You are on page 1of 69

TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

ThS.BS. PHAN VĂN KHOÁT


GIẢNG VIÊN CHÍNH ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
CHUYÊN NGHÀNH: PTTH, CTCH, LN-MM
BỘ MÔN NGOẠI
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 MỤC TIÊU:
1/ Phân biệt được TĐMCT và TM do xơ vữa ĐM.
2/ Trình bày được diễn biến bệnh học của TĐMCT.
3/ Chẩn đoán được TĐMCT ở chi dưới.
4/ Trình bày được các nguyên tắc điều trị nội và
ngoại khoa trong TĐMCT.
5/ Trình bày được các rối loạn sau phục hồi lưu
thông động mạch bị tắc cấp tính.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU:


- TĐMCT được mô tả lần đầu tiên vào năm 1628
bởi Harvey.
- Năm 1848 W.Sebhouse Kirkes nghiên cứu
những trường hợp tắc mạch do các cục máu
đông có nguồn gốc từ tim.
- Năm 1856, Virchow đã đưa ra khái niệm về
nghẽn mạch và huyết khối động mạch.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU:


- Năm 1910, W.H.Welch đã mô tả đầy đủ các
triệu chứng của tắc mạch cấp tính.
- Phẫu thuật lấy huyết khối động mạch được
thực hiện lần đầu bởi Sabanijev năm 1896, sau
đó là Handley (1901), Monihan cùng năm nhưng
không thành công. Mười năm sau, 1911 Goerge
Labey thực hiện thành công phẫu thuật lấy huyết
khối động mạch cho một bệnh nhân nam 38 tuổi.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU:


- Năm 1958, Sherry lần đầu tiên sử dụng thuốc
tiêu sợi huyết trong điều trị tắc mạch cấp do
huyết khối.
- Năm 1963, T.J.Fogarty đã giới thiệu ống thông
động mạch có bóng ở đầu để lấy huyết khối
trong lòng động mạch, mở đầu cho kỷ nguyên
phẫu thuật nội mạch và từ đó việc điều trị bằng
phẫu thuật bệnh tắc mạch cấp trở nên đơn giản
và hiệu quả.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 ĐỊNH NGHĨA:
Bệnh lý gây ra bởi sự tắc nghẽn đột ngột của lòng
ĐM, bởi cục máu đông hoặc vật gây tắc, thường
là mảng xơ vữa ĐM từ thượng lưu đến hoặc tại
chỗ… Sự tắc nghẽn sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu
Oxy ở mô.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 ĐỊNH NGHĨA:
Về mặt danh từ, cần phân biệt nghẽn mạch
(embolie) là do một vật tắc từ nơi khác trôi đến
lấp lòng mạch; huyết khối (thrombose) là cục
máu đông hình thành trong tuần hoàn, cũng có
thể là vật trôi đến lấp lòng mạch và cũng là cục
máu đông hình thành tại chỗ làm tắc lòng mạch.
Khi có nghẽn mạch, huyết khối sẽ hình thành
thêm tại nơi nghẽn mạch nên thường được gọi là
nghẽn- huyết khối động mạch (thrombo- embolie
arterielle).
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 NGUỒN GỐC TẠI TIM:


- Nguồn gốc của vật tắc là tại tim chiếm 80- 90%
- Thấp tim làm các van tim bị tổn thương kèm
theo rung nhỉ là nguyên nhân thường gặp. Ở
nước ta, tỷ lệ thấp tim còn cao nên đây vẫn là
nguyên nhân chính.
- Rung nhĩ thường phối hợp tắc mạch 2/3 đến 3/4
các trường hợp. Cục máu đông hình thành trong
tiểu nhĩ do dòng máu kém lưu thông.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 NGUỒN GỐC TẠI TIM:


- NMCT xuyên thành là nguyên nhân rất thường
gặp. Cục máu đông hình thành ở mỏm tim. Nếu
có tắc mạch, thường xảy ra sau 2 tuần. Tắc mạch
có thể xuất hiện rất muộn sau nhồi máu, do hình
thành máu cục trong túi phình thất trái.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 NGUỒN GỐC TẠI TIM:


