You are on page 1of 28

Câu 1: Trình bày thành phần cấu tạo của phân tử nucleotide; nucleoside và

công thức cấu tạo của phân tử ATP?


Một nucleotide được cấu tạo từ 3 thành phần là:
 base nito: gồm 2 loại là base pyrimidine và purine
o Base pyrimidine: Cytocine, Thymine và Uracil
o Base purine: adenine và guanine
 nhóm phosphate: là acid có công thức cấu tạo H3PO4
 đường pentose: là một đường 5 carbon. Gồm 2 loại là D-Ribose và 2’-
Deoxy-D-Ribose)
Nucleoside là phân tử kết hợp từ một base purine ở N 9 hoặc base Pyrimidine
ở N1 với C1 của đường.
Công thức cấu tạo của ATP là C10H16N5O13P3

Câu 2: Trình bày cấu trúc, chức năng và tính chất của phân tử DNA
(deoxyribonucleic acid)?
 Cấu trúc của phân tử DNA
DNA gồm 2 mạch đơn là các chuổi polynucleotide xoắn đều quanh
một trục tưởng tượng, song song và ngươc chiều nhau
1 vòng xoắn có: 10 cặp nu, chiều dài 34 Ao
Mỗi chuổi polynucleotide gồm nhiều nucleotide liên kết với nhau theo
một chiều xác định (liên kết hóa trị tại C3 và C5).
Hai chuỗi polynucleotide liên kết với nhau bằng liên kết hidro theo
nguyên tắc bổ sung
A liên kết với T bằng 2 liên kết Hidro
G liên kết với C bằng 3 liên kết Hidro
 Chức năng
DNA có chức năng là nơi lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di
truyền về cấu trúc của toàn bộ protein trong cơ thể từ đó quy định tính trạng của cơ
thể sinh vật
 Tính chất
 DNA có tính đặc thù: Mỗi loài sinh vật có các phân tử DNA khác
nhau về số lượng, thành phần và trình tự các nucleotide
 DNA có tính đa dạng: chỉ cần thay đổi thành phần, số lượng, trình
tự của một nucleotide sẽ xuất hiện một DNA mới có tính chất mới
Câu 3: Trình bày thành phần cấu tạo và vai trò của các phân tử nucleotide?
Một nucleotide được cấu tạo từ 3 thành phần là:
 base nito: gồm 2 loại là base pyrimidine và purine
o Base pyrimidine: Cytocine, Thymine và Uracil
o Base purine:: adenine và guanine
 nhóm phosphate: chứa ba nhóm OH nên acid có thể hình thành liên
kết este với gốc đường tại C3 và C5 để tạo Nucleotide và
polynucleotide.
 đường pentose: Gồm 2 loại là D-Ribose và 2’-Deoxy-D-Ribose)
Vai trò của nucleotide:
 nucleotide là đơn vị cấu tạo nên acid nucleic
 Cấu tạo nên coenzyme và xúc tác nhiều phản ứng hóa học trong tế
bào. VD: NAD, FAD, CoA
 Đóng vai trò là năng lượng của tế bào (ATP, UTP, GTP, CTP)
 Là chất trung gian truyền tin trong tế bào (AMPv, GMPv, ppGpp)
Câu 4: Trình bày các enzyme chính tham gia và quá trình phân giải
nucleotide ở cơ thể động vật thủy sản?

Các enzyme chính tham gia vào quá trình phân giải nucleotide:
 Exonuclease: các chức năng cắt các liên kết phosphodieste đầu mạch
và loại bỏ các nucleotide đơn lẻ
 Endonuclease: cắt các liên kết phosphodieste ở giữa mạch, tạo rãnh và
không loại bỏ nucleotide
Câu 5: Trình bày đặc điểm quá trình phân giải các phân tử Purine trong cơ
thể động vật thủy sản?
Nucleoside purine và các base tư do được khử để tạo thành hypoxanthine và
xanthine
Với sự có mặt của xanthine oxyase, hypoxanthine và xanthine sẽ chuyển đổi
thành acid uric. Sau đó acid uric được chuyển thành allatoin bởi uricase.
Con người và một số loài động vật có vú khác do thiếu uricase nên acid uric
là sản phẩm cuối cùng của của quá trình phân giải purine
Ở các và các loài động vật thủy sản có enzyme để phân giải allatoin thành
acid allatoic, acid glyoxilic, ure và cuối cùng là ion NH4+.
Câu 6: Trình bày vật liệu di truyền của một số tác nhân gây bệnh và phương
thức lây lan của chúng nói chung trên động vật thủy sản?
Vật liệu di truyền của vi khuẩn Baculovius gây bệnh đốm trắng trên tôm là
DNA, còn vật liệu di truyền của Rhabdovirus gây bênh đầu vàng ở tôm là RNA
Các tác nhân gây bệnh trên động vật thủy sản có thể lây lan theo 2 con
đường là lây nhiễm trực tiếp và gián tiếp
 Lây nhiễm trực tiếp: là lây nhiễm thông trực tiếp giữa các cá thể động
vật thủy sản trong thủy vực
 Lây nhiễm gián tiếp: là lây nhiễm thông qua các sinh vật trung gian,
lây nhiễm từ môi trường
Câu 7: Trình bày vật liệu di truyền của một số tác nhân gây bệnh và phương
pháp lấy mẫu tôm cho phản ứng PCR?
Vật liệu di truyền của vi khuẩn Baculovius gây bệnh đốm trắng trên tôm là
DNA, còn vật liệu di truyền của Rhabdovirus gây bênh đầu vàng ở tôm là RNA
Phương pháp lấy mẫu tôm
 Mẫu tôm postlarvae: lấy mẫu nguyên con khoảng 100-150 con
 Mẫu tôm giống: Lấy toàn bộ phần đầu của tôm (có các cơ quan bên
trong). Số lượng từ 100-150 con. Tổng trọng lượng không quá 1g và
không bé hơn 0.1g. Lấy mẫu tươi hay đã được cố định trong cồn 950.
 Mẫu tôm nuôi: lấy một phần nhỏ 10-20 con mang biểu hiện bệnh lý
đặc trưng
 Mẫu tôm bố mẹ: ưu tiên lấy mẫu mắt, chân bơi số 2 hoặc một phần
mang. Tổng trọng lượng không quá 1g và không nhỏ hơn 0.1g. lấy
mẫu tươi hoặc mẫu đã được cố định trong cồn 950.
Câu 8: Trình bày quy trình và phương pháp PCR chẩn đoán bệnh động vật
thủy sản?

