You are on page 1of 10

CÂU 1: Trình bày cấu tạo và cấu trúc của protein, cho ví dụ ở mỗi bậc

cấu trúc? Trong các bậc cấu trúc của protein, theo anh/chị bậc cấu
trúc nào bền nhất, tại sao?

Trả lời:
- Cấu tạo của protein:
+ Là hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố cơ bản C, H, O, N thường có thêm
S và đôi lúc có P.
+ Thuộc loại đaị phân tử, phân tử lớn nhất dài 0,1 micromet, phân tử
lượng có thể đạt tới 1,5 triệu đvC
+ Thuộc loại đa phân tử, đơn phân là các amino acid.
+ Có hơn 20 loại amino acid khác nhau tạo nên các protein, mỗi amino
acid có 3 thành phần: gốc carbon (R), nhóm amin (-NH2) và nhóm
carboxyl (-COOH), chúng khác nhau bởi gốc R.

- Cấu trúc của protein: protein có 4 bậc cấu trúc cơ bản:


+ Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp của các amino acid trên chuỗi
polypeptide.
Vd: enzym amilaza
+ Cấu trúc bậc 2: Là tương tác không gian giữa các gốc amino acid ở gần
nhau trong chuỗi polypeptide
Vd: keratin, collagen
+ Cấu trúc bậc 3: Là tương tác không gian giữa các gốc amino acid ở xa
nhau trong chuỗi polypeptide, là dạng cuộn lại trong không gian của toàn
chuỗi polypeptide
Vd: insulin
+ Cấu trúc bậc 4: Là tương tác không gian giữa các chuỗi của các phân tử
protein gồm hai hay nhiều chuỗi polypeptide hình cầu.
Vd: hemoglobin

- Trong các bậc cấu trúc của protein, cấu trúc bậc 4 là cấu trúc bền
nhất, vì những phân tử protein có cấu trúc từ 2 hay nhiều chuỗi
protein hình cầu, tương tác với nhau trong không gian tạo nên cấu
trúc bậc IV, mỗi một chuỗi pp được gọi là một tiểu đơn vị, chúng
gắn với nhau nhờ các liên kết hidro, tương tác VanderWaals giữa
các nhóm phân bố trên bề mặt của các tiểu đơn vị để làm bền cấu
trúc bậc IV.

CÂU 2: Trong các bậc cấu trúc của protein theo anh/chị cấu trúc nào
là quan trọng nhất. Tại sao? Nêu một số ví dụ về sự phù hợp giữa cấu
trúc và chức năng của các bậc cấu trúc protein?

Trả lời:
- Trong các bậc cấu trúc của protein, cấu trúc bậc 1 là quan trọng nhất, vì
bậc 1 thể hiện trình tự sắp xếp của amino acid, từ đó hình thành nên cấu
trúc bậc lớn hơn một cách hoàn chỉnh. Sự sai lệch trong trình tự sắp xếp
của các amino acid có thể dẫn đến sự biến đổi cấu trúc và tính chất của
protein.

- Một số ví dụ về sự hòa hợp giữa cấu trúc và chức năng của các bậc cấu
trúc protein:

CÂU 3: Hãy chứng minh carbohydrate là nhiên liệu và vật liệu xây
dựng nên cơ thể sinh vật?
Trả lời:
-Carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu của sinh vật, thực
vật tổng hợp nên các chất đường đơn, đường đôi và tinh bột. Động vật ăn
thực vật rồi chuyển glucide thực vật thành của nó và dự trữ ở dạng
glycogen, glycogen khi cần thì biến đổi thành glucose. Glucose là nguồn
năng lượng trực tiếp trong tế bào và cơ thể luôn có một lượng glucose ổn
định.
- Chức năng bảo vệ: cellulose cấu tạo nên vách tế bào thực vật, là hợp
chất hữu cơ hiện diện nhiều nhất trong sinh quyển- nó gồm những phân
tử glucose nối với nhau thành mạch thẳng dài. Chitin cấu tạo nên các vỏ
các loài tiết túc, vỏ tôm.
- Các glucide thường gắn với protein hay lipid thành glyco-protein,
glycolipide tham gia vào cấu trúc màng tế bào.
CÂU 4: Trình bày cấu tạo lipid. Giải thích tính kỵ nước của lipid. Giải
thích tại sao ở nhiệt độ phòng: bơ ở dạng rắn, còn dầu oliu thì ở dạng
lỏng?