- Thay van tim bằng van cơ học là một nguồn
thường thấy của tắc mạch. Van sinh học tỷ lệ tắc
mạch thấp hơn. Thuốc chống đông máu dùng
cho người có van tim nhân tạo một cách có hệ
thống, có kiểm tra chặc chẻ tỷ lệ đông máu sẽ
làm giảm tai biến này.
-U trong tim (như u nhày nhĩ trái), các viêm sùi
ở các van tim do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm
cũng là một nguyên nhân.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 NGUỒN GỐC KHÔNG TẠI TIM:


- Chiếm khoảng 5- 10%
- Thường thấy nhất là cục máu đông hình thành
tại các túi phồng ĐM phía trên hoặc tại những
mảng loét do xơ vữa ĐM.
- Các thủ thuật can thiệp nội mạch (chẩn đoán,
điều trị) tại các ĐM là nguồn gốc của tắc mạch.
Ngày nay, các thủ thuật này ngày càng phát triển
rộng rãi thì tỷ lệ tắc mạch do nguyên nhân này
cũng tăng lên.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 NGUỒN GỐC KHÔNG RÕ RÀNG:


Chiếm khoảng 5- 10%, tỷ lệ này ngày càng giảm
do khả năng, phương tiện chẩn đoán ngày càng
hoàn thiện.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 VỊ TRÍ TẮC ĐM CẤP THƯỜNG GẶP:


- Tắc ĐM cấp, 70% gặp ở các chi, chi dưới tắc
gấp 5 lần chi trên. Nơi tắc thường ở chỗ phân
nhánh, do đường kính ĐM chỗ này nhỏ hẳn lại.
Đối với những thương tổn thuộc hệ ĐM thì nơi
nào bị hẹp nơi ấy dễ bị máu cục tắc lại.
 Khoảng 20% tắc ở hệ mạch cảnh và 10% tắc ở
hệ tạng. Các loại tắc này nhiều khi không chẩn
đoán được do nhầm lẫn với tai biến mạch máu
não, bụng ngoại khoa hoặc dấu hiệu nghèo nàn.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 SINH LÝ BỆNH:
- Hậu quả tắc ĐM phụ thuộc vào những yếu tố:
kích thước ĐM bị tắc, mức độ tắc (hoàn toàn hay
không hoàn toàn) và quan trọng nhất là tình
trạng tuần hoàn phụ, quyết định mức độ nghiêm
trọng cũng như kết quả.
- Một ĐM đang bình thường, khi bị tắc đột ngột
dấu hiệu sẽ rầm rộ, còn một động mạch đã bị
tương tổn (hẹp sẵn do bi xơ vữa) khi tắc chỉ thể
hiện bằng những dấu hiệu nghèo nàn.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 SINH LÝ BỆNH:
- Thời gian vàng: 4- 6H , đôi khi rất khó xác định
cho tất cả các trường hơp để quyết định. Khả
năng còn mổ và còn cứu được chi nữa không, vì
các mạch tuần hoàn phụ mới có giá trị chính.
Tuy nhiên dù chi không bị cắt cụt nhưng chức
năng của chi rất có thể bị ảnh hưởng vì mỗi một
mô có sức chịu đựng khác nhau đối với thiếu
máu.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 SINH LÝ BỆNH:
Sau khi ĐM bị tắc ở chạc ba, ba hiện tượng
có thể xảy ra:
- Sự lan rộng của huyết khối về phía trung tâm
và phía ngoại vi. Do cục máu động lan rộng mà
các mạch bên sẽ bị tắc, làm cho tình trạng thiếu
máu phía hạ lưu càng nghiêm trọng. Để tránh
hiện tượng này heparin với liều đầy đủ có vai trò
hết sức quyết định.
- Huyết khối thứ phát hình thành ngày càng dài,
nhưng cũng có thể không liên tục nghĩa là không
có dính gì với vật tắc ban đầu.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 SINH LÝ BỆNH:
- Thứ hai là cục máu đông đứt đoạn, trôi xuống
dưới gây tắc các nhánh bên.
- Thứ ba là kèm theo tắc ĐM, TM cũng bị tắc do
thời gian tắc kéo dài, hiện tượng ngưng tập các
huyết cầu. TM bị tắc sẽ làm cản trở dòng máu
ĐM, chi phù và máu cục trôi gây tắc mạch phổi,
chết người.
Toàn thân có thể bị ảnh hưởng, nghiêm
trọng nhất là HC viêm thận cấp do myoglobin
(1/3 nguyên nhân tử vong khi tái tưới máu). Vì
thế mà mới chủ trương dùng heparin ngay và cắt
cụt kỳ đầu sớm khi cần thiết.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 SINH LÝ BỆNH:
Máu trong hệ TM của chi bị tắc ĐM do
chuyển hoá yếm khí nên đậm độ Kali sẽ rất cao,
acid lactic, myoglobin và các men như LDH,
SGOT, creatinin, phosphokinase cũng rất cao,
pH trong máu giảm. Ngay sau khi tái tưới máu,
các sản phẩm trên tràn vào hệ tuần hoàn gây nên
những hậu quả nặng nề: K máu tăng, toan
chuyển hoá, đái ra myoglobin (nước đái đỏ) là
hội chứng chính, viêm ống thận cấp dễ dàng xảy
ra nhất là trong điều kiện toan máu.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 SINH LÝ BỆNH:
Phù chi nặng sau khi phục hồi dòng máu là
do độ thấm qua thành mạch tăng- vì thành mạch
máu bị tổn thương khi thiếu máu. Hội chứng
CEK xuất hiện. sẽ dẫn đến tắc lại ĐM (nhất là
khoang trước của cẳng chân). Vai trò của mở
cân sẽ làm giảm hậu quả này.
DIỄN TIẾN CỦA TĐMCT
 SỰ TẠO LẬP CỤC MÁU ĐÔNG THỨ PHÁT:
Ngay khi ĐM bị tắc, phần ĐM phía bên dưới
sẽ bị giảm lưu lượng máu và co tắc nhỏ lại và dễ
dàng làm cho máu bị đông lại trong lòng mạch
phí dưới chỗ tắc,
Sau khi tắc ĐM 4-6 giờ, nếu không sử dụng
thuốc kháng đông thì cục máu đông thứ phát sẽ
hình thành và lan rộng vào các nhánh của ĐM,
là tác nhân chính gây hoại tử chi, mặc dù lấy hết
cục máu đông trong lòng động mạch chính.
DIỄN TIẾN CỦA TĐMCT
 SỰ TẠO LẬP CỤC MÁU ĐÔNG THỨ PHÁT:
Huyết khối ở ngoại vi càng để lâu càng dài và
bị đứt đoạn trôi xuống phía dưới.
Huyết khối trong hệ thống tĩnh mạch và mao
mạch cũng được hình thành do hiện tượng
ngưng tập hồng cầu. Đây là nguyên nhân gây
phù nề chi sau khi phục hồi lưu thông của động
mạch.
DIỄN TIẾN CỦA TĐMCT
 SỰ TẠO LẬP CỤC MÁU ĐÔNG THỨ PHÁT:
Trong trường hợp tắc ĐM kéo dài, các tế bào
nội mạc ĐM cũng bị tổn thương do thiếu máu
nuôi. Sự tổn thương này làm giảm khả năng tạo
yếu tố hoạt hóa Plasminogene và khả năng tạo
huyết khối tái phát sau khi phục hồi lưu thông
ĐM sẽ cao.
DIỄN TIẾN CỦA TĐMCT
 ẢNH HƯỞNG TRÊN MÔ VÙNG BỊ TẮC ĐM:
Ngay khi bị tắc ĐM, toàn bộ phần chi được
ĐM nuôi sẽ bị thiếu máu. Mức độ tùy thuộc vào:
+Vị trí ĐM bị tắc.
+Số lượng và độ lớn của các vòng nối.
+Cung lượng tim.
DIỄN TIẾN CỦA TĐMCT
 ẢNH HƯỞNG TRÊN MÔ VÙNG BỊ TẮC ĐM:
Chuyển hóa yếm khí và sinh ra các chất toan
chuyển hóa như: Acide Lactic, Acide Purivic và
các gốc oxy hóa tự do….Nếu kéo dài sẽ dẫn đến
hoại tử tế bào, giải phóng ra ion K+, Myolobine
và các men nội bào vào trong mô kẽ. Các chất
này sẽ vào trong hệ tuần hoàn, và gây ảnh hưởng
toàn thân, đặc biệt là thận.
Mô thần kinh sẽ tổn thương sớm nhất sau 4-
6h thiếu máu. Kế đến là mô cơ hoại tử sau 6-8h.
Da và mô dưới da kéo dài được 12-24h.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

