You are on page 1of 17

Nhóm 1: Có bao nhiêu dạng năng lượng tồn tại trong cơ thể sống?

Liệt kê và
lấy ví dụ minh họa?
Phân tích hai loại nhiệt lượng của cơ thể và sơ đồ biến đổi năng lượng trong
cơ thể sống.

Câu 1: Có bao nhiêu dạng năng lượng tồn tại trong cơ thể sống? Liệt kê và lấy
ví dụ minh họa?
Năng lượng trong cơ thể là gì?
- Con người để tồn tại và phát triển thì cần cung cấp đầy đủ năng lượng thông
qua quá trình ăn uống. Thực phẩm cung cấp năng lượng cho cơ thể chúng ta
dưới dạng glucid, lipid, protein. Sau khi vào cơ thể, Thức ăn được chuyển hóa
thành năng lượng, các acid amin, acid béo, vitamin và các chất cần thiết để
phát triển và duy trì các hoạt động cơ thể.
=>Năng lượng là nhiên liệu cần thiết cho quá trình sống, tăng trưởng, vận
động và tiêu hóa thức ăn.

Các dạng năng lượng tồn tại trong cơ thể sống:


ngu
ồn: tự làm
1. Cơ năng
Cơ năng là năng lượng của chuyển động cơ học và tương tác cơ học giữa các
vật hoặc các phần của vật.
Cơ năng của hệ vật bằng tổng động năng và thế năng của hệ ấy

Trong đó
+ Động năng :là số đo phần cơ năng do vận tốc của nó quyết định
Trong cơ thể, động năng gặp ở những nơi đang có sự chuyển động như:

Chuyển động của máu trong hệ tuần hoàn


Vận chuyển của khí trong
đường dẫn khí

VD: +Cơ thể: tồn tại trọng trường hấp dẫn của trái đất nên nó có một thế
năng
+ Từng cơ quan: tồn tại thế năng do chúng di chuyển vị trí tương đối với
nhau, hoặc thay đổi cấu hình trong quá trình thực hiện chức năng của cơ thể
sống.
2. Điện năng
Điện năng là năng lượng liên quan tới sự tồn tại của điện trường và sự chuyển
động của các phần tử mang điện.
Trong cơ thể điện năng được hình thành do sự chuyển động của các dòng ion
qua màng tế bào, quá trình phát sinh các loại sóng điện từ vào không gian
xung quanh.
VD:
- Sự vận chuyển thành dòng của các ion qua màng tế bào, lan truyền điện
năng trong các sợi thần kinh,....
https://yhoctructuyen.com/sinhly/lesson/03_Tebao/08_03_Tebao.html

- Điện là cần thiết để hệ thống thần kinh gửi tín hiệu đến khắp cơ thể và
đến não

(Nguồn: https://www.neuseeland-immobilien.org/electricity-in-human-body)

3. Hóa năng
Hóa năng là năng lượng giữ cho các nguyên tử, các nhóm hóa chức có vị trí
không gian nhất định đối với nhau trong một phân tử.
Hóa năng được tích lũy trong các liên kết hóa học. Quan trọng nhất là ATP và
creatin phosphat.
Đôi chút về ATP :
-ATP( adenozin triphotphat) : gồm 1 bazonito adenin liên kết với 3 nhóm
photphat và đường ribozo.
- Liên kết giữa 2 nhóm photphat cuối cùng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng
lượng do các nhóm photphat đều tích điện âm nên có xu hướng đẩy nhau .Mỗi
liên kết cao năng bị phá vỡ giải phóng 7,3kcal.
Creatine phosphate: chính là một hợp chất hữu cơ trong sợi cơ, qua quá trình
xúc tác để sản xuất ra ATP
Năng lượng sẽ được giải phóng khi phân tử bị phá vỡ.
Độ lớn của năng lượng được giải phóng tùy thuộc từng liên kết
Nguồn: https://www.dieutri.vn/bgsinhlybenh/nhac-lai-sinh-ly-sinh-hoa-
glucose-mau
4. Quang năng
Quang năng là dạng năng lượng liên quan đến ánh sáng.
Nguồn tiếp nhận năng lượng từ các lượng tử sáng, có tác dụng trong các phản
ứng quang hóa nhằm tạo năng lượng cho cơ thể, tiếp nhận và xử lý thông tin,
thực hiện quá trình sinh tổng hợp...
VD: Tiếp nhận và xử lí thông tin
Nguồn: https://matsaigon.com/wp-content/uploads/cau-tao-mat-4.jpg

Nguồn: https://suckhoetunhien.com/vitamin-d-vitamin-anh-nang-239-25.html
Lưu ý khi tắm nắng:

5. Nhiệt năng.
Nhiệt năng là dạng năng lượng gắn với chuyển động nhiệt hỗn loạn của các
phần tử cấu tạo nên vật chất. Hay nhiệt năng còn gọi là năng lượng chuyển
động nhiệt.
Nhiệt năng tồn tại trong toàn bộ cơ thể, đảm bảo cho cơ thể luôn duy trì nhiệt
độ ổn định giúp các phản ứng chuyển hóa diễn ra bình thường.
Sự biến đổi từ các dạng năng lượng khác sang nhiệt năng và ngược lại đóng
một vai trò quan trọng trong tự nhiên.

