You are on page 1of 50

ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

-oOo-

THỰC TẬP
SINH LÝ BỆNH HỌC
VŨ ĐỨC NHÂN
TỔ 9 – LỚP Y2012.A

Niên khóa 2012 – 2018.

Năm

2014 – 2015
SHOCK CHẤN THƯƠNG THỰC NGHIỆM
1
VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH

Phần 1: Chuẩn bị:

1. Súc vật:
- Chó khỏe mạnh, nặng 8 – 10 kg.
- Thỏ khỏe mạnh, 2 – 3 kg.
2. Hóa chất:
- Dung dịch Adrenaline 0,1%.
- Dung dịch Strychnine sulfat 0,1%.
- Dung dịch Citrate 7%.
- Dung dịch NaCl 0,9%.
3. Dụng cụ:
- Bàn và dụng cụ cố định chó và thỏ.
- Dụng cụ mổ.
- Máy Kymograph băng ám khói ghi kết quả hô hấp huyết áp.
- Manometer thủy ngân.
- Bộ phận ghi hô hấp bằng trống Marey.
- Máy kích điện.

Phần 2: Mô tả thí nghiệm:

1. Dựng mô hình shock chấn thương thực nghiệm và quan sát:


Thì 1: Trên một con chó khỏe mạnh không gây mê, cố định trên bàn mổ đã được:
- Đo huyết áp trực tiếp ở động mạch cảnh.
- Ghi hô hấp trực tiếp ở khí quản qua hệ trống Marey.
- Bộc lộ thần kinh đùi và tĩnh mạch đùi.

Thì 2: Lấy các chỉ tiêu trước thí nghiệm:


- Huyết áp đọc trực tiếp trên huyết áp kế thủy ngân và đo trên băng ám khói.
- Đếm và theo dõi số lần mạch đập trong một phút.
- Theo dõi tần số và biên độ hô hấp ở ngực chó và trên băng aam1 khói.
- Xác định khả năng đáp ứng mạch máu đối với Adrenaline: tiêm 1ml
Adrenaline 0,1% vào tĩnh mạch đùi chó, theo dõi sự thay đổi của huyết áp.
- Tìm ngưỡng kích thích điện thông qua dòng điện cảm ứng, tìm ngưỡng đáp
ứng đối với thần kinh đùi.
- Quan sát toàn trạng.
2
Thì 3: Gây shock:
- Dùng vồ gỗ 700 gram đập mạnh và liên tục vào phần mềm mặt trong đùi sau
của chó (tránh gây gãy xương đùi, tránh rách da, gây chảy máu ra ngoài).
- Theo dõi các biểu hiện của chó trong quá trình đập. khi huyết áp tăng đến
mức tối đa thì dứng lại; lấy lại các chỉ tiêu huyết áp, mạch, hô hấp.
- Tiếp tục đập đén lúc huyết áp còn 60 – 40 mmHg thì dừng lại; lấy lại các chỉ
tiêu trên lần thứ 2.
- Sau đó tiếp tục đập cho đến khi huyết áp còn 20mmHg thì dừng lại, quan sát
toàn trạng và mổ quan sát.
Thì 4: Quan sát:
- Toàn trạng.
- Ổ dập nát.
- Mổ bụng quan sát: màu sắc các phủ tạng, mạch máu mạc treo, hệ thống mạch
máu ở bụng.
2. Đặt giả thiết: từ những kết quả quan sát được, sơ bộ đưa ra những giả thiết về
cơ chế bệnh sinh của shock chấn thương trên con vật.
3. Chứng minh cơ chế bệnh sinh của shock chấn thương:
Thì 1: Tác dụng tinh chất cơ:
- Thỏ được cố định trên bàn mổ, ghi huyết áp, hô hấp.
- Tiêm vào tĩnh mạch rìa tai thỏ 2ml dung dịch tinh chất cơ (gồm 3 gram thị
thỏ nghiền nát với 5ml nước muối sinh lý, lọc lấy dịch).
- Quan sát sự thay đổi huyết áp, hô hấp và tòan trạng.
Thì 2: Tiêm liều chết Strychnine
- Chọn hai thỏ A và B tương đương với nhau về trọng lượng.
- Thỏ A để bình thường, sau đó tiêm liều chết Strychnin (từ 1 đến 1,25 mg/kg)
vào mặt trong của đùi sau.
- Thỏ B gây một ổ dập nát ở phần mềm của đùi sau tương tự ổ dập nát ở đùi
chó khi gây shock chấn thương. Sau đó, tiêm liều chết Strychnin liều giống
thỏ A vào giữa ổ dập nát của thỏ B.
- Quan sát, theo dõi, so sánh phản ứng giữa hai thỏ A và B khi cùng nhận một
liều chết Strchnin như nhau.
Thì 3: Kích thích điện
- Trên một con thỏ khỏe mạnh, cố định trê bàn mổ, bộc lộ hần kinh hông to.
Dùng dòng điện kích thích vào đầu hướng tâm của dây thần kinh. Theo dõi
huyết áp, hô hấp và toàn trạng.

Phần 3: Phân tích kết quà và giải thích cơ chế:


3
1. Dựng mô hình shock chấn thương thực nghiệm và quan sát kết quả:

Đáp ứng với Ngưỡng


Chỉ tiêu Huyết
Mạch Hô hấp adrenaline kích Toàn
thí áp
(lần/phút) (lần/phút) 0,1% thích trạng
nghiệm (mmHg)
(mmHg) điện (V)

Trước
Nằm
thí 92 160 60 240 0,9
im
nghiệm

Kết quả
thí Dãy
140 210 80
nghiệm dụa
lần 1

Kết quả Mạch


50
thí nhanh, Nằm
60 (thở 60 150V
nghiệm nhỏ, khó im
nông)
lần 2 bắt

Ổ dập nát:
- Khu trú, sưng to, phù nề, suyng huyết.
- Tụ máu ít 50mL.
- Mô phù nề, cơ phù nề.
- Mô lành và mô tổn thương có ranh giới hạn rõ.
- Tụ máu bầm tím, tổ chức dưới da dập nát.
Mổ bụng quan sát:
- Mạc treo ứ máu, do rối loạn huyết động học.
- Tĩnh mạh chủ dưới căng phồng, ứ máu.
- Động mạch chủ xẹp.
- Các cơ quan khác như gan thì ứ máu sung huyết.
Đặt giả thiết:
Chó khỏe mạnh bình thường khi tiêm adrenaline 1/10.000 thì sẽ gây tăng mạch,
huyết áp, và hô hấp.
Khi tạo một ổ dập nát ở mặt trong sau đùi chó thì ổ dập nát sẽ chứa các thành
phần bị dập nát: thần kinh, mạch máu và cơ:
- Mạch máu dập nát gây mất máu, 50mL. Tuy nhiên thể tích máu của chó
khoảng 800mL (đối với chó nặng 10kg). Như vậy chó chỉ mất <10% thể tích
=> không gây shock được.

4
- Cơ dập nát gây thoát các sản phẩm chuyển hóa, chất gây độc của tế bào (ví
dụ là ion kali, myoglobin,…) xâm nhập vào tuần hoàn có gây shock dẫn đến
tử vong? Kiểm chứng bằng thí nghiệm tiêm tinh chất cơ và tiêm liều gây chết
strychnine cho thỏ ở thí nghiệm dưới.
- Thần kinh dập nát bị kích thích đi vào vòng xoắn bệnh lý => tử vong ???.
2. Chứng minh cơ chế bệnh sinh của shock chấn thương:
Thí nghiệm 1:
Quan sát thấy huyết áp giảm, hô hấp bình thường, thỏ nằm im, tỉnh. Sau một thời
gian các chỉ số quay trở lại bình thường.
Như vậy tinh chất cơ không gây chết, chỉ tham gia gây kích thích tăng hay giảm
huyết áp, sau đó cơ thể thải trừ được hết tinh chất cơ, trở lại bình thường.
Kết luận: Tuy tinh chất cơ là chất độc của cơ thể nhưng muốn gây chết cho con
vật phải phụ thuộc vào liều có khả năng gây chết. Ở đây lượng tinh chất cơ không
đủ mạnh để gây chết cho con vật.
Thí nghiệm 2:
Thỏ A chết trước thỏ B.
Như vậy với cùng một liều gây chết Strychnine nhưng khác nhau về đường vận
chuyển: đối với thỏ A là mặt trong đùi (lành lạnh, không có tổn thương), đối với thỏ
B là ổ dập nát. Do đó, rhỏ A chết trước thỏ B vì ở thỏ B nhờ có ổ dập nát đã phong
tỏa bớt không cho chất độc strychnine xâm nhập vào tuần hoàn cơ thể ngay như ở
thỏ A.
Kết luận: Strychnine với liều đủ gây tử vong nhưng tùy vào đường vận chuyển
trong cơ thể mà gây chết nhanh hay chậm.
Thí nghiệm 3:
Kích thích điện ban đầu đều gây hạ tất cả các chỉ số mạch, huyết áp, hô hấp.
Nếu ngừng lại lập tức thì mọi chỉ số được khôi phục về lại giá trị bình thường.
Nếu tiếp tục kích thích không ngừng, con vật tử vong.
Mô hình vòng xoắn bệnh lý:

5
ĐAU

Kích thích/ức chế


TKTW và thể dịch

Rối loạn tuần hoàn

Rối loạn huyết động

Shock/ Tử vong
Kết luận: Đau cũng là yếu tố gây tử vong.

TỔNG KẾT:

Trong shock chấn thương, sau loại trừ tử vong do mất máu, các nguyên nhân
khác có thể là:
1. Chất độc tùy thuộc vào liều và đường xâm nhập.
2. Đau.

6
2–1 RỐI LOẠN HÔ HẤP – GÂY NGẠT THỰC NGHỆM

Phần 1: Chuẩn bị:

1. Súc vật: Thỏ khỏe mạnh, 2 – 3 kg.


2. Hóa chất:
- Dung dịch NH3 đậm đặc.
- Dung dịch Acid lactic 3%.
- Dung dịch Citrate 7%.
- Dung dịch Bicarbonate 10%.
- Thuốc tê Lidocain.
3. Dụng cụ:
- Bàn và dụng cụ cố định thỏ.
- Dụng cụ mổ.
- Máy Kymograph băng ám khói ghi kết quả hô hấp huyết áp.
- Manometer thủy ngân.
- Bộ phận ghi hô hấp bằng trống Marey.
- Pince Kocher.
- Ống thủy tinh ba nhánh.

Phần 2: Mô tả thí nghiệm:

Thì 1:
- Cố định thỏ trên bàn mổ.
- Bộc lộ động mạch cảnh để ghi huyết áp, bộc lộ khí quản ghi hô hấp, chú ýe
quan sát tần số và biên độ hô hấp, màu sắc da và niêm mạc thỏ.
Thì 2:
- Cho thỏ ngửi ammoniac (NH3) đậm đặc trong 2 – 3 giây.
- Quan sát hô hấp (lần 1).
- Gây tiêm niêm mạc mũi thỏ, đợi vài phút rồi cho ngửi lại ammoniac đậm đặc
như trên, đồng thời quan sát hô hấp (lần 2) và so sánh với lần 1.
Thì 3:
- Tiêm acid lactic 3% x 2mL vào tĩnh mạch rìa tai thỏ, quan sát hô hấp (lần 3).
- Khi hô hấp trở về bình thường, tiếp tục bơm dung dịch bicarbonate (NaHCO3)
10% x 10mL vào tĩnh mạch rìa tai thỏ, quan sát hô hấp (lần 4) và so sánh với
lần 3.

7
Thì 4: Gây ngạt thực nghiệm
- Đặt ống thủy tinh ba nhánh, một nhánh thông với trống Marey, một nhánh
thông với khí trời, một nhánh đặt trong khí quản.
- Dùng pince Kocher kẹp nhánh thông khí trời.
- Quan sát hô hấp và mọi biểu hiện của tho (giãy giụa, da niêm mạc mũi, ỉa đái
tự động,…) trong quá trình gây ngạt.

