You are on page 1of 54

Giảng viên: Ths.

Lê Thị Minh Hiền


Mục tiêu
1. Trình bày được vai trò của acid amin và một số peptid
quan trọng trong lâm sàng.

2. Ứng dụng được một số tính chất của protein vào trong y
học.

3. Trình bày được vai trò của nucleotid với cơ thể.

4. Trình bày được tính chất của hemoglobin và tính chất nào
được ứng dụng trong lâm sàng.
Đại cương
 Protein đóng vai trò cơ bản trong sự hình thành,
duy trì cấu trúc, chức năng của các hệ thống
sống.
 C.tạo từ một hoặc một số chuỗi polypeptid, mỗi
chuỗi chứa nhiều acid amin liên kết với nhau
bằng liên kết peptid.
 Trọng lượng p.tử của chúng từ 6000 đến
1.000.000 hoặc lớn hơn nữa.
Nội dung thảo luận 1: Trình bày được vai trò của acid amin
và một số peptid quan trọng trong lâm sàng.

* Acid amin: là đơn vị cấu tạo protein, sp chuyển hóa trung


gian, chất có hoạt tính sinh học, có khoảng 300 loại khác
nhau. Trong đó 20 aa chuẩn và rất nhiều aa không chuẩn.

* Danh sách các loại acid amin cần thiết: histidin,


isoleucin, leucin, lysin, methionin, phenylalanin, threonin,
tryptophan, valin
* Cấu tạo của acid amin
Acid amin là những chất hữu cơ có 2 nhóm hóa
chức chính là nhóm carboxyl (-COOH) và nhóm amin
(-NH2) gắn với carbon .

R là gốc hữu cơ.


- Thành phần: C, H, O, N và có thể có S, hydroxyl (OH)
hoặc thiol(-SH).
* Đồng phân quang học:
Trừ glycin còn tất cả các acid amin đều chứa
carbon bất đối (C*) trong phân tử nên có đồng
phân quang học.
Tuỳ theo vị trí của nhóm amin (-NH2) được gắn
vào bên phải hay bên trái của (C*)  mà acid amin
thuộc dãy D hoặc L. Trong tự nhiên phổ biến là
acid amin dãy L.
* Phân loại acid amin
Tuỳ theo gốc R của acid amin mà người ta chia acid amin
thành hai loại chính:
- Acid amin mạch thẳng:
+ Acid amin trung tính
+ Acid amin acid
+ Acid amin kiềm
- Acid amin mạch vòng
+ Acid amin có nhân thơm
+ Acid amin dị vòng
Acid amin trung tính
Acid amin nhân thơm Acid amin kiềm
Acid amin acid
Câu hỏi lượng giá
Câu 1: Nhóm hoá chức chính trong phân tử acid amin:
A. - COOH, - NH2
B. - CH2, - NH2
C. - OH, - COOH, - NH2
D. - CH3, -NH2
Câu 2: Acid amin không chứa carbon bất đối trong phân tử:
A. Glycin
B. Alanin
C. Serin
D. Cystein
Câu 3: Acid amin duy nhất có khả năng điều hòa sự tổng hợp
protein của cơ:
A. Isoleucin
B. Leucin
C. Lysin
D. Methionin
Câu 4: Acid amin có vai trò quan trọng để tạo glycin và serin
A. Tryptophan
B. Phenylalanin
C. Threonin
D. Glycin