CHẨN ĐOÁN:
 LÂM SÀNG:

- Các biểu hiện lâm sàng được W.H.Welch mô tả


đầy đủ ngay đầu thế kỷ 20.
- Thông thường xuất hiện một cách đột ngột với
các dấu hiệu trong tiếng Anh biểu hiện bằng
“5P”: đau (pain), mất mạch (pulselesness), tê bì
(paresthesia), nhợt (palor), và liệt (paralysis).
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

CHẨN ĐOÁN:
 LÂM SÀNG: ĐAU (pain):

- Điển hình là sự xuất hiện đột ngột và dữ dội


tại chi bị tắc mạch. Là triệu chứng thường gặp
và là lý do bệnh nhân phải đi khám bệnh. Tuy
nhiên triệu chứng này có thể không thấy nếu tắc
mạch cấp xảy ra trên bệnh nhân mất tri giác
hoặc xảy ra trên chi bị liệt trước đó.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

CHẨN ĐOÁN:
 LÂM SÀNG: MẤT MẠCH (pulselesness):

Xuất hiện phía dưới chỗ tắc, là dấu hịêu


khách quan có giá trị trong chẩn đoán đặc biệt là
trong những trường hợp bệnh nhân bị mất tri
giác hay bị liệt cơ trước đó. Ngược lại, khi không
thấy mất mạch không có nghĩa là không có tắc
động mạch vì tuần hoàn phụ bù vào. Đáng chú ý
khi bắt mạch gần chỗ tắc có thể thấy mạch đập,
đây là mạch giả do xung động truyền xuống qua
khối máu cục mới hình thành.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

CHẨN ĐOÁN:
 LÂM SÀNG: DỊ CẢM, TÊ BÌ (paresthesia):

Hai biểu hiện thường gặp là cảm giác tê bì và


cảm giác kiến bò.Cảm giác nông ngoài da thường
giảm và sau đó là cảm giác sâu.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH
CHẨN ĐOÁN:
 LÂM SÀNG:TÁI NHỢT (palor), LẠNH CHI:

Ngay sau khi ĐM bị tắc, da ở vùng chi bị


thiếu máu trở nên tái nhợt so với bên lành và
cuối cùng là xuất hiên những đốm tím rải rác
như da tắc kè bông do sự xuất huyết hoại tử ở
vùng mô bị thiếu máu nuôi. Trong trường hợp
nặng, xuất hiện những nốt phồng nước dưới da
và hoại tử.
Tại vùng chi bị tắc ĐM, chi bị lạnh hơn bên
không tổn thương, nhất là ở đoạn xa. Trong
trường hợp bệnh nhân đến muộn sờ vào cảm
giác như sờ vào vật chết.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

CHẨN ĐOÁN:
 LÂM SÀNG: LIỆT CƠ (paralysis):

Đôi khi là triệu chứng đầu tiên của tắc mạch


cấp tính, liệt cơ thường xảy ra đột ngột lúc bệnh
nhân đang vận động. Thông thường, sau khi
động mạch bị tắc các cơ thiếu máu sẽ giảm chức
năng, cử động các ngón yếu hơn và sau đó liệt
hoàn toàn.
Liệt cơ là triêu chứng có giá trị tiên lượng
cao trong TĐMCT, nó xuất hiện càng sớm tiên
lượng bệnh nhân càng nặng.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

CHẨN ĐOÁN:
 LÂM SÀNG, KHI KHÁM PHẢI CHÚ Ý:

- So sánh mạch hai bên và ghi chú trên sơ đồ.


