You are on page 1of 7

*CACBONHYDRATE

-Ví dụ một số nguồn thực phẩm chứa nhiều đường:

+Sữa

+Bánh mì

+Súp

+Ngũ cốc

-Phân biệt đường đôi,đường đơn,đường đa:

+Đường đôi: Gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glycoside

+Đường đơn: Có 3 – 7 nguyên tử C, dạng mạch thẳng và mạch vòng.

+Đường đa: cellulose: các phân tử liên kết bằng mối liên kết glycoside. Nhiều
phân tử cellulose liên kết tạo thành vi sợi. Các vi sợi liên kết với nhau tạo nên
thành tế bào thực vật.

-Khi nhai cơm kĩ có vị ngọt vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzym
amilase trong nước bọt và biến đổi một thành phần thành đường mantôzơ, đường
này đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.

-Nên ăn nhiều loại rau xanh khác nhau trong khi thành phần chính là cellulose-chất
mà con người không thể tiêu hóa được vì con người không tiêu hóa được cellulose
nhưng cellulose lại giúp ích trong tiêu hóa thức ăn: Cellulose kích thích các tế bào
niêm mạc ruột tiết ra dịch nhầy làm cho thức ăn được di chuyển trơn tru trong
đường ruột đảm bảo cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi và hiệu quả.
Đồng thời, cellulose cũng cuốn trôi những chất cặn bã bám vào thành ruột ngoài, vì
thế, nếu trong khẩu phần thức ăn có quá ít cellulose sẽ rất dễ bị táo bón.

*LIPID

-Chế biến salad ngta trộn thêm dầu thực vật vì Triglyceride là dung môi hòa tan
nhiều vitamin A, D, E, K → Khi chế biến salad, việc trộn dầu thực vật vào rau
sống giúp cho quá trình hấp thụ các vitamin này trong rau sống được tối đa.
-Khi ăn nhiều dầu mỡ,thức ăn giàu cholesterol có thể tang nguy cơ mắc bệnh béo
phì,cao huyết áp…vì thực phẩm nhiều dầu mỡ thường chứa nhiều calo và nhiều
chất béo không lành mạnh, như chất béo chuyển hóa có liên quan đến tăng cân và
béo phì. Các nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ nhiều đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ có
liên quan đến nguy cơ tăng cân cao hơn.

-Trong khẩu phần ăn của người béo phì không nên cắt bỏ hoàn toàn lượng lipid vì
chất béo (lipid) là một đại phân tử có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể.
Ngoài vai trò cung cấp và dự trữ năng lượng cho cơ thể, lipid còn có nhiều chức
năng quan trọng khác như cấu trúc nên tế bào và cơ thể, ổn định thân nhiệt, hỗ trợ
hấp thụ vitamin tan trong dầu,… Do đó, nếu cắt giảm hoàn toàn lipid sẽ dẫn đến
tình trạng thiếu hụt lipid, khiến cơ thể không thể hoạt động bình thường. Cụ thể, cơ
thể sẽ gặp các triệu chứng: dễ cảm thấy lạnh, da khô, thiếu hụt vitamin, đường
huyết không ổn định, thần kinh ảnh hưởng, bệnh tim mạch,… Bởi vậy, trong khẩu
phần ăn của người béo phì vẫn nên sử dụng lipid nhưng với lượng nhất định.

*PROTEIN

-Một số loại thực phẩm giàu protein:

+Trứng

+Thịt gà

+Thịt bò

-Sự hình thành liên kết peptide: Liên kết peptit được hình thành từ sự liên kết nhóm
carboxyl của amino acid này với nhóm amin của amino acid tiếp theo và cứ hình
thành 1 liên kết peptit thì giải phóng ra 1 phân tử nước. Mỗi phân tử protein có thể
bao gồm một hay các chuỗi polypeptide cùng loại.

-Tính đa dạng và đặc thù của protein là do mỗi loại prôtêin khác nhau thì thành
phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các axit amin có đặc trưng riêng. - Prôtêin
có tính đa dạng là do phân tử prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn
phân là 20 loại axit amin.

-Phân biệt 4 bậc cấu trúc không gian của protein:


+Bậc 1:là trình tự sắp xếp các amino acid trong chuỗi polypeptide và được hình
thành do các amino acid liên kết với nhau bằng liên kết peptide tạo nên chuổi
polypeptide dạng mạch thẳng

+Bậc 2:là dạng xoắn hoặc gấp nếp của chuỗi polypeptide bậc 1

+Bậc 3:là dạng cuộn xoắn của chuỗi polypeptide bậc 2,hình thành cấu trúc không
gian ba chiều đặc trưng

+Bậc 4:là dạng cấu trúc gồm 2 hay nhiều chuỗi polypeptide bậc ba tương tác với
nhau

-Hiện tượng biến tính của protein khi bảo quản protein ở 20 độ C: Bảo quản dưới -
20 độ C, sự biến tính rất ít, nhưng ở nhiệt độ cao hơn thì rất phiền. Miosin, một
loại protein ở thịt, sẽ kết tủa và trôi đi khi rã đông kéo theo các dưỡng chất khác.
Hậu quả là độ ngọt thịt sẽ kém. Sự biến tính protein tăng dần theo thời gian lưu trữ.

