You are on page 1of 61

RỐI LOẠN TUẦN

HOÀN
ThS. BS. Hoàng Đình Khánh
BỘ MÔN MÔ – BỆNH HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG
Kết quả Pre-test
MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Mô tả được các tổn thương do rối loạn tuần hoàn


máu.
2. Giải thích được cơ chế bệnh sinh của các rối loạn
tuần hoàn máu.
1. PHÙ
Định nghĩa: Là
hiện tượng ứ
đọng 1 lượng
dịch bất thường
trong mô kẽ gian
bào hoặc trong
khoang cơ thể.
Phân loại phù
Phù không do viêm Phù do viêm
(dịch thấm) (dịch tiết)

Hàm lượng protein Thấp, dưới 30 g/l Cao, trên 30 g/l

Tỷ trọng < 1,012 > 1,020

Cơ chế Thay đổi huyết động. Tăng tính thấm thành mạch.
Cấu tạo của hệ thống vi tuần hoàn
Hệ thống vi tuần
hoàn bao gồm:
1. Tiểu động
mạch
2. Lưới mao
mạch
3. Tiểu tĩnh mạch
Phù không do viêm
Các cơ chế trong phù không do viêm:
1. Tăng áp lực thủy tĩnh trong lòng mạch.
2. Giảm áp lực keo của huyết tương.
3. Giảm dẫn lưu vào mạch bạch huyết.
Cơ chế bệnh sinh của phù không
do viêm
Cơ chế: Do sự rối
loạn phân bố dịch
giữa khu vực
trong lòng mạch
và mô kẽ gian bào.
1. Tăng áp lực
thủy tĩnh
2. Giảm áp lực
keo
Một số hình ảnh phù do giảm
ALK và/hoặc tăng ALTT

Cổ trướng trong xơ gan Phù trong hội chứng thận hư


Cơ chế bệnh sinh của phù không
do viêm
3. Tắc mạch bạch
huyết: Cản trở sự dẫn
lưu dịch kẽ về hệ
tuần hoàn.
Nguyên nhân: Do
giun chỉ bạch huyết
hoặc vét hạch nách
trong điều trị ung thư
vú.
Phù do viêm
Cơ chế: Do
tăng tính
thấm thành
mạch (tác
động của các
chất trung
gian hóa
học).
Hình ảnh phù do viêm cấp
Viêm cấp ở các
ngón chân gây
sưng, nóng, đỏ
và đau.
Một số hình ảnh đại thể về phù

Gan hạt cau trong suy tim phải. Phù não


Vi thể của phù
Hình ảnh phù
phổi: Các
khoang phế
nang chứa đầy
dịch bắt màu
hồng nhạt.
Vi thể của phù
Các tiêu chuẩn:
1. Mô liên kết bắt
màu nhạt.
2. Khoảng cách giữa
các sợi liên kết và
tế bào liên kết
tăng lên.
2. SUNG HUYẾT

Định nghĩa: Là sự ứ máu quá mức trong các mạch


máu tại các mô và cơ quan, là tổn thương khả hồi.
Phân loại: Gồm 2 loại.
Sung huyết động (active hyperemia)
Sung huyết tĩnh (passive hyperemia/congestion)
Sung huyết động
Định nghĩa: Là sự ứ máu ở các
động mạch và mao mạch.
Nguyên nhân: Do các chất trung
gian hóa học trong phản ứng
viêm hoặc do thần kinh vận
mạch.
Cơ chế: Giãn các động mạch, tiểu
động mạch và mao mạch.
Đỏ da trong viêm da
Mạch máu
dưới da
giãn rộng
do kích
thích của
các tác nhân
gây viêm
gây đỏ da.
Vi thể của sung huyết động
Các tiêu chuẩn:
1. Các mạch
máu giãn
rộng.
2. Chứa đầy
hồng cầu.
Sung huyết tĩnh
Định nghĩa: Là
hiện tượng ứ máu
ở các tĩnh mạch và
mao mạch.
Cơ chế: Do dẫn lưu
máu tĩnh mạch về
tim bị cản trở.
Nguyên nhân:
Chèn ép, huyết
khối, suy tim,…
Gan sung huyết do suy tim phải
Các vùng đậm
màu tương ứng với
các trung tâm tiểu
thùy bị hoại tử.
Các vùng nhạt
màu xen kẽ là mô
gan bình thường
hoặc thoái hóa mỡ.
Vi thể của gan to do suy tim phải
Mô gan quanh
tĩnh mạch trung
tâm hoại tử.
Ở phần xa, mô
gan còn tương đối
bình thường.
Phổi sung huyết do suy tim trái
Thường do suy
tim trái.
Phổi có màu đỏ
sẫm và rắn.
Vi thể của phổi sung huyết do
suy tim trái
Các tiêu chuẩn:
1. Các mao mạch trong vách
phế nang giãn, chứa đầy
hồng cầu.
2. Lòng phế nang có các đại
thực bào chứa nhiều sắc tố
hemosiderin trong bào tương
(tế bào suy tim).
3. Ngoài ra, có thể thấy hồng
cầu trong lòng phế nang.
Vi thể của phổi sung huyết do
suy tim trái