Ghi chú: Hình vẽ về biểu đồ biên độ và tần số của hô hấp.

2 (1): Hít vào.


(2): Thở ra.
1 (3): Biên độ (nông/sâu).
(4): Tần số (nhanh/chậm).
4 3

Phần 3: Kết quả - Phân tích kết quả và Giải thích cơ chế

Thì 1:
Quan sát tần số và biên độ hô hấp: đều cả về tần số và biên độ

Quan sát màu sắc da và niêm mạc mũi thỏ: hồng hào.
Thì 2:
1. Cho thỏ ngửi ammoniac đậm đặc:
Quan sát tần số và biên độ hô hấp: lúc đầu thỏ ngưng thở khoảng vài giây, sau
đó thở nhanh và sâu, sau cùng thì hô hấp được hồi phục về lại bình thường.

NH3

Quan sát huyết áp bình thường.


Quan sát màu sắc da và niêm mạc mũi thỏ: hồng hào.
2. Gây tê niêm mạc mũi thỏ bằng Lidocin, sau đó cho ngửi lại ammoniac đặc:
Quan sát tần số và biên độ hô hấp: đều cả về tần số và biên độ
8
Lidocain NH3 đậm đặc

Quan sát huyết áp bình thường.


Quan sát màu sắc da và niêm mạc mũi thỏ: đỏ.
Thì 3:
1. Tiêm tĩnh mạch rìa tai thỏ acid lactic 3%.
Quan sát tần số và biên độ hô hấp: lúc đầu thở nhanh và sâu, sau đó hô hấp được
hồi phục về lại bình thường.

Acid lactic 3%

Quan sát huyết áp bình thường.


Quan sát màu sắc da và niêm mạc mũi thỏ: hồng hào.
2. Tiêm tĩnh mạch rìa tai thỏ bicarbonate 10%:
Quan sát tần số và biên độ hô hấp: thở chậm và nông, sau đó hô hấp được hồi
phục về lại bình thường.

Bicarbonate 10%
Quan sát huyết áp bình thường.
Quan sát màu sắc da và niêm mạc mũi thỏ: hồng hào.
Thì 4:
Lúc đầu niêm mạc mũi, da của thỏ vẫn hồng hào.
Thỏ bắt đầu tăng hô hấp: co kéo cơ hô hấp phụ, co kéo cánh mũi nhưng niêm mạc
mũi thỏ vẫn hồng hào. Biểu đồ hô hấp tăng cả tần số và biên độ, sau đó tăng thì hít
vào; huyết áp tăng lên 100mmHg.
9
Thỏ tăng hoạt động thở ra: thỏ bắt đầu giãy giụa dữ dội, cánh mũi phập phồng và
hô hấp cả bằng miệng; sờ thấy cơ thể gồng cứng, tiêu tiểu không tự chủ. Biểu đồ hô
hấp thấy tăng hoạt động thở ra; huyết áp bắt đầu tụt dần xuống 20mmHg.
Thỏ nằm im, bắt đầu thở chậm, lâu lâu thở lấy hơi cuối cùng (ngáp cá), xong
ngưng thở. Biểu đồ hô hấp giảm về biên độ và tần số chậm dần; huyết áp tụt nhanh
dần về 0mmHg.

(3’) (3’’)

(1) (2) (3)


Gây ngạt

Ghi chú: (1): Giai đoạn hưng phấn. (2): Giai đoạn ức chế.
(3’): Ngáp cá. (3’’): Ngưng thở.
(3); Giai đoạn suy kiệt.

Phần 4: Phân tích kết quả và giải thích cơ chế.

1. Thí ghiệm ngửi ammoniac đậm đặc:


Ammoniac đậm đặc kích thích niêm mạc thỏ là bộ phận cảm thụ của cung phản
xạ gây phản xạ úc chế trung tâm hô hấp của thỏ, làm thỏ ngưng thở. Sau khi
ammoniac được chuyển hóa thải trừ hết thì hô hấp được khôi phục về lại bình
thường.
Khi gây tê niêm mạc mũi thỏ bằng lidocain thì đã tác động vào niêm mạc mũi
thỏ gây cắt đứt đường dẫn truyền của cung phản xạ (ức chế bộ phận thụ cảm) cho
nên khi cho thỏ ngửi tiếp ammoniac đậm đặc thì thỏ không có phản ứng ngưng thở.
Kết luận: Yếu tố thần kinh tham gia điều hòa hô hấp.
2. Thí nghiệm tiêm acid lactic 3% và bicarbonate 10%:
Acid lactic la một acid mạnh khi vào cơ thể sẽ bị chuyển hóa thành acid yếu; nên
khi tham gia tuần hòa thì gây giảm pH máu làm hoạt hóa hệ đệm tham gia hoạt
động:
RCOOH + NaHCO3 => RCOONa + CO2 + H2O.

10
CO2 được tạo ra làm tăng PaCO2 máu làm kích thích trung tâm hô hấp gây
thở nhanh sâu để thải trừ CO2 (biên độ và tần số tăng).
Bicarbonate là một base yếu khi vào cơ thể làm tăng pH máu nên ức chế trung
tâm hô hấp gây thở chậm nông (biên độ và tần số giảm).
Kết luận: Yếu tố thể dịch tham gia điều hòa hô hấp.
3. Thí nghiệm gây ngạt:
Cơ chế bệnh sinh của quá trình diễn tiến ngạt gồm 3 giai đoạn: giai đoạn hưng phấn,
giai đoạn ức chế, và giai đoạn suy kiệt.
3.1. Giai đoạn hưng phấn: diễn tiến xảy ra nhanh, ngắn.
Vừa kẹp khí quản, do không có sự thông khí phổi, đặc điểm khí máu động
mạch có nồng độ carbonic tăng, oxygen giảm.
Biểu hiện bệnh sinh là trung tâm hô hấp và trung tâm vận mạch ở trạng thái
kích thích tăng hoạt động. Triệu chứng lâm sàng là thở nhanh, sâu, tăng nhịp tim
và tăng huyết áp.
Yếu tố kích thích trung tâm hô hấp là do nồng độ carbonic tăng.
Hậu quả tăng thông khí gây tăng thải carbonic, nồng độ carbonic máu giảm,
biểu hiện giảm thông khí. Nồng độ oxygen máu giảm gây thiếu oxy mô, hoạt
động thần kinh biểu hiện trạng thái lo lắng và có phản ứng hưng phấn tăng phản
xạ vận động như giãy giụa các chi, la hét, tăng co bóp cơ bàng quàng và cơ thành
ruột gây tiểu tiểu vương vãi.
3.2. Giai đoạn ức chế:
Tiếp tục gây ngạt, nồng độc carbonic trong máu càng tăng cao, oxygen máu
càng giảm.
Biểu hiện bệnh sinh là giảm hoạt độn của trung tâm hô hấp và trung tâm vận
mạch. Triệu chứng lâm sàng là giảm hô hấp về biên độ và tần số, huyết áp giảm.
Yếu tố gây giảm hoạt động trung tâm hô hấp là do nồng độ carbonic máu quá
tăng gây giảm pH máu và tế bào, ảnh hưởng hoạt động chuyển hóa tế bào gây ức
chế hoạt động trung tâm điều hòa hô hấp.
Cuối giai đoạn ức chế, nồng độ oxygen máu giảm nhiều và nồng độ carbonic
máu quá cao làm các tế bào vỏ não ở tình trạng ức chế, các trung tâm dưới vỏ
thoát ức chế, triệu chứng lâm sàng là xuất hiện ngáp cá (tức là cố đẩy carbonic
ra ngoài, lấy oxygen từ không khí vào bên trong), nằm im, tiêu tiểu không tự chủ.
3.3. Giai đoạn suy kiệt:
Xét nghiệm máu nồng độ carbonic máu cao, oxygen máu giảm trầm trọng,
pH máu giảm, acid lactic tăng.
11
Biểu hện bệnh sinh là sự suy kiệt cơ thể, huyết áp bằng không, ngưng thở kéo
dài, mất phản xạ cân cơ, đồng tử giãn.
Cơ chế bệnh sinh là thiếu oxy làm giảm chuyển hóa tế bào và chuyển hóa ở
tình trạng yếm khí gây tăng acid lactic và carbonic máu cao làm tăng acid
carbonic, suy kiệt năng lượng, tổn thương tế bào.
Kết thúc bệnh lý là ngưng thở kéo dài và tử vong.

12
2–2 RỐI LOẠN HÔ HẤP – PHÙ PHỔI CẤP

Phần 1: Chuẩn bị:

1. Súc vật: Chó khỏe mạnh, 10 kg.


2. Hóa chất:
- Dung dịch nitrat bạc 0,5%.
- Dung dịch Citrate 7%.
3. Dụng cụ:
- Bàn và dụng cụ cố định chó.
- Dụng cụ mổ.
- Máy Kymograph băng ám khói ghi kết quả hô hấp huyết áp.
- Manometer thủy ngân.
- Bộ phận ghi hô hấp bằng trống Marey.
- Ống nghe.

Phần 2: Mô tả thí nghiệm:

Thì 1:
- Cố định chó khỏe trên bàn mổ.
- Bộc lộ động mạch cảnh ghi huyết áo và khí quản ghi hô hấp.
- Cắt sạch lông ngực chó.
Thì 2:
- Nghe tiếng thở của phổi bằng ống nghe.
- Tiêm 10mL dung dịch nitrat bạc 0,5% vào tĩnh mạch đùi chó,
- Khẩn trung và liên tục theo dõi tiếng rì rào phế nang từ hai đáy phổi, tiếng
thở bất thường của chó và bọt hồng trào ra từ khí quản.
Thì 3:
- Mổ quan sát đại thể, nhất là hai lá phổi.

Phần 3: Kết quả

Quan sát và nghe phổi:


- Trước khi tiêm, rì rào phế nang êm dịu hai phế trường.
- Sau khi tiêm, có tiếng ran ẩm và bọt hồng trào ra từ khí quản.

13
- Tiếng ran ẩm bắt đầu nghe từ đáy phổi và có chiều hướng tăng lên như hiện
tượng “thủy triều”.
- Con vật lúc này thở nông, nhanh và gấp, cố gắng thở.
- Lúc đầu khi vừa tiêm thì mạch và huyết áp tăng nhưng sau đó giảm dần và từ
từ con vật tử vong.
Mổ ngực thám sát hai lá phổi:
- Phổi sung huyết, căng bóng và có hiện tượng “gan hóa” ở phần thấp (thấy dai,
cứng chắc và không có tiếng lép bép khi bóp), ở phần cao ít hơn (sờ mềm,
còn tiếng lép bép).
- Cắt một miếng nhu phổi một nửa còn lành, một nửa đã bị tổn thương ngâm
vào cốc nước, thấy phần tổn thương chìm xuống, còn phần lành thì nổi trên
bề mặt.

Phần 4: Phân tích kết quả và giải thích cơ chế.

Dung dịch AgNO3 0,5% là một chất oxi hóa mạnh theo đường máu tới phổi gây
tổn thương: phá lưới mao mạch phổi, làm xuất huyết tràn vào phế nang, làm giảm
diện khuếch tán, dày àng trao đổi khí, hiệu số khuếch tán âm, carbonic không thoát
ra ngoài được, tăng carbonic máu tăng nên kích thích trung tâm hô hấp gây thở
nhanh, nông. Tuy nhiên không đưa được khí vào mà lại tạo nên bọt hồng tràn ra
ngoài khí quản, tiếng rên ẩm. Ngoài ra máu phân bố ở phần thấp của phổi nhiều hơn
so với phần trên.

