You are on page 1of 20

Tổng hợp các câu hỏi ở chuyên đề 1:

DI TRUYỀN HỌC PHÂN TỬ


Câu 1: Trình bày chức năng của ADN. Tại sao chỉ với 4 loại nu nhưng lại tạo ra
được vô số loại ADN khác nhau?
* Chức năng:
- Lưu trữ: Mang ttdt là số lượng, thành phần và trình tự các nucleotit trên ADN
- Bảo quản ttdt: Mọi sai sót trên phân tử ADN hầu hết đều được các hệ thống các emzym
sửa sai trong tế bào sửa chữa, các đoạn gen cấu trúc được các cơ chế trong tế bào bảo vệ,
giữ được tính ổn định trong đời sống cá thể.
- Truyền đạt thông tin di truyền (qua nhân đôi) qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
* Giải thích:
Vì số lượng khác nhau, thành phần và trật tự sắp xếp các nu khác nhau tạo ra vô số loại
ADN khác nhau
Câu 2: Tại sao ADN vừa có tính đa dạng, vừa có tính đặc trưng cho loài?
- ADN có tính đa dạng vì số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các nu khác nhau
- ADN có tính đặc trưng cho loài vì ADN đc sinh ra nhờ quá trình nhân đôi từ phân tử
ADN trước đó. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc khuôn mẫu, bổ sung và
bán bảo toàn nên ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ. Nhờ đó mà ADN giữ vững được
tính đặc trưng của loài.
Câu 3: Hệ quả và ý nghĩa của NTBS
*Hệ quả:
- Đưa đến tính chất bổ sung của 2 mạch đơn trong phân tử ADN, vì vậy khi biết trình tự
sắp xếp các nu của mạch đơn này thì có thể suy ra trình tự sắp xếp các nu của mạch đơn
kia.
- Trong mỗi phân tử ADN, số A=T và số G=X, do đó A+G=T+X hay A+X=G+T và tỉ số
A+ T
là đặc trưng cho từng phân tử ADN của từng loài sinh vật
G+ X
*Ý nghĩa
- NTBS đảm bảo cho cấu trúc không gian của phân tử ADN được ổn định để thực hiện
chức năng mang và bảo quản thông tin di truyền
- NTBS đã tạo cho ADN có được những đặc tính quan trọng đó là sự tự nhân đôi theo
đúng mẫu ban đầu và phiên mã tạo ra các ARN trong quá trình truyền đạt thông tin di
truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể
- Sự phạm vi NTBS có thể làm thay đổi cấu trúc của ADN về số lượng, thành phần và
trình tự sắp xếp các nu từ đó tạo ra các ADN mới, góp phần làm tăng tính đa dạng và
phong phú cho các loài sinh vật
Câu 4: Trong phòng thí nghiệm người ta cho 1 phân tử ADN nhân đôi trong môi trg
chứa các nu tự do có đánh dấu theo các gốc bazơ nitơ kí hiệu là A + ,T+, G+, X+ và sinh
sản tiếp. Ở thế hệ nào thì xuất hiện hiện tg tất cả các phân tử ADN con hoàn toàn đc
cấu túc từ các nu đánh dấu
- Không bao giờ xảy ra hiện tượng tại 1 lần nhân đôi nào đó, tạo ra tất cả các ADN đều
cấu trúc từ các nu đánh dấu
- Vì tại bất cứ lần nhân đôi nào, đều chứa 2 mạch của ADN ban đầu (2 mạch ban đầu
chứa các nu ko đánh dấu), 2 mạch này cx đc dùng làm mạch khuôn cho các lần nhân đôi
tiếp theo. Do vậy cuối lần nhân đôi bất kì nào, cũng xuất hiện 2 ADN trong đó mỗi ADN
có 1 mạch chứa các nu ko đánh dấu, 1 mạch chứa các nu đánh dấu
Câu 5: So sánh cấu tạo và chức năng của 3 loại ARN
*Giống:
- Cấu tạo:
+ Đều là thành phần cấu trúc của nhân tế bào
+ Đều có 1 mạch đơn
+ Đơn phân đều là các nu
+Mỗi nu đều gồm 3 thành phần chính: axit photphoric( H 3PO4), đường ribozo(C5H10O5),
bazơ nitơ
+ Có 4 loại đơn phân, các đơn phân nối vs nhau bằng lk HT
-Về cấu trúc: đều có vai trò nhất định trọng quá trình tổng hợp protein
*Khác:
mARN tARN rARN
Đặc điểm - Dạng mạch đơn, - Mạch đơn, có cấu - Cấu trúc mạch đơn
thẳng, có cấu trúc đa trúc đa phân gồm vài nhưng nhiều vùng các
phân gồm hang trăm chục đến vài trăm đơn nu lk bổ sung vói
đến hang nghìn đơn phân, 1 số đoạn lk bổ nhau tạo thành các
phân sung với nhau tạo vùng xoắn kép
- Ko có lk H thành cấu trúc 3 thùy
- Có lk H ở nơi có cấu
trúc tạm thời và có biểu
hiện của NTBS
Chức năng Truyền đạt thông tin di Vận chuyển axit amin Là thành phần cấu tạo
truyền tới riboxom để tổng nên riboxom-nơi tổng
hợp chuỗi polipeptit hợp protein

