You are on page 1of 4

ÔN TẬP BÀI 6

I. Vì sao chỉ có 20 loại amino acid nhưng tạo nên rất nhiều loại protein?
Mỗi protein khác nhau bởi với thành phần, số lượng, trật tự amino acid.
II. Các ý sau đúng hay sai? Giải thích?
1. Cơ thể người đều tự tổng hợp được tất cả các amino acid.
2. Protein chỉ thực hiện các hoạt động sống khi ở cấu trúc bậc 3.
3. Tất cả phân tử protein đều có cấu trúc bậc 4.
TRẢ LỜI:
1. Sai, có những amino acid mà người không tự tổng hợp được nhưng rất cần thiết cho hoạt
động sống nên phải thu nhận từ thức ăn gọi là amino acid không thay thế.
2. Sai, protein thực hiện chức năng khi có cấu trúc không gian ba chiều đặc trưng. Do đó ở cấu
trúc bậc 3, bậc 4 protein thực hiện chức năng
3. Sai, chỉ có những protein có từ 2 chuỗi polypeptide trở lên mới có cấu trúc bậc 4.
III. Sự khác nhau giữa DNA và RNA
* Giống nhau:
- Là polymer sinh học của các nucleotide kết hợp với nhau bằng liên kết phosphodiester.
- Cấu tạo nucleotide:
+ Thành phần hóa học: C, H, O, N, P
+ Gồm: gốc phosphate; đường pentose; nitrogenous base.
* Khác nhau:
Điểm phân biệt DNA RNA
Đường pentose Deoxyribose Ribose
Nitrogenousbase Adenine; Adenine; guanine; cytosine; uracil.
guanine; cytosine;
thymine.
Loại nucleotide A, G, C, T A, G, C, U
Số chuỗi 2 1
polynucleotide
Chức năng Quy định, lưu giữ - mRNA: truyền thông tin di truyền
và truyền đạt từ DNA đến protein
thông tin di - tRNA: vận chuyển amino acid đến
truyền ribosome và liên kết với mRNA
trong quá trình dịch mã.
-rRNA: thành phần cấu tạo
ribosome.
- Nguồn thực phẩm giàu carbohydrate: gạo, ngô, rau ngót, rau khoai, rau mùng tơi, quả chuối,
quả cam, quả bưởi,…
- Nguồn thực phẩm giàu protein: thịt gà, thịt bò, trứng gà, cá thu, cá hồi, sữa và các sản phẩm
từ sữa,…
- Nguồn thực phẩm giàu lipid: mỡ động vật (lợn, bò, gà…), dầu thực vật (dầu mè, lạc, hướng
dương,…).
IV. Giải thích:
1. Tại sao nên ăn đa dạng thức ăn? Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng nên có những nhóm chất
nào?
Tại sao khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ các loại amino acid và đủ lượng protein?
2. Kể những ứng dụng của DNA trong đời sống? tại sao khi giám định quan hệ huyết thống
hay truy tìm tội phạm, người ta thường thu thập các mẫu có chứa tế bào như niêm mạc miệng,
chân tóc,…?
3. Cam và sữa đều là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên không nên trộn lẫn sữa
và cam khi uống. Vì sao?
4. Bệnh thiếu máu do hồng cầu hình lưỡi liềm là hậu quả của đột biến thay thế amino acid
glutamic acid ở vị trí số 6 thành valine trong một chuỗi polypeptide của hemoglobin, làm cho
phân tử protein chuyển thành dạng chuỗi dài và thay đổi hình dạng hồng cầu. Bậc cấu trúc nào
của hemoglobin bị biến đổi?
TRẢ LỜI:
1. Con người lấy các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Ăn đa dạng thức ăn sẽ tăng cơ hội thu nhận
các loại chất dinh dưỡng khác nhau. Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng nên có những nhóm chất:
chất bột đường (carbohydrate), chất béo (lipid), chất đạm (protein), khoáng chất, vitamin,…
Có những amino acid mà con người không tự tổng hợp được nhưng cần thiết cho hoạt động
sống nên phải thu nhận từ nguồn thức ăn, gọi là amino acid không thay thế. Do đó khẩu phần
ăn cần đảm bảo đủ các loại amino acid và đủ lượng protein.
2. * Một số ứng dụng của DNA:
- Xác định một số bệnh nhất định: Một số căn bệnh di truyền mà gen mang bệnh là gen lặn
nên sử dụng xét nghiệm ADN giúp xác định tình trạng sức khỏe để tìm ra phương pháp trị
bệnh sớm.
- Sử dụng DNA để xét nghiệm huyết thống, giúp xác định mối quan hệ huyết thống cha con,
quan hệ họ hàng,...
- Truy tìm dấu vết tội phạm bằng cách xét nghiệm DNA các mẫu tóc, da,… có ở hiện trường
phạm tội.
* Vì:
-Mỗi cá thể đều có thành phần DNA đặc trưng và mỗi tế bào trong cơ thể con người đều có
thành phần DNA tương tự nhau.
- DNA có chức năng chứa thông tin di truyền
3. Cam và sữa đều là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên không nên trộn lẫn sữa
và cam khi uống. Vì: nước cam có pH thấp sẽ làm biến tính protein có trong sữa, làm giảm
chất lượng protein, có thể gây khó tiêu,…
4. Hemoglobin là phân tử protein nên chỉ thực hiện chức năng khi có cấu trúc không gian 3
chiều đặc trưng. Phân tử này có 4 bậc cấu trúc. Bệnh thiếu máu do hồng cầu hình lưỡi liềm là
do cấu trúc bậc 4 của hemoglobin bị biến đổi gây nên.