VD: +Nếu cần hạ nhiệt cơ thể, các cơ chế điều chỉnh nhiệt độ ở các cơ quan
trong cơ thể hoạt động bằng cách:
 Đổ mồ hôi: Bài tiết mồ hôi qua da có thể làm mát da, giúp hạ nhiệt cơ
thể.
 Giãn mạch: Các mạch máu dưới da giãn rộng hơn làm tăng lưu lượng
máu đến da giúp cơ thể giải phóng nhiệt thông qua bức xạ nhiệt.
+Nếu cần tăng nhiệt cơ thể, các cơ chế điều chỉnh nhiệt độ hoạt động bằng
cách:
 Co mạch: Mạch máu dưới da được co lại làm giảm lưu lượng máu đến
da, giữ ấm cơ thể
 Sinh nhiệt: Các khối cơ bắp, cơ quan và não bộ sản sinh nhiệt theo
nhiều cách khác nhau. Ví dụ, cơ bắp có thể tạo ra nhiệt bằng cách run
rẩy.
Nguồn: https://healthyeatingforums.com/qua-trinh-thai-nhiet-mot-yeu-trong-
co-che-duy-tri-dinh-nhiet-tiep-theo.html
6. Năng lượng hạt nhân
Năng lượng hạt nhân được dự trữ trong hạt nhân nguyên tử, khi bị phá vỡ
năng lượng này được giải phóng. Trong cơ thể, có thể kể đến năng lượng này
khi xét tương tác của bức xạ hạt nhân, tia vũ trụ với cơ thể.

VD: Việc sử dụng phương pháp xạ trị trong điều trị bệnh ung thư:
+Chùm tia phóng xạ xạ trị liệu phá hủy/tiêu diệt tế bào ung thư và đồng thời
ngăn chặn chúng phân chia và phát triển. Một liều cao phóng xạ làm hỏng các
tế bào và ngăn chúng phát triển và phân chia. Các tế bào ung thư, vốn là
những tế bào bất thường, có xu hướng tổn thương không phục hồi. Các tế bào
bình thường thường phục hồi hoặc tự sửa chữa khá nhanh. Bất kỳ tác dụng
phụ nào xảy ra trong quá trình điều trị thường là tạm thời.
Máy xạ trị Truebeam của Bệnh viện Quốc tế Vinmec Central Park

Câu 2: Hai loại nhiệt lượng của cơ thể ?


Sơ đồ biến đổi nhiệt lượng của cơ thể sống?
A, Hai loại nhiệt lượng :
- Nhiệt lượng (Q) là lượng năng lượng chuyển động nhiệt của các phần tử được
truyền từ vật này sang vật khác bằng sự trao đổi giữa 2 vật đó. Nhiệt lượng có hai
loại :
- Nhiệt lượng sơ cấp (còn gọi là nhiệt lượng cơ bản) xuất hiện do kết quả phân tán
năng lượng nhiệt trong quá trình trao đổi vật chất bởi những phản ứng hóa sinh
(xảy ra không thuận nghịch). Nhiệt lượng này tỏa ra lập tức ngay sau khi cơ thể
hấp thu thức ăn và oxy.
- Nhiệt lượng thứ cấp (còn gọi là nhiệt lượng tích cực) xuất hiện trong quá trình
oxy hóa thức ăn được dự trữ trong các liên kết giàu năng lượng (ATP).
Quá trình đó xảy ra như sau, khi thức ăn vào cơ thể sẽ bị oxy hoá bời các liên kết
ATP. Khi các liên kết này đứt, chúng giải phóng năng lượng để thực hiện một công
nào đó và cuối cùng biến thành nhiệt. Nhiệt lượng tỏa ra khi đứt các liên kết giàu
năng lượng dự trữ trong cơ thể để điều hòa các hoạt động chủ động của cơ thể
được quy ước là nhiệt thứ cấp.
Ngoài ra nhóm còn tìm được thông tin như sau, Đối với cơ thể bình thường thì
lượng năng lượng dự trữ vào cơ thể khoảng 50%.Khi bị bệnh thì lượng năng lượng
này giảm xuống,phần năng lượng do cơ thể tỏa ra ở dạng nhiệt lượng sơ cấp
chiếm phần lớn .Tỷ lệ trên phụ thuộc vào cường độ tỏa nhiệt và cường độ sinh
nhiệt.
Và Đối với động vật máu nóng khi nhiệt độ môi trường thấp hơn hơn nhiệt độ thân
nhiệt thì nhiệt tỏa ra môi trường ,cơ thể phải sinh nhiệt để cân bằng nhiệt.Nhiệt
lượng này là nhiệt lượng loại 2 sản ra do co cơ hoặc do tiêu dần năng lượng dự
trữ của cơ thể.