Từ 30-40 chu kì và một chu kì2 gồm 3 bước:


 Biến tính: nhiệt độ tăng lên đến 94-96oC để phá vỡ liên kết hydro và
tách DNA thành 2 mạch đơn.
 Gắn mồi: Sau khi 2 sợi DNA tách ra, nhật độ hạ xuống để có thể gắn
mồi vào các DNA sợi đơn
 Kéo dài: Cuối cùng enzyme DNA polymerase bám vào đoạn mồi trên
các mạch đơn và bắt đầu hoạt động dọc theo sợi DNA.
Câu 9: Trình bày tổng quát đặc điểm phân loại các phân tử Carbohydrate?
Carbohydrate chủ yếu được phân thành 3 loại là:
 Monosaccharides: là các carbohydrate đơn giản do đó chúng không
thể thuỷ phân thành các carbohydrate nhỏ hơn. Tùy theo số lượng
carbon mà monosaccharides được chia thành 4 loại là: triose, tetrose,
pentose, hexose. Một số monosaccharide phổ biến Glucose, fructose,
galactose
 Disaccharides: Khi hai monosaccharide liên kết với nhau sẽ tạo
thành disaccharide và chúng là các polysaccharide đơn giản nhất. Các
disaccharide phổ biến là maltose, sucrose, lactose,...
 Polysaccharides: là phân tử carbohydrate cao phân tử gồm chuỗi dài
của đơn vị monosaccharide liên kết với nhau bằng mối liên kết
glycoside. Có hai loại polysaccharide là: homopolysaccharide và
Heteropolysaccharide.
Câu 10: Vẽ công thức cấu tạo và mô hình tổng quát quá trình chuyển hóa tinh
bột trong cơ thể cá ở động vật thủy sản?
Starch, Sucrose starch dextrins, maltose, sucrose

Amylase

Maltose, sucrose

Maltase,sucrase

Gan Glucose, fructose


Câu 11: Trình bày đặc điểm cấu tạo của các phân tử monosaccharide, cho ví
dụ?
Đặc điểm cấu tạo của các phân tử monosaccharide:
 Trong phân tử monosaccharide có tối thiểu 2 nhóm Hydroxyl (-OH)
và có thể tồn tại dưới dạng aldehyde hoặc ketone.
 Nếu nhóm carbonyl nằm cuối cùng của mạch carbon: hình
thành nhóm aldehyde thì được gọi là aldose
 Nếu nhóm carbonyl nằm bất cứ vị trí nào khác trên mạch
carbon thì được ketose
 Tùy theo số lượng carbon trong mạch mà chia thành 4 loại là: tritose,
tetrose, pentose, hexose.
 Các monosaccharide có số nguyên tử lớn hơn 5 tồn tại chủ yếu dưới
dạng mạch vòng
Ví dụ: Glucose, galactose, fructose.
Câu 12: Trình bày sự tham gia của các phân tử carbohydrate trong quá trình
đường phân?
Trehalo lactose galactose

Glucose Starch,glycogen
sucrose
Fructose Glucose 1-phosphate
mannose
Glucose 6-phosphate
Fuctose-1-phosphate
Fuctose 6-phosphate

