You are on page 1of 21

Hồng Linh TYK21A

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP 1
GIẢI PHẪU BỆNH THÚ Y K21
Lưu ý: Font chữ khác là copy từ tài liệu ngoài. Cân nhắc để đọc tham khảo hoặc đọc nha.
1. Xung huyết động mạch
Xung huyết hay cương mạch là sự tăng lượng máu ở bất kỳ phần nào của hệ tuần hoàn. Gồm có 3
loại:
 Xung huyết động mạch
 Xung huyết tĩnh mạch
 Xung huyết đọng huyết nằm: xảy ra ở tĩnh mạch và động mạch.
Xung huyết động mạch là hiện tượng dòng máu trong động mạch tăng (động mạch hoặc mao
động mạch), có thể tăng lưu lượng máu và động mạch giãn rộng ở cơ quan hoặc mô nào đó. Trong
khi đó dòng máu chuyển đi (về tim) vẫn bình thường.
a. Xung huyết động mạch toàn thân
Là sự tăng lượng máu trong toàn thể hệ thống động mạch.
* Nguyên nhân: thường thấy ở bệnh ảnh hưởng toàn bộ cơ thể như bệnh dấu son
(Erysipelas), bệnh dịch tả heo, bệnh tụ huyết trùng… do sự tăng nhịp tim làm hệ thống động mạch
đầy máu.
* Bệnh tích đại thể: động mạch, mao mạch toàn bộ cơ thể căng máu, cơ quan và mô có
màu hồng.
* Bệnh tích vi thể: trong động mạch và mao quản chứa nhiều hồng cầu.
* Hậu quả: nếu nguyên nhân gây bệnh được loại bỏ sớm sẽ không để lại bệnh tích trong mô
và cơ quan.
+ Tầm quan trọng: nếu nguyên nhân gây bệnh được loại bỏ sớm sẽ không để lại những dấu ấn bệnh tật
trong mô và cơ quan.

b. Xung huyết động mạch cục bộ


Là sự tăng lượng máu trong hệ động mạch ở những vùng nhất định (chân, dạ dày, phổi…).
* Nguyên nhân: có thể do sinh lý hay bệnh lý.
- Sinh lý: sự tăng lượng máu ở động mạch của dạ dày, ở ruột sau bữa ăn, ở vú trong thời kỳ cho
sữa,…
1
Hồng Linh TYK21A
- Bệnh lý: thường thấy ở các ổ viêm. Hiện tượng xung huyết động mạch có ích cho mô bị viêm.
2
* Bệnh tích đại thể: mạch máu căng; mô và cơ quan có màu đỏ, nặng hơn bình thường.
Nếu xảy ra ở những mạch máu bên ngoài sờ vào sẽ thấy nóng, khi cắt máu chảy ra nhiều.
+ Tầm quan trọng: xung huyết động mạch rất hữu ích cho mô bị viêm. Nhiều máu và tế bào được mang tới
để chống các kích thích gây xót. Những xác định khi còn sống hoặc bằng cách gián tiếp qua hiện tượng
viêm. chất cặn bã được thoát đi mau hơn. Những chất độc (nọc rắn, nọc ong) được pha loãng thành chất
kích thích nhẹ hay mất độc tính. Sự tăng lượng máu còn mang lại nhiều kháng thể và bạch huyết cầu thực
bào để chống các yếu tố gây viêm.

2. Xung huyết tĩnh mạch


Xung huyết tĩnh mạch là hiện tượng trở ngại của dòng máu trở về tim (máu trong tĩnh
mạch) và kèm theo giãn tĩnh mạch hay mao tĩnh mạch trong khi đó máu trong động mạch không
có gì thay đổi. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể, có thể biểu hiện
cấp tính hay mãn tính.
a. Xung huyết tĩnh mạch cấp tính toàn thân
Lượng máu tăng trong phần tĩnh mạch của hệ tuần hoàn do sự tắc nghẽn lưu thông của máu
trong tim và phổi.
* Nguyên nhân:
- Tổn thương ở tim: Thoái hóa và hoại tử cơ tim, nhồi máu cơ tim gây ra bởi chứng huyết
khối hay tắc mạch…
- Tổn thương ở phổi: viêm phổi nặng, huyết khối hay tắc mạch ở phổi…
- Màng bao tim có nước, máu hay mủ.
- Lồng ngực có nước, máu hay mủ.
* Bệnh tích đại thể: các cơ quan trong cơ thể có màu đỏ xanh hay tím. Các tĩnh mạch căng
đầy máu, cơ quan nặng và lớn hơn bình thường. Khi cắt, máu chảy ra thành dòng và có màu đen.
* Hậu quả: khi tổn thương ở tim và phổi nặng có thể làm cho con vật chết. Nếu tình trạng ứ
máu kéo dài sẽ chuyển sang mãn tính gây hoại tử mô và cơ quan.
* Tầm quan trọng: nếu những thay đổi trong tim và phổi nhẹ, xung huyết tĩnh mạch cấp tính sẽ biến đổi
nhanh. Khi những thay đổi trong tim và phổi nặng và không điều trị được sự thiếu dưỡng khí và chất dinh
dưỡng cùng với sự tích tụ các chất thải sẽ làm cho con vật chết. Nếu tình trạng ứ huyết kéo dài sẽ chuyển
sang mãn tính gây hư hại nhiều mô và cơ quan,

2
Hồng Linh TYK21A
b. Xung huyết tĩnh mạch mãn tính toàn thân
3
Là hiện tượng tăng lượng máu bên phía tĩnh mạch của hệ tuần hoàn, trong một thời gian
dài và tạo những thay đổi vĩnh viễn như teo, hóa sợi trong nhiều cơ quan và mô trong cơ thể.
* Nguyên nhân:
- Ở tim: Sự thắt hẹp của các van như van nhĩ thất; van tim yếu hoặc cơ tim yếu; dị dạng bẩm sinh
của tim; những thương tích ở xung quanh màng quanh tim và màng ngoài tim.
- Ở phổi: tắc nghẽn mao quản ở phổi (bệnh khí thũng phổi mãn tính) Viêm phổi do huyết
khối, phổi có nước, máu, bướu hay mủ.
* Bệnh tích đại thể: các tĩnh mạch trong cơ thể căng chứa đầy máu. Cơ quan, mô có màu
xanh tím. Phù thũng là một bệnh tích nổi bật, thường thấy ở các phần thấp của cơ quan hay trong
xoang của cơ thể. Cơ quan và mô teo nhỏ.
* Bệnh tích vi thể: các tĩnh mạch và mao quản chứa nhiều hồng cầu. Nhu mô bị teo, ở gan
thường thấy ở vùng giữa tiểu thùy. Mô gian bào và mô liên kết khắp cơ thể tăng sinh nhiều.
* Hậu quả: sự teo của nhu mô và tăng sinh quá mức của mô gian bào là những thay đổi
vĩnh viễn làm hoạt động của cơ quan và mô suy yếu.
* Tầm quan trọng: bất dưỡng nhu mô và tăng sinh quá mức của mô gian bào là những thay đổi vĩnh viễn
dẫn đến hoạt động yếu kém của cơ quan và mô.

