You are on page 1of 23

ĐỀ CƯƠNG SINH CHUYÊN – 10 SINH TRẦN MINH PHƯƠNG

- Kiểm tra từ 8h30 – 10h (8h25 bắt đầu phát đề) ngày 01/11/2022
- Hình thức: 70% trắc nghiệm, 30% tự luận
- Nội dung: ôn 3 bài 5,8,9 trong chương trình học, kiểm tra cả phần hình vẽ của mỗi bài (chú thích, nội
dung)
- Phần trắc nghiệm: khoanh, chú thích hình và điền khuyết (điền khuyết đối với phần “Cấu trúc tế bào”)
- Phần tự luận: bài Nước 1 câu, bài Cấu trúc tế bào 2 câu
A. CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC
Trong 92 nguyên tố hóa học có trong thiên nhiên, có khoảng 25 nguyên tố (O, C, H, N, Ca, P, K, S, Cl, Na,
Mg, Fe,…) cấu thành nên các cơ thể sống. Trong đó, C, H, O, N chiếm khoảng 96,3% khối lượng chất khô
của tế bào

Dựa vào tỉ lệ có trong cơ thể mà các nguyên tố hóa học được chia thành hai loại:

Nguyên tố Hàm lượng Vai trò chính Đại diện


Nguyên tố Lớn hơn - Tham gia cấu tạo các C, H, O, N, P, S, Ca, Mg, K, Na,…
đa lượng 0,01% đại phân tử hữu cơ (thường là thuộc nhóm A trong bảng tuần hoàn
- Xây dựng cấu trúc tế các nguyên tố hóa học)
bài và cơ thể VD: Mg cấu tạo nên diệp lục
Nguyên tố Nhỏ hơn - Thành phần cấu tạo, Fe, I, Mo, Zn, Cu, Mn,…
vi lượng 0,01% hoạt hóa các enzim, (thường là các kim loại chuyển tiếp thuộc nhóm B
hormon, vitamin trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học)
VD: Fe là thành phần cấu tạo nên Hb –
hemoglobin có chức năng vận chuyển oxygen, nếu
thiếu Fe sẽ dẫn đến thiếu máu; I là thành phần cấu
tạo của hormone thyroxine có chức năng kích
thích chuyển hóa ở tế bào và sự phát triển của thần
kinh => Thiếu I sẽ gây ra bệnh bướu cổ

*Vai trò của nguyên tố carbon:


Nguyên tử carbon có bốn electron ở lớp ngoài cùng (có hóa trị 4) nên có thể cho đi hoặc thu về bốn electron để
có đủ 8e ở lớp ngoài cùng, do đó nó có thể hình thành liên kết với các nguyên tử khác (C, H, O, N, P, S):
- Tạo liên kết hóa trị với các nguyên tử carbon khác hình thành nên bộ khung xương C đa dạng
- Bộ khung C liên kết với các phân tử H => Tạo thành bộ khung hydrocarbon, bộ khung này liên kết với
các nhóm chức khác nhau tạo thành các chất hữu cơ.
- Nguyên tử C linh hoạt có thể tạo nên các phân tử có cấu trúc và tính chất hóa học khác nhau từ cùng
một số lượng nguyên tử
VD: Từ C6H12O6 tạo nên 3 phân tử khác nhau.
VD: Carbon tham gia vào thành phần cấu tạo của các phân tử hữu cơ như AND, ARN, Đường,…

*Nước và vai trò của nước:


a) Cấu tạo và tính chất của nước:
- Cấu tạo:
Một phân tử nước được cấu tạo từ 1 nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết
cộng hóa trị (là liên kết được hình thành do dùng chung cặp electron), tạo thành một góc 104,5 độ
Do oxygen có độ âm điện (3,44) lớn hơn hydrogen (2,20) tức khả năng hút electron của O mạnh hơn H,
cặp electron dùng chung sẽ có xu hướng lệch về phía O => tạo nên phân tử nước có hai đầu điện tích
trái dấu nhau, O mang điện âm còn H mang điện dương – Tính phân cực của nước.
Nhờ tính PC => các phân tử H2O liên kết với nhau và liên kết với các phân tử khác bằng liên kế
hydrogen => Nước trong tế bào tồn tại ở hai dạng: nước tự do (H2O và H2O) và nước liên kết (H2O và
phân tử khác)