-Nguyên nhân bệnh thiếu máu hồng cầu là do bệnh thiếu máu hồng cầu to là một
trong các dạng thiếu máu, trong đó có sự bất thường về kích thước của tế bào hồng
cầu. Đi kèm với tình trạng giảm hồng cầu là nồng độ huyết sắc tố (protein
hemoglobin mang oxy) thấp, khiến các cơ quan trong cơ thể đồng thời không nhận
đủ dinh dưỡng, glucose lẫn oxy.

-So sánh cấu trúc và chức năng DNA và RNA:

+Giống:

- Là các axit nucleic có cấu trúc đa phân và đơn phân là các Nucleotit, giống nhau
3 trong 4 loại Nu là A, G và X.

-Có cấu tạo gồm các nguyên tố C, H, O, N và P

-Giữa các đơn phân của ADN và ARN đều có liên kết hóa học nối lại thành mạch.

-Có chức năng truyền đạt thông tin di truyền trong quá trình tổng hợp protein.

+Khác :

– DNA:
ADN có cấu trúc kép xoắn kép (double helix). Hai mạch đơn của ADN xoắn quanh
nhau.

Đơn phân của ADN bao gồm các nucleotide chứa các loại base: Adenine (A),
Thymine (T), Guanine (G), và Cytosine (C).

Đường đường riboze kết hợp với các nucleotide trên mạch.

– ARN:

ARN thường có cấu trúc mạch đơn (single-stranded). Nó không có cấu trúc kép
như ADN.

Đơn phân của ARN cũng bao gồm các nucleotide, nhưng thay vì Thymine (T),
ARN chứa Uracil (U) thay thế.

* Cấu trúc:

– ADN:

ADN có chuỗi phụ thuộc vào chuỗi kia thông qua quy tắc cặp cơ sở: A gắn với T
bằng hai liên kết hydro và G gắn với C bằng ba liên kết hydro. Điều này tạo nên
tính đối xứng trong cấu trúc của ADN.

ADN thường tồn tại dưới dạng cấu trúc kép xoắn kép (double helix).

– ARN:

ARN không có cấu trúc đôi bằng vì nó là mạch đơn. Mỗi nucleotide trong ARN có
thể tự do tạo liên kết với nucleotide trước và sau nó trên cùng một mạch.

ARN có khả năng gấp thành các cấu trúc phụ thuộc vào chuỗi nucleotide và chức
năng của nó.

* Chức năng:

– ADN:

ADN lưu trữ thông tin di truyền của một hệ thống sống. Nó chứa các gen mà mã
hóa thông tin để tạo ra các protein và thực hiện các chức năng di truyền.
ADN thường nằm trong nhân tế bào và được sao chép trong quá trình nhân đôi
ADN để truyền thông tin di truyền cho thế hệ sau.

– ARN:

ARN tham gia vào các quá trình biểu đạt gen (gene expression) bằng cách mang
thông điệp từ ADN đến ribosome, nơi tổng hợp protein diễn ra.

ARN cũng tham gia vào các chức năng khác nhau trong tế bào, chẳng hạn như
ARN ribosomal (rARN) là một phần của ribosome và đóng vai trò quan trọng
trong quá trình tổng hợp protein.

Tóm lại, ADN và ARN có cấu trúc, cấu trúc và chức năng khác nhau. ADN chủ
yếu là nơi lưu trữ thông tin di truyền, trong khi ARN tham gia vào biểu đạt gen và
nhiều chức năng sinh học khác trong tế bào sống.

-Tính đặc thù của phân tử ADN do mỗi phân tử ADN được đặc trưng số lượng,
thành phần và đặc biệt là trình tự sắp xếp của các nuclêôtit. Tính đa dạng của phân
tử ADN: do phân tử ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân (các đơn phân là 4
loại nuclêôtit A, T, G, X).

-Tính bền vững trong cấu trúc của DNA có được là nhờ:

+ Các nucleotide trên một mạch liên kết với nhau bằng liên kết phosphodiester
được hình thành giữa đường pentose của nucleotide này với gốc phosphate của
nucleotide kế tiếp. Đây là liên kết bền vững.

+ Các nucleotide giữa hai mạch liên kết với nhau bằng số lượng lớn các liên kết
hydrogen tạo ra tính bền vững tương đối cho DNA.

+ Ngoài ra, DNA có thể cuộn xoắn và liên kết với nhiều loại protein để tăng cường
tính bền vững.