Fuctose 1,6-phosphate

Glyceraldehyde 3-phosphate
Câu 13: Trình bày sự khác biệt giữa các phân tử amylose, amylopectin,
cellulose, glycogen?
Sự khác biệt giữa các phân tử amylose, amylopectin, cellulose và glycogen:
Amylose Amylopectin Cellulose Glycogen
-Amylose có cấu -Có cấu trục mạnh -Có cấu trúc mạch - Có cấu trúc mạch
trúc mạnh thẳng phân nhánh lớn thẳng phân nhánh ngắn
không phân nhánh.
-Được cấu tạo từ - Được cấu tạo từ - Được tạo từ các - Được cấu tạo từ
các phân tử α-D- các phân tử α-D- ß-D-glucose liên các phân tử α-D-
glucose, các phân glucose, các phân kết với nhau bằng glucose, các phân
tử glucose liên kết tử glucose liên kết liên kết ß-1,4- tử glucose liên kết
với nhau bằng liên với nhau bằng liên glycozid với nhau bằng liên
kết α-1,4-glucozid kết α-1,4-glucozid kết α-1,4-glucozid
và α-1,6-glucozid và α-1,6-glucozid
- Sản phẩm dự trữ - Sản phẩm dự trữ -Là thành phần cấu - Là sản phẩm dự
của cơ thể thực vật của cơ thể thực vật tạo nên thành tế trữ của cơ thể động
bào của thực vật vật

Câu 14: Trình bày cấu trúc phân tử chitin, chitosan và vai trò của chitosan?
Chitin là một polysaccharide mạch thẳng. Được cấu tạo bởi các đơn phân là
các phân tử ß-D-Glucose nối với nhau bằng liên kết ß-1,4-glucozid, trong đó nhóm
–OH ở C2 được thay thế bằng nhóm acethyl amino (-NHCOCH3).
Chitosan là dẫn xuất desacethyl hóa của chitin tức là nhóm –NH2 thay thế
nhóm (-NHCOCH3) ở C2 của các đơn phân ß-D-glucose.
 Vai trò của chitosan
 Kháng khuẩn, kháng nấm
 Bảo quản hoa quả, thực phẩm
 Xử lý nước thải bảo vệ môi trường
 Sản xuất băng trị thương chất lượng cao
 Hỗ trợ điều trị ung thư
 Chữa bỏng
Câu 15: Trình bày vai trò và khả năng tiêu hóa chất xơ thô ở động vật thủy
sản?
Vai trò của chất xơ thô đối với động vật thủy sản:
 Vai trò chất nền:
 Cung cấp giá thể để vsv có thể bám và phân hủy trong ống tiêu hóa
 Vi cung cấp vi khoáng
Chất xơ thô: cellulose, lignin, pentose,...
Khả năng tiêu hóa: enzyme cellulase trong đường tiêu hóa của đvts rất yếu
vì vậy cần có sự hổ trợ của vsv trong đường ruột để hỗ trợ phân giải chất xơ thô
Câu 16: Trình bày bằng sơ đồ tổng quát quá trình chuyển hóa carbohydrate
trong cơ thể động vật thủy sản?
Starch, Sucrose starch dextrins, maltose, sucrose

Amylase

Maltose, sucrose

Maltase,sucrase

Gan Glucose, fructose

Câu 17: Trình bày đặc điểm quá trình hấp thu các phân tử đường ở động vật
thủy sản?

Câu 18: Trình bày các đường hướng và tổng quát quá trình chuyển hóa của
phân tử đường trong cơ thể động vật thủy sản?
Glucose khi vào tế bào sẽ được chuyển hóa thành Glucose-6-phosphate rồi
từ đó tùy theo nhu cầu của cơ thể cá để chuyển thành các dạng khác nhau.
 Nếu cơ thể cần năng lượng thì Glucose-6-phosphate sẽ tham gia vào
chu trình đường phân để tạo nên pyruvate và năng lượng
 Glucose-6-phosphate tham gia cung cấp NADPH để tổng hợp Lipid
và pentose để tổng hợp acid nucleic
 Một phần nhỏ sẽ được chuyển hóa thành glycogen là vật chất dự trữ
cho cơ thể động vật
 Tổng hợp vitamin C
Câu 19: Trình bày giai đoạn một và cơ sở phân chia 2 giai đoạn của quá trình
đường phân?
Giai đoạn một: Glucose dưới tác dụng của ATP và các enzyme (hexokinase,
Phosphoglucose isomerase và phosphofructokinase) lần lược tạo thành các sản
phẩm gluco-6-phosphate, fructo-6-phosphate và cuối cùng là fructo-1,6-phosphate.
Cơ sở để phân chia 2 giai đoạn của quá trình đường phân là sự sử dụng và
tạp ra năng lượng:
 Giai đoạn 1: sử dụng năng lượng
 Giai đoạn 2: tạo năng lượng
Câu 20: Trình bày bằng sơ đồ công thức cấu tạo các con đường chuyển hóa
của phân tử pyruvate?