c. Xung huyết tĩnh mạch cục bộ


Là sự tăng lượng máu trong tĩnh mạch ở một phần (chân, đuôi, thận, lá lách) của cơ thể,
hậu quả của sự tắc nghẽn lưu thông máu trong cơ quan.
* Nguyên nhân: thường do sự đè nén các tĩnh mạch (ruột lồng vào nhau, ruột xoắn), huyết
khối, áp lực từ bên ngoài (băng bó, dây cột, nịt cao su…)…
* Bệnh tích đại thể: các tĩnh mạch và mao quản căng đầy máu. Mô bị sưng có màu xanh
tím, xanh đen. Nếu kéo dài, nhu mô cơ quan bị teo và tăng sinh mô liên kết. Mô và cơ quan hóa
sợi sẽ cứng chắc, màu xám và co rút làm cơ quan biến dạng.
* Bệnh tích vi thể: các tĩnh mạch và mao quản căng máu. Mô liên kết giữa các cơ quan có
máu và dịch phù thũng. Trong những trường hợp tắc nghẽn nặng sẽ có hoại tử, viêm có mủ và rối
loạn trao đổi tế bào. Nếu trong trường hợp mãn tính, mô liên kết sợi trắng sẽ xuất hiện nhiều, có
tích tụ chất keo và teo nhu mô.

3
Hồng Linh TYK21A
* Hậu quả: nếu tắc nghẽn không hoàn toàn và chỉ trong một thời gian ngắn sẽ không làm
4
tổn thương tế bào. Nếu tắc nghẽn kéo dài, mô và cơ quan sẽ hoại tử.
* Tầm quan trọng: nếu tắc nghẽn không hoàn toàn và chỉ trong một thời gian ngắn sẽ không có hư hại
vĩnh viễn. Nếu tắc nghẽn kéo dài, mô sẽ chết. Nếu có những mạch phụ hay tắc nghẽn một phần kéo dài sẽ
có các thay đổi vĩnh viễn (hóa sợi, bất dưỡng) và bệnh tích sẽ được gọi là xung huyết tĩnh mạch mãn tính
định vị.

Sự hoạt động của các cơ quan tiêu hóa thường có xáo trộn, chức năng gan sẽ giảm khi tiến tới xơ gan.
Nếu những tĩnh mạch chính ở tứ chi tắc nghẽn, sự di chuyển của con vật cũng sẽ bị ảnh hưởng.

3. Xung huyết đọng huyết nằm


Là sự tích tụ máu ở phần thấp của cơ thể (động mạch và tĩnh mạch) do ảnh hưởng của trọng lực.
* Nguyên nhân: thường thấy ở những con vật bị bệnh tim, và ở những con vật nằm, bị kềm
cột hay không hoạt động như: chân con vật trong chuồng lâu không vận động, con vật bệnh nằm
nghiêng một bên,…
* Bệnh tích đại thể: những mạch máu ở phần thấp căng máu. Ở phổi, lá phổi ở phần dưới
căng đầy máu, có màu đỏ thẫm trong khi lá phổi ở trên rất ít máu và có màu hồng nhạt.
* Bệnh tích vi thể: tĩnh mạch và mao quản căng máu. Phù thũng, xuất huyết, viêm và hoại
tử là những bệnh tích thường gặp ở các cơ quan.
* Tầm quan trọng và hậu quả xung huyết động huyết nằm chi phần nào của cơ thể con vật ở dưới thấp khi nằm chết.
Nó cũng cho biết tim yếu không trì đủ áp huyết. Trong pháp y học, vị trí của xung huyết động huyết nằm xác định vị
trí của cơ thể lúc chết và cho biết xác chết có bị dời đi hay không.

4. Xuất huyết
Là sự thoát ra khỏi mạch máu tất cả những thành phần của máu. Xuất huyết xảy ra khi con vật còn
sống. Có hai hình thức xuất huyết:
- Xuất huyết qua chỗ vỡ của thành mạch máu.
- Xuất huyết do tổn thương nhỏ ở thành mạch, khi quan sát bên ngoài thì mạch máu vẫn
còn nguyên vẹn.
4.1. Nguyên nhân
- Sinh lý: lúc sinh, kinh nguyệt, nang noãn vỡ (Graff). Những xuất huyết này là bình
thường trừ khi bị mất máu quá nhiều.

4
Hồng Linh TYK21A
- Chấn thương cơ lực: xé, cắt, dập nát...
5
- Bệnh do vi trùng và virus: Salmonella, Clostridium, Streptococcus,...
- Hóa chất độc: Phosphorus, Chloroform, Cyanide, Arsenic...
- Xung huyết tĩnh mạch.
4.2. Phân loại: Xuất huyết được xếp loại theo nguồn gốc của máu, kích thước và hình dạng của
vết xuất huyết hoặc các vị trí đặc biệt trên cơ thể.
a. Nguồn gốc
Tim, động mạch, tĩnh mạch, mao quản.
b. Kích thước và hình dạng của vết xuất huyết
Xuất huyết thành từng điểm nhỏ, xuất huyết thành từng đốm lớn hơn đường kính vài mm
đến 10 mm. Xuất huyết thành từng mảng lớn, xuất huyết thành túi hình cầu hay bướu máu.
c. Vị trí
Xuất huyết quanh mạch, xuất huyết quanh thận, xuất huyết lồng ngực, xuất huyết tử cung.
Xuất huyết từ những lỗ của cơ thể có những tên riêng như: chảy máu mũi, ói ra máu, tiểu ra
máu, chảy máu ruột...
4.3. Bệnh tích vi thể
Nếu xuất huyết mới xảy ra các hồng cầu còn nguyên vẹn và bắt màu rất rõ. Nếu xuất huyết
đã lâu xung quanh đám máu có thể có những sợi nguyên bào cho thấy đã hình thành một dạng mô
khác.
4.4. Ảnh hưởng của xuất huyết
Ảnh hưởng của xuất huyết tùy thuộc mức độ và vị trí của xuất huyết. Vết xuất huyết nhỏ ở
não có thể rất trầm trọng và làm cho con vật chết, trong khi một xuất huyết cùng mức độ ở cơ vẫn
có thể không đáng kể. Xuất huyết ở não, tim, ruột thường làm con vật chết.
+ Tầm quan trọng và ảnh hưởng của xuất huyết

Tầm quan trọng của xuất huyết tùy thuộc mức độ và vị trí của xuất huyết. Vết xuất huyết nhỏ ở não có thể
rất trầm trọng và làm cho con vật chất, trong khi một xuất huyết cùng mức độ ở cơ vẫn có thể không đáng
kể. Xuất huyết của não gần như bao giờ cũng do chấn thương. Xuất huyết não do chứng xơ cứng động
mạch tương đối ít thấy ở con vật.