- Tính linh hoạt trong cấu trúc của DNA có được là nhờ: Các nucleotide ở 2 mạch
liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen. Liên kết hydrogen là liên kết yếu dễ dàng
được phá vỡ và thành lập lại. Nhờ tính chất này mà hai mạch của phân tử DNA trở
nên linh hoạt hơn, giúp 2 mạch của DNA dễ dàng tách nhau ra khi nhân đôi và
phiên mã, và liên kết lại sau khi kết thúc hai quá trình trên.
*TẾ BÀO NHÂN SƠ VÀ TẾ BÀO NHÂN THỰC:

-Tên gọi "tế bào nhân thực"xuất phát do tế bào này đã có nhân hoàn chỉnh, được
bao bọc bởi màng nhân.

-Tên gọi “tế bào nhân sơ” xuất phát từ đặc điểm là vùng nhân của tế bào nhân sơ
không được bao bọc bởi màng nhân mà khu trú ở vùng tế bào chất hay nói cách
khác nhân chưa có cấu trúc hoàn chỉnh.

-Sở dĩ thực vật có khả năng quang hợp mà động vật thì không là bởi tế bào của
chúng sở hữu bào quan lục lạp. Ở thực vật, quá trình quang hợp được là nhờ chất
diệp lục (chlorophyll) có trong lục lạp. Lục lạp là nơi chứa chất diệp lục, bào quan
này giữ nhiệm vụ hấp thụ ánh sáng mặt trời để thực hiện quá trình quang hợp.

-Tế bào chất là nơi diễn ra quá trình tổng hợp nhiều loại protein của tế bào là do
phân bố trong tế bào chất có nhiều ribosome 70S là nơi tổng hợp protein của tế
bào.

- Bộ máy Golgi được xem là trung tâm sản xuất, kho chứa, biến đổi và phân phối
các sản phẩm của tế bào vì: Bộ máy Golgi có chức năng tiếp nhận các sản phẩm từ
lưới nội chất; biến đổi, đóng gói và phân phối các sản phẩm này đến các vị trí khác
nhau thông qua các túi tiết hay lysosome.

-Màng sinh chất có cấu trúc ‘khảm động’ vì: - Màng tế bào có cấu trúc “khảm: Cấu
trúc khảm do lớp kép phospholipid được “khảm” bởi các phân tử protein. Protein
có thể xuyên qua lớp kép phospholipid (protein xuyên màng) hoặc protein có thể
liên kết với phía ngoài của một lớp phospholipid (protein bám màng).

-Màng sinh chất có tính thấm chọn lọc vì: Màng sinh chất có khả năng kiểm soát
các chất ra vào tế bào theo cách có thể điều chỉnh số lượng, tốc độ các chất ra vào
tế bào theo nhu cầu (cho phép những chất cần thiết đi vào tế bào và loại bỏ những
sản phẩm trao đổi chất không sử dụng ra khỏi tế bào).

-Tế bào chỉ có thể tiếp nhận một số thông tin nhất định từ môi trường bên ngoài do
trên tế bào chỉ có các thụ thể nhất định, các thông tin muốn truyền đến tế bào cần
phải phù hợp với thụ thể trên màng của tế bào đó.

-Khi cấy ghép mô từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận có thể xảy ra
hiện tượng đào thải mô được ghép vì: Cơ thể sống nhất là đối với cơ thể người và
động vật có cấu tạo độc đáo quy định cho từng loài, từng cá thể được đặc trưng bởi
các protein đặc hiệu cho từng loài, từng cá thể đó. Cụ thể, trên màng tế bào có các
glycoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào có vai trò là dấu hiệu nhận biết các tế
bào của cùng một cơ thể cũng như tế bào của các cơ thể khác. Vậy nên, khi các tế
bào lạ đưa vào cơ thể thì các glycoprotein trên màng sẽ nhận biết và phát tín hiệu
cho cơ thể để cơ thể có các cơ chế đào thải tế bào lạ này, gây ra hiện tượng đào thải
mô được ghép.

-Tế bào cơ tim cần nhiều ti thể nhất vì chúng hoạt động nhiều nên cần nhiều năng
lượng.

-Nhập bào và xuất bào là hai hình thức vận chuyển các chất nhờ biến dạng màng tế
bào, giúp vận chuyển các đại phân tử sinh học có kích thước quá lớn, tiêu tốn năng
lượng ATP.

- Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển chất qua màng từ nơi có nồng
độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao và cần tiêu tốn năng lượng.

- Vận chuyển chủ động xảy ra khi:

+ Cần vận chuyển chất tan ngược chiều gradien nồng độ

+ Có sự hỗ trợ của các “máy bơm” đặc hiệu

+ Có năng lượng để khởi động “máy bơm”

- Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà
không tiêu tốn năng lượng.

- Vận chuyển thụ động được tiến hành theo nguyên lí khuếch tán của các chất từ
nơi có nồng độ cao đến nới có nồng độ thấp.

+ Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng sinh chất gọi là sự thẩm thấu.

You might also like