14
3 RỐI LOẠN TIÊU HÓA

Phần 1: Chuẩn bị:

1. Súc vật: Chó khỏe mạnh, 10 kg.


2. Hóa chất:
- Dung dịch NaCl 0,9%.
- Dung dịch AgNO3 1%.
- Dung dịch Citrate 7%.
- Thuốc mê Thiopental.
3. Dụng cụ:
- Bàn và dụng cụ cố định chó và thỏ.
- Dụng cụ mổ.
- Máy Kymograph băng ám khói ghi kết quả hô hấp huyết áp.
- Manometer thủy ngân.
- Bộ phận ghi hô hấp bằng trống Marey.

Phần 2: Mô tả thí nghiệm:

VIÊM RUỘT CẤP THỰC NGHIỆM


- Chó được gây mê, cố định trên bàn mổ.
- Mổ bụng tìm đoạn hỗng tràng có hệ mạch máu mạc treo phong phú nguyên
vẹn.
- Dung chỉ chắc phân thành ba đoạn ruột liên tiếp dài bằng nhau (10 – 15cm)
nhưng biệt lập nhau, được nuôi dưỡng như nhau, đánh dấu ba đoạn đó.
- Tiêm vào bên trong các đoạn ruôt:
o Đoạn 1: dung dịch NaCl 0,9% x 10mL nóng ở 700C.
o Đoạn 2: dung dịch NaCl 0,9% x 10mL ở nhiệt độ bình thường (trong
phòng thí nghiệm).
o Đoạn 3: dung dịchh AgNO3 1% x 10mL.
- Đóng thành bụng. Sau 45 phút mổ bụng: quan sát bên ngoài, bên trong, dịch
chứa trong mỗi đoạn ruột thí nghiệm. Mô tả, so sánh với đoạn chứng, phân
tích cơ chế.

Phần 3: Kết quả

15
Đoạn 1 Đoạn 2 (chứng) Đoạn 3

Đỏ, sung huyết


Đỏ, sung huyết (+).
Màu sắc Hồng hào tự nhiên. (+++). Mạch nổi
Mạch nổi rõ.
rõ.

Độ căng bóng Căng bóng (+). Ít căng/ xẹp. Căng bóng (+++).

Lượng dịch Dịch trong lượng từ Dịch trong rất ít Dịch đục trắng sữa
tiêu hóa 10 – 20mL (<2mL). nhiều (>20mL).

Nhu động ruột Không có Có Không có

Lớp kết tủa màu


Trơn láng, mịn,
Sung huyết, thô dày, trắng sữa, thô dày,
không dày, không
Niêm mạc ruột phù nề, có tổn thương phù nề, dưới tổn
đỏ sung huyết,
sâu. thương sâu có xuất
hồng hào tự nhiên.
huyết.

Phần 4: Phân tích kết quả và giải thích cơ chế.

Đoạn 2 là đoạn chứng vì thực chất tiêm dung dịch NaCl 0,9% ở nhiệt độ phòng
bình thường là dung dịch muối đẳng trương, do đó không gây ảnh hưởng gì đến
đoạn ruột về cấu trúc và chức năng sinh lý.
Đoạn 1 bị viêm tổn thương bởi tác nhân vật lý (nhiệt độ) bằng dung dịch NaCl
0,9% đun nóng 700C gây nên các tổn thương cấu trúc và rối loạn chức năng sinh lý
của đoạn ruột.
Đoạn 3 bị viêm tổn thương bởi tác nhân hóa học bằng dung dịch AgNO3 0,5%
vốn là chất oxy hóa mạnh gây nên các tổn thương cấu trúc và rối loạn chức năng
sinh lý của đoạn ruột.
Kết luận: có sự rối loạn về cấu trúc và chức năng sinh lý khi có quá trình viêm
xảy ra ở ống tiêu hóa.

16
4 SHOCK MẤT MÁU

Phần 1: Chuẩn bị:

1. Súc vật: Chó khỏe mạnh, nặng 8 – 10kg.


2. Hóa chất:
- Thuốc mê Thiopental.
- Dung dịch NaCl 0,9%.
3. Dụng cụ:
- Bàn mổ và dụng cố định con vật.
- Bộ đồ mổ bộc lộ động mạch cảnh, khí quản.
- Kymograph băng ám khói ghi kết quả diễn tiến hô hấp, huyết áp.
- Manometer thủy ngân.
- Bộ phận ghi hô hấp bằng trống Marey.
- Đồng hồ.

Phần 2: Mô tả thí nghiệm:

Bước 1: Gây mê chó; bộc lộ động mạch cảnh, khí quản; đặt đường truyền
NaCl 0,9% ở tĩnh mạch đùi chó. Lấy các chỉ tiêu trước thí nghiệm: mạch (lần/phút),
huyết áp (mmHg), hô hấp (làn/phút), số giọt nước tiểu (giọt/phút x 5 phút) và quan
sát toàn trạng để làm kết quả chứng.
Bước 2: Thí nghiệm lấy 10% lượng máu (tổng lượng máu của con vật bằng
1/13 đến 1/14 trọng lượng cơ thể). Theo dõi mạch (nhịp/phút), huyết áp (mmHg),
hô hấp (nhịp/phút), số giọt nước tiểu mỗi phút. Chú ý rút máu từ từ.
Bước 3: Thí nghiệm lấy 40% lượng máu (tổng lượng máu của con vật bằng
1/13 đến 1/14 trọng lượng cơ thể). Chú ý rút máu từ từ và theo dõi chặt chẽ mạch,
huyết áp (đặc biệt khi xuống 30 – 60 mmHg), hô hấp, số giọt nước tiểu mỗi phút.

Phần 3: Kết quả:

17
Nước tiểu (giọt/phút x 5
M HA HH phút) TT NX
1 2 3 4 5

TTN 100 130 20 14 14 14 14 14 Mê Ch

MM10% 180 130 20 9 10 9 10 10 Mê BT

Nhanh,
36 RLTH
nhỏ,
MM40% 60 nhanh, 0 0 0 0 0 Mê
khó RLTN
sâu
bắt

Ghi chú: HA = huyết áp (mmHg) HH = hô hấp (nhịp/phút)


M = mạch (nhịp/phút) TT = toàn trạng
NX = nhận xét TTN = trước thí nghiệm
Ch = Chứng BT = bình thường
MM10% = Mất máu 10% MM40%= mất máu 40%

Phần 4: Phân tích kết quả và giải thích cơ chế:

Theo lý thuyết: Shock do mất máu

THỂ TÍCH MÁU


ĐỘ HUYẾT ÁP MẠCH HÔ HẤP Ý THỨC
MẤT

Độ <15% <100 Bình Bình


Bình thường
I (<750mL) lần/phút thường thường

Tăng
Độ 15 – 30% Bình thường >100 Lo lắng,
II (750 – 1500mL) hoặc giảm it lần/phút 20 – 30 kích động.
lần/phút

Tăng Kích
Độ 30 – 40% HA tâm thu >120 thích, vật
III <90mmHg lần/phút 30 – 40 vã. Lơ
(1500 – 2000mL)
lần/phút mơ.

>40% Hôn mê
Độ HA tâm thu >120 Suy hô
=> tử
IV (>2000mL) <10mmHg lần/phút hấp nặng
vong

18
5 RỐI LOẠN TIẾT NIỆU

Phần 1: Chuẩn bị

1. Súc vật: Chó khỏe mạnh, nặng 8 – 10kg.


2. Hóa chất:
- Thuốc mê Thiopental.
- Dung dịch NaCl 0,9%.
- Dung dịch Glucose 5% và 30%.
- Dung dịch Adrenaline 1/100.000 và 1/10.000.
- Dung dịch Citrate 7%.
3. Dụng cụ:
- Bàn mổ và dụng cố định con vật.
- Bộ đồ mổ bộc lộ động mạch cảnh, khí quản, niệu quản.
- Hai ống thông niệu quản.
- Kymograph băng ám khói ghi kết quả diễn tiến hô hấp, huyết áp.
- Manometer thủy ngân.
- Bộ phận ghi hô hấp bằng trống Marey.
- Đồng hồ.

Phần 2: Mô tả thí nghiệm:

Bước 1: Gây mê chó; bộc lộ động mạch cảnh, khí quản và niệu quản; đặt ống
thông niệu quản; đặt đường truyền NaCl 0,9% ở tĩnh mạch đùi chó. Lấy các chỉ tiêu
trước thí nghiệm: mạch (lần/phút), huyết áp (mmHg), hô hấp (làn/phút), số giọt nước
tiểu (giọt/phút x 5 phút) và quan sát toàn trạng để làm kết quả chứng.
Bước 2: Thí nghiệm tiêm 10mL dung dịch Glucose 5% vào tĩnh mạch đùi
chó. Lấy lại các chỉ tiêu trên.
Bước 3: Thí nghiệm tiêm 10mL dung dịch Glucose 30% vào tĩnh mạch đùi
chó. Lấy lại các chỉ tiêu trên.
Bước 4: Thí nghiệm tiêm 2mL dung dịch Adrenaline 1/100.000 vào tĩnh mạch
đùi chó. Lấy lại các chỉ tiêu trên.
Bước 5: Thí nghiệm tiêm 2mL dung dịch Adrenaline 1/10.000 vào tĩnh mạch
đùi chó. Lấy lại các chỉ tiêu trên.

Phần 3: Kết quả:

19
Nước tiểu (giọt/phút x 5 phút)
M HA HH TT NX
1 2 3 4 5

TTN 100 130 20 14 14 14 14 14 Mê Ch

G5% 100 130 20 14 15 14 14 14 Mê BT

G30% 100 130 20 25 29 22 16 14 Mê RLTN

RLTH
Al 120 140 22 16 15 14 14 14 Mê
RLTN

RLTH
Ađ 150 180 25 2 3 16 15 14 Mê
RLTN

Ghi chú: HA = huyết áp (mmHg) HH = hô hấp (nhịp/phút)


M = mạch (nhịp/phút) TT = toàn trạng
NX = nhận xét TTN = trước thí nghiệm
G5% = Glucose 5% G30% = Glucose 30%
Al = Adrenalien 1/100.000 Ađ = Adrenaline 1/10.000
Ch = Chứng BT = bình thường
RLTH = rối loạn tuần hoàn RLTN = rối loạn tiết niệu

Phần 4: Phân tích kết quả và giải thích cơ chế:

1. Khi tiêm 10mL dung dịch Glucose 5% vào tuần hoàn: là tiêm vào tuần hoàn
0,5gr Glusoce và 10mL dung dịch:
+ Kết quả thí nghiệm các chức năng tuần hoàn, hô hấp, tiết niệu đều bình thường.
Chứng tỏ 0,5gr Glucose và 10mL dung dịch vào tuần hoàn là yếu tố chưa gây rối
loạn hoạt động chức năng sinh lý cơ thể.
+ Cơ chế: 0,5gr Glucose và 10mL dung dịch vào tuần hoàn là yếu tố chưa gây rối
loạn hoạt động chức năng sinh lý cơ thể là do:
- Dựa vào cơ chế khả năng tái hấp thu Glucse bị giới hạn bởi ngưỡng tái hấp
thu Glucose của tế bào ống thận:
o Nếu nồng độ Glucose trong dịch lọc dưới ngưỡng tái hấp thu của tế bào
ống thận thì sẽ được tái hấp thu hết.
o Nếu nồng độ Glucose trong dịch lọc vượt quá ngưỡng tái hấp thu của
tế bào ống thận thì phần không bị tái hấp thu sẽ bị giữ lại trong dịch lọc
để thải ra ngoài. Lượng Glucose dư trong dịch lọc thải sẽ làm tăng áo
20
suất thẩm thấu dịch lọc gây giữ nước trong lòng ống thận làm tăng
lượng nước tiểu được thải ra.
- Khi tiêm 10mL dung dịch Glucose 5% vào tĩnh mạch đùi nghĩa là làm số
lượng Glusoce trong máu tăng them 0,5gr và thể tích dịch tuần hoàn tăng thê
10mL:
o Khi nồng độ Glucose máu tăng, nồng độ Glucose dịch lọc qua thận
cũng tăng nhưng không vượ quá khả năng tái hấp thu Glucose của tế
bào ống thận, nên được tái hấp thu hết. kết quả áp suất thẩm thấu trong
dịch lọc của ống thận không thay đổi, không thay đổi số lượng nước
tiểu.
o Khi them 10mL dung dịch vào tuần hoàn, số lượng tuần hoàn có tăng
them làm lượng dịch lọc qua thận cũng tăng nhưng không đáng kể và
nhờ hoạt động điều hòa mức lọc cầu ống thận làm cho lượng nước tiểu
cũng không thay đổi.
2. Khi tiêm 10mL dung dịch Glucose 30% vào tuần hoàn: là tiêm vào tuần hoàn
3gr Glusoce và 10mL dung dịch:
+ Kết quả thí nghiệm các chức năng tuần hoàn, hô hấp đều bình thường, nhưng chức
năng tiết niệu có sự thay đổi là tăng lượng nước tiểu trong khoảng 1- 2 phút đầu, sau
đó trở lại bình thường. Chứng tỏ 3gr Glucose vào tuần hoàn là yếu tố gây rối loạn
hoạt động chức năng sinh lý tiết niệu cơ thể và 10mL dung dịch them vào tuần hoàn
là yếu tố tham gia them trong quá trình bệnh sinh và chưa gây rối loạn chức năng
tuần hoàn, hô hấp của cơ thể.
+ Cơ chế: 30gr Glucose và 10mL dung dịch vào tuần hoàn là yếu tố gây rối loạn
hoạt động chức năng sinh lý tiết niệu của cơ thể là do:
- Do lượng Glucose trong máu tăng nên lượng Glusoce trong dịch lọc cũng
tăng và vượt ngưỡng tái hấp thu ở tế bào ống thận; dẫn đến có một phần
Glucose không dược tái hấp thu hết tồn tại trong dịch lọc gây tăng áp suất
thẩm thấu làm giữ nước nên tăng số lượng nước tiểu ngay những phút đầu
tiên.
- Số lượng nước tiểu trở về bình thường ở những phút sau là do cơ chế điều
hòa cầu ống thận và điều hòa nội tiết ADH (vì dung dịch Glucose 30% là
dung dịch ưu trương đối với cơ thể nên làm tăng áp lực thẩm thấu của máu
làm tăng ADH) kết quả đưa lượng nước tiểu trở về mức bình thường.
3. Khi tiêm 2mL dung dịch Adrenaline 1/100.000 vào tĩnh mạch đùi:
+ Kết quả: tăng các chỉ số gồm mạch, huyết áp, hô hấp và nước tiểu trong 1 – 2 phút
đầu, rồi trở về bình thương. Chứng tỏ Adrenaline 1/100.000 là yếu tố gây rối loạn
chứ năng sinh ý tuần hoàn, hô hấp và tiết niệu của cơ thể.

21
+ Cơ chế Adrenaline 1/100.000 là yếu tố gây rối loạn chứ năng sinh ý tuần hoàn, hô
hấp và tiết niệu của cơ thể:
- Bình thường Adrenaline trong cơ thể do tế bào thần kinh giao cảm và tủy
thượng thận tiết ra. Nồng độ Adrenaline thay đổi tùy theo khả năng đáp ứng
kích thích của cơ thể. Mặt khác về mặt giải phẫu sự phân bố nhánh thần kinh
giảm cảm trong các tiểu động mạch ra nhiều hơn số nhánh thần kinh giao cảm
của các tiểu động mạch vào của động mạch cầu thận. Do đó khi cùng bị kích
thích, khả năng tiết Adrenaline của thần kinh giao cảm ở các tiểu động mạch
ra lớn hơn thần kinh giao cảm ở các tiểu động mạch vào của động mạch cầu
thận.
- Dung dịch Adrenaline 1/100.000 pha loãng có tác dụng co mạch ngoại vi làm
tăng huyết áp, tăng hô hấp. Sự dồn máu về các cơ quan trung tâm, làm tăng
lượng máu đến thận gây nên tăng áp suất thủy tĩnh ở tiểu động mạch vào làm
tăng mức lọc cầu thận nên tăng lượng nước tiểu từ những phút đầu. Mặt khác
Adrenaline loãng cũng làm co tiểu động mạch ra gây tăng áp suất thủy tĩnh
dịch lọc làm tăng mức lọc cầu thận nên lượng nước tiểu cũng tăng ngay từ
những phút đầu. Sau đó Adrenaline hết tác dụng dần nên nước tiểu trở bình
thường.
4. Khi tiêm 2mL dung dịch Adrenaline 1/10.000 vào tĩnh mạch đùi:
+ Kết quả: tăng các chỉ số gồm mạch, huyết áp, hô hấp và giảm lượng nước tiểu
trong 2 phút đầu, rồi trở về bình thương. Chứng tỏ Adrenaline 1/10.000 là yếu tố
gây rối loạn chứ năng sinh ý tuần hoàn, hô hấp và tiết niệu của cơ thể.
+ Cơ chế Adrenaline 1/10.000 là yếu tố gây rối loạn chứ năng sinh ý tuần hoàn, hô
hấp và tiết niệu của cơ thể:
- Dung dịch Adrenaline 1/10.000 đặc có tác dụng co mạch mạnh hơn nên gây
co tất cả các mạch máu ngoại vi làm tăng huyết áp, tăng hô hấp và gây giảm
lượng máu đến thận, dẫn đến giảm mức lọc cầu thận nên lượng nước tiểu
giảm trong vài phút đầu. Sau đó Adrenaline hết tác dụng dần nên nước tiểu
trở bình thường.

Ý NGHĨA CỦA THÍ NGHIỆM:


Thí nghiệm tiêm Glucose nhằm minh họa cho thay đổi nồng độ một trong
những thành phần của máu làm ảnh hưởng áp suát thẩm thấu của dịch lọc chính là
nguyên nhân thay đổi số lượng nước tiểu.
Thí nghiệm tiêm Adrenalin nhằm minh họa cho sự thay đổi hoạt động của hệ
thần kinh giao cảm là một trong những nguyên nhân làm thay đổi số lượng nước
tiểu.

22
6 SHOCK DO TRUYỀN MÁU KHÁC LOÀI

Phần 1: Chuẩn bị:

1. Súc vật: Chó khỏe mạnh, nặng 8 – 10kg.


2. Hóa chất:
- Thuốc mê Thiopental.
- Dung dịch NaCl 0,9%.
- Dung dịch Citrate 7%.
- Máu thỏ.
3. Dụng cụ:
- Bàn mổ và dụng cố định con vật.
- Bộ đồ mổ bộc lộ động mạch cảnh, khí quản.
- Kymograph băng ám khói ghi kết quả diễn tiến hô hấp, huyết áp.
- Manometer thủy ngân.
- Bộ phận ghi hô hấp bằng trống Marey.
- Đồng hồ.
- Máy quay ly tâm.
- Hai ống để đựng máu quay ly tâm

Phần 2: Mô tả thí nghiệm:

Bước 1: Gây mê chó; bộc lộ động mạch cảnh, khí quản; đặt đường truyền
NaCl 0,9% ở tĩnh mạch đùi chó. Lấy các chỉ tiêu mạch (nhịp/phút), huyết áp
(mmHg), hô ấp (nhịp/phút) và số giọt nước tiểu (số giọt/phút x 5 phút) và quan sát
toàn trạng làm kết quả chứng
Bước 2: Rút 5mL máu chó rồi cho vào ống A có chất chống đông làm ống kết
quả chứng. .
Bước 3: Thí nghiệm truyền 40mL máu thỏ vào tĩnh mạch đùi chó. Lấy lại các
chỉ tiêu trên.
Bước 4: Rút 5mL máu chó shock rồi cho vào ống B có chất chống đông và
đem quay ly tâm với ống A với tốc 10.000 vòng/phút trong 5 phút, sau đó so sánh
kết quả hai ống này.

Phần 3: Kết quả:

23
Bảng 1:

Nước tiểu (giọt/phút x 5 phút)


M HA HH TT NX
1 2 3 4 5

TTN 100 130 20 14 14 14 14 14 Mê Ch

Nhanh,
Thở RLTH
nhỏ,
TN 20 nhanh, Rất ít, màu đỏ. GG
khó RLTN
sâu.
bắt.

Ghi chú: HA = huyết áp (mmHg) HH = hô hấp (nhịp/phút)


M = mạch (nhịp/phút) TT = toàn trạng
NX = nhận xét TTN = trước thí nghiệm
Ch = Chứng GG = giãy giụa.
RLTH = rối loạn tuần hoàn RLTN = rối loạn tiết niệu
Bảng 2:

Ống A Ống B

Phân biệt rõ huyết tương (màu Không phân biệt được phần huyết
So sánh vàng trong) và tế bào máu (màu tương và tế bào máu (ông có màu đỏ
đỏ). đồng nhất).

Phần 4: Phân tích kết quả và giải thích cơ chế:

1. Giả thuyết:
- Huyết tương màu đỏ có thể do bị tán huyết (trong lòng mạch hoặc ngoài lòng
mạch).
- Các biểu hiển: run, gồng cứng, giãy giụa, rối loạn mạch, tuần hoàn, hô hấp,
tiết niệu có thể do các hóa chất trung gian hay các yếu tố giải phóng từ hồng
cầu vỡ.
2. Chứng minh:
Máu thỏ là một loại kháng nguyên lạ đối với cơ thể chó nên sẽ kích hoạt hệ thống
miễn dịch kháng thể ấm thuộc lớp IgG hoạt động tối ưu ở nhiệt độ 370C và kháng
thể lạnh thuộc lớp IgM hoạt động tối ưu ở nhiệt độ 40C gây hủy màng hồng cầu ở
cả trong lòng mạch lẫn ngoài lòng mạch (tại nội mô của lách, gan, tủy xương,…).
Các sản phẩm, yếu tố trung gian của quá trình miễn dịch và các chất nội bào hồng
cầu bị vỡ gây các ảnh hưởng lên tuần hoàn, hô hấp, tiết niệu
24
Cơ chế tán huyết chung ở đây: bước khởi phát là kháng thể gắn phần Fab của nó
vào kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu; tiếp theo tùy vào lớp kháng thể, độ dày đặc
và sự phân bố của kháng nguyên. Nếu kháng nguyên thuộc lớp IgM (kháng thể
chống ABO) thì huyết tán do cơ chế bổ thể; nếu là IgG (như kháng thể chống Rh)
thì tan huyết chủ yếu là do các đại thực bào thực hiện ở xoang lách (có các thụ thể
bắt giữ đoạn Fc của kháng thể).
+ Tan máu do kháng thể IgM: IgM cấu tạo gồm 5 tiểu đơn vị ghép lại tạo thành hình
“con sao biển”, do vậy tâp trung đầy đủ các đơn vị Fc cạnh nhanh để các nhánh của
“bó hoa” giúp C1q dễ dàng gắn đồng thời vào ít nhất 2 Fc, từ đó khởi phát hạt hóa
bổ thể theo con đường cổ điển để làm tan hồng cầu khi chúng bị kháng thể bám vào.
Ngoài ra IgM dễ lấp vào các lỗ 20 – 23 nm của màng hồng cầu đang lưu hành, do
vậy làm ngưng kết hồng cầu, tạo điều kiện cho hệ liên võng bắt giữ và thực bào
chúng.
+ Tan máu qua trung gian bổ thể: các sản phẩm phụ của hệ thống bổ thể C3a, C5a
gây giãn mạch làm giảm huyết áp nhanh và gây giảm áp suất lọc ở cầu thận nên
lượng nước tiểu giảm.
+ Tan máu do kháng thể IgG: vai trò bổ thể là thứ yếu ở trường hợp này; hồng cầu
bị thanh lọc ra khỏi uần oàn chủ yếu do đại thực bào, hệ võng nội mô; trước hết và
quan trọng nhất là lách, kế tiếp một phần nhỏ ở xoang gan, và một phần không đáng
kể ở tủy xương. Trong xoang lách và xoang gan, các đại thực bào rất giàu thụ thể
(receptor γFc) trên bề mặt (~106 receptor/tế bào), có ái lực cao với phần Fc của
IgG1, IgG2, và IgG3. Một khi hồng cầu bị IgG bám vào, chúng sẽ bị các đại thực
bào bắt giữ và tiến hành phá hủy hồng cầu.
Hồng cầu vỡ phóng thích các sản phẩm nội bào như:
+ Ion K+: gây run, gồng cứng, rối loạn tim mạch.
+ Hoạt hóa hệ thống đông máu kết hợp với bổ thể: tạo huyết khối gây rối lọn huyết
động; sau đó các yếu tố đông máu mất dần gây chảy máu dẫn đến hạ huyết áp.
+ Lượng O2 giảm kích thích trung tâm hô hấp thở nhanh, sâu nên gây tăng PaCO2
làm giảm pH máu giúp tăng hạt tính của C3a, C5a.
+ Hb tồn tại ở ngoại bào thoát theo đường niệu.