Trả lời:

- Cấu tạo của lipid:


+ Mỡ: gồm 1 phân tử glixerol liên kết với 3 axit béo (16-18 nguyên tử C).
+ Photpholipit: gồm 1 phân tử glixerol liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm
photphat.
+ Steroit: chứa các nguyên tử kết vòng

- Tính kị nước của lipid: vì lipid là hợp chất có chứa các liên kết không
phân cực nên sẽ không tan trong các dung môi phân cực như nước mà tan
trong các dung môi hữu cơ phân cực

- Ở nhiệt độ phòng, bơ ở dạng rắn còn dầu oliu ở dạng lỏng vì:
Bơ và dầu oliu đều là chất béo, đều có phần glycerol giống nhau, chỉ khác
nhau ở gốc acid béo. Bơ chứa các acid béo bão hòa, phân tử chỉ có liên
kết đơn, mạch cacbon thẳng ít bị gấp khúc nên sắp xếp trật tự với nhau,
do đó nhiệt độ nóng chảy cao. Ngược lại, dầu oliu chứa các acid béo chưa
bão hòa, trong phân tử còn nhiều liên kết đôi nên nhiệt độ nóng chảy thấp
hơn. Vì vậy ở cùng nhiệt độ nhưng nhiệt độ nóng chảy của mỗi chất khác
nhau sẽ ở trạng thái khác nhau.

CÂU 5: Nêu cấu tạo và chức năng của ADN ?

Trả lời:
- Cấu tạo của AND: phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai sợi
đơn. Mỗi sợi đơn là một chuỗi nucleotide. Mỗi nucleotide gồm 3 thành
phần: nhóm photsphate, đường desoxyribose và một trong bốn base ( A,
T, G, X). Hai sợi đơn kết hợp với nhau nhờ các liên kết hydrogen hình
thành giữa các base bổ sung nằm trên hai sợi: A bổ sung cho T, G bổ
sung cho X.

- Chức năng của ADN:


+ ADN là nơi lưu giữ các thông tin di truyền - là cở sở du truyền ở mức
phân tử tham gia vài cấu trúc của nhiễm sắc thể. Là thành phần không thể
thiếu được trong bất kỳ mọi cấu trúc tế bào nào.
+ Truyền đạt thông tin di truyền cho các thế hệ thông qua sự sao chép (tái
bản) phân tử ADN mẹ thành 2 phân tử ADN con giống nhau, và thông
qua sự phân ly của hai ADN con về hai tế bào con khi phân bào.
+ ADN có chức năng phiên mã cho ra các ARN, từ đây sẽ dịch mã để tạo
nên protein đặc thù và tạo nên tính trạng đa dạng của sinh vật.

CÂU 6: Trình bày định nghĩa, cấu trúc cơ bản và phương thức hoạt
động của enzyme.

Trả lời:
- Định nghĩa: Enzyme là các chất xúc tác sinh học có bản chất là protein.
Chúng xúc tác các phản ứng với tính đặc hiệu và hiệu quả cao. Chúng alf
động lực của các phản ứng sinh học; là công cụ phân tử hiện thực hóa
thông tin di truyền chứa trên ADN.

- Cấu trúc cơ bản của enzyme: Tất cả enzyme đều là các protein hình cầu.
Mỗi enzyme đều có 1 trung tâm hoạt động. Trung tâm được mô tả như
một khe mà phân tử cơ chất có thể lấp vào. Một số amino acid có nhóm R
tham gia cấu tạo nên trung tâm hoạt động. Các amino acid tham gia vào
trung tâm hoạt động không sắp xếp kề nhau trong mạch polypeptide.

- Phương thức hoạt động của enzyme: Gồm 3 bước chính:


+ Cơ chất liên kết với enzyme để hình thành phức hệ enzyme - cơ chất
(E-S).
+ Enzyme xúc tác phản ứng biến đổi cơ chất thành sản phẩm tạo thành
phức hệ E-P.
+ Sản phẩm P được giải phóng enzyme E.

