ lệ nhiễm bệnh khác nhau tuỳ theo từng khu vực, phụ thuộc nhiều vào phong tục, tập quán,
thói quen, tệ nạn xã hội, lối sống….
C. Đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao là gái mại dâm, bệnh nhân mắc các bệnh lây truyền qua
đường tình dục, người nghiện chích ma tuý, quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều người, người
được truyền máu nhiều lần không được sàng lọc…
D. Tất cả đều đúng
Câu 71: Phân loại giai đoạn lâm sàng nhiễm HIV ở người lớn theo WHO và Bộ Y tế Việt Nam
2011 có mấy giai đoạn:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 72: Nguồn bệnh của Virus bại liệt là:
A. Người bị bệnh bại liệt
B. Súc vật
C. Cây trồng
D. Côn trùng
Câu 73: Bệnh bại liệt lây chủ yếu bằng đường tiêu hoá thông qua tay và dụng cụ nhiễm bẩn với
vật chủ trung gian truyền bệnh là…….
A. Ruồi
B. Muỗi
C. Bọ chét
D. Tất cả đều sai
Câu 74: Tính miễn dịch của sốt bại liệt: Sau khi bị bệnh bại liệt bệnh nhân thường có miễn
dịch………….., hiếm khi mắc lại.
A. Kém bền vững
B. Bền vững
C. Yếu
D. Tất cả đều sai
Câu 75: Thể phổ biến nhất trong sốt bại liệt là:
A. Thể liệt
B. Thể không triệu chứng lâm sàng
C. Thể không liệt
D. Tất cả đều sai
Câu 76: Nhiễm khuẩn - nhiễm độc ăn uống là căn bệnh rất hay gặp, đặc biệt là ở những ………
A. Nước nghèo
B. Chậm phát triển
C. Các nước nhiệt đới
D. Tất cả đều đúng
Câu 77: Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do tụ cầu có đặc điểm:
A. Do ăn phải thức ăn đã nhiễm ngoại độc tố ruột của tụ cầu
B. Bệnh cảnh chủ yếu là nôn, ỉa lỏng, đau bụng; hầu như không sốt.
C. Diễn biến nhanh, mau bình phục.

9
D. Tất cả đều đúng
Câu 78: Tỷ lệ nhiễm Amíp cao là do:
A. Không tiêm ngừa
B. Uống nhiều rượu bia
C. Ăn rau sống, uống nước lã
D. Khí hậu nóng và ẩm.
Câu 79: Trong phân ẩm ở nhiệt độ 40oC bào nang có thể sống được:
A. 8 ngày
B. 10 ngày.
C. 12 ngày
D. 14 ngày.
Câu 80: Amíp thường gây bệnh nhiều nhất vào:
A. Mùa xuân
B. Mùa hè
C. Mùa thu.
D. Mùa đông.
Câu 81: Tại gan Amíp có thể tiết ra men:
A. Men tiêu tổ chức
B. Men huỷ hồng cầu
C. Men Pepsin
D. Men tiêu tổ chức mở
Câu 82: Đau trong áp xe gan amíp sẽ gia tăng khi:
A. Ho, hít sâu, sốt.
B. Hít sâu, ho, nằm yên.
C. Thay đổi tư thế, hít sâu, ho.
D. Nôn, sốt.
Câu 83: Tỉ lệ nhiễm sán lá gan lớn mà không có triệu chứng lâm sàng là
A. 30%
B. 50%
C. 70%
D. 90%
Câu 84: Tỉ lệ chiều dài/chiều rộng của F. hepatica là
A. 2-3/1
B. 5/1
C. 7/1
D. 9/1
Câu 85: Trong chu kỳ sinh thái của ký sinh trùng sốt rét thì người là:
A. Vật chủ chính.
B. Vật chủ phụ.
C. Vật chủ trung gian truyền bệnh.
D. Môi giới truyền bệnh.
Câu 86: Khi được truyền máu có thể giao bào của P.falciparum, người nhận máu sẽ bị:
A. Sốt rét cơn
B. Sốt rét có biến chứng.
C. Sốt rét tái phát

10
D. Không bị sốt rét
Câu 87: Chỉ số lách là tỉ lệ lách lớn ở trẻ em trong độ tuổi
A. 1 – 2 tuổi
B. 2 – 9 tuổi
C. 5 – 10 tuổi
D. 6 – 13 tuổi
Câu 88: Số lượng tiết trùng có trong một hồng cầu ở người bị nhiễm P. vivax là
A. 5000
B. 10000
C. 40000
D. 100000
Câu 89: Liều Chloroquin phosphat viên 250 mg (chứa 150 mg bazơ) điều trị sốt rét cho đối
tượng nhỏ hơn 1 tuổi trong ngày đầu tiên là
A. ½ viên
B. 1 viên
C. 2 viên
D. 3 viên
Câu 90: Liều Viên sốt rét phối hợp Arterakine hoặc CV Artecan điều trị sốt rét cho đối tượng từ
15 tuổi trở lên ngày thứ 3 là
A. ½ viên
B. 1 viên
C. 1 ½ viên
D. 2 viên
Câu 91: Leptotrombidium akamushi lưu hành chủ yếu ở
A. Nhật Bản
B. Việt Nam, Vân Nam, Ấn Độ
C. Mã lai
D. Châu Âu
Câu 92: Bệnh sốt mò lây truyền qua đường
A. Máu
B. Da niêm
C. Tình dục
D. Hô hấp
Câu 93: Biến chứng của bệnh sốt ve mò lê hệ hô hấp. Ngoại trừ:
A. Viêm phổi
B. Phế quản phế viêm
C. Tràn mủ màng phổi
D. Áp xe phổi
Câu 94: Biến chứng của bệnh sốt ve mò lên thận là
A. Viêm thận
B. Hội chứng thận hư
C. Thận đa nang
D. Suy thận mạn
Câu 95: Siêu vi viêm não Eastern equine thường gặp ở
A. Châu Mỹ, miền đông nước Mỹ