5
Hồng Linh TYK21A
Xuất huyết bao tim rất quan trọng, vì cản trở thời kỳ trương tâm, thường thấy ở gà, con vật nhỏ và con vật
6
phòng thí nghiệm khi bị lấy máu ở tim. Bể động mạch chủ và xuất huyết vào bao tim thường thấy ở ngựa .
Bể mạch hình vành đôi khi thấy ở ngựa và chó.

Xuất huyết trong dạ dày và ruột hay gây thiệt mạng, thường thấy ở nhiều loài vật. Điều nguy hiểm của sự
xuất huyết này là chỉ phát giác được khi con vật đã mất quá nhiều máu.

5. Phù thũng
Khi dịch tổ chức tích lại trong tế bào hay kẽ mô bào gọi là phù; khi dịch tích lại trong các xoang
tự nhiên của cơ thể (xoang bao tim, xoang ngực, xoang bụng) gọi là sự tích nước (Hydrop).
Ví dụ: Hydrocephalus - phù thũng não, hydrothorax - nước trong lồng ngực,
hydropericardium - nước trong bao tim, hydroperitoneum - nước trong mô phúc mạc…
5.1. Nguyên nhân
a. Thiếu protein trong máu
Là nguyên nhân thường gây phù thũng toàn thân ở con vật. Chất đạm trong máu thiếu có
thể do:
- Xuất huyết: bệnh ký sinh trùng (giun trong dạ dày bò, cừu), lở loét dạ dày.
- Thận bị tổn thương: chất đạm bị mất ra ngoài theo nước tiểu.
- Gan bị tổn thương: sự tạo chất đạm ở gan giảm.
b. Xung huyết tĩnh mạch cục bộ hay toàn thân
Gây phù thũng nhẹ ở từng vùng, như bào thai đè lên tĩnh mạch đùi ở người mang thai.
c. Tăng tính thẩm thấu của nội bì mao mạch
Gây ra bởi chất Histamine, là chất được hình thành do sự tổn thương tế bào.
d. Mạch bạch huyết bị tắc nghẽn
Nguyên nhân:
- Do bị ép bởi một lực từ bên ngoài: bướu, mụn mủ, dây buộc, yên cương...
- Trong mạch bạch huyết có bướu, cục huyết khối, ký sinh trùng (giun chỉ Filaria hay mò bao lông
trên chó Demodex canis).
5.2. Phân loại
Có hai loại phù thũng

6
Hồng Linh TYK21A
a. Phù thũng cục bộ
7
Thường do xung huyết tĩnh mạch cục bộ hay mạch bạch huyết bị nghẽn. Ở động vật, hiện
tượng này thường thấy ở chân.
b. Phù thũng toàn thân
Thường do các bệnh tích về tim, phổi, thận, các bệnh ký sinh trùng nặng.
5.3. Bệnh tích đại thể
- Vùng mô phù thũng sưng lên.
- Nhiệt độ của các phần như đuôi, chân, tay đều thấp.
- Khi dùng ngón tay ấn vào mô phù thũng, chỗ mô đó sẽ lõm xuống, khi bỏ tay ra phải một
lúc sau vết lõm mới mất đi.
- Phù thũng chỉ xảy ra tại những vị trí đặc biệt trong cơ quan. Ở túi mật, phù thũng thấy
trong lớp niêm mạc hay mô liên kết. Ở ruột, phù thũng có thể thấy ở lòng lớp đệm và dưới lớp
niêm mạc. Ở cơ, dịch tích tụ trong mô liên kết và trong gian bào. Ở phổi, dịch phù thũng tích tụ
trong phế nang và mô liên kết tiểu thùy. Ở da, dịch phù thũng tích tụ trong mô liên kết dưới da.
Do ảnh hưởng của trọng lực, dịch phù thũng thường tích tụ ở những phần thấp của cơ thể:
chân, cổ, ngực (ức), bụng.
5.4. Bệnh tích vi thể
Khoảng gian bào và xoang của cơ thể căng lớn ra, tăng số lượng nước có chứa chất hạt
mịn, nhuộm màu hồng rất nhạt của Eosin. Lượng chất đạm trong dịch phù cao thì màu hồng càng
đậm. Sau một thời gian có hiện tượng tăng sinh tế bào sợi liên kết và tích tụ sợi keo trong cơ quan.
5.5. Hậu quả
Nếu nguyên nhân được loại bỏ sớm, dịch phù thũng sẽ rút đi và không gây biến đổi cơ
quan. Nếu hiện tượng này kéo dài, dịch phù thũng sẽ trở thành một chất kích thích gây tăng sinh
mô liên kết, tích tụ sợi keo và teo nhu mô.
6. Hoại tử khái niệm, nguyên nhân & hậu quả
Hoại tử là sự chết cục bộ của tế bào và mô kèm theo sự mất đi về chức năng xảy ra trong một cơ
thể sống.
6.1. Nguyên nhân
a. Độc chất
Những hóa chất độc như phenol, clorua thủy ngân… làm đông đặc protein tế bào.
7
Hồng Linh TYK21A
Những chất độc thực vật như phallin có trong nấm gây hoại tử biểu mô ống lượn thận, các
8
loại vi trùng (Salmonella, Staphyloccus, Spherophorus…) thường gây hoại tử mô.
Những chất độc động vật như nọc ong, nọc rắn, nọc bò cạp,… có thể gây hoại tử tại vết
đốt, kí sinh trùng Histomonas meleagridis (bệnh đầu đen) gây hoại tử mô gan gà.
b. Rối loạn tuần hoàn
Xung huyết tĩnh mạch kéo dài làm mô thiếu dưỡng khí và dưỡng chất đưa tới hoại tử như
trường hợp hoại tử do ruột xoắn, lồng ruột.
Thiếu máu toàn thân gây hoại tử nhiều nơi trong cơ thể (não, gan).
Thiếu máu cục bộ gây nhồi máu và hoại tử cục bộ.
Khi mô bị nghiền nát, nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh đều có thể làm tế bào chết do thay
đổi trạng thái keo của chúng. Dòng điện cao thế làm thân nhiệt tăng lên tới 600C, sự đông đặc
nguyên sinh chất tế bào, tia X gây biến đổi tế bào đều chất dẫn đến hoại tử tế bào.
6.2. Biến đổi bệnh lý(hậu quả)
a. Đại thể
Mô hoại tử phân biệt rõ với các mô xung quanh. Chúng có màu trắng, xám, vàng hay nâu.
Bệnh tích hoại tử được phân tích rõ rệt với mô xung quanh bởi một vùng màu đỏ do phản ứng
viêm xảy ra trong mô sống kế cận. Mô chết mềm, dễ vỡ.
Nếu mô hoại tử bị vi trùng xâm nhập và nếu là vi trùng sinh mủ, thì những mụn mủ có thể
xuất hiện trong mô hoại tử, hay nếu là những vi trùng hoại sinh, yếm khí thì mô bị hoại tử
gangrence và có màu xanh, vàng cam hay đen.
b. Vi thể
Cấu tạo mô hoại tử có còn nguyên hay không còn tùy loại hoại tử. Màng tế bào mờ đi hay
biến mất. Những tế bào hoại tử trương lên do áp suất thủy tĩnh trong tế bào tăng lên.
Nhân tế bào hoại tử thể hiện qua các dạng sau:
- Nhân teo: chất liệu nhân co lại và đậm đặc. Nhân trở thành một khối đồng nhất, co lại,
tròn và nhỏ trong đó các cấu tạo bên trong không thể thấy được.
- Nhân phân: là sự xuất hiện các vết nứt trong nhân, tế bào vẫn còn ở vị trí cũ trong tế bào.
- Nhân vỡ: nhân phân tán thành từng mảnh rải rác trong tế bào chất.
- Nhân tan biến: nhân bị tiêu hủy hay hóa lỏng, cấu tạo trong nhân biến mất chỉ còn lại
màng nhân. Sau cùng màng nhân cũng có thể biến mất.

