You are on page 1of 5

BỒI DƯỠNG HSG

I. Thành phần hoá học của tế bào


ĐA Câu 8:
- Chất bị biến đổi cấu trúc sâu sắc nhất là enzym amylaza.
- Giải thích:
+ Amylaza là enzym có bản chất là protein, vì vậy rất dễ bị biến đổi cấu trúc khi
bị đun nóng (các liên kết hiđro bị bẻ gãy, các liên kết kị nước bị thay đổi). Amylaza
gồm nhiều loại axit amin cấu tạo nên (tính đồng nhất không cao), vì vậy, sự phục
hồi chính xác các liên kết yếu (liên kết hiđro) sau khi đun nóng là khó khăn
+ ADN khi bị đun nóng cũng bị biến tính (tách ra thành hai mạch) bởi các liên
kết hiđro giữa hai mạch bị đứt gãy; nhưng do các tiểu phần hình thành liên kết hiđro
của ADN có số lượng lớn, tính đồng nhất cao nên khi nhiệt độ hạ xuống, các liên
kết hiđro được tái hình thành (sự hồi tính). Vì vậy, khi hạ nhiệt độ, ADN có thể hồi
phục cấu trúc ban đầu.
+ Glucozơ là một phân tử đường đơn. Các liên kết trong phân tử đều là các liên
kết cộng hóa trị bền vững, không bao giờ đứt gãy tự phát trong điều kiện sinh lý tế
bào; cũng rất bền vững với tác dụng đun nóng.
ĐA :
- Biến tính là hiện tượng cấu trúc không gian của phân tử hữu cơ bị thay đổi
hoặc bị phá bỏ. Sự biến tính xảy ra do những thay đổi về nhiệt độ, độ pH, hoặc do
tác động của các ion kim loại nặng,... Hồi tính là hiện tượng ngược lại, khôi phục
các bậc cấu trúc không gian khi đưa các đại phân tử trở lại điều kiện bình thường.
- Biến tính có thể gây mất hoạt tính sinh học. Ví dụ sự biến tính của protein
enzym sẽ làm mất chức năng của các enzym. Vì vậy tế bào có khả năng điều chỉnh
họat tính của enzym thông qua sự làm biến tính hoặc hồi tính của các phân tử này.
- Biến tính giúp phân tử thực hiện được chức năng sinh học. Ví dụ sự biến tính ở
phân tử ADN (hai mạch của ADN tách nhau ra) là cơ sở để diễn ra quá trình nhân
đôi ADN và phiên mã.
- Biến tính và hồi tính diễn ra theo hai chiều thuận nghịch trong nhiều trường
hợp là cơ chế điều hoà hoạt động của enzym, protein, axit nucleic,... trong tế bào.
ĐA
a.Điều gì làm nên tính đa dạng của các phân tử đường?
Phụ thuộc vào vị trí nhóm cacbonyl
- Độ dài của khung cacbon
- Sự sắp xếp không gian quanh C không đối xứng
b.Sự cuộn xoắn protein trong tế bào được thực hiện như thế nào?
- Nhờ sự trợ giúp của các chaperon, chúng giữ cho các chuỗi polipetit mới tách khỏi
sự ảnh hưởng xấu từ môi trường tbc khi nó cuôn xoắn tự nhiên
- Cấu tạo : 1 pr có hình trụ rỗng; pr mũ có thể đậy một đầu ống
- Hoạt động của chaperon :
+ b1 : đưa chuỗi pp vào ống
+ b2 : Mũ chụp vào làm thay đổi hình dạng của pr ống
+ b3 : Mũ rời ra và chuỗi pr cuộn xoắn hoàn hảo được giải phóng ra.
ĐA:
- Tên các loại lipit.
I: Photpholipit. II: Triglyxerit. III: Steroit.
- Các thành phần của I: A là đầu ưa nước
B là đuôi kị nước.
Các thành phần của II: C là glixerol
D là axxit béo.
