You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM


KHOA THÚ Y – CHĂN NUÔI

CHUYÊN ĐỀ KẾT THÚC HỌC PHẦN THỰC HÀNH SINH LÝ GIA SÚC

Tên đề tài:
“BÀI THU HOẠCH THỰC HÀNH SINH LÝ GIA SÚC”

Giảng viên giảng dạy : ThS NGUYỄN THỊ LAN ANH

Sinh viên thực hiện : HÀ THỊ THẮM

Môn : Thực hành sinh lý thú y

MSSV : 2087500011

Lớp : 20DTYB1

Nhóm thực hành : Chiều thứ 5

Tháng 2 năm 2022


Buổi thực hành số 1: Khảo sát cung phản xạ và hoạt động của tim
Nội dung:
1. Khảo sát cung phản xạ
2. Khảo sát hoạt động tim
3. Trình bày hệ tiêu hóa
4. Tạo một tiêu bản máu

1. Khảo sát cung phản xạ


I. Mục tiêu
- Khảo sát các thành phần cung phản xạ của cơ thể đối với kích thích từ thụ quan, do hệ
thần kinh trung ương điều khiển. Hoạt động phản xạ đi theo cung phản xạ bao gồm 5
thành phần.
- Xác định 5 thành phần của cung phản xạ và thực hiện hủy 1 trong 5 thành phần để
nhận biết ếch mất phản xạ
III. Các bước tiến hành
Bước 1: Treo ếch lên giá:
Bước 2: Nhúng chân ếch vào acid loãng:
Bước 3: Bóc tách tìm dây thần kinh đùi

IV. Quan sát kết quả

2
 Thí nghiệm 1: Nhúng chân ếch vào acid loãng
Khi nhúng chân ếch vào acid loãng, khi còn đủ 5 thành phần cuang phản xạ, cơ quan
thụ cảm (da) => Thần kinh truyền về => Thần kinh trung ương ( não, tủy) => Thần kinh
truyền ra => Cơ quan đáp ứng (cơ đùi)
=> Chân ếch co lên ngay lập tức do đau rát nên phản ứng phản xạ co chân lên

 Thí nghiệm 2: Nhúng chân ếch đã tẩm thuốc tê vào acid loãng
Khi nhúng chân ếch có thuốc tê vào acid loãng. Thuốc tê làm phong bế, cắt đứt cơ quan
truyền đi và hủy 1 thành phần cung phản xạ
=> Chân ếch không có phản ứng

3
2. Khảo sát hoạt động tim
I. Mục tiêu
- Tìm hiểu hoạt động bơm máu của cơ tim
- Quan sát và mô tả được hoạt động của tim, nhận biết và phân biệt tấm thất, tâm nhĩ và
các mạch máu nuôi tim
- Khảo sát tính tự động của tim
III. Tiến hành
 Thí nghiệm 1: Mổ bộc lộ tim
 Bước 1: Đặt ếch nằm ngửa lên bàn mổ, dùng đinh cố định ếch
 Bước 2: Dùng pen nâng da ngực tại vị trí 1/3 thân trên, sau đó cắt da thành hình
tam giác phía trên vùng tim.
 Bước 3: Nâng mảnh sụn phía trên lồng ngực, cắt rời các cơ phủ lồng ngực, thành
một hình tam giác có đỉnh phía dưới. Sau đó cắt sụn ức.
 Bước 4: Dùng pen nhấc nhẹ bao tim, đưa kéo cắt bỏ màng tim. Tim được lộ ra
ngoài
Thí nghiệm 2: Khảo sát tính tự động của tim
B1: Cố định ếch trên bàn mỗ
B2: Bộc lộ tim
B3: Quan sát hoạt động tim, cấu tạo tim. Màu sắc của các buồng tim, đếm nhịp tim
B4: Khảo sát tính tự động
IV. Quan sát và kết quả
Thí nghiệm 1: Mổ bộc lộ tim
- Ếch là loài lưỡng cư nên tim có 3 ngăn: 2 Tâm Nhĩ, 1 Tâm Thất.
- Máu ở Tâm Nhĩ trái có màu đỏ tươi vì nhận máu từ phổi đổ về( máu giàu O2).
- Máu ở Tâm Nhĩ phải có màu đỏ thẩm vì nhận máu từ tĩnh mạch chủ (máu nghèo, giàu
CO2).