Ý NGHĨA CỦA THÍ NGHIỆM:

Truyền máu khác loại sẽ gây shock và dẫn đến tử vong.

25
7 RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC

Phần 1: Chuẩn bị:

1. Súc vật:
- 04 con ếch có trọng lượng tương đương nhau đánh dấu A, B, C, D.
- 02 thỏ khỏe mạnh, nặng khoảng 10kg/con.
2. Hóa chất:
- Dung dịch NaCl 20%.
- Dung dịch NaCl 0,65%
- Dung dịch NaCl 0,9%.
- Dung dịch Citrate 7%.
- Dung dịch xanh Tryphan 1%.
3. Dụng cụ:
- Bàn mổ và dụng cố định con vật.
- Bộ đồ mổ bộc lộ động mạch cảnh, khí quản.
- Kymograph băng ám khói ghi kết quả diễn tiến hô hấp, huyết áp.
- Manometer thủy ngân.
- Bộ phận ghi hô hấp bằng trống Marey.
- Đồng hồ.
- Máy quay ly tâm.
- Hai ống để đựng máu quay ly tâm.
- 04 bình để ngâm ếch đánh dấu A, B, C, D.
- Khăn lau khô.
- Túi cân.
- Cân.

Phần 2: Mô tả thí nghiệm:

Thí nghiệm 1:
- Dùng 3 con ếch A, B, C và quan sát: màu sắc, độ căng bóng, lớp nhầy.
- Tiêm vào túi cùng bạch huyết:
o Ếch A: 2mL dung dịch NaCl 20%.
o Ếch B: 2mL dung dịch NaCl 0,65%.
o Ếch C: không tiêm.
- Lau khô từng còn ếch cho vào túi cân và đem cân, ghi nhận thông số cân
nặng.

26
- Ngâm ếch A, B vào các bình A, B đều chứa nước lã. Ngâm ếch C vào bình C
chứa nước muối ưu trương (NaCl 20%).
- Sao 30 phút đến 45 phút lấy ra quan sát lại rồi cân (chú ý trước khi đem cân
phải lau khô ếch và thằng bằng cân).
- Ghi lại các chỉ tiêu quan sát ban đầu và cân nặng.
- So sánh ếch ở các bình trước và sau khi ngâm.
Thí nghiệm 2:
- Ếch D, buộc dây thắt chặt ở một gốc chi.
- Ngâm 24 giờ trong bình D chứa nước lã, lấy ra quan sát: kích thước, màu sắc,
cử động, độ chắc của chi bi6 buộc và chi đối diện (không bị buộc – kết quả
chứng).
Thí nghiệm 3:
- Cố định thỏ trên bàn mổ; bộc lộ động mạch cảnh ghi huyết áp; bộc lộ động
mạch đùi để lấy máu, truyền dịch vào tĩnh mạch rìa tai.
- Mỗi lần rút máu lấy 10% khối lượng tuần hoàn.
- Theo dõi mạch, hô hấp và duy trì huyết áp trong quá trình rút máu.
- Ly tâm máu 1.500 vòng/phút trong 10 phút để loại bỏ huyết tương, thu hồng
cầu trộn với dung dịch NaCl 0,9% tương đương lượng huyết tương đã bỏ đi.
Sau đó truyền trả lại cho thỏ.
- Thực hiện rút máu và truyền trả như thế từ 10 đến 15 lần.
- Khi đã truyền hết dịch ở lần cuối cùng, mổ bụng thỏ thám sát các xoang ở
màng tim, phổi và bụng.
Thí nghiệm 4:
- Cố định thỏ trên bàn mổ, cạo sạch lông bụng.
- Dùng chai nước nóng (700C) lăn nhẹ trên một bên thành bụng.
- Tiêm dung dịch xanh Tryphan 1% x 2mL vào tĩnh mạch rìa tai thỏ.
- Dùng chai nước nóng (700C) tiếp tục lăn trên thành bụng nói trên trong vòng
15 đến 20 phút tiếp theo.
- Quan sát ổ viêm, nhất là về màu sắc.

Phần 3: Kết quả:

27
Thí nghiệm 1:

Trước thí nghiệm Sau thí nghiệm

A B C A B C

Cân nặng 210gr 188gr 201gr 240gr 186gr 184gr

Màu sắc Nhợt nhạt,


Trắng Trắng Trắng Trắng Trắng
da bụng sung huyết.

Độ căng Căng to, Không thay


Đều. Đều. Đều. Co lại, nhăn.
bóng da bóng. đổi

Lớp nhầy Có Có Có Giảm Tăng. Khô.

Màng bơi Trong Trong Trong Trong Trong Sung huyết.

Tình trạng Sống Sống Sống Sống Sống Chết

Thí nghiệm 2:

Ếch D Chi lành Chi bị buộc

Trắng. Sung huyết.


Không căng cứng. Căng cứng.
Nhìn và sờ Nhỏ hơn. To hơn.
bên ngoài
Có phản xạ nhảy, còn Không còn phản xạ nhảy, không còn
trương lực cơ và cử động trương lực cơ và không cử động
được. được.

Cắt da Cơ đỏ hồng. Cơ tím tái


quan sát
Mềm. Căng cứng.

bên trong Ít chảy dịch. Chảy dịch màu vàng lượng nhiều.

Cơ căng. Mềm.
Cắt cơ
Săng chắc. Khô.

Thí nghiệm 3:
Tràn dịch toàn bộ các khoang màng tim, phổi và bụng của thỏ, dịch vàng trong
lượng nhiều.

Thí nghiệm 4:
28
Vùng da trước lăn bằng bình nước Ổ viêm sau khi lăn bằng bình nước
700C 700C

Đỏ hồng. Xanh nước biển.


Da mềm mại, mỏng. Sung huyết.
Da dày, phù nề.

Phần 4: Phân tích kết quả và giải thích cơ chế

Thí nghiệm 1:
Ếch A tăng cân nhiều vì khi tiêm dung dịch NaCl 20% là dung dịch nước muối
ưu trương, sẽ làm NaCl khuếch tán từ lòng mạch vào mô, kèm kéo theo nước và
lượng nước này là từ nước lã trong bình A.
Ếch B tăng cân tương đối vì khi tiêm dung dịch NaCl 0,65% là dung dịch nước
muối đẳng trương, đồng thời ngâm trong bình B chứa nước lã nên không ảnh hưởng
gì đến lượng muối nước của cơ thể ếch.
Ếch C giảm cân nhiều, kèm khô da, chết ngay trong bình tuy không tiêm dung
dịch nhưng lại ngâm trong bình C chứa dung dịch NaCl 20% là dung dịch nước
muối ưu trương, sẽ kéo nước từ tế bào ếch ra môi trường bên ngoài (bình C).
Kết luận: Áp suất thẩm thấu quyết định sự chuyển hóa muối nước trong cơ thể.
Thí nghiệm 2:
Khi buộc gốc chi sao cho chèn ép thắt động mạch, nhưng tĩnh mạch vẫn thông
suốt sẽ làm giảm áp suất thủy tĩnh ở đầu động mạch, lúc này áp suất keo ở đầu dộng
mạch lớn hơn làm giữ nước trong lòng mạch đồng thời kéo nước từ gian bào vào
lòng mạch; them nữa ở đầu tĩnh mạch thì áp suất keo cao hơn áp suất tĩnh mạch nên
tình trạng giữ nước trong lòng mạch và kéo nước từ gian mạch vào lòng mạch càng
nhiều. Mặt khác do động mạch bị thắt lại nên cơ bị thiếu oxy từ máu động mạch
nuôi dưỡng nên bị hoại tử. Tất cả các điều kiện trên tạo nên các tính chất, hiện tượng
khi thám sát phần chi bị buộc của ếch.
Kết luận: áp suất thủy tĩnh cũng ảnh hưởng chuyển hóa muối nước.
Thí nghiệm 3:
Thay thế lượng huyết tương trong cơ thể bằng dung dịch NaCl 0,65% là dung
dịch đẳng trương tương ứng tức là ta loại bỏ gần hết tất cả lượng protein có trong
huyết tương dẫn đến áp suất keo giảm, gây thoát dịch ra các khoảng gian bào ồ ạt,
ở đây chính là các khoang màng phổi, tim và bụng.
Kết luận: áp suất keo cũng ảnh hưởng đến chuyển hóa muối nước.
29
Thí nghiệm 4:
Khi có tình trạng viêm xảy ra do tác nhân vật lý (nhiệt độ cao 700C), khu vực
viêm sẽ kích thích tăng tính thấm thành mạch. Mặt khác dung dịch xanh tryphan
biểu hiện màu khi gắn kết với protein huyết tương. Ta quan sát thấy ổ viêm có màu
xanh dương, và khi ấn hay căng da thì màu xanh không bị mất chứng tỏ phức hợp
protein huyết tương – xanh tryphan nằm ở khoảng gian bào. Bình thường ở khu vực
gian bào không có (rất ít) protein nên việc biết được có protein huyết tương trong
gian bào nhờ vào chất chỉ thị là xanh tryphan đã chứng minh ổ viêm đã có hiện
tượng tăng tính thấm thành mạch. Mà protein là yếu tố chính giúp ăng áp suất keo,
và áp suất keo có chức năng giữ nước lại nên phần ổ viêm của thỏ thấy phù nề.
Kết luận: Tính thấm thành mạch cũng ảnh hưởng đến chuyển hóa muối nước.

TỔNG KẾT

Các yếu tố ảnh hưởng chuyển hóa muối nước gồm có:
1. Áp suất thẩm thấu.
2. Áp suất thủy tĩnh.
3. Áp suất keo.
4. Tính thấm thành mạch.