11
B. Brazil, Argentina
C. Canada
D. Nam Mỹ

II. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN ĐÚNG


1. Các biện pháp sau giúp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết:
A. Phun thuốc diệt muỗi.
B. Tiêm ngừa theo lịch
C. Thả giáp xác mesocyclops diệt loăng quăng.
D. Làm sạch nơi bùn lầy, nước đọng
E. Ngủ mùng tránh để muỗi đốt
2. Những biện pháp sau đây phù hợp với việc phòng ngừa bệnh cúm cho cộng đồng:
A. Phát hiện và cách ly sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh cúm.
B. Hạn chế tập trung sinh hoạt, hội họp đông đúc khi đang có dịch cúm.
C. Cá nhân mang khẩu trang khi đi làm việc, ngay khi nghi ngờ mình mắc bệnh cúm.
D. Chủng ngừa vaccine cho những người có thể gặp nhiều nguy cơ nếu nhiễm bệnh cúm.
E. Phân phối Amantadine và kháng sinh phổ rộng để uống phòng bệnh cúm có biến chứng cho
những người không tiêm được vaccine.
3. Các biện pháp nào liên quan đến việc phòng ngừa uốn ván rốn:
A. Tiêm VAT cho bà mẹ khi mang thai.
B. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình
C. Thủ thuật đỡ đẻ phải vô trùng
D. Chăm sóc rốn mỗi ngày
E. Tránh để băng rốn ẩm ướt vì nước tiểu và mồ hôi.
4. Biện pháp sau đây được áp dụng trong phòng ngừa bệnh bạch hầu:
A. Chủng ngừa cho các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh.
B. Uống kháng sinh dự phòng sau khi tiếp xúc
C. Cách ly bệnh nhi mắc bệnh cho đến khi sạch vi trùng
D. Vệ sinh môi trường tốt
E. Tiêm 10000 đơn vị SAD ngay sau khi tiếp xúc.

III. GHÉP CÂU


X Y
Câu 1: Các phương pháp điều trị bệnh truyền nhiễm A. Độc tố ảnh hương trực tiếp đến trung khu
hô hấp ở hành tuỷ, gây ra những biểu hiện
rối loạn hô hấp, nếu nặng có thế ngừng thở.
Câu 2: Bệnh cúm khởi phát đột ngột bằng sốt cao, nhức B. Điều trị đặc hiệu, theo cơ chế bệnh sinh
đầu, đau mõi toàn thân với những dấu hiệu hô hấp nổi bật. và điều trị triệu chứng
Câu 3: Độc tố của vi khuẩn, một mặt kích thích trực tiếp C. Cần phải làm đầy đủ các xét nghiệm
vào các thụ cảm thần kinh của niêm mạc đường hô hấp gây chẩn đoán bệnh Rubella ở các cơ sử xét
ra các cơn ho điển hình, mặt khác tác động lên hệ thần kinh nghiệm tin cậy.
trung ương. Tại đây,
Câu 4: Việc chẩn đoán nhiễm rubella ở phụ nữ mang thai D. Cúm thường gây ra những vụ dịch lớn
rất quan trọng liên quan tới quyết định đình chỉ hay giữ thai. khó ngăn chặn, gây tác hại lớn cho nhân
loại về số người mắc bệnh lẫn tỷ lệ tử vong.
12
IV. ĐÚNG – SAI
Câu 1: Để chẩn đoán một bệnh truyền nhiễm chỉ cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh
là đủ?
A. ĐÚNG B. SAI
Câu 2: Không cần tiêm vacxin phòng dại cho gia súc, đặc biệt là chó, mèo?
A. ĐÚNG B. SAI
Câu 3: Tiêm vacxin phòng dại cho một số người có nghề nghiệp tiếp xúc nhiều với súc vật như:
thú y, chăn nuôi gia súc (chó, mèo...) chuyên nghiệp v.v.?
A. ĐÚNG B. SAI
Câu 4: Bệnh sởi lây qua đường hô hấp: Lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hởi, nói chuyện v.v.
và lây gián tiếp ít gặp vì virut sởi dễ bị diệt ở ngoại cảnh?
A. ĐÚNG B. SAI

V. ĐIỀN KHUYẾT
Câu 1: Lỵ trực trùng là viêm đại tràng cấp do trực khuẩn ………………gây nên. Bệnh lây theo
đường ………………và dễ phát thành dịch.
Câu 2: Leptospirosis là bệnh…………….cấp tính, do xoắn khuẩn……………gây ra. Lây truyền
chủ yếu qua đường da, niêm mạc.
Câu 3: Bệnh nhiễm não mô cầu có nguồn bệnh duy nhất là…………, có thể là bệnh nhân hoặc
người lành mang ………….không triệu chứng.
Câu 4: Thương hàn là một bệnh ………..cấp tính, lây bằng đường tiêu hoá, do trực khuẩn
………..……… (S. typhi và s. paratyphi A, B) gây nên.

- HẾT -

13

You might also like