Câu 5:Trẻ nam, 6 tháng tuổi, vào viện khám: có da xanh, tóc
thưa, vàng, tầm vóc ngắn hơn so với trẻ cùng tháng, đầu nhỏ.
Trẻ được làm các xét nghiệm và được chẩn đoán mắc bệnh
phenylketon niệu. Nguyên nhân chính gây ra bệnh này là do
thiếu hụt enzym chuyển hóa phenylalanin thành acid amin nào?
A. Tryptophan
B. Tyrosin
C. Histidin
D. Leucin
Nội dung thảo luận 2: Ứng dụng của một số peptid trong
cơ thể và/ hoặc trong y học
- Peptid là hợp chất tự nhiên hay tổng hợp có trong phân
tử từ hai hay nhiều acid amin. Các acid amin được liên
kết với nhau bằng liên kết peptid (- CO - HN).
- Peptid chỉ có cấu trúc bậc 1
- Số liên kết peptid = số acid amin -1
* Một số peptid quan trọng
1. Glutathion: tripeptid
- Nguồn gốc: Gan, thận, phổi, tim, hồng cầu.
- Cấu tạo: Gồm 3 acid amin: glutamic, glycin và cystein
- Vai trò: Tham gia vào quá trình oxy hoá khử tế bào.
Glutathion là chất chống oxy hóa, chống gốc tự do thông
qua cơ chế tái tạo vitamin C, E, nên đóng vai trò quyết
định đối với chức năng của các vitamin C, E.
Glutathion giúp trẻ hóa cơ thể đồng thời chống stress,
kéo dài tuổi thọ, chống lại bệnh tật.
2. Ocytocin: polypeptid (9 acid amin).
- Nguồn gốc: được bài tiết từ vùng dưới đồi thị và theo sợi
trục đến khu trú ở thùy sau tuyến yên
- Cấu tạo: Gốm 9 acid amin một cầu disulfur ở vị trí số 1
và số 6. Vị trí số 3 là isoleucin và vị trí số 8 là leucin.
- Vai trò: Tăng co bóp cơ cổ tử cung
Vai trò của ocytocin
+ Giải tỏa căng thẳng
Nó cũng kiểm soát hiệu quả hệ tiêu hóa và huyết áp khi bị căng
thẳng. Loại hormone này cũng giúp bạn giảm đau và nhanh
chóng chữa lành bệnh.
+ Tăng ham muốn
+ Giảm căng thẳng thời kỳ mang thai
Oxytocin giải phóng trong quá trình sinh con giúp giãn cơ tử
cung. Chúng cũng làm giảm nguy cơ băng huyết sau sinh.
+ Cải thiện kỹ năng xã hội
+ Giúp bạn ngủ tốt hơn
Oxytocin chống lại tác động của các hormone stress và thư giãn
não.
Giúp bạn hoàn thiện hơn
Hormone này làm tăng cảm giác khoan dung trong bạn. Bạn trở
nên rộng rãi và chu đáo. Oxytocin khiến bạn cởi mở hơn, dễ
dàng chia sẻ mọi điều. Nó làm tăng khả năng thấu hiểu và đồng
cảm của bạn.
3. Vasopessin hay còn gọi Anti diuretic hormon (ADH)

- Nguồn gốc: Thuỳ sau tuyến yên

- Cấu tạo: 9 acid amin. Một cầu disulfur ở vị trí số 1 với vị trí số 6. Vị
trí số 3 là phenylalanin và vị trí số 8 là arginin.

- Vai trò: Tăng huyết áp, tăng tái hấp thu nước ở ống thận. Nếu ADH
giảm sẽ gây ra bệnh đái nhạt.

Mức độ ADH ở người khỏe


mạnh: 0-5 pg/mL (0-5 ng/L)
hay 0-4,6 pmol/L.
4. Insulin
- Nguồn gốc: tuyến tụy được tổng hợp ở tế bào beta của
tiểu đảo Langerhans ở dạng preproinsulin (11.500 Da).
Các enzym trong ty lạp thể sẽ chuyển preproinsulin thành
proinsulin (9000 Da). Các proinsulin được dự trữ trong các
hạt của bộ Golgi, khi các hạt chín sẽ tách một phân tử
Insulin và một phân tử Peptid C. Hai phân tử này được sản
xuất với mức độ ngang nhau về tỷ số phân tử và đổ vào
tuần hoàn cửa.
- Cấu tạo: 51 acid amin gồm 2 chuỗi polypeptid: chuỗi
polypeptid A có 21 acid amin và chuỗi B là 30 acid amin
và có 3 cầu disulfur.
5. Peptid C
- Nguồn gốc: tuyến tụy
- Cấu tạo: là chuỗi đơn có 31 acid amin nối với chuỗi A và B của
insulin trong phân tử proinsulin
- Vai trò: đánh giá chức năng tế bào beta còn lại và tiến triển
của bệnh ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 1 được điều trị bằng insulin,
chẩn đoán phân biệt ĐTĐ tuýp 1 và tuýp 2, chẩn đoán hạ
glucose máu giả, u tế bào tiết insulin
Câu hỏi lượng giá:
Câu 1: Bệnh nhân A được chẩn đoán đái tháo nhạt, yếu tố nào sau đây
giảm trong bệnh đái tháo nhạt:
A. Insulin
B. Vassopresin
C. Oxytocin
D. Cả 3 loại trên
Câu 2: Loại peptid có vai trò nối chuỗi A và B của insulin
A. Glutathion
B. ADH
C. Peptid C
D. Oxytocin
Câu 3: Trong bệnh đái tháo đường, xét nghiệm có glucose máu tăng,
insulin có vai trò gì trong cơ thể:
A. Hạ Glucose máu
B. Hạ Ure máu
C. Hạ Creatinin máu
D. Hạ lipid máu
Câu 4: Xét nghiệm máu nào sau đây giúp chẩn đoán phân biệt ĐTĐ
tuýp 1 và tuýp 2
A. Insulin
B. Glucose
C. Peptid C
D. HbA1C
Câu 5: Loại peptid có 3 acid amin
A. Glutathion
B. ADH
C. Peptid C
D. Oxytocin
Nội dung thảo luận 3: Phân tích ý nghĩa các tính chất lý hóa
của protein đối với cơ thể. Tính chất nào của protein được
ứng dụng trong kỹ thuật PCR? Tại sao?