- Tính chất:
- Khả năng điều hòa nhiệt độ: hấp thu và tỏa nhiệt => hình thành liên kết hydrogen với nhau thì tỏa nhiệt,
cắt đứt các liên kết hydrogen thì thu nhiệt
- Là dung môi hòa tan nhiều chất dinh dưỡng, muối khoáng
- Sự kết dính: giúp vận chuyển nước trong thân cây và tạo sức căng bề mặt giúp một số động vật nhỏ
có thể di chuyển trên bề mặt
- Nước đá nhẹ hơn nước thường => Sự cách nhiệt khối nước do lớp băng nổi
- Vai trò sinh học của nước trong tế bào: Trong tb, nước phân bố chủ yếu ở chất nguyên sinh
- Là thành phần cấu tạo nên tế bào
- Là dung môi phổ biến nhất, là môi trường khuếch tán và môi trường phản ứng chủ yếu của các phản ứng
hóa học trong tế bào
- Là nguyên liệu cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào
- Vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi nhiệt do có khả năng dẫn nhiệt, tỏa nhiệt và bốc hơi cao =>
đảm bảo sự cân bằng và ổn định nhiệt trong tế bào nói riêng và trong cơ thể nói chung
- Bảo vệ cấu trúc của tế bài khi ở trạng thái liên kết

HỆ THỐNG CÂU HỎI LUYỆN TẬP


1) Khi bị tiêu chảy kéo dài do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi. Khi đó,
chúng ta cần phải cung cấp thật nhiều nước và chất điện giải. Việc cung cấp nước và chất điện giải
có vai trò gì?
2) Hiện nay, có những nguyên tố nào được tìm thấy trong cơ thể sinh vật?

3) Thiếu Mg sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thực vật?