- Chức năng của I: Cấu tạo nên màng sinh học.
Chức năng của II: dự trữ năng lượng.

- Tính ổn định:
+ Lớp kép photpholipit tạo nên một cái khung liên tục tương đối ổn định của màng
sinh chất. Khi các phân tử photpholipit có đuôi kị nước ở trạng thái no làm tăng tính
ổn định của MSC.
+ Sự xen kẽ các phân tử colesterol ngăn cản sự chuyển động quá mức của lớp
photpholipit kép giúp ổn định cấu trúc màng sinh chất.
- Tính mềm dẻo:
+ Các phân tử photpholipit có thể tự quay, dịch chuyển ngang trong phạm vi màng.
+ Khi các phân tử photpholipit có đuôi kị nước ở trạng thái không no làm tăng tính
linh hoạt của khung lipit MSC có thể thay đổi tính thấm giúp thực hiện các chức
năng sinh họccủa màng tế bào.
ĐA
* Dung dịch tinh bột: sau khi đun trở thành hồ tinh bột, có dạng đặc, trong.
- Nguyên nhân : do nhiệt độ phá vỡ các liên kết yếu trong cấu trúc tinh bột làm tinh
bột bị biến đổi (chủ yếu về mặt lí học), khi để nguội cũng không có hiện tượng hồi
tính.
Khi cho enzim amilaza vào hồ tinh bột, sẽ làm biến đổi cấu trúc hóa học của tinh
bột: tinh bột mantozơ.
- Muối mật không làm thay đổi hồ tinh bột.
* Dung dịch ADN: khi đun tới nhiệt độ gần sôi sẽ có hiện tượng mạch kép bị tách
thành hai mạch đơn do các liên kết hidro bị phá vỡ (nóng chảy ).
- Khi để nguội, các nuclêôtit giữa hai mạch đơn lại hình thành liên kết hidro theo
nguyên tắc bổ sung, khôi phục lại cấu trúc ban đầu.
- Amilaza và muối mật không làm thay đổi gì cấu trúc ADN.
* Dung dịch dầu ăn: dầu ăn (lipit đơn giản) có cấu trúc chứa các liên kết bền nên
không bị nhiệt độ phá hủy, không bị thay đổi cấu trúc.
Amilaza không làm thay đổi gì cấu trúc dầu ăn.
- Muối mật gây nhũ tương hóa dầu ăn, tách khối dầu ăn thành các hạt nhỏ (chỉ làm
biến đổi về mặt lí học).
ĐA
1. Nêu cấu trúc của phôtpholipit? Vì sao phôtpholipit lại giữ chức năng quan trọng
trong cấu trúc của màng sinh học?
- Cấu trúc của phôtpholipit: Gồm 1 phân tử glixeron liên kết với 2 phân tử axit béo,
nhóm OH thứ 3 liên kết với 1 gốc phôtphat, gốc phôtphat liên kết với 1 ancol phức
(côlin…).
- Phôtpholipit giữ chức năng quan trọng trong cấu trúc của màng sinh học vì:
+ Đầu phôtphat ưa nước, đuôi axit béo kị nước nên phôtpholipit là phân tử
lưỡng cực.
+ Là phân tử lưỡng cực nên phôtpholipit vừa tương tác được với nước vừa bị nước
đẩy. Trong môi trường nước, các phân tử phôtpholipit có xu hướng tập hợp lại đầu
ưa nước quay ra ngoài môi trường, đuôi kị nước quay vào nhau tạo nên cấu trúc kép,
tạo nên lớp màng và tham gia cấu trúc của tất cả các màng sinh học.
+ Tương tác kị nước là loại liên kết yếu nên các phân tử phôtpholipit có thể
chuyển động một cách tương đối giúp cho các phân tử tan trong lipit có thể khuếch
tán qua màng tạo nên tính thấm chọn lọc cho màng sinh chất.