Nội dung thảo luận 4: Áp dụng tính chất lý hóa của protein
giải thích phản ứng kết tủa protein.
* Cấu tạo của protein

- Thành phần n.tố tham gia cấu tạo: C, H, O, N, S.

- Protein được xây dựng từ một hay nhiều chuỗi polypeptid


liên kết với nhau.

- pHi của acid amin là pH của môi trường mà ở đó đối với mỗi
acid amin tồn tại dưới dạng ion lưỡng tính nhiều nhất. Còn
hai dạng ion (+) và ion (-) ít nhất và bằng nhau.

- ỨD: Phân tách acid amin bằng pp điện di.


* Các loại liên kết
• Liên kết peptid ( - CO - HN - ): lk được thành lập giữa nhóm
carboxyl với nhóm amin của 2 aa kế cận loại đi một ptử H2O.
- Là liên kết dọc và là liên kết cơ bản nhất, không bị cắt đứt khi
pr bị biến tính. Đảm bảo bền vững CT bậc 1. Đóng vai trò
quan trọng trong cấu tạo cũng như các chức năng của protein
đảm nhiệm.
• Liên kết disulfur ( - S - S - ): được thành lập giữa 2 nhóm
thiol của 2 ptử cystein. Liên kết khá bền vững
Vai trò: nối các chuỗi polypeptid, tạo nên cấu hình không gian
(bậc 3). Khi bị đứt liên kết này có thể làm thay đổi cấu hình của
protein, làm chúng mất hoạt tính sinh học.
* Liên kết hydro ( - CO..... HN-): là lực hút tĩnh điện giữa một
bên là n.tử H thừa điện tích dương và một bên là n.tử nitơ
hoặc oxy thừa điện tích âm. Độ bền vững nhỏ nhưng số lượng
lớn nên chúng làm cho chuỗi polypeptid cuộn gấp thành cấu
trúc xoắn alpha.

Vai trò: tham gia giữ vững

cấu hình protein


* Liên kết muối (liên kết ion) ( - COO- +H3N +): Đó là lực hút tĩnh
điện giữa nhóm carboxyl của aa acid và nhóm amin của aa kiềm
trong chuỗi polypeptid. Bền vững hơn liên kết hydro.