4) Tại sao các nguyên tố vi lượng chiếm một ti lệ rất nhỏ nhưng không thể thiếu?
5) Tại sao các nhà dinh dưỡng học đưa ra lời khuyên rằng: “Nên thường xuyên thay đổi món ăn giữa
các bữa ăn và trong một bữa nên ăn nhiều món"?
6)  Liên kết hydrogen được hình thành như thế nào?
7) Tại sao nước có thể làm dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết?
8) Tại sao nước có vai trò quan trọng trong quá trình cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ
thể? Cho ví dụ.
9) Tại sao khi bón phân cho cây trồng cần phải kết hợp với việc tưới nước?
10) Tại sao phần lớn các loại thuốc chữa bệnh thường được sản xuất dưới dạng muối?
11) Khi cơ thể con người bị thiếu sắt, iod và calcium thì có tác hại như thế nào đến sức khoẻ?
12) Khi để rau, củ trong ngăn đá tủ lạnh sau đó lấy ra ngoài thì sẽ bị hỏng rất nhanh. Hãy vận dụng các
kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu để giải thích và kết luận về vấn đề trên.
13) Ở một số vùng trồng táo, người ta thường đóng lên thân cây đinh kẽm, điều này đã giúp cho cây táo
sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Tại sao?
14) Phân tử oxygen trong một phân tử nước liên kết được với bao nhiêu phân tử nước khác? Một phân
tử nước liên kết được với mấy phân tử nước khác?
15) Trong nông nghiệp, ngay trước đêm khi dự báo có băng, người dân tưới nước lên cây trồng để bảo
vệ cây, sử dụng các tính chất của nước để giải thích?
16) Bằng cách nào, sự đóng băng của nước có thể phá vỡ các tảng đá?
17) Khi cơ thể đang ra mồ hôi, nếu gió thổi vào sẽ có cảm giác mát hơn?
18) Tại sao cốc nước đá lại có nước bám bên ngoài sau một thời gian?
19) Tại sao nước đá nhẹ hơn nước thường?
20) Giải thích hiện tượng bỏng hơi nước?
21) Nếu thiếu Fe thì hemoglobin có được tổng hợp không? Nếu thiếu Mg thì diệp lục có được tổng hợp
không?
22) Tại sao nước lại liên kết được vào thành tế bào giúp vận chuyện nước thành cột trong thân?
23) Ở ngoài thiên nhiên có tìm thấy các yếu tố giống ở bên trong tế bào không?
24) Tại sao 4 nguyên tố C,H,O,N,P là những nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào?
25) Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác ở vũ trụ, các nhà khoa học trước hết phải tìm
hiểu ở đó có nước hay không?
26) Cây trinh nữ “xấu hổ” như nào?
27) Giải thích hiện tượng động vật có thể đi lại trên mặt nước: Nhện nước, Thằn lằn Basilisk, Chim cộc
trắng, Muỗi nước.
28) Giải thích hiện tượng tôm, cá vẫn sống được ở những vùng nước đóng băng
29) Tại sao đưa nhiệt độ xuống dưới 10 độ C thì tế bào sẽ chết?
30) Tại sao các phân tử nước lại liên kết hydrogen với nhau?
31) Giải thích tại sao muối NaCl khi cho vào nước lại phân ly thành Na+và Cl-?
B. TẾ BÀO NHÂN SƠ: VD: Vi khuẩn, Vi khuẩn lam, Xạ khuẩn

- So với tế bào nhân thực, tế bào vi khuẩn có kích thước 1-5um, bằng 1/10 tế bào nhân thực, tức tỉ lệ S/V
lớn => giúp tế bào trao đổi chất với môi trường, sinh sản một cách nhanh chóng
- Cấu tạo gồm có ba thành phần chính: màng sinh chất, tế bào chất có chứa riboxom và vùng nhân.
- Đặc điểm chưa tiến hóa của tế bào nhân sơ:
+ Chưa có màng nhân
+Chưa có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc
+Kích thước nhỏ, chưa có hầu hết các bào quan
+Không có bộ khung xương tế bào
HỆ THỐNG CÂU HỎI LUYỆN TẬP
1) Vì sao tất cả sinh vật có kích thước lớn luôn có cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào chứ không phải từ một
tế bào duy nhất?

2) Dựa vào tính kháng nguyên ở bề mặt tế bào, hãy cho biết bệnh do vi khuẩn Gram dương hay vi khuẩn Gram
âm gây ra sẽ nguy hiểm hơn. Tại sao?
3) Tại sao tế bào chất là nơi diễn ra quá trình tổng hợp nhiều loại protein của tế bào?
4) Hãy kể tên một số bệnh do vi khuẩn gây ra và đề xuất biện pháp phòng tránh các bệnh đó.
5) Một bệnh nhân bị mắc bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân này cần
phải sử dụng các loại kháng sinh khác nhau. Hiệu quả của kháng sinh được mô tả trong bảng sau:

Kháng sinh A B C B+C

Hiệu quả 0% 65,1% 32, 6% 93,7%


Dựa vào kết quả ở bảng trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:

1. Khả năng bệnh nhân này có thể nhiễm ít nhất mấy loại vi khuẩn? Tại sao?

2. Biết kháng sinh C có vai trò ức chế hoạt động tổng hợp protein của ribosome. Dựa vào cấu trúc tế bào vi
khuẩn, hãy dự đoán nguyên nhân tại sao kháng sinh C có hiệu quả tương đối thấp?