2. Vì sao chất dự trữ năng lượng ngắn hạn lí tưởng trong tế bào động vật là glycôgen
mà không phải là đường glucozơ?
- Glycôgen là chất dự trữ ngắn hạn, tích trữ ở gan và cơ của cơ thể động vật. Đv
thường xuyên hoạt động, di chuyển nhiều -> cần nhiều năng lượng cho hoạt động
sống:
+ Glycôgen có cấu trúc đại phân tử, đa phân tử, đơn phân là glucozơ. Các đơn phân
liên kết với nhau bởi liên kết glucôzit -> Dễ dàng bị thuỷ phân thành glucôzơ khi
cần thiết.
+ Glycôgen có kích thước phân tử lớn nên không thể khuếch tán qua màng tế bào.
+ Glycôgen không có tính khử, không hoà tan trong nước nên không làm thay đổi
áp suất thẩm thấu của tế bào.
- Đường glucôzơ là loại đường đơn rất dễ bị ôxi hóa tạo năng lượng. Mặt khác
chúng có tính khử, dễ hòa tan trong nước và bị khuếch tán qua màng tế bào nên rất
dễ bị hao hụt.
ĐA - Các loại lipit màng:
+ Photphoglyxeride: Gồm glixerol liên kết với 2 axit béo, gốc phốtsphat và nhóm
ưa nước (choline, ethanolamine, serin)
+ Sphingolipit là dẫn xuất của sphingosine: VD glycolipit
+ Sterol gồm cholesterol và dẫn xuất của cholesterol.
- Ảnh hưởng của lipit màng đến độ linh động của màng:
+ Độ linh động của màng phụ thuộc vào photpho glyxeride chứa a xít béo no hay
không no (tỉ lệ axit béo không no làm tăng tính linh động của màng).
+ Cholesterol làm tăng tính ổn định của màng.
ĐA
a. - Cấu tạo: đường đơn có 6 cacbon, công thức C6H12O6 => 0,25 điểm
- Tính chất: vị ngọt, tan trong nước, có tính khử => 0,5 điểm
- Vai trò: cung cấp năng lượng cho tế bào, tham gia cấu trúc nên các đường đôi,
đường đa => 0,25 điểm
Đặc điểm Tinh bột Xenlulozo
Đơn phân α glucozo β Glucozo
Liên kết giữa các đơn phân 1,4 α glicozit và 1,6 α glicozit 1,4 β glicozit
Liên kết hidro Giữa các xoắn của amilozo, số lượng ít hơn Giữa các phân tử
xenlulozo nằm song sóng với nhau, số lượng nhiều hơn
Sự phân nhánh trong cấu trúcCó phân nhánh Không phân nhánh
Tính tan Tan trong nước nóng Không tan trong nước
Enzim phân giải amilaza xenlulaza
Nhận biết Nhuộm màu tím đen với thuốc thử Kali iot Không bắt màu với thuốc
nhuộm Kali iot
Vai trò Cung cấp, dự trữ năng lượng cho tế bào Cấu tạo nên thành tế bào
thực vật
ĐA
*Đặc điểm quan trọng của vật chất mang thông tin di truyền là phải có cấu trúc bền
vững và ổn định.
* ADN có cấu trúc bền vững và ổn định hơn so với ARN:
- ADN có cấu trúc dạng sợi kép (2 mạch), trong đó hai khung đường –phosphate
chạy đối song song và nằm phía ngoài đẩy các bazơ nitơ có tính kị nước tương đối
vào phía trong rời xa các phân tử nước trong dung dich bào quanh. Mặt khác, bên
trong các bazơ nitơ xếp thành nhiều lớp chồng lên nhau. Đặc điểm này làm cho
phân tử ADN có tính bền vững hơn so với ARN.
- ADN có cấu trúc dạng sợi kép (2 mạch), trong khi ARN có cấu trúc mạch đơn
giúp các cơ chế sửa chữa ADN diễn ra dễ dàng hơn ® thông tin di truyền ít có xu
hướng tự biến đổi hơn.