* Liên kết kỵ nước: Đó là sự tương tác giữa các nhóm không phân
cực như gốc phenyl, nhóm - CH3 -. Góp phần giữ vững cấu trúc
xoắn của chuối polypeptid
* Tính chất hoá học của protein
* Phản ứng Biure:
NaOH
Protein + CuSO4 P/hợp màu XT/tím hồng
Ứng dụng: Định tính, định lượng protein trong máu và
nước tiểu.
* Tính chất hoá lý của protein
* Tính chất hoà tan: Đa số pr hoà tan trong dd muối
loãng, pr dạng sợi thường hoà tan dd muối đậm đặc
hơn. Pr hoà tan trong nước tạo thành dd keo có
kích thước ptử lớn hơn 1m. Các tiểu phân này
không qua được màng thẩm tích. Dạng keo này tồn
tại nhờ hai yếu tố:
+ Lớp áo nước bao quanh tiểu phân pr làm ngăn cách
giữa tiểu phân này với tiểu phân khác.
+ Các pr mang điện cùng dấu nên đẩy nhau.
* Tính chất kết tủa: Khi làm mất 2 yếu tố hoà tan ở trên
thì pr tụ lại và kết tủa.
+ Làm mất lớp áo nước: có thể dùng (NH4)2SO4, alcol,
aceton (tách âm biến tính).
+ Trung hoà điện tích: có thể dùng chất điện giải NaCl
hoặc đưa pH của môi trường về pHi của pr đó.
* Tính chất biến tính: Biến tính là hiện tượng đảo lộn
cấu trúc bên trong ptử protein các liên kết ngang bị cắt
đứt (trừ liên kết peptid) cấu trúc bậc 2, 3 và 4 cũng bị
thay đổi làm giảm độ hoà tan, làm giảm hoặc mất tính
sinh vật học.
- Tác nhân gây biến tính:
+ Vật lý: Nhiệt độ cao, các tia phóng xạ.
+ Hoá học: HNO3, tricloacetic, sulphosalicylic, muối kim
loại nặng như CuSO4.
Tính chất lưỡng tính và pHi của protein
* Tính chất lưỡng tính: Protein được cấu tạo tử các chuỗi
polypeptid mà mỗi chuỗi polypeptid bao giờ cũng có nhóm
amin tận cùng tự do và nhóm carboxyl tận cùng tự do nên
peotein có tinh chất lưỡng tính.
R - CH - COOH R - CH - COO-

NH2 NH3+
R là mạch polypeptid
+ H+ + OH-
R - CH - COO R - CH - COO- R - CH - COOH

NH2 NH3+ NH3+


* pHi của protein:
Tương tự như acid amin mỗi phân tử protein có một
pHi tương ứng.
Ví dụ: Albumin trứng 4,59 - 4,71.
Ứng dụng: Phân tích protein huyết thanh bằng
phương pháp điện di
Câu hỏi lượng giá
Câu 1: Phản ứng Biure dùng để:
A. Tìm tryptophan.
B. Tìm pentose.
C. Xác định sự có mặt của acid amin.
D. Định lượng cholesterol.
E. Xác định liên kết peptid.
Câu 2: Tính chất biến tính thuận nghịch của protein có ứng dụng gì
trong y học
A. Định lượng protein trong máu
B. Định lượng protein trong nước tiểu
C. Phản ứng khuếch đại gen
D. Tất cả đều đúng
Câu 3: Tại sao nhiệt độ cao làm kết tủa protein?
A. Nhiệt độ cao làm biến tính thuận nghịch protein
B. Nhiệt độ cao làm biến tính không thuận nghịch protein
C. Nhiệt độ cao có pH gần bằng pHi của protein nên trung hòa điện
tích của protein
D. Tất cả đều đúng
Câu hỏi lượng giá
Câu 4: Protein tồn tại trong nước dưới dạng kéo nhờ yếu tố nào
A. Lớp áo nước
B. Tích điện trái dấu
C. Tích điện cùng dấu
D. Cả A và C đúng
Câu 5: Protein có tính chất lưỡng tính vì
A. Có nhóm amin tận cùng tự do
B. Có nhóm carboxyl tận cùng tự do
C. Có nhóm carbonyl tận cùng tự do
D. Cả A và B đúng
4. Protein tạp
4.1. Các loại proteid
- Nucleoproteid
- Chromoproteid
- Glucoproteid
- Lipoproteid
- Metaloproteid
4.2. Nucleoproteid: Nhóm ngoại là acid nucleic
4.2.1. Cấu tạo hoá học của acid nucleic
- Glucid: ribose và deoxyribose cấu tạo ARN và ADN.
- Acid phosphoric: H3PO4.
- Base nitơ nhân purin và nhân pyrimidin
Nội dung thảo luận 5: Phân tích vai trò của các nucleotid đối
với cơ thể.

Nội dung thảo luận 6: Ứng dụng tính chất tự xúc tác của Hb
là gì? Tại sao Methemoglobin ít độc hơn ngộ độc khí CO?