30
PHÂN TÍCH CÔNG THỨC MÁU
8
TRÊN KẾT QUẢ CỦA MÁY HUYẾT HỌC TỰ ĐỘNG

1. MỞ ĐẦU

Máy đếm tế bào ra đời đã mở ra thời kỳ mới cho công tác xét nghiệm huyết học.
Nguyên lý cơ bản của máy đếm tế bào theo dòng (flow cytometry) là nguyên lý
biến đổi điện trở của dòng hạt đi qua cửa sổ có tế bào quang điện và một điện trường.
Nguyên lý này giúp phân tích sự khác biệt về kích thước các loại tế bào khác nhau,
nhưng không nhận diện chính xác từng loại tế bào.
Các máy đếm tế bào hiện đang được sử dụng có thể chia làm hai loại:
- Máy đếm tế bào nguyên lý tổng trở: phân biệt từng loại tế bào dựa vào kích
thước tế bào.
- Các máy thế hệ sau: ứng dụng laser và xung điện đa chiều nên có tốc độ cao
và phân loại tế bào chính xác hơn. Với những máy sản xuất trước 1996 khả
năng phân loại chính xác các thành phần bạch cầu nói chung không quá 90%.
Các máy model gần đây, với việc áp dụng tổng hợp các cơ chế tổng trở, xung
điện đa chiều, laser và scatter nên khả năng nhận diện tế bào được nâng đến
95%. Một số serie máy có thể phân biệt được các loại bạch cầu ưa acid, ưa
base, hồng cầu lưới bằng việc kết hợp với các phương pháp nhuộm men
peroxydase, nhuộm RNA/DNA, nhuộm huỳnh quang, phân tích huyết sắc tố
(CellDyn 4000 của hãng ABBOTT, SE-Advance của hãng Sysmex…).

2. CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒ:

Bước 1: Từ các tỷ lệ % tính ra giá trị tuyệt đối, tính chỉ số nhiễm sắc, chỉ số
chuyền nhân.
Bước 2: So sánh kết quả tính được với những hằng số huyết học Việt Nam:
+ So sánh về số lượng.
+ So sánh về chất lượng.
+ Sơ bộ đánh giá từng dòng.
Bước 3: Lập luận về sự thay đổi xảy ra ở dòng nào là chính và mối quan hệ của nó
với các dòng khác.
Bước 4: Nhận định tổng hợp và rút ra kết luậ (kết luận ấy giải thích tương đối thỏa
đáng những dự kiện có trong huyết đồ).

31
3. DÒNG HỒNG CẦU:
3.1. Các thông số:
3.1.1. RBC – Red blood cells (Số lượng hồng cầu):

Hồng cầu chứa Hb có vai trò chuyên chở oxy. Lượng


Ý nghĩa oxy này cung cấp thay đổi tùy theo số lượng hồng
cầu.

Giới hạn Nam: 4,7 – 6,1 M/μL.


bình thường Nữ: 4,2 – 5,4 M/μL.

Thiếu máu (thiếu sắt, B12, acid folic, tiêu huyết, suy
Giảm
tủy xương,…)

Tăng Đa hồng cầu, mất nước (tiêu chảy, phỏng,…)

Sai số về số lượng hồng cầu:


 Hồng cầu bị ngưng kết (tan máu tự miễn): số lượng hồng cầu giảm, MCV
tăng, MCHC cao trên 380 g/l. Trường hợp này sử dụng được kết quả lượng
huyết sắc tố, còn hematocrit thì sử dụng phương pháp ly tâm vi thể tích hoặc
ủ mẫu máu ở 370C trong vòng 30 phút rồi đếm lại. Cần kiểm tra kỹ ống máu
khi nhận bệnh phẩm.
 Tăng độ nhớt huyết tương: với thời gian và áp lực hút thông thường của máy
đếm tế bào có thể gây ra giảm ba dòng ngoại vi giả tạo do máu bị quánh nên
máy hút không đủ máu.
 Lắc ống máu không kỹ: nếu hút ở phần trên của ống máu sẽ gây hiện tượng
giảm hồng cầu rõ rệt và không tương ứng với tình trạng lâm sàng. Nếu hút ở
phần đáy ống sẽ gây tăng hồng cầu giả tạo, đồng thời gây giảm rõ rệt số
lượng tiểu cầu. Cần kiểm tra và đối chiếu số lượng tiểu cầu trên lam nhuộm
giemsa.
 Do hồng cầu nhỏ, tiểu cầu to, cụm tiểu cầu, mảnh hồng cầu, tan máu, rối loạn
đông máu, bạch cầu quá nhiều…
 Máu bị đông, hồng cầu bị vỡ hoặc lượng máu lấy làm xét nghiệm không
đủ… đều dẫn đến sai kết quả.
3.1.2. HGB – Hemglobin (Lượng huyết sắc tố):

Nồng độ Hb trong một thể tích máu. Định nghĩa


Ý nghĩa
thiếu máu là giảm Hb.

Giới hạn Nam: 14 – 18 g/dL.


bình thường Nữ: 12 – 16 g/dL.
32
Giảm Thiếu máu.

Tăng Đa hồng cầu, mất nước.

Thể hiện trung thành nhất tình trạng thiếu máu, đặc biệt trong những
tình trạng thiếu máu do nguyên nhân mạn tính. Theo định nghĩa của Tổ chức
y tế giới thì Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố lưu hành trong
máu ngoại vi so với người bình thường cùng giới, cùng lứa tuổi, sống trong
cùng một môi trường sống.
Đây là chỉ số cơ bản, khá tin cậy và chính xác trên kết quả của máy
đếm tế bào tự động để đánh giá tình trạng thiếu máu.
Đề xuất phân loại mức độ thiếu máu mạn tính dựa vào lượng huyết sắc tố
(chỉ có tính chất tham khảo vì còn phối hợp với tình trạng lâm sàng của bệnh
nhân).
 Trên 100 g/l: thiếu máu nhẹ, không cần truyền máu.
 Từ 80-100 g/l: thiếu máu vừa, cân nhắc nhu cầu truyền máu.
 Từ 60-80 g/l: thiếu máu nặng, cần truyền máu.
 Dưới 60 g/l: cần truyền máu cấp cứu.
Sai số: lượng huyết sắc tố có thể bị tăng giả tạo do lấy mẫu làm vỡ hồng
cầu, huyết tương bị đục (lấy máu ngay sau khi ăn, bệnh paraprotein) hoặc số
lượng bạch cầu tăng cao.
3.1.3. HCT – Hematocrit (Thể tích khối hồng cầu):

Thể tích chiếm bởi hồng cầu trong một thể tích máu
Ý nghĩa
toàn bộ.

Giới hạn Nam: 42 – 45 %.


bình thường Nữ: 37 – 47 %.

Giảm Thiếu máu.

Tăng Đa hồng cầu, mất nước.

Rất có giá trị trong việc đánh giá và theo dõi các tình trạng mất máu
cấp: thiếu máu do xuất huyết tiêu hóa, giãn vỡ tĩnh mạch thực quản…do hiện
tượng bù trừ của cơ thể máu được huy động từ các cơ quan dự trữ máu như
lách, hệ tĩnh mạch sâu… nên giá trị huyết sắc tố thay đổi chậm hơn so với
lượng máu đã mất.

33
Sai số do lấy mẫu garo quá lâu làm máu bị cô đặc, do tỷ lệ chất chống
đông không đúng, lắc trộn mẫu không đều, máu lấy quá lâu không XN làm
thể tích tế bào thay đổi.
Giá trị hematocrit cần được duy trì ổn định ở mức tối thiểu 0.25 l/l hoặc
ở mức 0.30 l/l ở những bệnh nhân mắc bệnh tim hoặc phổi bằng truyền khối
hồng cầu.
3.1.4. MCV – Mean corpuscular volume (Thể tích trung bình hồng cầu):

𝐻𝐶𝑇(%)𝑥10
Ý nghĩa 𝑀𝐶𝑉 =
𝑅𝐵𝐶𝐶𝑜𝑢𝑛𝑡(𝑥106 /𝜇𝐿)

Giới hạn bình


80 – 94 fL
thường

Giảm Thiếu máu hồng cầu nhỏ (thiếu sắt, Thalassemia,…)

Tăng Thiếu máu hồng cầu to (thiếu B12, thiếu acid folic)

Thiếu máu hồng cầu bình thể tích (giàm sản xuất do
Bình thường
ung thư, sủy tủy xương, tán huyết, xuất huyết).

3.1.5. MCH – Mean corpuscular hemaglobine (Lượng huyết sắc tố trung


bình hồng cầu):

𝐻𝐺𝐵(𝑔/𝑑𝐿)𝑥10
Ý nghĩa 𝑀𝐶𝐻 =
𝑅𝐵𝐶𝐶𝑜𝑢𝑛𝑡(𝑥106 /𝜇𝐿)

Giới hạn bình


27 – 31 pg
thường

Thiếu máu hồng cầu nhược sắc và/hoặc nhỏ (thiếu


Giảm
máu Thamlassemia)

Tăng Thiếu máu hồng cầu to (thiếu B12, thiếu acid folic)

3.1.6. MCHC – Mean corpuscular hemoglobin concentration (Nồng độ


huyết sắc tố trung bình hồng cầu):

𝐻𝐺𝐵(𝑔/𝑑𝐿)𝑥100
Ý nghĩa 𝑀𝐶𝐻𝐶 =
𝐻𝐶𝑇(%)

Giới hạn bình


30 – 37 g/dL
thường

34
Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc (thiếu sắt,
Giảm
thalassemia)

Tăng Thiếu máu hồng cầu ưu sắc (hồng cầu bình thường).

Thiếu máu hồng cầu to bình sắc (thiếu B12, acid


Bình thường
folic)

3.1.7. RDW – Red distribution width (Dải phân bố kích thước hồng cầu):
Độ rộng của sự phân bố hồng cầu (RDW) thể hiện sự thay đổi của kích
thước hồng cầu.
Trị số bình thường: 11 – 15%.
Trị số càng lớn sự thay đổi kích thước hồng cầu càng nhiều.
3.1.8. Hồng cầu lưới (RET – Reticulocyte)
Hồng cầu lưới là hồng cầu được phóng thích từ tủy xương và lưu hành
trong máu trước khi mất RNA còn lại và trở thành hồng cầu trưởng thành.
Tủy xương đáp ứng với tình trạng thiếu máu ngoại biên từ 6 – 8 lần:
 Nếu thiếu máu do giảm sản sinh tại tủy thì RET nằm trong khoảng từ
thấp cho đến bình thường.
 Nếu thiếu máu do tăng phá hủy hồng cầu hay mất máu thì RET tăng
cao.
Hồng cầu lưới bình thường không phân biệt được với hồng cầu trưởng
thành trừ phi RNA được lắng tụ với xanh methylene.
Đếm số lượng hồng cầu lưới bằng:
 Trị số tuyệt đối của hồng cầu lưới bình thường: 25.000 – 75.000 /mm3.
𝐻ồ𝑛𝑔 𝑐ầ𝑢 𝑙ướ𝑖 𝑥100%
 𝑅𝐸𝑇% =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 ℎồ𝑛𝑔 𝑐ầ𝑢 𝑙ướ𝑖 𝑣ớ𝑖 ℎồ𝑛𝑔 𝑐ầ𝑢 𝑡𝑟ưở𝑛𝑔 𝑡ℎà𝑛ℎ
RET% bình thường nằm trong khoảng 0,5% – 1,5%
3.2. Áp dụng phân loại thiếu máu:
Phân loại thiếu máu là nhu cầu cần thiết để định hướng và tìm nguyên nhân.
Trong các yếu tố để phân loại thiếu máu, hình thái hồng cầu và các chỉ số hồng cầu
đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh đó, các chỉ số hồng cầu cũng rất có ý nghĩa trong
quá trình theo dõi đáp ứng điều trị theo nguyên nhân.
Có nhiều cách phân loại thiếu máu: theo mức độ thiếu máu, theo tiến triển của
thiếu máu, theo nguyên nhân (tại tủy hay ngoài tủy)…Cách phân loại thiếu máu dựa
vào hình thái và các chỉ số hồng cầu dễ áp dụng, phổ biến trong thực tế cũng như
trong các sách giáo khoa về huyết học.