8
Hồng Linh TYK21A
- Nhiễm sắc thể tiêu biến.
9
HẬU QUẢ CỦA HOẠI TỬ

Hoại tử có thể kết thúc bằng nhiều cách tùy thuộc vào vị trí và loại hoại
+ Sự chết của con vật
*Con vật chết thường do hoại tử Gangrene ướt. Khi Gangrene ướt xảy ra trong các nội tạng và các bắp cơ lớn, sức đề
kháng của cơ thể giảm, vi trùng lan tràn khắp nơi và làm con vật chết.
*Con vật bị Gangrene khó có thể chết hay không tùy thuộc vào khả năng đề kháng của cơ thể để bao vây vùng cảm
nhiễm và ngăn sự lan rộng của vi trùng.
*Tình trạng bệnh lý của con vật tùy thuộc vào loại hoại tử (đông đặc, hóa lỏng, bã đậu và mỡ), cơ quan có bệnh tích
và mức độ hư hại. Khi hoại tử xảy ra trong những cơ quan chính (phổi, tim, não) có thể làm con vật chết.
+ Sự bong tróc
Mô bị bong tróc nếu vùng hoại tử ở mặt ngoài của cơ thể và các cơ quan như đường tiêu hóa, bàng quang, tử cung...
+ Sự hóa lỏng và dọn dẹp
Do bạch cầu và mạch bạch huyết xảy ra khi khu vực hoại tử nhỏ.
+ Hóa lỏng, tạo bọc mủ
Xảy ra khi các vi trùng sinh mủ xâm nhập vào mô hoại tử, bạch cầu trung tính và những men của bạch cầu này làm
lỏng mô hoại tử tạo ra các nhọt mủ, có thể mổ để mủ chảy ra ngoài.
+ Hóa lỏng mô và tạo nang
Khối mô hóa lỏng quá lớn, kích thích cơ thể tạo ra một vách ngăn có bạch cầu và mô liên kết bao lấy những chất hóa
lỏng tạo thành nang.
+ Tạo nang đặc
Thường thấy ở hoại tử đông đặc và bã đậu. Mô hoại tử trở thành vật lạ đối với cơ thể và kích thích cơ thể tạo nang
gồm mô liên kết và bạch cầu bao lấy vùng mô này.
+ Tổ chức hóa
Xảy ra khi có mao quản đi vào mô liên kết và bạch cầu chiếm vùng mô hoại tử, biến chúng thành một vết sẹo.
+ Calci hóa
Mô hoại tử có thể bị calci hóa, thường thấy ở hoại tử bã đậu.
+ Biến triển
Mô liên kết ở cạnh vùng mô hoại tử biến đổi thành mô xương. Tình trạng này thường xảy ra ở mỡ bụng của heo.
6.3. Phân loại hoại tử (trong thi k có, nhưng mà soạn nên soạn dư, ai rảnh thì học)
Sự xếp loại hoại tử được dựa trên biểu hiện bên ngoài của mô dễ hơn là trên tác nhân hay
những thay đổi dưới kính hiển vi.
a. Hoại tử đông đặc (Hoại tử khô)
9
Hồng Linh TYK21A
b. Hoại tử bã đậu
10
c. Hoại tử hóa lỏng
d. Hoại tử mỡ
e. Hoại tử kiểu Zenker
7. Chứng thống phong. Bệnh gút (Gout)
Bệnh gút còn gọi là bệnh thống phong.
Là tình trạng bệnh lý có lắng đọng natri (sodium) và canxi urate trong mô liên kết và các màng
tương.
a. Nguyên nhân
Trong thú y, bệnh gút thường gặp và gây hậu quả quan trọng ở gia cầm và thường liên hệ
với khẩu phần quá nhiều đạm, nhất là khi có sự thay đổi khẩu phần đột ngột trong đàn gia cầm
đang sản xuất tốt.
b. Quá trình sinh bệnh
Do tiêu thụ những loại thức ăn có chứa nhiều purin (gan, lòng, thịt, cá,
nấm, tôm) hoặc một lý do nào đó làm hàm lượng purin trong cơ thể tăng, quá trình chuyển hóa
chúng thành acid uric tăng. Khi cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu
quá ít thì nồng độ acid uric trong máu tăng lên, sự chuyển hóa acid uric thành muối urat tăng theo
dẫn tới sự lắng đọng những tinh thể muối urat sắc nhọn hình kim tại các khớp, sụn, xương, tổ
chức dưới da, gây ra viêm sưng khớp và biểu hiện triệu chứng tại những vị trí lắng đọng.
c. Đại thể
Tổn thương chính và quan trọng nhất ở gia cầm trong bệnh gút là thận. Các ống lượn ở
thận bị hoại tử và làm giảm khả năng lọc, acid uric tích tụ lại trong thận nhiều. Bệnh thường thấy
trên gà cao sản công nghiệp.
Thường xác gia cầm bệnh rất gầy và mất nước. Các tinh thể urat được nhận thấy trên các
mặt tương dịch (quanh tim, trên tim và mô phúc mạc). Màng nhày có màu trắng bệch khi có nhiều
urat. Các khớp cánh và chân chứa urat, sưng lớn.
Sự phục hồi xảy ra chậm, nếu có sống sót gà cũng chậm tăng trưởng và gây thiệt hại về
kinh tế.
8. Sắc tố Bilirubin, bệnh vàng da