Phế nang bình thường Phế nang trong sung huyết


do suy tim trái
So sánh sung huyết động và sung
huyết tĩnh
Sung huyết động:
Tăng dòng máu
tới.
Sung huyết tĩnh:
Giảm dòng máu
ra.
3. XUẤT HUYẾT
Định nghĩa: Là tình trạng máu toàn phần thoát ra
ngoài lòng mạch.
Nguyên nhân:
1. Các chấn thương gây đứt, vỡ mạch máu.
2. Bệnh lý của thành mạch: Phình mạch, xơ vữa
động mạch, viêm mạch máu.
3. Bệnh lý cầm máu – đông máu: Bệnh ưa chảy máu
(Hemophilia), xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn,…
Phân loại xuất huyết

Xuất huyết ngoại Xuất huyết nội


• Máu chảy ra ngoài cơ thể. • Máu vẫn nằm trong cơ thể.
• Chảy máu mũi, xuất huyết • Tràn máu các khoang thanh
tiêu hóa, đái ra máu,… mạc (màng phổi, màng tim,
…), hoặc các xuất huyết
dưới da, niêm mạc.
Xuất huyết nội

Các chấm, nốt xuất huyết trong xuất Chảy máu não
huyết giảm tiểu cầu
Xuất huyết ngoại

Chảy máu mũi Chảy máu dạ dày


Hậu quả của chảy máu
1. Thiếu máu
Nếu mất máu nhanh và nặng, có thể dẫn tới sốc
giảm thể tích, tử vong.
Nếu mất máu từ từ kéo dài dẫn tới thiếu máu
thiếu sắt,…
2. Chèn ép
Khối máu tụ nội sọ trong chảy máu não.
Chèn ép tim trong chảy máu màng ngoài tim.
4. HUYẾT KHỐI
Định nghĩa: Là sự hình thành cục máu đông trong lòng mạch, luôn
luôn dính vào tế bào nội mô.
Huyết khối có liên quan mật thiết với tổn thương tế bào nội mô.
Sơ lược về quá trình cầm máu –
đông máu
Sau khi ngừng
chảy máu, hệ
thống plasmin
được hoạt hóa
làm tan cục máu
đông. Mạch
máu được tái
thông như bình
thường.
Một số hình ảnh về quá trình đông
máu – cầm máu
A.Tiểu cầu bình
thường.
B. Tiểu cầu được
hoạt hóa.
C. Bám vào vị trí
tổn thường.
D. Nút tiểu cầu thứ
cấp.
E. Cục máu đông.
Cơ chế bệnh sinh huyết khối

1.Tổn thương tế bào nội mô của tim và mạch máu.


2.Rối loạn huyết động.
3.Tình trạng tang đông máu: Do mất cân bằng giữa
các yếu tố gây đông máu và các yếu tố chống
đông máu.
Hình ảnh đại thể của huyết khối
Huyết khối có
thể gặp ở bất
kỳ vị trí nào
trong hệ tuần
hoàn.
Huyết khối ở
tĩnh mạch thận
(hình bên).
Vi thể của huyết khối
Huyết
khối tĩnh
mạch sâu
ở chi dưới.
Huyết khối dạng vách với đường
Zahn
Các đường màu
đỏ cấu tạo bởi
các hồng cầu.
Các đường màu
hồng nhạt cấu
tạo bởi tiểu cầu
và tơ huyết
(fibrin).
Hậu quả của huyết khối
Huyết khối tĩnh
mạch sâu ở chi
dưới gây sung
huyết.
Có thể dẫn đến
nhồi máu nếu
không kịp thời có
các nhánh mạch
khác dẫn lưu.
Huyết khối động mạch