4
- Máu ở Tâm Thất là máu pha có màu đỏ trung bình của 2 Tâm Nhĩ do pha trộn giữa
máu giàu O2 và máu giàu CO2.

Thí nghiệm 2: Khảo sát tính tự động của tim

- Tách rời tim khỏi cơ thể được giữ trong điều kiện thích
hợp ( môi trường, nhiệt độ, độ pH…) sẽ vẫn co bóp nhịp
nhàng trong một thời gian, do có tính dự động nhờ các
hạch tự động

3. Trình bày hệ tiêu hóa


I. Mục đích
- Nhận biết cơ quan tham gia tiêu hóa
III. Tiền hành
- Đặt ếch nằm ngữa trên bàn mổ sao cu, dùng đinh cố định 4 chân ếch
- Dùng dao mổ, rạch dọc giữa thân bụng ếch
- Tách các cơ quan tham gia tiêu hóa

IV. Kết quả


Kệ tiêu hóa của ếch bao gồm:
- Khoang miêng ( Lưỡi, Răng)
- Thực quản: có tiêm mao giúp vẫn chuyển thức ăn
xuống dạ dày
- Dạ dày: có vách cơ khá dày, nơi tiêu hóa ( cơ học
và hóa học)
- Ruột: bao gồm ruột non, ruột già

5
- Tuyến tiêu hóa: Gan ếch chia 3 thùy, thùy giữa có túi mật, tụy hình khối. Ống dẫn tụy
và ống dẫn mật đổ vào đoạn đầu của ruột non

4: Tạo tiêu bản máu


I. Mục đích
- Biết cách lấy máu vật nuôi để tạo tiêu bản máu
- Trang bị kỹ năng thực hành tạo vệt máu và nhuộm tiêu bản máu.
- Tạo được một tiêu bản máu gia súc, gia cầm.
III. Tiến hành
 Bước 1: Tạo vết phết
- Chuẩn bị lame kính: Lame kính trong, sạch, không có vết dầu mỡ
- Lấy một giọt máu nhỏ lên một đầu của tấm lame A
- Dùng ngón cái và ngón trỏ của tay trái cầm tấm lame A, ngón cái và ngón trỏ tay phải
cầm tấm lame B ( chọn tấm alme B phải có cạnh thật nhãn)
- Gạt nhẹ cạnh của tấm lame B tiếp xúc với mặt trên tấm lame A ở sát phía trước giọt
máu với một góc từ 30-45°C
- Kéo tấm B lùi lại cho chạm giọt máu, khi máu đã lan trên cạnh lame B ta đẩy nhẹ,
chậm và liên tục tấm lame B trên mặt tấm lame A cho vết phết lam đều.
- Vệt phết đạt yêu cầu phải mỏng và đều.
 Bước 2 : Cố định tiêu bản
- Làm cho tết bào máu gắn chặt trên lame kính, không bị rửa trôi trong quá trình tẩy rửa
- Làm cho sự bắt màu của bạch cầu trở nên tốt hơn.
- Cố định vết phết bằng cồn methanol: nhỏ vài giọt cồn lên vết phết, để khô
Methanol -> để khô
6
 Bước 3: Nhuộm tiêu bản
- Nhúng phiến kính có vết phết vào dung dịch Eosin trong 1 phút 30 giây.
- Lấy ra và để khô
- Nhúng vào dung dịch xanh Methylen trong vòng 1 phút 30 giây và để khô khoảng 30
giây.
 Bước 4: Rửa nước : áp lực nước yếu
IV. Kết qủa
Mẫu đạt yêu cầu có màu tím nhạt, đều, mỏng, nếu xanh quá hay đỏ quá có thể nhuộm
lại.