CÂU 7: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới các phản ứng do enzyme
kiểm soát.
Trả lời:
-Nhiệt độ: Mỗi enzyme có một nhiệt độ tối ưu, tại nhiệt độ đó enzyme có
hoạt tính tối đa làm cho tốc độ phản ứng được xảy ra nhanh nhất. Khi
tăng nhiệt độ lên cao sẽ làm cho tốc độ xảy ra phản ứng càng nhanh hơn.
Tuy nhiên bản chất của enzyme là protein, khi nhiệt độ tăng lên quá cao
sẽ làm cho các enzyme này bị biến tính làm cho emzyme bị bất hoạt, hoặc
khi nhiệt độ thấp thì tốc độ phản ứng sẽ bị chậm lại.
-Độ pH: Mỗi enzyme có một độ pH thích hợp, khi độ pH bị thay đổi làm
cho không còn thích hơp nữa thì enzyme sẽ bị biến tính và làm giảm đi
hoạt tính của enzyme đó.
-Nồng độ cơ chất: khi nồng độ cơ chất trong phản ứng thấp thì nồng độ
cơ chất sẽ quyết định tốc độ phản ứng mà không phụ thuộc vào số lượng
enzyme.
-Nồng độ enzyme: với một lượng cơ chất xác định hoặc khi nồng độ cơ
chất trong phản ứng cao thì nồng độ enzyme sẽ quyết định tốc độ phản
ứng, nồng độ càng cao thì hoạt tính của enzyme sẽ càng tăng.
-Chất ức chế hoặc hoạt hóa enzyme: Chất ức chế sẽ làm giảm hoạt tính
của enzyme (do các chất này có cấu tạo hóa học và hình dạng giống với
cơ chất, gây cạnh tranh với cơ chất trung tâm hoạt động), còn chất hoạt
hóa sẽ kích thích khả năng hoạt tính của enzyme (do chúng không kết
hợp với trung tâm hoạt động của enzyme và không chịu ảnh hưởng của
nồng độ cơ chất).
-Các cofactor enzyme: tham gia trực tiếp vào phản ứng hóa học của quá
trình xúc tác, cũng cấp cho nguồn năng lượng hóa học để thúc đẩy phản
ứng.
-Sự điều chỉnh hoạt tính enzyme: một số enzyme có khả năng phá hoại
nếu nó trở nên có hoạt tính không đúng chỗ nên cần các tui bao gói chúng
lại. Sự điều chỉnh này hoạt động nhờ thông tin di truyền trong nhân tế
bào, điều chỉnh cho phép enzyme nào được tổng hợp.

CÂU 8: Trình bày tên các bào quan và chức năng của nó trong tế bào
động vật, thực vật?
Trả lời:
 Tế bào động vật:
-Nhân:
+Chứa vật liệu thông tin di truyền, quyết định tính di truyền của tế
bào và cá thể.
+Điều hòa và điều khiển các hoạt động sống của tế bào
-Ribosom:
+Nơi tổ chức việc tổng hợp protein tế bào, quyết định sự khởi đầu,
kéo dài và kết thúc sự tổng hợp protein.
-Bộ golgi:
+Tiếp nhận protein và glycolipid hoặc cacbohydrat, thuần thực hóa
chúng rồi bao gói lại, phân phát theo đúng địa chỉ tiếp nhận (có thể là bào
quan, ngoài tế bào,…)
+Góp phần tạo nên các tiêu thể sơ cấp ở giai đoạn cuối
+Tạo nên thể đầu của tinh trùng
+Glycosyl hóa hầu như các glycoprotein của chất nhầy
-Màng sinh chất:
+Bao bọc tế bào, ranh giới giữa tế bào và môi trường
+Là hàng rào cho phép vật chất qua lại theo hai cơ chế thụ động và
chủ động
+Truyền đạt thông tin bằng các tín hiệu hóa học và vật lý học
+Xử lý thông tin
-Ty thể:
+Là nơi diễn ra quá trình hô hấp ái khí ( cần O2) để cung cấp năng
lượng cho tế bào
-Tiêu thể:
+Nơi sản xuất enzyme mạnh hỗ trợ cho sự tiêu hóa và bài tiết các
chất và những bào quan bị hư hỏng
-Trung thể:
+Làm mốc cho thoi vô sắc để đảm bảo sự chia đôi bộ nst đúng số
lượng và đúng hướng.
+Điều hòa tiến trình phân bào
-Bộ xương của tế bào:
+Làm khung xương cho tế bào, giữ hình dáng
+Liên quan đến sự vận động của tế bào và làm chỗ bám cho cấu
trúc khác của tế bào
-Lưới nội sinh chất nhẵn:
+Tổng hợp và chuyển hóa axit béo và phospholipid
+Giải độc từ các hóa chất, chất độc, dược liệu có hại, chất ung thư,