35
Một số chỉ số cơ bản dùng trong phân loại thiếu máu:
 Thể tích trung bình hồng cầu (MCV):
o MCV < 80 fl: hồng cầu nhỏ.
o MCV > 100 fl: hồng cầu to.
 Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu và nồng độ huyết sắc tố trung bình
HC (MCH, MCHC):
o Thiếu máu nhược sắc: MCH <28pg và/hoặc MCHC <280 g/l.
o Thiếu máu bình sắc: MCH và MCHC trong giới hạn bình thường.
o Nếu MCH>34 pg và/hoặc MCHC >380 g/l: cần kiểm tra lại.
 Dải phân bố kích thước hồng cầu (RDW):
o RDW = 11-14%: Hồng cầu kích thước đồng đều
o RDW >14% : Hồng cầu to nhỏ không đều

Phân loại thiếu máu dựa vào MCV và RDW.

Hồng cầu nhỏ Hồng cầu bình thường Hồng cầu to


(MCV < 80 fl) (MCV 80-100fl) (MCV>100 fl)

Đồng đều Không đều Đồng đều Không đều Đồng đều Không đều

Giai đoạn Thiếu B12


Bệnh mạn
sớm của hoặc folic.
Bệnh mạn. Thiếu sắt. tính.
thiếu máu Tan máu
Thalassemia Thalassemia Bất thường Suy tủy
dinh dưỡng. tự miễn.
thể nhẹ không HbS hoặc enzym hoặc xương.
Xơ tủy. Ngưng kết
có tan máu HbH HST không
Rối loạn lạnh.
tan máu
sinh tủy. Trẻ sơ sinh

Bệnh gan mạn tính: MCV và RDW có thể tăng cao hoặc bình thường

Cụ thể một số trường hợp thiếu máu thường gặp:


A/ Thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ:
1. Thalassemia thể nặng và trung bình, đơn độc hoặc phối hợp với một bệnh
huyết sắc tố khác.
2. Thiếu máu thiếu sắt do mất máu mạn, thiếu dinh dưỡng, kém hấp thu, tăng
nhu cầu.
3. Rối loạn chuyển hoá sắt
B/ Thiếu máu bình sắc hồng cầu bình thường:
1. Thiếu máu trong bệnh mạn tính.

36
2. Mất máu cấp:
 Giai đoạn cấp tính: hầu như không ảnh hưởng đến MCV và RDW.
 Giai đoạn sau: hiện tượng tăng HC lưới và hiện tượng thiếu sắt.
3. Tan máu
4. Tăng thể tích huyết tương quá mức (có thai, truyền dịch quá nhiều).
5. Suy tuỷ xương.
6. Thiếu máu dinh dưỡng giai đoạn sớm:
 Lượng huyết sắc tố chưa giảm.
 Hồng cầu to nhỏ không đều và RDW tăng dần (do có một quần thể mới
tạo ra bị thay đổi kích thước: nhỏ hoặc to hơn - tùy vào nguyên nhân).
Đây cũng là chỉ số quan trọng để theo dõi đáp ứng điều trị thiếu máu
dinh dưỡng.
7. Tuỷ bị xâm lấn
8. Các bệnh về gan, thận, nội tiết.
C/ Thiếu máu bình sắc hồng cầu to:
1. Suy tủy xương
2. Thiếu vitamin B12 và acid folic
3. Rối loạn tổng hợp DNA.

3.3. Nhận định về dòng hồng cầu:


Thiếu máu không? _Hồng cầu đẳng bảo, đẳng sắc.
_Nồng độ Hemoglobin. _Hồng cầu to, đẳng sắc.
Mức độ thiếu máu ra sao? Tủy xương có đáp ứng với tình trạng
_Nồng độ hemoglobin (quy luật 3 số). thiếu máu không?

Thiếu máu loại nào? _Hồng cầu lưới.

_ Hồng cầu nhỏ, nhược sắc. _Hồng cầu nhân.

4. DÒNG BẠCH CẦU:


4.1. Số lượng bạch cầu (WBC – White blood cells):
Số lượng bạch cầu thay đổi theo tuổi, trong các điều kiện sinh lý khác nhau và
biến đổi trong một số bệnh lý (xác định khi số lượng bạch cầu vượt quá hoặc giảm
thấp hơn giá trị bình thường):
 Số lượng bạch cầu giảm ở phụ nữ bắt đầu kỳ kinh, ở người già và trong
một số tình trạng nhiễm độc, bệnh lý tạo máu…

37
 Số lượng bạch cầu tăng: ở phụ nữ sau kỳ kinh, khi mang thai, ở trẻ sơ
sinh và trong các tình trạng nhiễm trùng, bệnh lý tạo máu…
4.2. Bạch cầu trung tính (NEU – Neutrophils):
Tăng khi số lượng trên 6 G/l, có thể tăng sinh lý sau bữa ăn, sau vận động
nặng (tăng ít và tạm thời). Tăng bệnh lý trong nhiễm trùng cấp tính (viêm phổi,
viêm ruột thừa, viêm túi mật, ap se…), trong nhồi máu cơ tim, nhồi máu phổi
cấp, sau phẫu thuật lớn có mất nhiều máu và trong bệnh lý tạo máu.
Giảm khi số lượng thấp hơn 1,5 G/l, có thể gặp trong những tình trạng nhiễm
độc nặng, nhiễm khuẩn tối cấp, sốt rét, sau điều trị một số thuốc và bệnh lý tạo
máu.
4.3. Bạch cầu lympho (LYM – Lymphocytes):
Tăng khi số lượng trên 4 G/l: nhiễm trùng mạn tính (lao, viêm khớp…), nhiễm
virus, trong bệnh máu ác tính.
Giảm số lượng dưới 1 G/l: nhiễm khuẩn cấp, sau xạ trị, bệnh tự miễn, bệnh
tạo máu và sau điều trị hóa chất
4.4. Bạch cầu mono (MONO – Monocytes):
Tăng khi số lượng trên 0.4 G/l: nhiễm virus, gặp sau tiêm chủng, sốt rét, bệnh
leukemia.
4.5. Bạch cầu ưa acid (ESO – Esophils):
Tăng khi số lượng tuyệt đối trên 0.8 G/l : nhiễm ký sinh trùng, dị ứng, một số
bệnh máu...
Giảm: Nhiễm khuẩn cấp, tình trạng sốc, điều trị corticoid, bệnh Cushing...
4.6. Bạch cầu ưa base (BASO – Basophils):
Tăng trên 0.15 G/l, gặp trong nhiễm độc, hội chứng tăng sinh tủy.
Giảm: suy tủy xương, dị ứng.
4.7. Các thông báo bất thường của công thức dòng bạch cầu:
Khi số lượng bạch cầu tăng, hoặc tăng từng thành phần bạch cầu: kết quả hiển
thị dấu H (High) ở ngay sau số lượng bạch cầu (WBC). Khi số lượng hay tỷ lệ
giảm: kết quả kèm theo dấu L (Low).
Khi kết quả số lượng bạch cầu có dấu báo “!” hoặc “F”: có bất thường về
công thức bạch cầu, cần kiểm tra lại trên lam máu nhuộm giemsa.
Máy báo OVER: số lượng vượt quá khả năng đếm của máy, đó cần kiểm tra
lại trên lam máu và pha loãng mẫu xét nghiệm rồi đếm lại.
Số lượng bạch cầu có thể tăng giả tạo:
38
 Do tăng sức bền hồng cầu nên dung dịch phá vỡ hồng cầu của máy không
đủ thời gian làm vỡ hồng cầu, máy sẽ đếm lẫn vào bạch cầu. Cần kiểm tra
lại và so sánh trên tiêu bản máu ngoại vi.
 Do cryoglobulin, cryofibrinogen, đám tiểu cầu, hồng cầu có nhân, hồng
cầu có KSTSR, tiểu cầu khổng lồ… máy đếm lẫn vào số lượng bạch cầu.

5. DÒNG TIỂU CẦU:


5.1. Số lượng tiểu cầu (PTL – Palatelet): trong một đơn vị máu, lít hay mm3.
Số lượng tiểu cầu bình thường: 150.000 – 400.000 tiểu cầu/mm3 máu.
Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình đông cầm máu, vì vậy khi số
lượng tiểu cầu giảm dưới 100.000 tiểu cầu/mm3 máu thì nguy cơ xuất huyết tăng
lên.
5.2. Thể tích trung bình của tiểu cầu (MPV – Mean corpus palatelet)
Cũng được tính bằng đơn vị femtolit, giá trị bình thường 7,5 – 11,5 fL.
Rất khó đếm do kích thước bé, chịu nhiều ảnh hưởng bởi tiếng động, điện, môi
trường, bụi bẩn…
 Giảm tiểu cầu giả tạo có thể gặp do tiểu cầu tăng kết dính: lấy máu quá lâu
làm hoạt hóa tiểu cầu, lấy mẫu vào ống thủy tinh làm tiểu cầu kết dính do
thành ống làm hoạt hóa và kết dính tiểu cầu, tiểu cầu tập trung xung quanh
bạch cầu…
 Tăng tiểu cầu giả tạo: do mảnh hồng cầu vỡ hoặc hồng cầu kích thước quá
nhỏ (MCV < 65 fl) làm máy đếm nhầm thành tiểu cầu. Trong mẫu máu lẫn
bụi bẩn cũng có thể làm máy đếm nhầm thành tiểu cầu. Một số trường hợp do
máy nối đất không tốt gây hiện tượng nhiễu nên các xung điện nhỏ sẽ được
máy ghi nhận là các tiểu cầu.
 Một số trường hợp do số lượng tiểu cầu quá cao nên máy cũng không đếm
được (máy báo: OVER). Cần kiểm tra trên lam máu và pha loãng rồi đếm lại.
 Số lượng tiểu cầu giảm: giảm sản xuất (suy tủy xương, bệnh máu ác tính lấn
át, ung thư di căn tủy xương), tăng tiêu thụ (xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn
đông máu tiêu thụ).
 Số lượng tiểu cầu tăng: hội chứng tăng sinh tủy, thiếu máu thiếu sắt, sau cắt
lách, tăng do phản ứng sau một số bệnh lý: ung thư di căn tủy xương, u thận,
u gan…

39
Các chỉ số máy đếm tế bào loại 8 chỉ số

STT Chỉ số Tiếng Anh Tiếng Việt Giá trị bình thường
1 WBC White blood cell Số lượng bạch cầu 4-10 G/l
Nam : 4.2-5.4 ´ x 1012/l
2 RBC Red blood cell Số lượng hồng cầu
Nữ : 4.0-4.9 ´ x 1012/l
Nam : 130-160 g/l
3 HGB Hemoglobin Lượng huyết sắc tố
Nữ : 120-142 g/l
Nam : 0.40-0.47
4 HCT Hematocrit Thể tích khối hồng cầu l/l
Nữ : 0.37-0.42 l/l
5 MCV Mean corpuscular volume Thể tích trung bình HC 85- 95 fl
6 MCH Mean corpuscular hemoglobin Lượng huyết sắc tố trung bình HC 28-32 pg
Mean corpuscular hemoglobin
7 MCHC Nồng độ HST trung bình HC 320-360 g/l
concentration
8 PTL Platelet Số lượng tiểu cầu 150-500 G/l

Các chỉ số máy đếm tế bào loại 18 chỉ số

STT Chỉ số(tiếng Anh) Tên chỉ số Giá trị bình thường
9 LY %(%Lymphocyte) Tỷ lệ % lymphocyte 25-40 %
10 LY(Lymphocyte) Số lượng lymphocyte 1.2-4.0 ´ 109/l
11 MO %(%Monocyte) Tỷ lệ % monocyte 1-4 %
12 MO(Monocyte) Số lượng monocyte 0.05-0.40 ´ 109/l
13 GR %(Granulocyte) Tỷ lệ % BC hạt trung tính 55-70 %
14 GR(Granulocyte) Số lượng BC hạt trung tính 2.8-6.5 ´ 109/l
15 RDW(Red distribution width) Dải phân bố kích thước HC 11-14%
16 PCT(Plateletcrit) Thể tích khối tiểu cầu 0,016 – 0,036 l/l
17 MPV(Mean platelet volume) Thể tích trung bình tiểu cầu 5-8 fl
18 PDW(Platelet distribution width) Dải phân bố kích thước TC 11-15%