Câu hỏi ôn tập và ứng dụng thực tế:


Câu 1: Tại sao vết phết đạt yêu cầu cần phải mỏng? Tại sao tiêu bản có màu tím?
- Khi phết máu vết phết cần phải mỏng để có thể dễ quan sát dưới kính hiển vi
- Hợp chất thuốc nhuộm cơ bản ( xanh methylen) có màu xanh lam và thuốc nhuộm axit
(eosin) có màu đỏ. Do đó các tthanhf phần axit của tế abof ( nhân, RNA, tế bào chất)
nhuộm màu xanh hoặc tím.
Câu 2: Nhân bạch cầu bắt màu gì khi nhuộm 2 dung dịch trên?
- Tế bào bạch huyết ái kiềm nhuộm màu xanh lam
- Tế bào bạch huyết ái toan nhuộm màu đỏ tươi
- Bạch cầu trung tính có màu trung gian.
Câu 3: Tế bào máu gà và máu heo có điểm gì khác nhau?
7
- Máu gà: Hồng cầu có nhân và hình trứng
- Máu heo: Hồng cầu không nhân, tròn, nhiều kích thước khác nhau.

Máu gà Máu heo

Buổi thực hành số 2:

Nội dung:

1. Xác định tần số nhịp tim và huyết áp

2.Xác định tần số nhịp tim, chỉ số huyết áp lúc vận động.

3.Khảo sát ảnh hưởng Áp suất thẩm thấu lên màng hồng cầu.

1. Xác định tần số nhịp tim và huyết áp

I. Mục đích

8
- Hiểu biết vai trò của nhịp tim, huyết áp, phương thức hô hấp trong cơ thể và những yếu
tố ảnh hưởng đến nhịp tim, huyết áp và hô hấp.

- Biết nguyên lý sử dụng công cụ đo huyết áp, nhịp tim. Hiểu ý nghĩa 2 thông số huyết
áp và biết cách đo huyết áp, nhịp tim chính xác.

- Biết cách quan sát hô hấp và phân biệt được hô hấp bình thường và bất thường.

III. Thực hiện:

- Người được đo phải trong trạng thái nghỉ ngơi ít nhất 15 phút trước khi đo.

IV. Kết quả

Thắm Huy Giang

Nhịp tim 78 81 80

Huyết áp 71-111 82-120 77-118

2. Xác định tần số nhịp tim và chỉ số huyết áp lúc vận động

Thắm Huy Giang


Nhịp tim 100 112 120
Huyết áp 72-117 85-129 100-130

Câu hỏi ôn tập và ứng dụng:


Câu 1: Hoạt động của tim có mấy chu kỳ? Tại sao có thanh trầm dài hoặc thanh
ngắn khi nghe nhịp tim? Huyết áp là gì?
- Hoạt động của tim: có 2 chu kỳ
+ Tim co (Tâm thu): Máu được phóng thích từ Tâm thất ra các Động mạch khi tim co.
+ Tim dãn (Tâm trương): Máu được hút từ các Tĩnh mạch về tim khi tim dãn.

9
- Tại sao có thanh trầm dài hoặc thanh ngắn khi nghe nhịp tim?
+ Tiếng tim thứ nhất (tâm thu): có đặc điểm âm học có cương độ mạnh, âm thanh trầm,
ân sắc đục, dài (0.08-0.12s). Nguyên nhân là do đóng van nhĩ-thất và cơ thất co, máu
tống vào Động mạch.
+ Tiếng tim thứ hai (tâm trương): cóđặc điểm ân học có cường độ nhẹ, âm thanh cao,
ấm sắc trogn và ngắn. Nguyên nhân là do đóng van Động mạch (van bán nguyệt)
- Huyết áp là áp lực của máu trong Động mạch đươc tạo nên do lực co bóp của cơ tim,
lưu lượng máu và kháng lực thành động mạch.
Câu 2: Ý nghĩa chỉ số huyết áp MAX,MIN; đơn vị đo huyết áp là gì?

- Ý nghĩa chỉ số huyết áp MAX, MIN để cho biết tình trạng sức khỏe của con thú, để
xem có cao hay thấp hơn mức bình thường để đưa ra cách khắc phục kịp thời.