- Đánh giá tình trạng cảm giác, vận động của chi.
- Tình trạng của da, tìm sự rối loạn dinh dưỡng.
- Sự sống của cơ bằng cách tìm cảm giác đau khi
ấn.
Xác định vị trí tắc thường bằng khám kỹ
càng . Ngoài mất mạch, vị trí nhiệt độ thay đổi có
thể ước được vị trí tắc
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

CẬN LÂM SÀNG, X QUANG ĐM CẢN QUANG:


X- quang ĐM cản quang không những cho
phép xác định chính xác vị trí ĐM bị tắc mà còn
giúp đánh giá các tổn thương tại thành mạch
cũng như hệ thống tuần hoàn bàng hệ, nhất là
trong trường hợp tắc mạch cấp tính trên nền
mạn. Ngoài ra, nó còn có thể đưa ra những
hướng dẫn về nguyên nhân tắc ĐM cấp.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

CẬN LÂM SÀNG, X QUANG ĐM CẢN QUANG:


- Tắc cấp tính trên ĐM khỏe mạnh chúng ta
thường thấy dấu hiệu ĐM bị cắt cụt và tuần
hoàn bàng hệ rất ngèo nàn.
- Tắc cấp tính trên nền xơ vữa ĐM, phần ĐM
trên chỗ tắc có hình ảnh khuyết nham nhở trên
thành ĐM và tuần hoàn bàng hệ phát triển tốt.
Tuy nhiên không nên chụp động mạch trong
những trường hợp thiếu máu cục bộ cấp tính
quan trọng hay đã có sự chẩn đoán chắc chắn để
tranh thủ thời gian vàng (4-6h) dùng cho xử trí.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 CLS, SIÊU ÂM DOPPLER ĐỘNG MẠCH:


Là phương pháp chẩn đoán cần thực hiện
ngay trước khi chụp ĐM và là phương pháp
chẩn đoán không xâm lấn cho phép đánh giá cả
về hình thái học và huyết động học.
Với siêu âm Doppler màu cho phép ta xác
định dễ dàng vị trí ĐM bị tắc nghẽn. Trong
trường hợp có xơ vữa động mạch siêu âm có thể
xác định mức độ xơ vữa thành mạch.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 CLS, SIÊU ÂM DOPPLER ĐỘNG MẠCH:


Siêu âm Doppler còn cho phép theo dõi lưu
lượng máu ở ĐM chỗ tắc, qua đó có thể đánh giá
sự lan rộng của cục máu đông thứ phát và chất
lượng của các vòng nối ở vùng động mạch bị tắc.
Chụp động mạch với Doppler dạng xung
hoặc chụp siêu âm cắt lớp cho phép đánh giá
hình ảnh ĐM tương tự chụp X-quang ĐM cản
quang mà không gây chảy máu.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 CLS, SIÊU ÂM DOPPLER ĐỘNG MẠCH:


Ưu điểm của siêu âm Doppler màu:
- Phương pháp chẩn đoán không gây sang chấn.
- Không ảnh hưởng đến sức khỏe BN.
- Cho kết quả nhanh.
- Giá thành thấp.
- Không đòi hỏi trang bị kỹ thuật nhiều như
chụp động mạch.
- Gần đây, siêu âm Doppler ba chiều cho phép
tạo dựng hình ảnh khá chính xác.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 MỘT SỐ CẬN LÂM SÀNG KHÁC:


- Xét nghiệm huyết học: công thức máu, đông
máu toàn bộ….
- Xét nghiệm chức năng thận: BUN, Creatinine
- Ion đồ, khí máu động mạch so sánh trên chỗ tắc
với dưới chỗ tắc.
- Điện tâm đồ, X-quang ngực…. một số trường
hợp cần thiết phải siêu âm tim.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 CHẨN ĐOÁN ĐỊNH KHU:


Có thể được đánh giá qua khám xét lâm
sàng: vùng đau, sự mất mạch và vùng phía trên
thiếu máu cục bộ.
+ Tắc nơi chia đôi động mạch chủ bụng:
→Thiếu máu cục bộ hai bên chi dưới, từ thành
bụng vùng dưới rốn.
→Mất mạch đùi hai bên và các mạch ở phía dưới
→Bệnh nhân đau nhiều và Shock nặng.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 CHẨN ĐOÁN ĐỊNH KHU:


+ Tắc ĐM chậu ngoài và đùi chung:
→ Thiếu máu cục bộ có từ vùng đùi.
→ Mất mạch đùi và vùng phía dưới.
+ Tắc ĐM đùi nông:
→ Thiếu máu cục bộ có từ vùng gối.
→ Mất mạch khoeo, hiếm khi mất mạch đùi
và những mạch hạ lưu.
→ Mạch đùi đuợc bảo tồn.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 CHẨN ĐOÁN ĐỊNH KHU:


+ Tắc ĐM chày trước và chày sau:
→ Còn mạch khoeo, mất mạch chày sau và
mu chân. Cổ và bàn chân lạnh tím.
+ Tắc động mạch dưới đòn:
→Mất mạch nách, lạnh và tím từ 1/3 trên
cánh tay xuống bàn tay.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 CHẨN ĐOÁN ĐỊNH KHU:


+ Tắc ĐM nách:
→ Mất mạch nách, lạnh và tím từ 1/3 dưới
cánh tay xuống bàn tay.
+ Tắc ĐM cánh tay:
→ Còn mạch nách, mất mạch khuỷa tay,
lạnh và tím từ 1/3 trên cẳng tay xuống bàn tay.
+ Tắc động mạch quay-trụ:
→ Còn mạch ở khuỷu tay, mất mạch quay
trụ, lạnh và tím bàn tay.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 CHẨN ĐOÁN ĐỘ NẶNG VÀ TIÊN LƯỢNG:


Việc đánh giá mức độ tổn thương mô trong
tắc mạch cấp rất quan trọng trong quyết định
cách xử lý là tiên lượng. Cho đến nay việc ước
lượng đánh giá vẫn dựa chủ yếu vào bệnh cảnh
lâm sàng như: tuổi, giới, tình trạng tim mạch, hô
hấp…Hoặc các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm
sàng như: cảm giác, vận động, mức độ đau khi sờ
vào khối cơ, rối loạn dinh dưỡng hạ lưu, sự toan
chuyển hoá, tăng Kali máu, tăng Myoglobine…
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 CHẨN ĐOÁN ĐỘ NẶNG VÀ TIÊN LƯỢNG:


Người ta chia triệu chứng hoại tử của chi ra làm
3 mức độ:
- Chưa có dấu hiệu hoại tử: bệnh nhân còn
đau nhiều, da trắng nhợt, cơ còn vận động được.
- Đe doạ hoại tử: Da có những mảng tím
nhưng khi ấn vào thì biến mất, cơ co cứng, giảm
hoặc mất khả năng vận động.
- Hoại tử chi rõ: bệnh nhân mất cảm giác
đau, da tím đen hoặc có những đốm tím không
biến mất khi đè, cơ bị liệt hoàn toàn.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:


HUYÊT KHỐI ĐM CẤP TÍNH:
Nghẽn mạch cấp tính (embolie) thường khó
phân biệt với huyết khối động mạch hình thành
tại chỗ trên một thương tổn có sẵn của động
mạch. Lấy vật tắc (embolectomie) thường là có
kết quả và là một thủ thuật đơn giản, nhưng lấy
huyết khối (thrombectomie) thường là thất bại,
đòi hỏi phải tạo hình lại động mạch, do đó tốt
nhất không nên mổ cấp cứu.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:


BÓC TÁCH ĐMC:
Bóc tách ĐMC có khi gây thiếu máu đột ngột
ở một vùng, mất mạch và dấu hiệu thiếu máu
cấp của vùng tương ứng. Phân biệt bằng đo
huyết áp thấy cao, đau vùng ngực và lưng lan
dọc xuống dưới, nghe tim có thể thấy dấu hiệu hở
van động mạch chủ (tiếng thổi tâm trương), bắt
mạch tay hai bên có thể thấy khác nhau.Xác định
chẩn đoán bằng chụp động mạch chủ và bằng
chụp cắt lớp điện toán.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:


CHI SƯNG- NÓNG- ĐAU:
Hệ tĩnh mạch chậu đùi bị viêm tắc gây đau
chi đột ngột. Chận phù làm cho bắt mạch khó
khăn, sau một thời gian dòng máu tới cũng bị
ảnh hưởng. Phân biệt bằng dấu hiệu phù và màu
tím xẫm của chi.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:


TÌNH TRẠNG SUY TUẦN HOÀN (LƯU LƯỢNG
THẤP):
Nhiễm trùng huyết, nhồi máu cơ tim, nhồi
máu phổi, mất nước nhiều và các bệnh cấp tính
trong bụng dễ gây nhầm với tắc động mạch cấp
tính.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA:


Trong lúc chờ đợi và trong lúc can thiệp ngoại
khoa.
→ Cần ngay liệu pháp Héparin hiệu quả khi chẩn
đoán TĐMCT bằng đường truyền tĩnh mạch,
nhằm tránh hình thành huyết khối, lan rộng HK
về hạ lưu, thượng lưu . Thường dùng 2mg/Kg/6h
(100 đơn vị). Tuy nhiên cần chú ý khả năng dung
nạp Héparin kém ở người Việt Nam.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA:


→ Sau mổ nên duy trì liều Héparin liên tục trong
5- 7 ngày với liều 1mg/Kg/ 24h.
→ Thuốc giãn mạch bằng đường tĩnh mạch.
→Điều chỉnh những rối loạn điện giải, toan chuyển
hoá.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA:


- Lấy bỏ vật gây tắc bằng ống thông Fogarty,
phương pháp này được giới thiệu lần đầu năm 1963
cho đến nay vẫn tỏ ra hữu hiệu.
- Phẫu thuật bắc cầu ĐM. Ví dụ: cầu nối chủ- đùi
hoặc cầu nối nách- đùi, đùi- đùi trong tắc ĐM chủ
chậu …
- Rạch cân giải áp ở những trường hợp thiếu máu
cục bộ nặng, thường ở cẳng chân.
- Chỉ định cắt cụt chi nên chờ và hồi sức cho BN để
ranh giới hoại tử được rõ ràng. Khi có biến chứng
suy thận cấp nên cắt cụt chi ngay để cứu BN.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA:


TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH
 ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA:
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

CÁC RL SAU PHỤC HỒI LƯU THÔNG ĐM:


CÁC RỐI LOẠN TẠI CHỖ:
- Phù nề chi sau mổ là một biến chứng thường
gặp: tình trạng này xảy ra là do gia tăng tính
thấm thành mạch ở vùng mô bị thiếu máu nuôi
cấp tính, khi tưới máu được tái lập bao giờ cũng
có hiện tượng thoát dịch vào mô kẽ gây phù nề.
Mức độ phù nề phụ thuộc vào mức độ trầm
trọng của thiếu máu và tắc tĩnh mạch đi kèm.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

CÁC RL SAU PHỤC HỒI LƯU THÔNG ĐM:


CÁC RỐI LOẠN TẠI CHỖ:
- Đa số các trường hợp phù nề đều tự khỏi khi kê
chân cao từ 10-12cm. Tuy nhiên trong một số
trường hơp nhất là có tắc TM, phù nề tiến triển
đến CEK và phải rạch cân để giải áp. Hiện tượng
này thường xảy ra ở cẳng chân.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

CÁC RL SAU PHỤC HỒI LƯU THÔNG ĐM:


CÁC RỐI LOẠN TOÀN THÂN:
- Sau khi phục hồi lưu thông ĐM, máu đi xuống
vùng mô bị thiếu máu và đưa về theo tĩnh mạch
các sản phẩm toan chuyển hóa và gây ảnh hưởng
toàn thân.
→ Tăng ion K+ có thể gây ngưng tim đột ngột.
→ Phù phổi cấp có thể xảy ra do gia tăng tính thấm
thành mạch tại phổi bởi các hóa chất trung gian.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 SUY THẬN CẤP SAU PHỤC HỒI LƯU


THÔNG ĐM:
- Suy thận cấp là biến chứng nặng thường thấy
sau hồi lưu ĐM ở những trường hợp thiếu máu
nuôi trầm trọng do hoại tử tế bào cơ vân và giải
phóng ra myoglobin gây tắc các ống thận và suy
thận cấp.
- Hầu hết các trường hợp suy thận cấp trong tắc
mạch cấp tính đều xảy ra sau khi phục hồi lưu
thông động mạch, hiếm khi xảy ra trong giai
đoạn tắc mạch trước đó.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 HIỆN TƯỢNG TỰ TIÊU CỦA CỤC MÁU ĐÔNG:


Hầu hết các trường hợp tắc mạch cấp đều phải
phục hồi lưu thông bằng can thiệp ngoại khoa. Tuy
nhiên vẫn có một số trường hơp cục máu đông gây
tắc mạch tự tiêu hủy.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 BIẾN CHỨNG:
THƯƠNG TỔN ĐỘNG MẠCH:
Do luồn ống thông Fogarty vào lòng mạch mà
gây thương tổn, tỷ lệ khoảng 1%. Những biến chứng
khác có thể gặp như: thủng thành mạch, lóc động
mạch, giả phồng, thông động tĩnh mạch hoặc vỡ
bóng gây tắc mạch …
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 BIẾN CHỨNG:
- TẮC LẠI ĐM:
Chi lại có dấu hiệu thiếu máu trở lại. Nguyên
nhân do hình thành huyết khối tại chỗ lấy vật tắc vì
lớp nội mạc đã bị tổn thương, đôi khi một vật gây
tắc khác lại trôi đến.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 BIẾN CHỨNG:
- HỘI CHỨNG CHÈN ÉP KHOANG:
Do gia tăng tính thấm thành mạch ở vùng mô
bị thiếu máu nuôi cấp tính, khi tưới máu được tái
lập bao giờ cũng có hiện tượng thoát dịch vào mô
kẽ gây phù nề. Mức độ phù nề phụ thuộc vào mức
độ trầm trọng của thiếu máu và tắc TM đi kèm.
Trong một số trường hơp nhất là có tắc TM,
phù nề tiến triển đến CEK và phải rạch cân để giải
áp. Hiện tượng này thường xảy ra ở cẳng chân.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

 BIẾN CHỨNG:
BIẾN CHỨNG CHUYỂN HOÁ:
Như phần sinh lý bệnh và phần rối loạn tái
tưới máu đã nói, các sản phẩm chuyển hoá yếm
khí gây những biến chứng toàn thân.
Cần dùng Bicarbonat để chống toan chuyển
hoá, tiêm glucose và insulin đối với Kali tăng cao,
dùng lợi tiểu hoặc thận nhân tạo để điều trị thiểu
niệu hay vô niệu. Mở tĩnh mạch đễ rửa sau khi đã
lấy vật tắc động mạch, ít nhất lấy khoảng 300 –
500 ml máu tĩnh mạch.
CÁM ƠN ĐÃ LẮNG NGHE

You might also like