Huyết khối ở
động mạch vành
gây nhồi máu cơ
tim.
Huyết khối buồng tim phải
Hình ảnh 1 cục máu
đông rất lớn trong
buồng nhĩ phải.
Trường hợp cục
máu đông nhỏ hơn
có thể đi lên phổi và
gây nhồi máu phổi.
Tiến triển của cục máu đông
1. Tan hoàn toàn do hoạt động của hệ thống
tiêu fibrin.
2. Tiếp tục lớn thêm.
3. Di chuyển gây huyết tắc.
4. Tổ chức hóa.
5. Nhuyễn hóa cục huyết khối (vô khuẩn hoặc
nhiễm khuẩn).
Cục máu đông tổ chức hóa
Cục máu đông tổ chức hóa
Trong trường hợp
cục máu đông lấp
hoàn toàn lòng
mạch, sự hình
thành và nối
thông giữa các
mao mạch tân tạo
có thể tái lập sự
lưu thông máu.
5. HUYẾT TẮC
Định nghĩa: Là
kết quả quá trình
di chuyển của 1
vật lạ trong dòng
máu, rồi ngưng
lại để gây lấp kín
lòng mạch tạo nên
cục huyết tắc.
Bản chất của cục huyết tắc
99% là các
mảnh bong
tróc từ cục
huyết khối.
Huyết tắc mỡ
Mô mỡ nằm
trong lòng mạch
gây huyết tắc.
Huyết tắc do dịch ối
Do dịch ối tràn vào
tuần hoàn mẹ, sự tiếp
xúc với các kháng
nguyên kích hoạt các
phản ứng viêm, giải
phóng các chất trung
gian hóa học gây co
thắt mạch tim, phổi và
tình trạng đông máu
nội mạch rải rác.
Huyết tắc ung thư
Tế bào ung thư
vú di chuyển tới
phổi gây huyết
tắc ở tĩnh mạch
phổi.
Hậu quả của huyết tắc

1. Không có biểu hiện gì nếu cục huyết tắc nhỏ.


2. Nhồi máu, hoại tử.
3. Viêm hoặc áp-xe tại nơi nghẽn nếu cục huyết
tắc nhiễm vi khuẩn.
4. Ổ di căn ung thư.
6. NHỒI MÁU
Định nghĩa: Là tình trạng
hoại tử 1 vùng mô – cơ
quan do thiếu máu cục bộ,
gây ra bởi sự tắc nghẽn
động mạch nuôi dưỡng
hoặc tĩnh mạch dẫn lưu.
99% nhồi máu là do tắc
nghẽn động mạch, hiếm khi
do tắc nghẽn tĩnh mạch.
Thường gặp 2 loại: Nhồi
máu trắng và nhồi máu đỏ.
Nhồi máu trắng
Thường gặp ở tim, não, thận,
lách do tắc các động mạch
nuôi (các động mạch tận).
Đại thể:
Vùng hoại tử: Màu vàng nhạt
tương ứng với động mạch bị
tắc, có giới hạn rõ.
Vùng xung quanh: Màu đỏ
tươi do viêm, sung huyết.

Hình ảnh nhồi máu thận.


Vi thể của nhồi màu trắng
Bên trái là hình
ảnh hoại tử đông
nhu mô thận.
Bên phải là nhu
mô thận tương đối
bình thường (sung
huyết).
Nhồi máu đỏ
Thường gặp ở những cơ
quan được nuôi dưỡng
bởi hệ tuần hoàn kép
hoặc có hệ thống mạch
bên phong phú, hoặc được
dẫn lưu bởi 1 tĩnh mạch.
Đại thể: Ổ nhồi máu có
màu đỏ, giới hạn rõ.
Vi thể của nhồi máu đỏ
Bên trái là nhu
mô phổi không
hoại tử.
Bên phải là nhu
mô phổi bị hoại
tử đông kèm
xuất huyết.
Diễn biến và hậu quả ổ nhồi máu
1. Xuất hiện phản ứng viêm tại vùng hoại tử.
2. Ổ hoại tử trở thành mô sẹo.
3. Riêng với mô não, ổ hoại tử trở thành 1 nang
chứa dịch lỏng.
Tùy kích thước ổ nhồi máu có thể gây tổn thương
cơ quan, thậm chí gây tử vong.
7. Sốc

Định nghĩa: Là tình trạng suy giảm tuần hoàn cấp,


làm lưu lượng máu tới mô, dẫn đến giảm hoặc mất
cung cấp oxy cho tế bào.
Sốc là biến chứng tuần hoàn máu có nhiều biểu
hiện đa dạng, gây những rối loạn mô khác nhau.
Cơ chế bệnh sinh của sốc
Các yếu tố làm giảm tưới máu  Thiếu oxy mô
 Rối loạn chuyển hóa (toan hóa vùng tổn
thương)  Giãn mạch, tăng tính thấm thành
mạch  Làm tình trạng giảm thể tích tuần hoàn
nặng hơn  Vòng xoắn bệnh lý.
Cơ chế bệnh sinh của sốc
Sơ đồ cơ
chế bệnh
sinh của
sốc.
Hậu quả của sốc
1. Gây tổn thương mọi cơ quan nhưng nặng nhất ở
não, tim, phổi, thận.
2. Các cơ quan có thể hồi phục về bình thường (trừ
neuron và tế bào cơ tim) nếu được điều trị kịp
thời.
3. Nếu sốc kéo dài, các tổn thương không thể hồi
phục, có thể dẫn tới tử vong.

You might also like