Câu 1. Trong tháp dinh dưỡng của người (hình 6.1), nhóm thực phẩm nào chiếm tỉ lệ cao
nhất? Vì sao?
Trả lời: Trong tháp dinh dưỡng của người, nhóm thực phẩm carbohydrate chiếm tỉ lệ cao
nhất. Vì các phân tử này có vai trò cung cấp năng lượng, dự trữ năng lượng cho tế bào.
Câu 2. Vai trò của ribose, deoxyribose, glucose trong tế bào là gì?
Trả lời:
- Ribose: tham gia cấu tạo nucleotide, là đơn phân của RNA
- Deoxyribose: tham gia cấu tạo nucleotide, là đơn phân của DNA
- Glucose: cung cấp năng lượng cho tế bào.
Câu 3. Thực phẩm nào chứa nhiều đường đơn?
Trả lời: Monosaccharide có trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên như mật ong, trái cây, rau
củ, sữa và nhiều thực phẩm chế biến như bánh kẹo, nước ngọt,…
Câu 4. Nêu những đặc điểm giống nhau giữa tinh bột và glycogen, những điểm khác nhau
giữa tinh bột và cellulose về cấu tạo mạch carbon. Những đặc điểm này có liên quan gì đến
chức năng dự trữ của tinh bột, glycogen và chức năng cấu trúc của cellulose?
Trả lời:
- Điểm giống nhau giữa tinh bột và glycogen: là polymer của glucose, có dạng mạch phân
nhánh, khi bị phân hủy sẽ giải phóng glucose => phù hợp với chức năng dự trữ.
- Điểm khác nhau giữa tinh bột và cellulose: tinh bột có 70% mạch nhánh, 30% mạch thẳng
=> phù hợp với chức năng dự trữ. Cellulose có dạng mạch thẳng không phân nhánh. Các
phân tử cellulose không cuộn xoắn mà duỗi thẳng hình thành các liên kết hidrogen giữa các
phân tử nằm song song với nhau => Các phân tử cellulose có tính bền, dai và chắc chắn nên
phù hợp với chức năng cấu trúc.
Câu 5. Cơm không có vị ngọt nhưng khi chúng ta nhai kĩ thấy có vị ngọt là do tinh bột trong
cơm đã biến đổi thành chất gì?
Trả lời: Cơm chứa nhiều tinh bột chín. Khi chúng ta nhai kĩ, enzyme amylase trong nước bọt
sẽ phân giải tinh bột có trong cơm thành đường maltose nên sẽ thấy có vị ngọt.
Câu 6. Tại sao trên bao bì của một số loại thực phẩm có ghi cụ thể thành phần các amino acid
không thay thế?
Trả lời: Amino acid không thay thế là những amino acid mà con người không tự tổng hợp
được nhưng cần thiết cho hoạt động sống nên phải thu nhận từ nguồn thức ăn. Nhằm giúp
người tiêu dùng biết sẽ nhận được những loại amino acid không thay thế nào, từ đó tăng khả
năng cạnh tranh với các thực phẩm khác nên trên bao bì của một số loại thực phẩm có ghi
cụ thể thành phần các amino acid không thay thế.
Câu 7. Thành phần cấu tạo nào giúp nhận biết đầu 5' và đầu 3' của chuỗi polynucleotide?
Trả lời: Gốc phosphate giúp nhận biết đầu 5'; nhóm OH ở vị trí carbon số 3 của đường
pentose giúp nhận biết đầu 3' của chuỗi polynucleotide.
Câu 8. Vì sao trong phân tử DNA, số lượng adenine và thymine bằng nhau, số lượng guanine
và cytosine bằng nhau?
Trả lời: Phân tử DNA gồm 2 chuỗi polynucleotide song song và ngược chiều nhau. Các
nucleotide trên 2 chuỗi liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen theo nguyên tắc bổ sung:
adenine liên kết với thymine, guanine liên kết với cytosine nên số lượng adenine và thymine
bằng nhau, số lượng guanine và cytosine bằng nhau.
Câu 9. Xác định loại RNA nào trong 3 loại mRNA, tRNA, rRNA tương ứng với mỗi mô tả
sau:
a. Chiếm khoảng 5% tổng số RNA trong tế bào, đóng vai trò truyền thông tin di truyền từ
DNA đến protein.
b. Chiếm khoảng 10 – 20%, làm nhiệm vụ vận chuyển amino acid tương ứng đến ribosome và
liên kết với mRNA trong quá trình dịch mã.
c. Chiếm khoảng 80%, là thành phần cấu tạo của ribosome.
Trả lời: a. mRNA; b. tRNA; c. rRNA
Câu 11. Đặc điểm cấu tạo nào của triglyceride thể hiện chức năng dự trữ năng lượng trong tế
bào cao hơn polysaccharide?
Trả lời: Triglyceride có tỉ lệ C và H cao hơn, tỉ lệ O thấp hơn so với polysaccharide nên sản
sinh ra năng lượng nhiều hơn.
Câu 12. Khi chế biến salad, việc trộn dầu thực vật vào rau sống có tác dụng gì đối với sự hấp
thu chất dinh dưỡng? Giải thích?
Trả lời: Khi chế biến salad, việc trộn dầu thực vật vào rau sống có tác dụng giúp cơ thể hấp
thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Do rau sống có nhiều vitamin như A, D, E, K, mà các vitamin
này tan trong dầu.
Câu 13. Đặc điểm cấu tạo nào của phospholipid phù hợp với chức năng của màng sinh chất?
Trả lời: phospholipid có cấu tạo gồm glycerol liên kết với 1 nhóm phosphate và 2 acid béo và
tạo đầu ưa nước và đuôi kị nước -> tạo thành lớp màng mỏng tạo nên màng ngăn -> phù hợp
với chức năng của màng sinh chất.

You might also like