Giải thích tại sao H2O2 được sử dụng để rửa vết


thương mới? Không sử dụng H2O2 khi vết thương đã lên tổ
chức hạt?
Các base nitơ nhân purin:

Các base nitơ nhân pyrimidin:


* Nguồn gốc và vai trò của ADN
- Nguồn gốc: trong nhân tế bào, trong ty thể
-Vai trò: Chứa mật mã di truyền

* Nguồn gốc và vai trò của ARNm (ARN messenger)


- Nguồn gốc: trong nhân và trong tế bào chất của tế bào.
- Vai trò: truyền thông tin di truyền.

* Nguồn gốc và vai trò của ARNt (ARN transfer)


- Nguồn gốc: ở tế bào chất.
- Vai trò: giải mã di truyền.
4.2.2. Nucleosid hay nucleotid
* Nucleosid
Nucleosid là sản phẩm thủy phân không hoàn toàn
của acid nucleic, có thành phần cấu tạo gồm base nitơ và
đường pentose. Các nucleosid gồm: adenosine,
guanosin, cytidin, uridin hoặc thymidin.
* Nucleotid
Nucleotid là sản phẩm thủy phân không hoàn toàn
của acid nucleic, có thành phần cấu tạo gồm base nitơ và
đường pentose và acid phosphoric.
4.2.3. Các nucleotid quan trọng
Các nucleotid ngoài việc tham gia cấu tạo acid
nucleic còn có vai trò quan trọng như ở dạng dự trữ năng
lượng hay là chất tuyền thông tin thứ hai của tế bào.
• Các dẫn xuất của adenin
Adenosin di phosphat hay adenosin tri phosphat
(ADP-ATP) tham gia vào các phản ứng phosphoryl hóa.
ATP được coi như nguồn phosphat giàu năng lượng
cung cấp cho các phản ứng cần năng lượng. AMP vòng
có thể tham gia vào hoạt động của một số hormon.
* Các dẫn xuất của guanin
Dẫn xuất của guanin gồm guanosin diphosphat (GDP)
và guanosin triphosphat (GTP). GTP đóng vai trò quan
trọng trong tổng hợp protein.
* Các dẫn xuất của cytosin
Dẫn xuất của cytosin gồm cytidin diphosphat (CDP) và
cytidin triphosphat (CTP). CTP là nucleotid duy nhất tham
gia tổng hợp lecithin.
* Các dẫn xuất của uracil
Dẫn xuất của uracil gồm uridin diphosphat (UDP) và
uridin triphosphat (UTP). UTP tham gia phản ứng liên hợp
acid glucuronic.
* Những coenzym nucleotid
Một số coenzym là dạng dẫn xuất của nucleotid với
các vitamin như coenzym flavin adenin dinucleotid (FAD)
có chứa vitamin B2, nicotinamid adenin dinucleotid
(NAD+) và coenzym nicotinamid adenin dinucleotid
phosphat (NADP+) có chứa vitamin PP.
* Methionin hoạt hóa adenosyl
Methionin được hoạt hóa dưới dạng S adenosyl
methionin cũng có thành phần là adenin nucleosid.
4.3. Cromoprotein: Hemoglobin (Hb)
Hemoglobin là một protein tạp, có nhóm ngoại là
hem. Hemoglobin đảm nhận nhiều chức năng sinh học
quan trọng như vận chuyển O2 và CO2. Hemoglobin cũng
là một trong các hệ đệm quan trọng của cơ thể.
4.3.1. Cấu trúc phân tử hemoglobin:
* Globin: là phần protein của Hb và quyết định đặc tính
chủng loài của hemoglobin. Globin gồm 4 chuỗi
polypeptid: hai chuỗi , mỗi chuỗi  gồm 141 acid amin và
hai chuỗi , mỗi chuỗi  là 146 acid amin.
* Cấu tạo của Hem: hem được cấu tạo từ
protoporphyrin IX gắn với ion Fe++. Protoporphyrin IX
hình thành từ porphin. Phân tử porphin gồm 4 vòng
pyrol liên kết với nhau qua 4 cầu metylen, có 8 vị trí thế
các nhóm thế tạo thành phân tử porphyrin. Fe++ liên kết
với 4 nguyên tử nitơ nằm trên mặt phẳng vòng porphyrin
tạo thành hem.
Công thức cấu tạo của hem

- 4 nhân pyrol liên kết bằng cầu nối menten(-CH=)


- 4 nhóm metyl (-CH3)
- 2 nhóm vinyl (-CH=CH2)
- 2 gốc propionyl (-CH2-CH2-COOH)
• Phân tử 2,3 DPG (2,3 diphospho glycerat): được tạo ra
trong thoái hóa glucose. Lượng 2,3 DPG đặc biệt cao
trong hồng cầu, có tác dụng làm giảm ái lực của Hb với
oxy.