10
Hồng Linh TYK21A
8.1. Bilirubin sinh ra từ hemoglobin khi bị phá hủy trong các tế bào hệ võng mạc nội mô ở tủy
11
xương, lách, dưới da. Huyết sắc tố được phóng thích ra khỏi hồng cầu bị oxy hóa ở nhóm methen
α, tạo ra màu xanh lá cây là vecdoglobin (còn gọi là Choleglobin hay Hemoglobin giả).
Globin và sắt tách khỏi sắc tố này cho bilivecdin. Bilivecdin bị oxy - khử cho bilirubin.
Dạng này là bilirubin tự do vận chuyển trong máu – Khi tới gan bilirubin tự do chuyển thành
bilirubin kết hợp nhờ hệ thống enzym glycuronyl transferaza, và được thải trừ qua ống dẫn mật
vào ruột. Ở ruột bilirubin bị oxy khử bởi các vi khuẩn đường ruột, cho urobilinogen và
steccobilinogen. Phần lớn các chất này theo phân thải ra ngoài. Sau khi bị oxy hóa hai sắc tố này
cho urobilin và steccobilin. Một phần urobilinogen được tái hấp thu ở ruột, trong số này một phần
vào máu của hệ tuần hoàn thải trừ qua nước tiểu, phần lớn qua gan quay lại chu kỳ tạo mật.
Trường hợp bệnh lý, bilirubin tăng nhiều trong huyết thanh và vào mô bào, gây bệnh vàng da.
8.2. Bệnh vàng da
Là hiện tượng trong máu xuất hiện một lượng quá mức bình thường bilirubin tự do hay
bilirubin kết hợp hoặc cả hai, làm cho da, niêm mạc, mô mỡ và các cơ quan có màu vàng.
Căn cứ vào nguyên nhân và cơ chế gây bệnh, bệnh vàng da ở gia súc thường chia ba loại:
vàng da do hủy huyết, vàng da do tắc mật và vàng da do tổn thương thực thể gan.
a. Vàng da do sự phá vỡ hồng cầu quá mức (do hủy huyết)
Xảy ra khi số lượng hồng cầu bị phá hủy nhiều trong máu. Hủy huyết có thể xảy ra trong
các trường hợp sau:
1- Các bệnh ký sinh trùng đường máu: bệnh biên trùng (Anaplasmosis), bệnh lê dạng trùng
Babesiosis (Piroplasmosis)…
2- Các bệnh do virus, vi khuẩn: Leptospira, bần huyết truyền nhiễm ngựa, Streptococcus
hủy huyết, trực khuẩn nhiệt thán Clostridium gây tiêu huyết ở bò – bệnh này phát triển rất nhanh,
con vật thậm chí không sống được hai ba ngày để hình thành vàng da, bên cạnh đó còn có nhiều
dấu hiệu khác của bệnh nên khó nhận biết hiện tượng vàng da.
3- Một số chất độc như dầu thầu dầu (còn gọi là dầu ve), saponin và các chất độc thực vật
khác, các hóa chất độc như Kali hoặc Natri clorat, axit pyrogallic, nitrobenzene.
4- Các chất độc động vật như nọc rắn.
5- Trường hợp xuất huyết nội nặng nhất là ở trong phúc mạc cũng gây vàng da do hấp thu
bilirubin từ hồng cầu vỡ ở đám xuất huyết.

11
Hồng Linh TYK21A
6- Vàng da ở động vật sơ sinh thường thuộc dạng vàng da do hủy huyết.
12
b. Vàng da do tắc mật
Xảy ra khi mật chảy ra bị tắc, giữ lại trong gan và hấp thu vào máu. Tắc mật có thể do:
1- Sự trương lên của tế bào gan.
2- Kí sinh trùng: sán lá gan, sán dây hoặc giun đũa.
3- Viêm ống dẫn mật làm hẹp hoặc tắc lòng ống.
4- Sỏi trong ống dẫn mật.
5- Ống mật bị chèn ép bởi khối u, tổ chức xơ (bệnh xơ gan) hoặc ổ áp xe.
8- Viêm tá tràng gây tắc lỗ đổ của ống mật vào ruột non v.v…
Kết quả là trong máu không những bilirubin kết hợp mà cả axit colic, colesteron đều tăng,
gây nên hàng loạt những biến đổi trong cơ thể: rối loạn chức năng thần kinh, kích thích cơ quan
nhận cảm ở da gây ngứa, gây tổn thương cơ quan thực thể như tế bào gan, các tế bào ống thận,
con vật dễ chảy máu do tăng tính thấm thành mạch, giảm khả năng đông máu. Trong nước tiểu
nhiều bilirubin, muối mật, axit colic, không có urobilin. Phân có màu trắng do thiếu Stecobilin và
một phần do mỡ không tiêu hóa được lẫn trong phân (mỡ phân).
c. Vàng da do tổn thương thực thể gan
Do nhu mô gan bị tổn thương, tế bào gan bị thoái hóa hạt, thoái hóa mỡ hoặc hoại tử và có
thể dẫn đến vàng da do hai trường hợp:
- Tế bào gan bị tổn thương mất khả năng tạo thành bilirubin kết hợp và chức năng tiết mật vào các
vi quản mật bị trở ngại. Kết quả là bilirubin tự do tăng lên trong máu giống như ở vàng da do hủy
huyết.
- Hoặc do sự trương lên của tế bào gan chèn ép vào các vi quản mật, hay tế bào gan bị phá hủy
nên bilirubin kết hợp không đi vào túi mật rồi vào ruột được, tích lại trong gan được hấp thu vào
máu. Kết quả là trong máu tồn tại hai loại bilirubin: dạng tự do và dạng kết hợp.
Những nguyên nhân gây tổn thương gan rất nhiều thường là các chất gây nhiễm độc cấp
tính như các độc tố trong các bệnh truyền nhiễm, một số chất độc bên ngoài. Trong thú y thường
gặp các chất độc thực vật như loại đậu lupin, đậu tằm, loài cỏ lưỡi chó v.v… một số chất độc vô
cơ như đồng (Cu) khi bị ngộ độc cấp tính có thể gây vàng da.
Bảng so sánh ba loại vàng da