Câu 21: Trình bày bằng hình vẽ tổng quát vai trò của glutamate trong quá
trình đào thải amoniac ở cơ thể động vật thủy sản?
NH3 + Glutamate Glutamin Đưa NH3 về gan
Thận và mang
Thủy phân
Alanin (ti thể)

NH3 đi vào chu trình Ure Glutamate và NH3

Câu 22: Trình bày bằng hình vẽ tổng quát vai trò của alanine trong quá trình
đào thải amoniac ở cơ thể động vật thủy sản?
Cơ Gan
+
Alanin, + NH4 - NH4+, + glucose

Câu 23: Trình bày và giải thích giá trị năng lượng của đương lượng khử
NADH+, FAD+ và chu trình Krebs?
Theo quan niệm truyền thống giá trị đương lượng khử được xác định bằng
khả năng nhường ion H+
 1 NADH+ = 3ATP
 1 FAD+ = 2 ATP
Theo quan điểm hóa sinh hiện đại giá trị đương đương lượng khử được xác
định bằng điện tích của phân tử
 1 NADH+= 2,5 ATP
 1 FAD+ = 1,5 ATP
Câu 24: Trình bày giá trị năng lượng của đương lượng khử NADH +, FAD+ và
giải thích sự khác nhau của các mức năng lượng từ chu trình Krebs?
Theo quan niệm truyền thống giá trị đương lượng khử được xác định bằng
khả năng nhường ion H+
 1 NADH+ = 3ATP
 1 FAD+ = 2 ATP
Theo quan điểm hóa sinh hiện đại giá trị đương đương lượng khử được xác
định bằng điện tích của phân tử
 1 NADH+= 2,5 ATP
 1 FAD+ = 1,5 ATP
Câu 25: Trình bày giá trị năng lượng của đương lượng khử NADH +, FAD+ và
quá trình tổng hợp phân tử Glycogen bằng mô hình?
Theo quan niệm truyền thống giá trị đương lượng khử được xác định bằng
khả năng nhường ion H+
 1 NADH+ = 3ATP
 1 FAD+ = 2 ATP
Theo quan điểm hóa sinh hiện đại giá trị đương đương lượng khử được xác
định bằng điện tích của phân tử
 1 NADH+= 2,5 ATP
 1 FAD+ = 1,5 ATP

Câu 26: Trình bày giá trị năng lượng của đương lượng khử NADH +, FAD+ và
quá trình phân giải phân tử Glycogen bằng mô hình?
Theo quan niệm truyền thống giá trị đương lượng khử được xác định bằng
khả năng nhường ion H+
 1 NADH+ = 3ATP
 1 FAD+ = 2 ATP
Theo quan điểm hóa sinh hiện đại giá trị đương đương lượng khử được xác
định bằng điện tích của phân tử
 1 NADH+= 2,5 ATP
 1 FAD+ = 1,5 ATP
Câu 27: Trình bày đặc điểm và vai trò sinh học của protein trong cơ thể động
vật thủy sản. Giải thích tính độc ở cơ thể cá nóc?
Đặc điểm:
 Phân tử trọng lơn => đại phân tử

 Luôn chứa nitrogen với tỷ lệ tương đối ổn định khoảng 16%

 Tỷ lệ pro = SL N x 6,25 x 100

Protein tham gia vào mọi hoạt động sống của cơ thể:
 Tham gia vào cấu tạo tế vào và cơ thể
 Tạo các enzyme để thực hiện, xúc tác nhiều quá trình trong cơ thể
 Điều hòa hoạt động của cơ thể
 Điều khiển sự vận động của cơ thể
 Một số loài còn có các Protein đóng vai trò bảo vệ
Độc ở cơ thể cá nóc là tetrodotoxin. Đây là không phải là protein. Không
phải do cá nóc tiết ra mà là một sản phẩm của vi khuẩn sống cộng sinh trên cơ thể
cá nóc.
Câu 28: Trình bày sự phân loại protein theo quan điểm hóa học, cho ví dụ?
Dựa trên việc xác định sự khác nhau về gốc R, từ đó acid amin được chia
thành 5 nhóm cơ bản sau:
 Nhóm 1: gồm 7 acid amin có gốc R không phân cực và kỵ nước. VD:
Glycine, Alanine, Valine
 Nhóm 2: gồm 3 acid amin có chứa nhân thơm. VD: Tryptophan,
Tyrosine, Phenylalanine.
 Nhóm 3: Gồm 3 acid amin có nhân R phân cực và không tích điện.
Vd: Glutamin, Cysteine, Serine
 Nhóm 4: Gồm 3 acid amin có nhân R phân cực và tích điện dương.
Vd: Lysine, Arginine, Histidine
 Nhóm 5: Gồm 2 acid amin có nhân R phân cực và tích điện âm. VD:
Aspartate, Glutamate
Câu 29: Trình bày tính chất lưỡng tính, kết tủa và khả năng tạo gel của các
phân tử protein?
 Tính lưỡng tính: Sự tích điện của Protein phụ thuộc vào pH của môi
trường. Protein thường tồn tại dưới dạng Ion lưỡng tính và trung hòa
về điện
 Khả năng tạo Gel: Khi hòa tan, protein tạo thành dung dịch keo có
kích thước lớn không đi qua màng bán thấm
 Tính kết tủa: đa số protein tan trong đung dịch muối loãng. Protein tan
được nhờ có lớp áo nước và các tiểu phân protein tích điện cùng dấu.
khi làm mất lớp áo nước và trung hoà điện tích của protein thì proteín
sẽ bị kết tủa.
Câu 30: Trình bày đặc điểm và vai trò các bậc cấu trúc của phân tử protein?
 Cấu trúc bậc 1: Là trình tự xắp xếp của các acid amin trên phân tử
Protein. Đóng vai trò quy định trình tự các acid amin trong cấu trúc
phân tử protein, quyết định tính chất và vai trò của protein.
 Cấu trúc bậc 2: Là kết cấu cuộn xoắn của phân tử Protein
 Cấu trúc bậc 3: tạo cấu trúc không gian cho protein. Cấu trúc bậc ba
đặc thù riêng cho từng loại Protein, phù hợp với chức năng sinh học
của chúng. Thông qua cấu trục bậc ba đẻ tạo nên trung tâm hoạt động
để thực hiện chức năng xúc tác của Protein. Chính cấu trúc bậc 3 ảnh
hưởng quyết định đến hoạt tính sinh học của protein
 Cấu trúc bậc 4: là sự kết hợp của các chuỗi Protein có cấu trúc bậc 3
có 2 hay nhiều chuỗi protein hình cầu, tương tác với nhau tạo nên.
Câu 31: Trình bày sự khác biệt về các liên kết theo bậc cấu trúc phân tử
protein bằng hình vẽ?
 Liên kết ở cấu trúc bậc 1:

 Liên kết Hidro ở cấu trúc bậc 2

 Liên kết –S-S- ở cấu trúc bậc 3:

Câu 32: Trình bày tổng quát quá trình tiêu hóa protein ở cơ thể động vật thủy
sản bằng hình vẽ?
Câu 33: Làm rõ các thuật ngữ endopeptidase, exopeptidase, zymogen và đặc
tính phân cắt của pepsin, cho ví dụ
Các thuật ngữ:
 Endopeptidase: (hay còn gọi là endoproteinase) là enzyme để phân giải
protein. Nó có khả năng phá vỡ các liên kết peptide giữa các amino acid
ở giữa mạch protein.
 Exopeptidase: (hay còn gọi là endoproteinase) là enzyme để phân giải
protein. Nó có khả năng phá vỡ các liên kết peptide giữa các amino acid
ở đầu hoặc cuối mạch protein.
 Zymogen: Là enzyme ở trạng thái không hoạt động. Khi zymogens được
xúc tác bởi tác nhân thích hợp sẽ bắt đầu hoạt động
Đặc tính phân cắt của pepsin: Phân cắt protein thành các chuổi polypeptit
mạch ngắn hơn và một số được phân cắt thành acid amin

Câu 34: Trình bày quá trình tiêu hóa protein ở dạy dày động vật thủy sản?
Khi protein được đưa đến dạ dày, màng nhầy tế bào mặt dạ dày tiết hormon
gastrin để kích thích các tê bào đỉnh của dạ dày tiết ra acid clohydiric. Cùng lúc đó
các tế bào chính của dạ dày cũng bắt đầu tiết pepsinogen. Pepsinogen gặp HCl do
các tế bào đỉnh tiết ra và trở thành dạng hoạt động là Pepsin. Enzyme này có nhiệm
vụ cắt đứt liên kết giữa các axit amin, chúng phá vỡ các cấu trúc protein thức ăn
thành các phần nhỏ hơn, tức là các polypeptide và axit amin
Câu 35: Trình bày đặc tính phân cắt của pepsin, cho ví dụ và vẽ sơ mô hình sự
biến đổi của các enzyme tiêu hóa protein trong cơ quan ruột động vật hủy
sản?
Pepsin cắt đứt liên kết giữa các axit amin, chúng phá vỡ các cấu trúc protein
thức ăn thành các phần nhỏ hơn, tức là các polypeptide và axit amin, pepsin là
enzym hiệu quả nhất trong việc bóc liên kết peptide kỵ nước với axit amin thơm
như phenylalanine, tryptophan và tyrosine
Câu 36: Vẽ sơ đồ minh họa đặc tính phân cắt protein của các phân tử enzyme
trong cơ quan ruột động vật hủy sản?