Với máy đếm tế bào laser, ngoài các chỉ số trên còn có các chỉ số sau

STT Chỉ số Tên chỉ số Giá trị bình thường


1 EO %(% eosinophil ) Tỷ lệ % BC đoạn ưa acid 4–8%
2 EO ( eosinophil ) Số lượng bạch cầu hạt ưa acid 0,16 – 0,8 x 109/l
3 Baso % ( % basophil ) Tỷ lệ % BC đoạn ưa base 0,1 – 1,2 %
4 Baso (basophil ) Số lượng bạch cầu hạt ưa base 0,01 – 0,12 x 109/l
5 RET % ( % Reticulocyte ) Tỷ lệ % hồng cầu lưới 0,5 – 1,5 %
6 RET ( Reticulocyte ) Số lượng hồng cầu lưới 0,016 – 0,095 x 109/l
7 RDW – SD Dải phân bố kích thước HC - Độ lệch chuẩn 35 – 46 fl
8 RDV - CV Dải phân bố kích thước HC - Hệ số biến thiên 11 – 14,4 %
9 P – LCR Tỷ lệ tiểu cầu có kích thước lớn
10 IRF Tỷ lệ mảnh hồng cầu

40
CÔNG THỨC MÁU SỐ 1

WBC 9,94 K/μL

NEU 4,49 K/μL 45,2 %

LYM 4,14 K/μL 41,6 %


MONO 0,717 K/μL 7,21 %

ESO 0,520 K/μL 5,23 %

BASO 0,740 K/μL 0,747 %

RBC 4,54 M/μL


HGB 14,3 g/dL

HCT 41,5 %
MCV 91,3 fL

MCH 31,5 pg
MCHC 34,5 g/dl

RDW 13,7 %
PLT 198 K/Μl

MPV 10,2 fL
Nhận xét:

Tổng số lượng bạch cầu trong giới hạn bình thường, dòng lympho tăng hơi
nhẹ (giá trị tuyệt đối). Các dòng khác trong giới hạn bình thường.
Nên hỏi tuổi bệnh nhân:
+ Nếu trẻ <1 tuổi thì lymphocyte sẽ cao hơn các dòng còn lại => bình thường.
+ Nếu là trẻ lớn và người lớn thì nên kết hợp lâm sàng: sốt?, gan, lách, hạch to? Dấu
hiệu khác kèm theo?
Các trường hợp lymphocyte tăng:
+ Các bệnh nhiễm khuẩn mạn tính: lao.
+ Nhiễm khuẩn virus: sởi, quai bị, ho gà, viêm gan virus,…
+ Thời kỳ lui bệnh của một số bệnh nhiễm khuẩn cấp.

41
+ Leukemia dòng lympho.
Dòng neutrophil hơi giảm nhẹ, các nguyên nhân có thể gặp:
+ Giảm tương đối dòng lymphocyte.
+ Nhiễm trùng huyết cấp, nặng.
+ Các bệnh do viru trong thời kỳ toàn phát: cúm, sởi, thủy đậu, viêm gan virus,…
+ Các bệnh có lách to gây cường lách.
+ Nhiễm độc thuốc, hóa chất.
+ Suy tủy hoặc giảm sãn tủy xương.
+ Bạch cầu cấp/mạn.

42
CÔNG THỨC MÁU SỐ 2

WBC 7,39 K/μL

NEU 5,13 K/μL 69,4 %

LYM 1,47 K/μL 19,9 %


MONO 0,588 K/μL 7,95 %

ESO 0,148 K/μL 2,00 %

BASO 0,56 K/μL 0,754 %

RBC 4,34 M/μL


HGB 10,3 g/dL

HCT 32,7 %
MCV 75,3 fL

MCH 23,8 pg
MCHC 31,6 g/dl

RDW 37,3 %
PLT 339 K/Μl

MPV 7,55 fL
Nhận xét:
Dòng bạch cầu bình thường về trị số tuyệt đối, dòng lympho giảm nhẹ (bình
thường: 20 – 50%) nên không có ý nghĩa.
Dòng hồng cầu: thiếu máu hồng cầu nhỏ (MCV giảm), nhược sắc (MCH
giảm). Thiếu máu mức độ trung bình.
Các nguyên nhân:
+ Thiếu thiếu sắt:
- Do dinh dưỡng.
- Do các bệnh lý mạn tính: mất máu mạn tính (rong kinh, rong huyết, giun móc,
trĩ, viêm nhiễm mạn tính, u bướu ác tính đường tiêu hóa gây xuất huyết rỉ rả kéo
dài,…).
- Phụ nữ có thai.
+ Bệnh lý Thalassemia.
43
CÔNG THỨC MÁU SỐ 3

WBC 2,46 K/μL

NEU 1,67 K/μL 67,9 % BANDS

LYM 0,635 K/μL 25,8 %


MON 0,121 K/μL 4,93 %

ESO 0,013 K/μL 0,540 %

BASO 0,020 K/μL 0,810 %

RBC 1,46 M/μL


HGB 5,99 g/dL

HCT 17,7 %
MCV 121 fL

MCH 40,9 pg
MCHC 33,6 g/dl

RDW 18,7 %
PLT 24,1 K/Μl

MPV Fl URI
Nhận xét:
Cả 3 dòng tế bào máu đều giảm nặng:
+ Dòng bạch cầu giảm nặng: chủ yếu là neutrophil, bạch cầu đũa.
+ Thiếu máu nặng, hồng cầu to.
+ Giảm tiểu cầu nặng (URI = upper region interference: có bất thường như tiểu cầu
không đồng đều, hoặc tiểu cầu bị kết chụm lại,…).
Trường hợp giảm cả 3 dòng tế bào máu thì cần làm them hồng cầu lưới để
xác định nguyên nhân từ tủy xương hay ngoại biên. Nếu hồng cầu lưới tăng thì có
thể loại trừ nguyên nhân từ tủy xương. Các nguyên nhân hay gặp là:
Ngoại biên:
+ Nhiễm trùng huyết nặng.
+ Cường lách.
44
+ Bệnh lý tự miễn.
+ Mất máu lượng lớn.
Tại tủy xương:
+ Suy tủy xương.
+ Loạn sản tủy xương.
+ Bệnh bạch cầu cấp.
Hoặc do nhiều bệnh kết hợp, ví dụ ở bệnh thiếu máu Blemier kèm xuất
huyết giảm tiểu cầu (trường này rất hiếm).

45
CÔNG THỨC MÁU SỐ 4

WBC 5,36 K/μL

NEU 3,06 K/μL 57,2 %

LYM 1,48 K/μL 27,6 %


MONO 0,625 K/μL 11,7 %

ESO 0,148 K/μL 2,75 %

BASO 0,044 K/μL 0,822 %

RBC 2,87 M/μL


HGB 4,27 g/dL

HCT 16,7 %
MCV 58,2 fL RBC MORPH

MCH 14,9 pg
MCHC 25,6 g/dl

RDW 16,7 %
PLT 298 K/Μl

MPV 10,5 fL
Nhận xét:
Nổi bật thiếu máu mức độ rất nặng. Hồng cầu nhỏ nhược sắc nhiều. RDW
tăng không có ý nghĩa.
 Các nguyên nhân.
Dòng monocyte có giá trị tuyệt đối nằm trong giới hạn bình thường (100 – 1000),
do đó chỉ số % tăng không có ý nghĩa.

46
CÔNG THỨC MÁU SỐ 5

WBC 25,0 K/μL

NEU 22,4 K/μL 89,6 %

LYM 1,41 K/μL 5,65 %


MONO 1,13 K/μL 4,52 %

ESO 0,10 K/μL 0,40 %

BASO 0,45 K/μL 0,180 %

RBC 5,65 M/μL


HGB 17,5 g/dL

HCT 52,4 %
MCV 92,7 fL

MCH 30,9 pg
MCHC 33,3 g/dl

RDW 12,1 %
PLT 212 K/Μl

MPV 9,01 fL
Nhận xét:
Bạch cầu tăng nhẹ, chủ yếu là neutrophil, monocyte tăng nhẹ (lympho giảm
tương đối).
Hồng cầu tăng.
 Nguyên nhân tăng bạch cầu:
o Nhiễm trùng nặng.
o Sau phẫu thuật nặng.
o Nhồi máu cơ tim, nhồi máu phổi.
o Bệnh lý ác tính: leukemia.
 Nguyên nhân tăng hồng cầu:
o Cô đặc máu (mất nước, sốt xuất huyết).
o Đa hồng cầu.
 Trường hợp này phải kết hợp lâm sàng để tìm ra bệnh.

47
CÔNG THỨC MÁU SỐ 6

WBC 56,8 K/μL

NEU 6,39 K/μL 11,2 % IG/BANDS

LYM 6,23 K/μL 11,0 % VARL/BLAST


MONO 43,3 K/μL 76,1 %

ESO 0,154 K/μL 0,270 %

BASO 0,797 K/μL 1,40 %

RBC 2,52 M/μL


HGB 8,89 g/dL

HCT 26,0 %
MCV 103,0 fL RBC MORPH

MCH 35,2 pg
MCHC 34,2 g/dl

RDW 15,1 %
PLT 132,0 K/Μl

MPV 6,44 fL
Nhận xét:
Tăng tổng số lượng bạch cầu: trong đó tăng chủ yếu là momocytes kèm tăng
basophils (làm giảm tương đối neutrophils và lymphocytes0.
Thiếu máu mức độ trung bình.
Hồng cầu hơi to, RDW = 15% (bình thường từ 12 – 17%).
+ Tăng monocyte đơn thuần gặp ở:
 Thời kỳ lui bệnh của một số bệnh nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc bán cấp
Osher, bệnh do Samonella.
 Sốt rét.
 Hội chứng giảm bạch cầu hạt.
 Một số bệnh cấp tính: K tiêu hóa, hogdkin, u tủy, bệnh leukemia dòng mono.

48
+ Nếu tổn thương ảnh hưởng 2 dòng tế bào máu như vậy thường là ác tính. Có thể
là bạch cầu cấp/mạn dòng mono. Trường hợp này có basophil tăng: hướng nghĩ đến
nhiều bạch cầu mạn dòng mono.
+ Thiếu máu hồng cầu to thường gặp ở:
 Thiếu vitamin B12.
 Thiếu máu tán huyết tự miễn.
 Loạn sinh tủy.

49
CÔNG THỨC MÁU SỐ 7

WBC 79,9 K/μL

NEU 1,53 K/μL 1,92 %

LYM 4,14 K/μL 93,8 % VAR LYM


MONO 0,895 K/μL 1,12 % FWBC/NWBC

ESO 0,156 K/μL 0,196 %

BASO 2,39 K/μL 3,00 % DFT (NLMEB)

RBC 1,78 M/μL


HGB 6,57 g/dL

HCT 19,4 %
MCV 109,0 fL RBC MORPH

MCH 36,9 pg
MCHC 33,9 g/dl

RDW 23,6 %
PLT 32,9 K/Μl

MPV 13,8 fL LURI


Nhận xét:
Tổng số bạch cầu tăng rất cao, chủ yếu là lymphocyte kèm tăng basophil (làm
giảm tương đối dòng neutrophil).
Thiếu máu mức độ nặng, hồng cồ to nhẹ với RDW cao có nghĩa là các hồng
cầu có hình dạng không đồng đều (do sản xuất không hiệu quả).
Tiểu cầu cũng giảm với MPV cao (các tiểu cầu có thể tích, hình dạng không đều).
 Ca này rõ rang là một bệnh lý ác tính tại tủy xương (vì ảnh hưởng nặng đến
cả 3 dòng tế bào màu: bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu).
 Nguyên nhân: bạch cầu cấp/mạn, nghĩ nhiều là dòng lympho.

50

You might also like