3. Tại sao khi phối hợp hai loại kháng sinh B và C lại cho hiệu quả cao hơn so với khi sử dụng riêng lẻ?

6) Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ?
7) Ý nghĩa của việc nhuộm bằng phương pháp nhuộm gram đối với các chủng vi khuẩn
8) Plasmit là gì? Plasmit có vai trò gì đối với vi khuẩn
9) Thuốc kháng sinh là gì? Nêu tác động của thuốc kháng sinh
10) Vì sao một số loại vi khuẩn có khả năng kháng thuốc?
C. TẾ BÀO NHÂN THỰC:

- Đặc điểm chung:


- Kích thước lớn nên tỉ lệ S/V nhỏ hơn
- Cấu trúc phức tạp hơn: đã có màng nhân, hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc
RIBOXOM

CẤU TẠO CHỨC NĂNG


- Là bào quan không có màng bao bọc - Là bộ máy dịch
- Thành phần hh: rARN + Protein mã, nơi tổng hợp
- Gồm 2 tiểu phần: một tiểu phần lớn và một tiểu phần bé, chỉ khi hai protein cho tế bào
tiểu phần này gắn lại với nhau thì riboxom hoạt động
- Hệ số lắng là 80s
- Vị trí: tự do trong bào tương, đính trên lưới nội chất hạt, trên màng
nhân, trong ti thể, lục lạp (70s)
- Các tiểu phần của Riboxom được hình thành trong hạch nhân nhờ:
rARN và các protein được chuyển từ tế bào chất vào nhân

*CHẤT NỀN NGOẠI BÀO (CHỈ CÓ Ở ĐỘNG VẬT)


- Cấu tạo:
- Thành phần chính là glycoprotein do tế bào tiết ra => liên kết các mô, các mô này cùng thực hiện một chức
năng
- Loại glycoprotein phổ biến nhất là collagen
-Chức năng:
- Giúp các tế bào tiết nối với nhau tạo nên các mô => vai trò như “chất keo”
- Truyền tín hiệu cơ học/hóa học từ môi trường vào tế bào
-Định hướng sự di chuyển các tế bào trong quá trình phát triển của phôi
- Tạo nên các đặc tính của mô
VD: sự vững chắc của mô xương, mềm dẻo, đàn hồi của da
-Tham gia vào quá trình lọc các chất
HỆ THỐNG CÂU HỎI LUYỆN TẬP
1) Ở người, khi bị thương, người ta thường sát trùng vết thương bằng nước oxi già. Hình 9.1 cho thấy hiện
tượng xảy ra khi nhỏ oxi già lên vết thương. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này?
2) So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
3) So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật
4) Cho biết cơ sở khoa học của việc sử dụng thuốc kháng sinh ức chế hoạt động của ribosome để tiêu diệt một
số loài vi khuẩn có hại kí sinh trong cơ thể người.
5) Cho biết các loại tế bào sau đây có dạng lưới nội chất nào phát triển mạnh: tế bào gan, tế bào tuyến tụy, tế
bào bạch cầu. Giải thích.
6) a) Cho biết các sản phẩm của bộ máy Golgi có thể được vận chuyển đến đâu. Cho ví dụ.

b) Mô tả quá trình sản xuất và vận chuyển protein tiết ra ngoài tế bào.