Câu 37: Làm rõ các phương thức phân giải amino acid ở động vật thủy sản?
Ở cơ thể động vật thủy sản có 3 phương thức phân giải amino acid chính:
 Phản ứng chuyển vị amin: là phản ứng di chuyển vị trí của nhóm amin
trong phân tử amino acid hoặc chuyển từ phân tử amino acid này sang
phân tử chất khác để tạo chất mới và acid amin mới.
 Phương thức khử amin: Là phản ứng khử nhóm amin trong phân tử
amino acid để tổng hợp các keto acid và giải phóng NH4+
 Phương thức khử carboxyl: là phản ứng khử nhóm carboxyl trong
phân tử amino acid để tổng hợp nên các amine hữu cơ.
Câu 38: Trình bày đặc điểm đào thải amoniac ở cơ thể động vật và làm rõ hơn
ở động vật thủy sản?
Quá trình bài tiết amoniac ở cơ thể động vật được thực hiện theo các con
đường sau:
 Đào thải trục tiếp qua nước tiểu sau khi tổng hơp thành ure: NH 4+ sau
khi được tạo ra thông qua việc khử nhóm amin trong phân tử amino
acid sẽ đi vào chu trình urea để tạo nên urea và được đào thải ra ngoài
môi trường thông qua nươc tiểu
 Tổng hợp thành acid uric rồi thải ra ngoài
 Đào thải trực tiếp ra môi trường xung quanh.
Ở động vật thủy sản nhu cầu tiêu hao năng lượng cho quá trình chuyển hóa
urea thấp hơn các loài khác nhờ cơ chế bài tiết qua mang. Nhìn chung phần lớn
amoniac trong cơ thể động vật thủy sản được bài tiết trực tiếp từ máu vào nước
theo sản phẩm NH3 và/ hoặc trao đổi Na+/NH4+ tùy thuộc vào môi trường sống.
Tuy nhiên một phần nhỏ NH4+ cũng được bài tiết ra ngoài môi trường thông qua
việc tổng hợp thành urea và bài tiết qua nước tiểu.
Câu 39: Vai trò của trimethylamin, TMAO và cách xử lý trimethylamin ở cơ
thể động vật thủy sản?
 Vai trò của trimethylamin: tạo mùi tanh đặc trưng
 Vai trò của TMAO: Urea là chất ít độc nhưng có khả năng làm kết tủa
protein. Vì vậy để trung hòa Urea trong cơ thể, động vật thủy sản sử
dụng trimethylamin oxide (TMAO)
 Cách xử lý trimethylamin:
 Bằng nhiệt độ: giúp bốc hơi, phân hủy trimethylamin
 Bằng gia vị: giúp át mùi trimethylamin
 Bằng chất chát: phản ứng với trimethylamin
 Bằng chất chua: acid phản ứng vs trimethylamin có chứa base
Câu 40: Trình bày mối quan hệ của chu trình Urea và chu trình Krebs bằng
sơ đồ?

(không ghi hết chỉ ghi những nơi liên quan)

Câu 41: Làm rõ sự khác biệt trong cách gọi tên các phân tử acid béo ở động
vật thủy sản và các loài động vật trên cạn?
Chỉ số đầu tiên biểu thị số lượng carbon trong chuỗi acid béo
Chỉ số thứ hai chỉ số lượng nối đôi trong chuỗi acid béo
Chỉ số thứ ba, sau n/ω vị trí đầu tiên của nối đôi
 Phân tử acid béo ở động vật trên cạn được gọi tên bắt đầu từ nhóm
carboxyl (-COOH)
 Acid béo ở động vật thủy sản được gọi tên bắt đầu từ đầu chứa nhóm
metyl (-CH3)
Câu 42: Trình bày công thức cấu tạo của DHA, EPA và làm rõ chức năng của
chúng?

 DHA tạo tế bào thần kinh nhạy cảm giúp truyền tải thông tin một cách
nhanh chóng. Ngoài ra, DHA cũng rất cần thiết cho sự phát triển của mắt và
hệ thần kinh
 Tác dụng chính của EPA là giúp sản xuất prostaglandin trong máu. Loại
prostaglandin này ức chế tạo các tiểu cầu nhằm làm giảm và ngăn ngừa
chứng huyết khối. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm giảm cholesterol và
triglycerides có trong máu. Thêm nữa, EPA còn có thể làm giảm độ sánh của
máu
Câu 43: Omega-3, Omega-6 là gì? Vai trò và sự phân bố của chúng ở động vật
thủy sản?
Omega-3 là tên gọi chung của nhóm các acid béo chưa no với liên kết đôi
đầu tiên nằm ở vị trí liên kết thứ 3 trong mạch carbon
Omega-3 là tên gọi chung của nhóm các acid béo chưa no với liên kết đôi
đầu tiên nằm ở vị trí liên kết thứ 6 trong mạch carbon
Vai trò của Omega-3 và Omega-6 đối với động vật thủy sản:
 Nhóm acid béo Omega-3 được dùng để sinh tổng hợp các acid béo
mạnh dài
 Nhóm acid béo Omega-6 được sử dụng như nguồn dự trữ và cung cấp
năng lượng cho cơ thể động vật thủy sản
Câu 44: Các cách gọi tên, cấu tạo và tính chất của phân tử Triglyceride?
 Triglyceride còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như: chất béo trung
tính, triacylglycerol, TAG hay triacylglyceride
 Tính chất của triglyceride:
 Không phân cực, kị nươc, không tan trong nước
 Dầu thực vật chứa nhiều triacylglycerol có các acid béo không no nên
tồn tại ở thể lỏng
 Mỡ động vật chứ nhiều triacylglycerol có acid béo no nên tồn tại ở thể
rắn trong nhiệt độ phòng
 Thức ăn giàu lipid để trong không khí lâu ngày sẽ bị ôi là do các acid
béo không no bị oxy để hình thành các peoxide độc
Câu 45: Trình bày quá trình nhũ tương hóa với sự tham gia của muối mật (có
vẽ sơ đồ kèm theo)?
Các muối mật có một đầu ưa béo và một đầu ưa nước. Đầu ưa béo sẽ bám
lên các hạt chất béo và đầu ưa nước quay ra ngoài giúp men lipase bám lên và thủy
phân chất béo. Quá trình này được gọi là nhũ tương hóa chất béo.