12
Hồng Linh TYK21A
Hủy huyết Tổn thương gan Tắc mật
13
Màu sắc của mô và Nhạt tới trung bình Nhạt tới trung bình Đậm
huyết tương

Màu của phân Vàng đậm Bình thường Màu xám nhạt

Tính chất của phân Bình thường Bình thường Nhớt

Màu nước tiểu Hơi vàng Vàng đậm Vàng đậm

9. Sơ đồ sự hình thành màu sắc phân nước tiểu vật nuôi

13
Hồng Linh TYK21A

14

10. Các giai đoạn viêm phổi (hệ hô hấp)


Viêm phổi gồm 4 giai đoạn: xung huyết, hóa gan đỏ, hóa gan xám và cuối cùng là tiêu biến
hoặc có biến chứng.
a. Giai đoạn xung huyết
Phổi hơi nặng nổi lơ lửng trong nước, màu đỏ bầm, bóp nghe lào xào. Mặt cắt ngang màu
đỏ thẫm, xuất dịch màu hồng và đục. Mao mạch căng đầy máu, phế nang có chứa xuất dịch lỏng
nhuộm màu hồng nhạt với H và E.
b. Hóa gan đỏ
Vùng phổi trở nên rắn chắc hơn, nắn không kêu, giống như gan màu đỏ bầm. Cắt mảnh phổi
này bỏ vào nước sẽ chìm xuống đáy vì không còn không khí.
Mặt cắt không thấy rõ các vách ngăn và xuất dịch màu đỏ. Chất tiết lỏng chứa đầy trong phế
nang có một ít sợi huyết hồng cầu, bạch cầu trung tính và lympho. Tỷ lệ các loại bạch cầu này
thay đổi tùy theo độc lực gây bệnh của vi sinh vật xâm nhập. Giai đoạn này xảy ra khoảng 2 ngày
sau khi viêm.
c. Hóa gan xám
14
Hồng Linh TYK21A
Phổi vẫn rắn chắc, ngã dần sang màu đỏ nhạt gần như xám, ngoài mặt có nổi vân như cẩm
15
thạch khi cắt bề mặt khô hơn và hóa hạt. Trong giai đoạn này các tiểu thùy phổi hóa gan đỏ và
xám nằm xen kẽ nhau.
Hiện tượng xung huyết không còn rõ ràng, chất tiết trong phế nang còn rất ít hồng cầu và
chứa rất nhiều bạch cầu. Nếu nguyên nhân gây viêm là vi trùng sinh mủ, ta sẽ thấy rất nhiều
bạch cầu trung tính.
d. Giai đoạn tiêu biến (rút nước)
Trường hợp bệnh tiến triển tốt, các nguyên nhân gây viêm tiêu biến con vật sẽ khỏi bệnh
trong khoảng một tuần kể từ khi mới xảy ra.
Các loại tế bào và sợi huyết chứa trong phế nang hóa lỏng dần do men của bạch cầu. Chất
lỏng này sẽ được tống ra ngoài bằng tác động ho hay được mang đi theo hệ thống tĩnh mạch
và bạch huyết. Các tế bào lát mặt trong phế nang tái sinh trong vòng vài ngày, cấu tạo và chức
năng của phổi trở lại bình thường.
Biến chứng của viêm phổi:
- Viêm phá hủy một phần nhu mô phổi và tạo ra một vách liên kết sợi bao xung quanh, bên
trong là các bọc mủ.
- Bệnh chuyển biến lâu ngày thành mãn tính, các tế bào lát phế nang có thể tăng sinh và trở
thành biểu mô khối đơn. Tình trạng này được gọi là dạng phôi hóa các tế bào biểu mô (giống
mô phổi trong bào thai).
- Nếu chất tiết có sợi huyết nằm lâu trong phế nang (2 - 3 tuần), sợi huyết sẽ được hàn gắn
lại bởi các nguyên sợi bào từ các mô xung quanh và tiến trình này gọi là sự nhục hóa.
11. Thoái hoá nang thủng buồng trứng bò cái
Nang thủng buồng trứng có ở mọi loài vật nhưng quan trọng ở bò cái vì nó thường gây si động
dục. Buồng trứng có một hay nhiều nang chứa chất lỏng trong, đường kính từ 1 - 2 đến nhiều cm.
Hiện tượng này cũng thường gặp ở bò cái cao sản 4 - 6 năm tuổi, khoảng 45% có cả 2 buồng
trứng. Nang gồm có 2 loại:
a. Nang thủng nang noãn
Đây là dạng thường gặp nhất. Các nang trưởng thành không vỡ ra được và có thể gây si
động dục.

15
Hồng Linh TYK21A
Bệnh ở bò cao sản vào những tháng lạnh. Nguyên nhân do sinh dục hưng phấn tố ở não
16
thùy không phóng thích như bình thường.
Âm hộ của con vật sưng và phù thũng, âm hạch lớn. Cổ tử cung nở to và có niêm dịch màu
trắng xám. Tử cung cũng có phù thũng.
Hầu hết gà đẻ đều có một vài nang thủng ở buồng trứng và khi có quá nhiều gây ra bướu
buồng trứng ác tính (Cystoadenocarcinoma).
b. Nang thủng thể vàng
Bệnh này ít xảy ra, tạo ra một túi chứa chất lỏng nằm ở trung tâm của thể vàng, vách cấu tạo bới
lớp biểu mô và căng lên.
c. Tồn thể vàng
Trên bò cái, đôi khi thể vàng không thoái hóa teo đi mà lại nở lớn lên tạo thành một khối
đường kính 2 - 4 cm giống thể vàng con vật có mang.
Ảnh hưởng chính của sự tồn tại thể vàng là làm cho các buồng trứng không trưởng thành
và chín được, hậu quả là bò không lên giống. Hiện tượng này có thể điều trị bằng cách bóp vỡ thể
vàng qua trực tràng, chức năng sinh sản của con vật sẽ trở lại bình thường.