+Nâng cấp axit béo
-Lưới nội sinh chất hạt
+Biến đổi protein
+Hình thành phân tử lipid
+Vận chuyển các chất bên trong tế bào
-Peroxysom:
+Giúp tế bào loại bỏ độc tố
 Tế bào thực vật:
Tương tự như tế bào động vật nhưng bổ sung thêm 2 bào quan:
-Lạp thể:
+Thu hút ánh sáng, năng lượng mặt trời để tổng hợp ATP và tích
lũy năng lượng
-Không bào:
+Tạo áp suất thẩm thấu làm động lực hút nước, đưa nước vào lưu
trữ ở tế bào thực vật
+Tách vật liệu lạ có thể gây hại đến tế bào.

CÂU 9: Trình bày cấu trúc màng tế bào? Giải thích tại sao màng tế
bào có tính thấm và tính lỏng rất linh động?
Trả lời:
-Cấu trúc màng tế bào: gồm lớp photpholipit, chotesterol và các loại
protein
+Lớp kép photpholipit:
 Chiếm 55% trong thành phần lipit của màng tế bào.
 Các phân tử photpholipit giữ với nhau nhờ tương tác kỵ nước
 Xếp xen kẽ nhau, có thể di chuyển và đổi chỗ liên tục cho phan tử
khác
+Chotesterol:
 Chiếm từ 25-30% thành phàn lipit màng tế bào
 Nằm xen kẽ các photpholipit và rải rác trong các lớp lipit
+Các loại protein:
 Trên 50 loại protein màng
 Gồm các protein xuyên màng mà protein màng ngoại vi
-Màng tế bào có tính thấm và tính lỏng rất linh động vì:
Màng sinh chất có cấu tạo theo mô hình khảm động:
+Cấu trúc khảm: Cấu tạo chủ yếu từ photpholipit kép, xen kẽ cá phân
tử protein và các phân tử khác. Ở tế bào động vật và người còn có
cholesterol làm tăng độ ổn định của màng. Các protein có tác dụng
như kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào, tiếp nhận thông tin từ bên
ngoài.
+Cấu trúc động: do lực liên kết yếu giữa các phân tử photpholipit, các
phân tử này xếp xen kẽ với nhau, có thể quay quanh chính trục của
mình và đổi chỗ cho các phân tử bên cạnh. Sự đổi chỗ xảy ra thường
xuyên nên làm nên tính lỏng rất linh động của màng.

CÂU 10: Trình bày hiểu biết về các pha của chu kỳ tế bào?
Trả lời:
Có 2 giai đoạn : giai đoạn trung gian, giai đoạn nguyên phân
-Giai đoạn trung gian có 3 pha:
+Pha G1: tích lũy vật chất nội bào đến lúc đạt điểm hạn định thì bắt
đầu tổng hợp ADN.
+Pha S: tổng hợp ADN, ADN tăng gấp đôi ở cuối pha S và bắt đầu
chuyển qua pha G2
+Pha G2: nối tiếp sau S đến bắt đầu phân chia tế bào, tổng hợp chất
cho tế bào
-Giai đoạn nguyên phân (M)
CÂU 11: Tại sao nói gen quy định protein? Trình bày các giai đoạn
của quá trình dịch mã ?
Trả lời
Sơ đồ: Gen (một đoạn ADN) --> mARN --> Protein
Qua sơ đồ trên, ta thấy: gen được dùng làm mẫu để tổng hợp ra mạch
mARN diễn ra ở trong nhân. Tiếp theo, mạch mARN lại làm khuôn để
tổng hợp chuỗi axit amin diễn ra ở tế bào chất. Chuỗi axit amin này sẽ
hình thành nên các protein.