Câu 46: Tác dụng của muối mật và các enzmye tiêu hóa lipid ở động vật thủy
sản?
 Tác dụng của muối mật:
 Muối mật làm nhủ hóa liqid, tăng diện tích tiếp xúc của liqid với
lipase và tăng hoạt tính của men lipase
 Muối mật tạo micell giúp hòa tan các sản phẩm thủy phân lipid và các
Vitamin tan trong dầu để có thể hấp thu chúng dễ dàng
 Muối mật kích thích tăng tiết các mem tiêu hóa của dịch tụy, dịch
ruột, đồng thời hoạt hóa chúng
 Muối mật tạo môi trường kiềm ở ruột, kích thích nhu động ruột, ức
chế hoạt động của vi khuẩn lên men thối ở phần trên ruột non
 Tác dụng của các enzyme tiêu hóa:
 Lipase: có tác dụng thủy phân tryglycerid của các acid béo mạch dài
 Esterase: được tìm thấy trong ống tiêu hóa của nhiều loài cá ăn giáp
xác. Có chức năng thủy phân ester của sáp cho ra các acid béo mạch
ngắn
Câu 47: Trình bày tóm tắt quá trình hấp thu của các hợp chất dinh dưỡng
qua ruột bằng mô hình?

Câu 48: Trình bày sự thoái hóa acid béo no (bão hòa) bằng sơ đồ? (ko ghi
ctct)
Câu 49: Trình bày 2 con đường của quá trình sinh tổng hợp Triglyceride
bằng sơ đồ?
Con đường thứ nhất triglyceride được tái tạo trong thành ruột

Con đường thứ 2: tái tạo triglyceride ở mỡ, gan, thận


Glucose dihydroxyacetone phosphate 3-phosphoglycerol

diacylglycerol phosphatidate Lysophosphatidate

Triacylglycerol
Câu 50: Trình bày quá trình chuyển hóa cholesterol bằng sơ đồ minh họa?
 Giải thích LDL, HDL, VLDL (tự làm)
Câu 51: Trình bày quá trình xơ vữa động mạch trong cơ thể sinh vật?
Cholesterol ngấm vào thành mạch và tích lại ở lớp áo trong động mạch (bên
dưới lớp tế bào nội mô), tạo thành những mãng cholesterol bám chặt vào thành
mạch. Giai đoạn này gọi là giai đoạn xơ hóa thành mạch.
Các mảng xơ cholesterol thu hút bạch cầu và các tế bào miễn dịch xâm nhập
và tiếp cận vị trí xơ hóa, tiến hành thực bào các lipoprotein. Giai đoạn này gọi là
thoái biến thành mạch.
Tiếp đó là quá trình ngấm calci ở lớp áo trong dẫn tới hoại tử tế bào do thiếu
máu nuôi dưỡng các mô. Sự hoại tử tế bào diễn tiến lan rộng, các mô xơ thế chỗ
hình thành nên tổ chức xơ (gọi là mảng xơ). Bề mặt của mảng xơ sần sùi, cộng với
sự loét do ổ hoại tử làm cho các tiểu cầu bám dính vào bề mặt thành mạch,kéo theo
quá trình đông máu gây bít hẹp lòng mạch do các sợi tơ huyết (gọi là vữa). Nếu
không may lớp vữa này bị dòng máu cuốn trôi, tạo cục huyết khối đến gây tắc ngẽn
ở các mạch máu nhỏ như mạch máu não, mạch vành, sẽ gây các biến chứng như
nhồi máu và đột quỵ
Câu 52: Trình bày cách phân loại các phân tử enzyme và cho ví dụ?
Dựa vào chức năng của enzyme mà người ta chia enzyme thành các loại
chính sau:
 Oxydoreductase: xúc tác cho phản ứng oxy hóa – khử. Vd: Oxydase,
Peroxydase
 Transferase: Xúc tác cho phản ứng chuyển vị. Vd: Aminoferaza
 Hydrolase: Xúc tác cho phản ứng thủy phân. Vd: Lipase
 Lyase: xúc tác cho phản ứng cắt không cần nước, loại bỏ nước tạo
thành nối đôi hoặc kết hợp nước vào nối đôi. Vd:
pyruvatdecacboxylase, decacboxylase
 Isomerase: Xúc tác cho phản ứng đồng hóa. Vd: isomerase
 Ligase: enzyme xúc tác cho phản ứng tổng hợp có sử dụng liên kết
giàu năng lượng ATP. Vd: Pyruvate Carboxylase.
Câu 53: Trình bày các quan niệm về trung tâm hoạt động của enzyme có sơ
đồ minh họa?
Một số quan niệm về trung tâm hoạt động của enzyme:
 Quan niệm của fisher (1894): Trung tâm hoạt động vốn sẵn có và
cứng nhắc. Trung tâm hoạt động như ổ khóa còn cơ chất là chìa khóa