- ARN có thành phần đường là ribose khác với thành phần đường của ADN là
deoxyribose. Đường deoxyribose không có gốc –OH ở vị trí C2’. Đây là gốc hóa
học phản ứng mạnh và có tính ưa nước à ARN kém bền hơn ADN trong môi trường
nước.
- Thành phần bazơ của ARN là uracil (U) được thay thế bằng tymin (T) trong
ADN.Về cấu trúc hóa học, T khác U vì được bổ sung thêm gốc metyl (-CH3). Đây
là gốc kị nước, kết hợp với cấu trúc dạng sợi kép (nêu dưới đây), giúp phân tử ADN
bền hơn ARN (thường ở dạng mạch đơn).
- Bazơ nitơ uracil (U) chỉ cần 1 biến đổi hóa học duy nhất (hoặc amin hóa hoặc
metyl hóa) để chuyển hóa tương ứng thành xitôzin (C) và timin (T); trong khi đó,
timin (T) cần 1 biến đổi hóa học (loại mêtyl hóa) để chuyển thành uracil (U), nhưng
cần 2 biến đổi hóa học (vừa loại mêtyl hóa và loại amin hóa; khó xảy ra hơn) để
chuyển hóa thành xitôzin (C) ® vì vậy, ADN có khuynh hướng lưu giữ thông tin
bền vững hơn.
*Vì vậy ADN ưu thế hơn so với ARN trong vai trò là vật chất mang thông tin di
truyền.
ĐA
a. I.D II.C III.B IV. A
(Mỗi ý ghép đúng được 0,125)
b. - Người ta thường sử dụng kitin
- Kitin là một loại đường đa, đơn phân là glucozo liên kết với N – acetyl
glucozamin.
- Kitin có thể bị phân hủy bởi enzim trong một thời gian tương đối dài.
- Kitin cứng và dai.
c. - Đối với lúa mì mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp, màng sinh chất phải giữ
được trạng thái bán lỏng để thực hiện chức năng sinh học.
- Do đó lipit phải chứa các axit béo không no với các nối đôi, nên nhiệt độ thấp,
đuôi của chúng không bó chặt, do đó màng sinh chất không bị rắn lại, vẫn giữ được
trạng thái bán lỏng.
ĐA
1.
(a) (b) (c) (d) (e)
Amilôpectin Amilôzơ Cholesteron kitin Oligopeptit
(g) (h) (k) (m)
Triglixerit Xenlulozơ photpholipit ADN
2. Dung dịch hồ tinh bột khi gặp dung dịch thuốc thử lugol (hỗn hợp của KI và I2)
thì tạo một phức chất có màu xanh dương (da trời, xanh lam), khi đun nóng thì mất
màu xanh, khi để nguội lại xuất hiện màu xanh.
Nguyên nhân là dạng amylozơ của tinh bột tạo một cấu trạng (cấu dạng) hình xoắn
ốc và phân tử I2 bị giữ trong ống này tạo phức chất có màu xanh dương. Khi đun
nóng thì cấu trạng xoắn ốc bị phá hủy, do đó không còn màu xanh nữa, nhưng nếu
để nguội lại tái tạo dạng ống nên I2 lại bị nhốt trong ống này, vì thế xuất hiện màu
xanh trở lại.
Sau nhiều lần đun I2 bị thăng hoa hết do đó dung dịch chuyển màu trong suốt.
b. Thí nghiệm chứng minh:
- Nếu do iot thăng hoa hết thì tiếp tục nhỏ vài giọt dung dịch lugol vào ống nghiệm,
dung dịch sẽ xuất hiện màu xanh đen trở lại.
- Không phải do tinh bột bị thủy phân: chứng minh bằng cách cho vài giọt thuốc thử
phêling và đun trên ngọn lửa đền cồn không xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch.

You might also like