You are on page 1of 8

Câu 1

A, Thế nào là tình trạng thiếu máu cục bộ ?


Là tình trạng tắc nghẽn ở một phần hay toàn bộ động mạch dẫn đến
không cung cấp đủ lượng oxy và máu cần thiết cho cơ thể hoạt động. Từ
đó,tạo nên tình trạng cơ tim bị thiếu máu (xảy ra khi dòng máu di
chuyển qua một hoặc nhiều động mạch vành bị suy giảm, cản trở), dẫn
đến một phần cơ tim bị tổn thương.
Nếu thời gian thiếu máu cơ tim quá lâu, các mô tim sẽ chết.

B, Nguyên nhân ?
+ Xơ vữa động mạch :

Căn bệnh này xảy ra tại mạch máu nuôi tim, được đặc trưng bởi các
mảng bám nội mạc (mảng xơ vữa) xâm lấn vào lòng các động mạch cỡ
trung bình và lớn. Các mảng xơ vữa được tạo thành từ Cholesterol,lipid,
tế bào viêm, tế bào cơ trơn và mô liên kết và tích tụ trên thành động
mạch.
+ Nguyên nhân sâu xa khiến các loại cholesterol và các chất béo khác
tích tụ trên thành động mạch gây ra các mảng xơ vữa, thực chất là do các
tế bào bạch cầu (đại thực bào) và chất béo.(Trong đó, các tế bào bạch
cầu được hệ miễn dịch của cơ thể sử dụng để làm sạch các hạt
cholesterol-LDL.)
+ Loại cholesterol xấu này khi tích tụ vào thành động mạch sẽ tạo ra một
chất gọi là netrin-1, ngăn sự di chuyển của các tế bào bạch cầu tới động
mạch. Kết quả là lượng cholesterol xấu và bạch cầu sẽ trở thành các
mảng bám trên thành động mạch, ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu.
Nhiều mảng xơ vữa làm cho lòng động mạch hẹp, xơ cứng dẫn đến tốc
độ vận chuyển máu giảm.
(Các yếu tố nguy cơ bao gồm béo phì, đái tháo đường, hút thuốc lá, tiền
sử gia đình, lối sống tĩnh tại, cao huyết áp.)

Các mảng xơ vữa thường gây hẹp < 50% lòng mạch và vỡ một cách bất
ngờ.. Khi mảng bám vỡ ra, các mảnh tế bào máu gọi là tiểu cầu sẽ tích tụ
ở khu vực bị ảnh hưởng. Những mảnh vỡ này tập trung lại với nhau, tạo
thành các cục máu đông gây xơ vữa động mạch.
+ Do cục máu đông: Các mảng xơ vữa tích tụ trên thành của động mạnh
có thể bị phá vỡ và tạo nên các cục máu đông. Những cục máu đông này
di chuyển trong mạch máu khi gặp các đoạn hẹp có thể gây tắc mạch dẫn
tới cơ tim bị thiếu máu đột ngột và gây khởi phát các cơn nhồi máu cơ
tim, đột quỵ ở bệnh nhân.
+ Do co thắt động mạch vành: Khi các cơ của động mạch vành co thắt
tạm thời sẽ làm suy giảm lưu lượng máu và ngăn chặn dòng chảy của
máu cung cấp oxy đến cơ tim.
C, CM bằng công thức nguyên nhân suy giảm lưu lượng máu chảy
dẫn đến thiếu máu cục bộ:

(Nguồn: https://slideplayer.com/slide/15142883/)
Đầu tiên ta dựa vào công thức Poiseuille như sau:
Trong đó, R là sức cản của đoạn mạch
Nếu gọi
+p là độ giảm áp suất giữa hai đầu một đoạn mạch
+R là sức cản của đoạn mạch,
+V là thể tích máu chảy qua đoạn mạch trong một đơn vị thời gian.
=> Người ta chứng minh được rằng: p = R.V hay R = p / V

Từ công thức trên, ta có thể thấy sức cản của mạch sẽ phụ thuộc vào r là
bán kính của hệ mạch và l là chiều dài của hệ mạch. Lưu lượng máu tỉ lệ
thuận với sự chênh lệch áp suất giữa hai đầu mạch máu (delta P), nhưng
tỉ lệ nghịch với sức cản (R) của hệ mạch. Trong đó, sức cản R tỉ lệ thuận
với chiều dài mạch máu và độ quánh của máu, tỉ lệ nghịch với thiết diện
mạch máu.
Khi chụp động mạch vành thấy nhánh liên thất trước hẹp 80%, tức là
bán kính của mạch giảm, mà bán kính của mạch tại tỉ lệ nghịch với sức
cản của đoạn mạch là R. Do đó khi bị xơ vữa động mạch, thành mạch sẽ
kém đàn hồi hơn lớp xơ vữa, thiết diện giảm khiến r giảm thì sẽ dẫn đến
R tăng lên, gây thiếu máu cục bộ (các yếu tố khác vẫn giữ nguyên) Suy
ra lưu lượng đi đến các cơ quan trong cơ thể sẽ giảm.
*Thông tin thêm: (trang 52)
F = P.S Trong đó: -F: lực tim co bóp đẩy máu vào động mạch
-P: áp suất trong buồng tim
-S: diện tích mặt trong buồng tim
Do xơ vữa động mạch, lượng máu về tim giảm do lưu lượng giảm nên
áp suất trong buồng tim giảm. Suy ra P giảm, S ko đổi nên lực tim co
bóp để đẩy máu đi giảm xuống. Điều này dẫn đến tim phải co bóp, làm
việc nhiều hơn để đẩy được nhiều máu và áp lực máu lên thành mạch
tăng lên. Lâu dần sẽ dẫn đến chứng suy tim và cao huyết áp.

You might also like