- Đơn vị đo huyết áp: mmHg.

3. Khảo sát ảnh hưởng Áp suất thẩm thấu lên màng hồng cầu.

I. Mục đích

- Hiểu được vai trò Áp suất thẩm thấu của dung dịch đối với màng hồng cầu.

- Quan sát được màng hồng cầu bị ảnh hưởng như thế nào khi thay đổi áp suất thẩm thấu
của dung dịch.

:
III. Cách thực hiện
 Thí nghiệm 1: Xác định ASTT của dung dịch ảnh hưởng lên màng hồng cầu
bằng mắt thường.
- Lấy cốc thủy tinh 50ml cho dung lịch vào, ghi lên thành cốc 1,2,3 tương ứng 3 dung
dịch đẳng trương, ưu trương, nhược trương.
- Nhỏ ¼ giọt máu kháng đông + 9 giọt dung dịch NaCl vào 3 tấm lame theo số thứ tự
1,2,3. trộn đều và dàn trải lên lame, chờ khoảng2 phút và quan sát Hồng cầu lắng đọng,
vỡ màng và độ đậm màu của dung dịch.
 Thí nghiệm 2: Xác định ASTT của dung dịch ảnh hưởng lên màng hồng cầu
bằng kính hiển vi.

10
Sử dụng 3 tấm lame đã có máu kháng đông tiếp xúc với các lọ dung dịch.
- Quan sát lame có máu kháng đông tiếp xúc dung dịch đẳng trương, ưu trương, nhược
trương. Quan sát dưới kính hiển vi có độ phóng đại 40-100-400. Ghi nhận hình dạng và
tình trạng màng tế bào hồng cầu.
III. Kết quả
 Thí nghiệm 1: Xác định ASTT của dung dịch ảnh hưởng lên màng hồng cầu
bằng mắt thường.
Quan sát bằng mắt thường ta thấy:
- Màu đậm nhất, có hiện tượng sa lắng => dung dịch ưu trương
- Không có hiện tượng sa lắng, đồng nhất => dung dịch nhược trương
- Có sự sa lắng (ít hơn), màu nhạt hơn => dung dịch đẳng trương

 Thí nghiệm 2: Xác định ASTT của dung dịch ảnh hưởng lên màng hồng cầu
bằng kính hiển vi.
Quan sát dưới kính hiển vi tao thấy:
- Màng hồng ồng cầu teo => dung dịch ưu trương
- Màng hồng căng to và vỡ => dung dịch nhược trương
- Hồng cầu bình thường => Dung dịch đẳng trương.

11
Câu hỏi ôn tập và ứng dụng
Câu 1: Nêu khái niệm dung dịch đẳng trương, ưu trương, nhược trương.
- Dung dịch đẳng trương: Có ASTT bằng ASTT của tế bào
- Dung dịch nhược trương: Có ASTT thấp hơn ASTT của tế bào
- Dung dịch ưu trương: Có ASTT cao hơn ASTT của tế bào
Câu 2: Nêu nguyên lý vì sao hồng cầu teo hoặc phồng to khi tiếp xúc dung dịch.
- Khi hồng cầu tiếp xúc với dung dịch nhược trương, do có ASTT thấp hơn ASTT hồng
cầu, nước sẽ thẩm thấu vào trong hồng cầu làm hồng cầu to ra và vỡ. Vì nước đi từ nới
có ASTT thấp đến nơi có ASTT cao hơn.
- Khi tiếp xúc với dung dịch ưu trương, do có ASTT cao hơn ASTT hồng cầu, nước
trong hồng cầu sẽ thẩm thấu ra ngoài làm cho hồng cầu bị teo lại.
Câu 3: Thông qua nội dung thực tập trên, nêu ứng dụng thực tiễn trên vật nuôi.
Từ nội dung thực tập trên, khi ứng dụng trên vật nuôi đó là: Chỉ truyền vào cơ thể vật
nuôi dung dịch ưu trương và đẳng trương. Vì dung dịch nhược trương sẽ làm vỡ hồng
cầu.

12

You might also like