You are on page 1of 4

BÀI 4: KHÁI QUÁT VỀ TẾ BÀO (1 tiết)

NỘI DUNG CỐT LÕI MỞ RỘNG


I. HỌC THUYẾT TẾ BÀO
*Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
*Tế bào có đơn vị cơ sở (cấu trúc và chức năng) của cơ thể
sống.
*Tất cả các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng
cách phân chia tế bào.
*Các tế bào có thành phần hóa học tương tự nhau, có vật chất
di truyền từ ADN.
*Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của các
bào quan trong tế bào.
*Có hai loại tế bào: prokaryote (nhân sơ) và eukaryote (nhân
thực).
II. TẾ BÀO LÀ ĐƠN VỊ CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG
CỦA CƠ THỂ SỐNG
- Tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống: mọi sinh vật sống đều
được cấu tạo từ tế bào (trừ virut chưa có cấu tạo tế bào)
- Tế bào là đơn vị chức năng của sự sống: trao đổi chất, sinh
trưởng, sinh sản và di truyền đều diễn ra trong tế bào.
+ Tế bào là đơn vị trao đổi chất: mọi phản ứng sinh hoá đều xảy
ra trong tế bào chất của tế bào.
+ Tế bào là đơn vị sinh trưởng: sinh trưởng của cơ thể là do sự
lớn lên, phân chia của tế bào.
+ Tế bào là đơn vị sinh sản:
• Trong sinh sản vô tính: cơ thể mới được hình thành qua
nguyên phân (hoặc phân đôi).
• Trong sinh sản hữu tính: cơ thể mới được hình thành
nhờ 3 cơ chế: nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.
+ Tế bào là đơn vị di truyền: Gene (DNA) nằm trong nhân tế
bào, quá trình truyền đạt thông tin di truyền được tiến hành trong
tế bào.
- Các sinh vật đơn bào dù chỉ được cấu tạo từ một tế bào nhưng
vẫn đảm nhiệm chức năng của một cơ thể.
- Đối với cơ thể sinh vật đa bào: các hoạt động sống của cơ thể là
sự phối hợp hoạt động của các tế bào khác nhau.
BÀI 5: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC (1 tiết)
NỘI DUNG CỐT LÕI MỞ RỘNG
I. CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
1. Các nguyên tố hóa học có trong tế bào
- Dựa vào tỉ lệ có trong cơ thể, có 2 nhóm nguyên tố hoá học:
+ Nguyên tố đa lượng (C, O, H, N, Ca, P, K, S, Na,...): chiếm
tỉ lệ > 0,01% khối lượng cơ thể.
+ Nguyên tố vi lượng (Fe, Cu, Mo, Zn, Mn, F,...): chiếm tỉ lệ
< 0,01% khối lượng cơ thể.
2. Vai trò của nguyên tố Cacbon
Nguyên tử carbon có 4 electron ở lớp ngoài cùng → cùng một
lúc có thể tạo 4 liên kết cộng hoá trị với các nguyên tử khác (C,
H, O, N, P, S) → carbon có thể hình thành các mạch carbon với
cấu trúc khác nhau, là cơ sở hình thành vô số hợp chất hữu cơ.
3. Vai trò của các nguyên tố hóa học
- Nguyên tố đa lượng:
+ Cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ (như nucleic acid,
protein, carbohydrate, lipid) → góp phần xây dựng nên cấu trúc
tế bào và cơ thể sinh vật.
+ Là thành phần của các hợp chất hữu cơ tham gia các
hoạt động sống của tế bào (ví dụ: Mg cấu tạo nên diệp lục,...).
- Nguyên tố vi lượng:
+ Là thành phần cấu tạo nên hầu hết các enzyme và nhiều
hợp chất hữu cơ tham gia vào các hoạt động sống của cơ thể
(hormone, vitamin, hemoglobin,...)
+ Ví dụ:
Fe: cấu tạo nên hemoglobin để vận chuyển Oxygen, nếu
thiếu Fe → thiếu máu.
I-ốt: cấu tạo nên hormone thyroxine giúp kích thích chuyển
hoá ở tế bào, kích thích sự phát triển bình thường của hệ thần
kinh, nếu thiếu I-ốt → bệnh bướu cổ.
II. NƯỚC VÀ VAI TRÒ SINH HỌC CỦA NƯỚC
1. Cấu tạo và tính chất của nước
- Cấu tạo:
+ Gồm 1 nguyên tử oxygen kết hợp với 2 nguyên tử
hydrogen bằng liên kết cộng hoá trị.
+ Phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu: đầu oxygen
mang điện tích (-), đầu hydrogen mang điện tích (+) → Tính
phân cực của phân tử nước.

- Tính chất:
+ Do có tính phân cực nên phân tử nước này liên kết phân
tử nước kia hoặc liên kết với các phân tử phân cực khác bằng
liên kết Hidro  trong tế bào, nước tồn tại ở hai dạng: nước tự
do và nước liên kết.
+ Nhờ sự liên kết giữa các phân tử nước với nhau và liên kết
của nước vào thành tế bào nên:
• Tạo cột nước liên tục: giúp quá trình vận chuyển nước
trong thân cây.
• Tạo ra sức căng bề mặt: giúp một số loài sinh vật nhỏ (ví
dụ như nhện nước) có thể đứng và di chuyển trên mặt nước.
+ Nước có thể hấp thụ nhiệt từ không khí khi quá nóng
hoặc thải nhiệt dự trữ vào không khí khi quá lạnh → điều hoà
nhiệt độ môi trường và cơ thể sinh vật.
2. Vai trò sinh học của nước trong tế bào
- Là thành phần cấu tạo tế bào.
- Là dung môi hoà tan các chất cần thiết.
- Là môi trường của các phản ứng sinh hoá.
- Tham gia chuyển hoá các chất để duy trì sự sống.
- Đảm bảo sự cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ
thể.

You might also like