Công thức cấu tạo 2,3DPG


* Phân tử hemoglobin gồm 4 tiểu đơn vị, mỗi tiểu đơn vị
gồm 1 hem gắn với 1 chuỗi polypeptid hoặc α hoặc β.
Phân tử 2,3-DPG nằm ở vị trí trung tâm của phân tử
hemoglobin theo tỷ lệ 1:1 về mol. Phân tử 2,3-DPG tạo
liên kết muối với 2 chuỗi β. Phân tử hemoglobin có cấu
trúc bậc 4. Một phân tử hemoglobin vận chuyển được 4
phân tử oxy.
* Một số hemoglobin ở người
- HbA1: α2Aβ2A chiếm 98% tổng lượng hemoglobin ở
người trưởng thành.
- HbA2: α2Aδ2A chiếm khoảng 2% tổng lượng Hb. Khi
điện di trên giấy HbA2 chạy chậm hơn HbA1.
- HbF: α2Aγ2A, được hình thành từ thời kỳ bào thai. Khi
mới sinh HbF chiếm 80% tổng lượng hemoglobin. Sau đó
giảm dần, sau 2-3 tháng còn lại khoảng 50%, đến 1 tuổi
chỉ còn dưới 0,5%.
4.3.2. Tính chất của hemoglobin
Kết hợp với các chất khí:
* Kết hợp với oxy:
Hb + O2 HbO2
hemoglobin oxyhemoglobin
Nhận xét:
- Phản ứng xảy ra nhanh nhậy.
- Phản ứng xảy ra thuận nghịch là do áp suất riêng
phần của O2 quyết định.
- Oxy liên kết với Fe+2 bằng liên kết cộng hợp.
- Làm đổi màu của máu từ đỏ sẫm sang đỏ tươi.
* Kết hợp với CO2:
Hb + CO2 HbCO2
hemoglobin carbohemoglobin
Nhận xét:
- Phản ứng xảy ra nhanh nhạy.
- Phản ứng xảy ra thuận nghịch là áp suất riêng
phần của CO2 quyết định.
- CO2 kết hợp với nhóm amin của acid amin kiềm
của globin dạng carbamyl.
* Kết hợp với CO:
Hb + CO HbCO
hemoglobin carboxyhemoglobin
Nhận xét:
- Phản ứng xảy ra chỉ theo chiều thuận.
- Hb kết hợp với CO xảy ra mạnh gấp 210 lần so với Hb
kết hợp O2. Vì vậy CO có thể đẩy O2 ra khỏi HbO2
HbO2 + CO HbCO + O2
Khi bị ngộ độc CO cần cho thở oxy và có thêm
CO2 để tăng áp suất riêng phần của O2 tạo HbO2
nhiều hơn
* Oxy hoá Hb:
Hb MetHb (chất không có khả năng
vc oxy, nếu nồng độ cao trong máu da BN xanh tái,
nặng có thể tử vong)
Fe+2 Fe+3
Nhận xét:
- Phản ứng xảy ra thuận nghịch. Chiều thuận xảy ra dưới tác
nhân oxy hoá.
Ví dụ: Nitrit, clorat, fericyanua.
- Chiều nghịch xảy ra dưới tác nhân khử.
Ví dụ: Glucose, vitamin C. Đặc biệt trong cơ thể có enzym
diaphorase. Vì vậy MetHb ít độc hơn HbCO.
- Loại enzym chứa diaphorase: oxydoreductase
* Tính chất tự xúc tác của Hb: Hb tác dụng như enzym
peroxydase có khả năng phân huỷ H2O2 để tạo thành H2O
và oxy hoạt động, oxy này sẽ oxy hoá thuốc thử cho màu
đặc hiệu.
AH2 + H2O2 H2O + A
Peroxydhydro
Ứng dụng: Tìm máu trong nước tiểu.
Câu hỏi lượng giá
Câu hỏi tình huống: Bệnh nhân A, vào viện vì ngộ độc khí CO, dựa
vào tính chất của Hb giải thích tại sao bệnh nhân bị ngộ độc và cách
điều trị cho bệnh nhân này như thế nào?

You might also like