7) Tại sao bộ máy Golgi được xem là trung tâm sản xuất, kho chứa, biến đổi và phân phối các sản phẩm của tế
bào?
8) Cho biết diện tích màng ngoài và màng trong của ti thể khác nhau như thế nào. Tại sao lại có sự khác biệt
này? Điều đó có ý nghĩa gì?
9) Cho các tế bào sau: tế bào gan, tế bào xương, tế bào cơ tim, tế bào biểu bì, tế bào thần kinh. Hãy xác định tế
bào nào cần nhiều ti thể nhất. Giải thích.
10) Những người thường xuyên uống nhiều rượu, bia sẽ có loại lưới nội chất nào phát triển? Tại sao?
11) Giải thích mối quan hệ về chức năng của ribosome, lưới nội chất và bộ máy Golgi.
12) Tại sao ti thể có khả năng tổng hợp một số protein đặc trưng của nó?
13) So sánh cấu trúc của ti thể và lục lạp.
14) Tại sao khung xương tế bào có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tế bào động vật?
15) Hậu quả gì sẽ xảy ra cho tế bào nếu lysosome bị vỡ?
16) Tại sao tế bào thực vật không có lysosome nhưng vẫn thực hiện được chức năng tiêu hóa nội bào?
17) Tại sao một số thuốc ức chế sự hình thành vi ống có tác dụng ngăn ngừa ung thư?
18) Ở người, một số loại tế bào như tế bào thần kinh, tế bào cơ trưởng thành không có trung thể. Các tế bào
này có phân chia được không? Vì sao?
19) Tại sao nói màng sinh chất có tính thấm chọn lọc và điều này có ý nghĩa gì đối với tế bào?
20) Tại sao tế bào chỉ có thể tiếp nhận một số thông tin nhất định từ môi trường bên ngoài?
21) Tại sao khi cấy ghép mô từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận có thể xảy ra hiện tượng đào
thải mô được ghép?
22) Tại sao khi một tế bào thực vật bị nhiễm bệnh thì bệnh sẽ nhanh chóng lan truyền đến các tế bào khác và
toàn bộ cơ thể?
23)  Hãy tìm hiểu thông tin về các loại tế bào đặc biệt trong cơ thể (thực vật, động vật) mà trong cấu tạo của
chúng thiếu một số bào quan đã học và dự đoán nguyên nhân.
24) Cho các tế bào: tế bào tuyến giáp, tế bào kẽ tinh hoàn, tế bào cơ trơn, tế bào gan, tế bào biểu bì, tế bào
hồng cầu người, tế bào thần kinh. Giải thích.

a. Loại tế bào nào có nhiều ribosome?

b. Loại tế bào nào có nhiều lưới nội chất trơn, lưới nội chất hạt?

c. Loại tế bào nào có nhiều lysosome?

25) HIV là loại virus chỉ kí sinh trong tế bào bạch cầu lympho T-CD4 ở người do tế bào này có thụ thể CD4
phù hợp để HIV xâm nhập vào tế bào. Một nhà khoa học đã đưa ra ý tưởng rằng bằng cách gây đột biến, người
ta có thể tạo ra các tế bào hồng cầu của người mang thụ thể CD4 trên bề mặt, sau đó đưa tế bào hồng cầu này
vào cơ thể người nhằm kìm hãm quá trình nhân lên của HIV. Ý tưởng này có tính khả thi không? Giải thích.
26) David Frye và Micheal Edidin tại trường Đại học tổng hợp Johns Hopkins đã đánh dấu protein màng của
tế bào người và tế bào chuột bằng hai loại dấu khác nhau và dung hợp các tế bào lại. Họ dùng kính hiển vi để
quan sát các dấu ở tế bào lai, kết quả quan sát như Hình 9.16.
a) Thí nghiệm này nhằm chứng minh điều gì?

b) Em hãy giải thích kết quả thí nghiệm.

27) Carbonhydrate trong glycoprotein từ đâu ra?

28) Vì sao nói cholesteron có tính đệm nhiệt? Tại sao thực vật không có? Cholesteron này ở đâu ra?

29) Nguồn gốc của các protein bám màng và xuyên màng?

30) Khi người ta uống rượu thì tế bào nào trong cơ thể phải làm việc để cơ thế khỏi bị đầu độc?

31)Trình bày thí nghiệm chứng tỏ nhân tế bào quyết định mọi đặc điểm của cơ thể

32) Trình bày mối qh giữa bộ máy gongi, lưới nội chất và màng sinh chất trong việc vận chuyển một protein
ra ngoài tế bào

You might also like