 Quan niệm của Kosland (1958): Trung tâm hoạt động được hình thành
trong quá trình kết hợp với cơ chất và đây là cấu trúc mềm dẻo, linh
động. Cơ chất quyết định cuối cùng đến hình dạng enzyme (enzyme là
găng tay còn cơ chất là bàn tay)
Câu 54: Trình bày ảnh hưỡng của các chất kìm hãm đến vận tốc phản ứng
enzyme, có vẽ hình minh họa?
Có 3 loại chất kìm hãm chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:
 Kìm hãm cạnh tranh: tham gia cạnh tranh với cơ chất để kết hợp với
trung tâm hoạt động của enzyme. Khi chất cạnh tranh kết hợp được
với trung tâm hoạt động sẽ ngăn cơ chất kết hợp với enzyme

 Kìm hãm không cạnh tranh: Cơ chất và chất kìm hãm gắn ở 2 vị trí
khác nhau trên enzyme. Chất kìm hãm không cạnh tranh làm thay đổi
cấu trúc, hình dạng của enzyme cũng như trung tâm hoạt động của
enzyme, từ đó làm giảm tốc độ phản ứng
 Chất kìm hãm không thuận nghịch: Các chât kìm hãm không thuận
nghịch là các chất thường tạo liên kết đồng hóa trị với enzyme hoặc
phá hủy các nhóm chức cần thiết cho hoạt tính enzyme hoặc tạo ra
các quá trình kết hợp không đồng hóa trị bền
Câu 55: Trình bày tính chất của vitamin tan trong nước và một số dấu hiệu
thiếu vitamin C ở động vật thủy sản?
 Tính chất của vitamin tan trong nước:
 Tan dễ dàng trong nước
 Có thể dễ dàng di chuyển theo dòng máu
 Tồn tại trong cơ thể trong một thời gian ngắn
 Phải cần được bổ sung hằng này
 Một số dấu hiệu của việc thiếu vitamin C:
 Xuất huyết, vẹo cột sống, nứt sọ ở cá
 Bệnh chết đen ở tôm
Câu 56: Trình bày tính chất và vai trò của phân tử vitamin A trong cơ thể
sinh vật nói chung?
Vitamin A là chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể mọi loài sinh vật. Nó
không tồn tại dưới dạng một hợp chất duy nhất mà là dưới nhiều dạng khác nhau.
 Vai trò của vitamin A:
 Tăng cường sức khỏe cho mắt
 Hỗ trợ hệ thống miễn dịch
 Chống viêm
 Hỗ trợ sức khỏe da và sự phát triển của tế bào
 Hỗ trợ phòng chống ung thư
Câu 57: Cơ chế điều hòa nồng độ đường thông qua hormon insulin và
glucagon ở động vật thủy sản bằng hình vẽ minh họa?
Trong quá trình tiêu hóa, thức ăn có chứa carbohydrate được tiêu hóa và
chuyển đổi thành glucose. Khi đó lượng đường huyết sẽ gia tăng. Sự gia tăng
lượng đường phát tín hiệu đến tuyến tụy để sản xuất insulin nhằm kiểm soát nồng
độ đường trong máu. Insulin kích thích các tế bào khắp cơ thể hấp thụ glucose từ
máu. Sau đó, các tế bào sử dụng glucose làm năng lượng, hoặc để dự trữ.
Khoảng bốn đến sáu giờ sau khi ăn, lượng đường trong máu sẽ giảm dần.
Điều này kích hoạt sự sản xuất glucagon trong tuyến tụy. Khi tuyến tụy tiết
glucagon, cơ thể sẽ ức chế sản xuất insulin.Glucagon báo hiệu cho gan và cơ phân
giải glycogen thành glucose và giải phóng glucose trở lại vào máu. Điều này sẽ
giúp lượng đường trong máu của bạn không tụt xuống quá thấp.
Câu 58: Phân loại hormon dựa trên bản chất hóa học và cơ chế tác dụng của
chúng?
Dựa vào cấu tạo hóa học có thể chia hormon o cơ thể động vật thủy sản ra
làm ba loại:
 Hormon dẫn xuất của acid amin
 Hormon steroid la dẫn xuất cua protein
 Hormon là peptide và protein
Ngoài ra còn phân thành 2 loại :
1.Hormon tại chỗ Hormon tại chỗ là những hormon do một nhóm tế bào bài
tiết vào máu rồi được máu đưa đến các tế bào khác ở gần nơi bài tiết để gây ra các
tác dụng sinh lý.
Ví dụ: Secretin, cholecystokinin, histamin, prostaglandin …
2. Hormon của các tuyến nội tiết
Khác với các hormon tại chỗ, các hormon của các tuyến nội tiết thường
được máu đưa đến các mô, các cơ quan ở xa nơi bài tiết và gây ra các tác dụng sinh
lý ở đó.

Câu 59: Trình bày mối quan hê ̣ giữa phân tử protein và quá trình chuyển hóa
carbohydrate bằng sơ đồ?

Câu 60: Trình bày cơ chế tác dụng hormon và cho ví dụ về việc ứng dụng
hormon trong sinh sản nhân tạo động vật thủy sản? (tự làm mỗi người một
khác)

You might also like