12. Chướng hơi dạ cỏ


Dạ cỏ, tổ ong và lá sách tích chứa thức ăn và có các diễn tiến bên trong chúng do vi sinh vật tác
động nhưng không có tuyến tiết dịch tiêu hóa.
a. Chướng hơi dạ cỏ
Dạ cỏ có thể chướng hơi nở ra tới một mức độ nguy hiểm. Khí tụ lại: CH4, CO2... và một
số lượng nhỏ khí độc H2S. Khí này do quá trình phân tích chất bột đường và đạm của vi sinh vật
trong dạ cỏ.
Bệnh này xảy ra khi sự ợ hơi bình thường bị cản trở hoặc lượng khí sản xuất quá nhiều.
Khí có thể trộn lẫn với dịch trong dạ cỏ ở dạng các bọt rất nhỏ.
Chướng hơi cấp tính làm con vật chết từ 1 - 2 giờ. Dạ cỏ đẩy các cơ quan về phía trước làm
cho khả năng hô hấp bị hạn chế và nén các tĩnh mạch lớn của xoang bụng làm bế tắc tuần hoàn.
Hai sự kiện này sẽ làm con vật thiếu dưỡng khí. Cần phải can thiệp sớm để làm thoát hơi ra.
16
Hồng Linh TYK21A
Nguyên nhân bò bị chướng hơi dạ cỏ
17
 Vào mùa khô do lượng thức ăn xanh trở nên ít ỏi, trâu bò ăn rơm, cỏ khô nhiều hơn, làm hệ vi sinh
trong dạ cỏ chưa kịp thích nghi với các thức ăn khác khiến tiêu hóa kém đi, hệ miễn dịch và sức
khỏe giảm sút. Đến khi chuyển mùa sang đầu mùa mưa, trâu bò ăn nhiều thức ăn xanh như cỏ non
trở lại, kết hợp với sức khỏe yếu, hệ vi sinh không thích ứng kịp dẫn đến tiêu chảy, rối loạn tiêu
hóa, gây ra các phản ứng lên men tạo khí (hơi) gây ra bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu bò.
 Do gia súc ăn nhiều thức ăn dễ lên men sinh hơi trong dạ dày như:
 Thức ăn xanh nhiều nước như: cỏ non, dây khoai lang, cây đậu tương, thân cây ngô non…
 Thức ăn chứa nhiều nhựa chát như lá cây râm bụt
 Thức ăn đã lên men 1 phần như: thân cây cỏ, rơm bị hoai mục, bã bia, bã sắn…
 Cơm nguội, cháo
 Trâu bò bị chướng hơi dạ cỏ do ăn phải các thức ăn chứa nhiều xianua như: măng tre, sắn hoặc
do ngộ độc
 Trâu bò có sức khỏe kém, mất cân bằng mên vi sinh đường ruột nên khi thời tiết thay đổi đột ngột
sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa
 Trâu bò vừa khỏi một số bệnh như: cúm, tụ huyết trùng… làm cơ thể chưa hồi phục sức đề kháng,
dễ mắc bệnh bội nhiễm
 Ngoài ra, một số trâu bò mắc cá bệnh về đường tiêu hóa như: viêm dạ cỏ, viêm dạ tổ ong, viêm
phúc mạc, liệt thực quản, tắc thực quản hoặc lâu ngày không ợ hơi được cũng rất dễ gây
ra chướng hơi dạ cỏ

Biểu hiện chướng hơi dạ cỏ

Gia súc sau khi ăn khoảng 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ sẽ xuất hiện các biểu hiện khởi bệnh chướng hơi
dạ cỏ ở trâu bò như sau:

 Bụng trâu bò phình to ra làm vật nuôi bị đau bụng, không đứng hoặc nằm yên một chỗ, đi loanh
quanh và lấy đuôi quất mạnh vào vùng bụng trái nơi gần dạ cỏ
 Nếu lấy tay gõ vào vùng hõm hông trái nghe có âm thanh như tiếng trống, nếu lấy tay ấn vào vùng
dạ cỏ của trâu bò sẽ có cảm giác căng căng như cảm giác ấn tay vào quả bóng cao su có chứa hơi
bên trong.
 Nếu nghe kĩ vùng dạ cỏ sẽ có âm thanh của nhu động dạ cỏ vang lên, ban đầu âm thanh dồn dập,
về sau cường độ giảm dần rồi mất hẳn, đôi lúc chỉ nghe tiếng nổ lép bép vang lên.
17
Hồng Linh TYK21A
Hậu quả:
18
Khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng bệnh chướng hơi dạ cỏ trầm trọng hơn:

 Bụng trâu bò ngày một phình to hơn, đến mức vùng hõm hông bên trái – vị trí của dạ cỏ lồi hẳn lên
cao, có khi cao hơn cả mỏm xương ngoài cánh công
 Mức độ đau bụng của gia súc ngày càng cao, thậm chí vã cả mồ hôi ra, làm trâu bò mất sức
nhanh, uể oải. Vật nuôi rơi vào trạng thái sợ hãi khiến chúng ngừng ăn và ngừng cả tập tính nhai
lại.
 Bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu bò khiến dạ cỏ phình to ra, chèn ép vào các cơ quan nội tạng
khác, khiến gia súc khó thở, thở gấp và tăng dần, thậm chí dạng 2 chân trước ra để thở hoặc thè
lưỡi ra để thở.
 Các cơ quan trong đó có cả hệ tuần hoàn bị chèn ép, khiến máu ở cổ và đầu không chảy về tim
được, ứ đọng lại làm tĩnh mạch cổ phồng to, gây ra tim đập nhanh lên đến 140 nhịp/phút, mạch
càng ngày càng yếu dần đi, huyết áp giảm dần
 Từ các biểu hiện khó thở và thiếu máu tuần hoàn sẽ khiến trâu bò bị rơi vào hôn mê và tử vong rất
nhanh do bị ngạt và máu nhiễm độc. Lỗ mũi và hậu môn chảy máu tươi, thậm chí bị lòi dom

Chẩn đoán bệnh chướng hơi dạ cỏ

Dựa vào các đặc điểm và triệu chứng đặc trưng xuất hiện trên vật nuôi để chẩn đoán xem trâu bò có
mắc bệnh chướng hơi dạ cỏ:

 Bệnh khởi phát, tiến triển và diễn biến rất nhanh, ngay sau khi ăn từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ
 Vùng bụng trái căng phồng hẳn lên, gõ vào thấy âm trống ở vùng dạ cỏ
 Ấn tay vào vùng bụng dạ cỏ sẽ có cảm giác tương tự như khi ấn tay bào quả bóng cao su căng hơi
bên trong
 Dùng troca chọc vào dạ cỏ sẽ có rất nhiều khí thoát theo lỗ kim ra ngoài
 Trâu bò khó thở rất nặng
 Cần phân biệt bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu bò với bệnh bội thực dạ cỏ có những đặc điểm như
sau: bệnh tiến triển chậm hơn, chỉ xuất hiện sau khi ăn từ 6 -9 tiếng đồng hồ, gõ tay vào vùng dạ
cỏ thấy âm đục tuyệt đối, nếu ấn tay vào vùng dạ cỏ sẽ để lại vết lõm nếu nhấc tay ra.
Cách chăm sóc trâu bò bị chướng hơi dạ cỏ:

 Giữ cho vật nuôi nằm đúng tư thế cao đầu, mông thấp để tăng cường lưu thông máu và dễ thở
18
Hồng Linh TYK21A
 Dùng tay kéo lưỡi trâu bò giúp chúng dễ thở hơn, nên kéo theo nhịp thở của trâu bò để đem lại
19
hiệu quả cao nhất
 Moi sạch phân ở trực tràng ra ngoài
 Dùng cỏ khô, rơm chà sát vào vùng dạ cỏ ngày từ 2 -3 lần, mỗi lần 10 -15 phút để tăng cường nhu
động của dạ cỏ
 Nếu lượng hơi tích lại quá nhiều làm dạ cỏ phình to ra, khiến vật nuôi có biểu hiện ngạt thở thì bắt
buộc phải chọc troca để hơi thoát ra. Trong trường hợp trâu bò mắc bệnh chướng hơi dạ cỏ kèm
theo sủi bọt thì bọt khí sẽ bịt lỗ troca, không cho khí thoát ra ngoài. Lúc đó bà con cần dùng từ 25 -
30g ZnO hòa với 100 -150ml nước sạch rồi bơm vào dạ cỏ để phá vỡ các bọt khí bịt lỗ troca, làm lỗ
thông thoáng trở lại giúp khí thoát được ra ngoài
 Khi vật nuôi hồi sức và có thể ăn được thì chỉ cho ăn các loại thức ăn thô nhiều chất xơ như rơm,
cỏ. Không cho vật nuôi ăn các loại thức ăn dễ sinh hơi do lên men như: cỏ non, cám, ngô, khoai,
đậu tương…

Sử dụng thuốc điều trị chướng hơi dạ cỏ

Tăng cường thoát hơi ra khỏi dạ cỏ bằng các loại thuốc sau:

 Bôi muối MgSO4 và Na2SO4 và niêm mạc miệng (phần má trong)


 Vặt 2 nắm to lá thị, giã nát ra rồi lọc lấy nước cho vật nuôi uống, phần bã còn lại chà sát vào hậu
môn.

Để đẩy hết thức ăn ra khỏi dạ cỏ có thể dùng một trong các loại thuốc sau:

 Cho uống 1 liều duy nhất với liều lượng 300 -500g MgSO 4 hoặc Na2SO4
 Tiêm dung dịch MgSO4 20%với liều lượng 1ml/10 kg thể trọng

Cách ức chế các phản ứng lên men sinh khí của vi sinh vật trong dạ cỏ bằng cách cho uống các dung dịch
sau:

 Rượu tỏi: giã 3-4 củ tỏi hòa trộn với 100ml rượu và 1 lít nước sạch
 1 -1,5 lít nước dưa muối chua
 Dung dịch dấm ăn: pha 500 ml dấm ăn với 1 lít nước sạch hoặc vắt chanh với khế chua lấy nước
cốt cho trâu bò bị chướng hơi dạ cỏ uống
 3 -5 lít bia hơi lạnh
19
Hồng Linh TYK21A
Phục hồi và tăng cường nhu động dạ cỏ, bà con sử dụng một trong các loại thuốc sau:
20
 Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 2 -3 ngày, mỗi ngày 1 mũi 20 -30 ml Schychnin B1 hoặc Schychnin
sulfat 0,1%
 Pilocarpin 3% . Không sử dụng thuốc khi trâu bò bị chướng hơi dạ cỏ cấp tính sẽ làm vỡ dạ cỏ
hoặc làm gia súc tăng tiết nước bọt, dễ gây sặc
 Lưu ý, không sử dụng 2 loại thuốc trên khi trâu bò đang mang thai, do tăng nhu động sẽ kéo theo
co bóp tử cung mạnh, gây xảy thai.

Trợ sức cho trâu bò mắc bệnh chướng hơi dạ cỏ bằng cách:

 Truyền vào tĩnh mạch các dung dịch: gluco 28%, gluco 5% hoặc nước sinh lý mặn ngọt hoặc cafein
gluco nếu bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu bò chuyển biến nặng

Tiêm kháng sinh chống nhiễm trùng sử dụng một trong các loại thuốc sau:

 Ampi septol 1ml/10 kg thể trọng


 Chlotetradexa 1ml/10kg thể trọng
 Gentamycine 1ml/10 kg thể trọng

Phòng bệnh chướng hơi dạ cỏ

Bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu bò rất dễ phòng tránh bằng cách:

 Không cho trâu bò ăn quá nhiều cỏ non, các cây họ đậu hoặc thức ăn chứa nhiều nhựa như: rau
khoai lang, rau muống non, lá sắn, thức ăn dễ lên men, sinh hơi…
 Khi thay đổi thức ăn thì cần thay đổi từ từ với hàm lượng vừa phải để hệ vi sinh trong dạ cỏ thích
nghi, tránh làm gia súc bị rối loạn tiêu hóa
 Khi gia súc mắc các bệnh liên quan đến rối loạn tiêu hóa hoặc hệ tiêu hóa cần chữa trị kịp thời,
tránh làm phát bệnh bội nhiễm sang chướng hơi dạ cỏ
 Nên cho trâu bò ăn thức ăn ủ chua với liều lượng vừa phải hàng ngày để tăng cường men vi sinh
cho dạ cỏ đồng thời cải thiện hệ miễn dịch.
13. Liệt dạ cỏ

20
Hồng Linh TYK21A
Cơ vách dạ cỏ yếu, không co bóp và bên trong chứa đầy cỏ khô. Dạ cỏ gần như ngưng hoạt động,
21
không đẩy được thức ăn tới trước và cũng mất phản xạ ợ thức ăn lên để nhai lại. Thức ăn đọng lại
là môi trường tốt cho các vi trùng gây thối rửa tạo ra độc tố thấm qua vách dạ cỏ vào máu gây
viêm gan do độc tố cấp tính. Vách dạ cỏ mỏng, mềm, dễ bị xếp nếp theo nhiều hướng khác nhau.
Qua kính hiển vi, ta thấy nhiều sợi cơ bị teo.

21

You might also like