Nhiệt lượng sơ cấp (nhiệt lượng cơ bản) Nhiệt lượng thứ cấp (nhiệt lượng tích cực)

-Xuất hiện do kết quả phân tán năng lượng -Xuất hiện trong quá trình oxy hóa thức ăn
nhiệt trong quá trình trao đổi vật chất bởi được dự trữ trong các liên kết giàu năng
những phản ứng hóa sinh ( xảy ra không lượng (ATP).
thuận nghịch)
-Tỏa ra ngay sau khi cơ thể hấp thu thức ăn -Tỏa ra khi đứt các liên kết giàu năng lượng
và oxy trong cơ thể để điều hòa các hoạt động chủ
động của cơ thể.

B, Sơ đồ biến đổi nhiệt lượng :


- Mọi hoạt động sống của cơ thể đều gắn chặt với hoạt động của các tế bào và đều
cần năng lượng. Năng lượng rời cơ thể:
+ Tiêu hao để duy trì sự sống:chuyển hóa, vận cơ, điều nhiệt, tiêu hóa.
+ Tiêu hao để phát triển cơ thể :cơ thể đang trưởng thành, phục hồi sau ốm,luyện
tập
+ Tiêu hao cho sinh sản: mang thai ,khối lượng cơ quan và bài tiết sữa.
Ví dụ:
+ Cây xanh quang hợp tạo ra chất hữu cơ và tích lũy năng lượng.
+ Người và động vật lấy chất hữu cơ trực tiếp từ thực vật hoặc động vật ăn thực vật
để xây dựng cơ thể, tích lũy và sử dụng năng lượng cho hoạt động sống.

-Trong mọi hoạt động sống cơ thể luôn tiêu hao năng lượng mà năng lượng thì
không thể sinh ra thêm được . Do vậy để bù đắp năng lượng tiêu hao cơ thể phải
thường xuyên thu nhận NL từ môi trường bên ngoài .Dạng NL mà cơ thể thu nhận
được là hóa năng của thức ăn biến đổi thành những dạng cần thiết cho sự tồn tại
của cơ thể. Sự biến đổi năng lượng của cơ thể sống được chia ra làm 3 phần:

Năng lượng vào cơ thể : chủ yếu là hóa năng của thức ăn

Chuyển hóa năng lượng trong cơ thể : hóa năng chuyển hóa thành các
dạng năng lượng cần thiết.

Năng lượng rời cơ thể : tiêu hao để duy trì sự sống

- Quá trình trao chất diễn ra trong các tế bào của cơ thể gồm :
+ Biến đổi các chất đơn giản → chất đặc trưng có cấu trúc phức tạp và tích lũy
năng lượng.
+ Oxi hóa các chất phức tạp → chất đơn giản và giải phóng năng lượng.
→ Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng.
- Quá trình trao đổi chất ở tế bào gồm 2 quá trình: đồng hóa và dị hóa:

+ Đồng hóa là quá trình tổng hợp từ các nguyên liệu đơn giản sẵn có trong tế bào
thành những chất đặc trưng của tế bào và tích lũy năng lượng trong các liên kết hóa
học.
Phương trình: các chất đơn giản → các chất phức tạp + năng lượng (trong các liên
kết hóa học).
+ Dị hóa là quá trình phân giải các chất được tích lũy trong quá trình đồng hóa →
các chất đơn giản, bẻ gãy các liên kết hóa học → giải phóng năng lượng → cung
cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào.

 + Dị hóa là quá trình phân giải các chất được tích lũy trong quá trình đồng hóa →
các chất đơn giản, bẻ gãy các liên kết hóa học → giải phóng năng lượng → cung
cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào.
 Năng lượng được tích lũy ở quá trình đồng hóa sẽ được giải phóng
trong quá trình dị hóa để cung cấp lại cho hoạt động tổng hợp của
đồng hóa. Hai quá trình này tuy trái ngược nhau nhưng hỗ trợ lẫn
nhau. Nếu không có đồng hóa thì không có nguyên liệu cho dị hóa
và ngược lại không có dị hóa thì không có năng lượng cho hoạt
động đồng hóa.

You might also like