- Các giai đoạn của quá trình dịch mã: gồm 3 giai đoạn:
+ Khởi đầu: ribosome gắn với xung quanh đoạn đầu m ARN. Các tARN
đầu tiên được gắn tại bộ 3 mở đầu.
+ Kéo dài: tARN chuyển một amini acid tới tARN tương ứng với codon
tiếp theo. Sau đó ribosome di chuyển tới bộ 3 mARN tiếp theo để tiếp tục
quá trình tạo ra một chuỗi amino acid.
+ Kết thúc: Khi đạt tới bộ 3 dừng, ribosome giải phóng polypeptide

CÂU 12: Nêu sự khác nhau cơ bản giữa hai quá trình tổng hợp protein
ở tế bào sinh vật nhân sơ và tế bào sinh vật nhân thực.
Trả lời:
- Khi bước phiên mã diễn ra, các ribosome có khả năng liên kết với
sợi mRNA hình thành ở sinh vật nhân sơ vì chúng không có vỏ
nhân để bao bọc các axit nucleic. Tuy nhiên, mRNA có thể kết hợp
với ribosome sau khi sợi được di chuyển ra khỏi nhân ở sinh vật
nhân thực.
- Do đó, rõ ràng là bước dịch mã của quá trình đã được bắt đầu trước
khi quá trình phiên mã hoàn tất ở sinh vật nhân sơ, trong khi hai
bước này diễn ra cách xa nhau ở sinh vật nhân thực. Nói cách khác,
quá trình xử lý ARN không diễn ra trong quá trình tổng hợp tế bào
nhân sơ, nhưng nó diễn ra trong quá trình nhân thực.
- Chỉ có một gen được biểu hiện trong một quá trình tổng hợp
protein đầy đủ ở sinh vật nhân thực trong khi thường có một số gen
được biểu hiện trong quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn (sinh
vật nhân sơ) từ một sợi mRNA. Nói cách khác, các gen nhóm
(được gọi là Operon) có thể được biểu hiện bởi sinh vật nhân sơ
nhưng sinh vật nhân thực thì không.

CÂU 13: Người ta nói quang hợp và hô hấp là 2 quá trình vừa đối lập
vừa bổ sung cho nhau. Anh/chị hãy giải thích tại sao?
Trả lời:
Hô hấp và quang hợp là 2 quá trình ngược nhau vì:
- Quang hợp là quá trình lá cây tổng hợp chất hữu cơ, tích lũy năng lượng
gì từ CO2 và nước nhờ có diệp lục và sử dụng ánh sáng, còn hô hấp là
quá trình sử dụng O2 phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung
cấp cho hoạt động sống của cơ thể, đồng thời thải ra khí CO2 và nước.
- Hai quá trình này liên quan chặt chẽ với nhau: Hô hấp sẽ không thực
hiện được, nếu không có chất hữu cơ do quang hợp tạo ra. Ngược lại,
quang hợp cũng không thể thực hiện được, nếu không có năng lượng do
quá trình hô hấp giải phóng ra.

CÂU 14: Trình bày 4 loại mô chính trong cơ thể động vật.
Trả lời:
Cơ thể động vật gồm 4 loại mô chính:
- Mô biểu bì: gồm các tế bào xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các
cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái,... có chức năng bảo vệ,
hấp thụ và tiết.
- Mô liên kết có ở tất cả các loại mô để liên kết các mô lại với nhau. Có
hai loại mô liên kết:
+ Mô liên kết dinh dưỡng (Máu và bạch huyết)
+ Mô liên kết cơ học (Mô sụn và xương)
+ Ngoài ra còn có mô liên kết dạng sợi vừa có chức năng dinh dưỡng vừa
có chức năng cơ học
- Mô cơ: gồm các tế bào có hình dạng kéo dài
+ Mô cơ trơn
+ Mô cơ vân (cơ xương)
+ Mô cơ tim
+ Chức năng: co giãn tạo nên sự vận động
- Mô thần kinhL gồm các tế bào thần kinh gọi là noron và các tế bào thần
kinh đệm có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều khiển
sự hoạt động các cơ quan và trả lời kích thích của môi trường.

You might also like