Câu 6: So sánh ADN và ARN


*Giống:
- Đều cấu tạo từ các ng tố C, H, O, N, P
- Đều là các đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đã phân
- Đều có 4 loại đơn phân
- Có 3 loại bazơ nitơ giống nhau : A,X,G
- Các nu đều liên kết với nhau thành mạch nhờ liên kết hóa trị
*Khác:
Đặc điểm ARN ADN
Số mạch đơn 1 2
Số đơn phân Đại phân tử được cấu tạo theo NT Đại phân tử được cấu tạo theo
đa phân gồm hàng trăm đến hàng NT đa phân gồm hàng triệu
nghìn đơn phân (nucleotit). đơn phân (nucleotit), có kích
thước và khối lượng lớn.
Các loại đơn A,U,G,X A,T,G,X
phân
Cấu tạo đơn phân - Đường ribozo(C5H10O5) - Đường ribozo(C5H10O5)
- Có bazo nito loại U, ko có T - Có bazo nito loại U, ko có T
Liên kết hóa học Chủ yếu liên kết hóa trị, tARN có
lk H ở nơi có cấu trúc xoắn và 1 ít Có lk HT và lk Hoá trị
ở rARN

Câu 7: So sánh quá trình tổng hợp ARN và ADN


*Giống:
- Đều đc tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của phân tử ADN dưới tác dụng của các enzim
- Đều xảy ra ở kì trung gian, lúc NST ở dạng sợi mảnh
- Đều có hiện tượng 2 mạch đơn ADN tách nhau ra
- Đều diễn ra sự liên kết giữa các nu của môi trg nội bào với các nu trên mạch ADN theo
NTBS
*Khác:
Quá trình tự nhân đôi ADN Quá trình tổng hợp ARN
Quy mô Xảy ra trên toàn bộ phân tử ADN Xảy ra trên 1 đoạn của ADN tương
ứng với 1 gen nào đó
Nguyên liệu - Cả 2 mạch của ADN đều làm - Chỉ có 1 mạch của gen trên ADN
mạch khuôn để tổng hợp nên mạch làm mạch khuôn
mới - Nu tự do:A,U,G,X
- Nu tự do:A,T,G,X - Hệ enzim: ARN polymeraza
- Hệ enzim:ADN polymeraza
Kết quả - Tạo ra 2 phân tử ADN con giống - Tạo ra 1 phân tử ARN
nhau và giống với ADN mẹ - Mạch ARN sau khi được tổng
- Sauk khi nhân đôi, ADN con vẫn hợp sẽ rời nhân ra tế bào chất
ở trong nhân
Nguyên tắc - NTBS - NTBS
tổng hợp
- NT khuôn mẫu - NT khuôn mẫu
- NT bán bảo toàn

Câu 8: Trình bày cấu trúc của protein


- Pr là hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố chính: C; H; O; N và có thể có thêm 1 số nguyên
tố khác
- Đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các axitamin, có hơn 20 loại axit amin
- Thành phần, số lượng và sự sắp xếp của các axit amin tạo nên vô số các pt pr khác
nhau, đảm nhận các chức năng khác nhau-> tính đa dạng và đặc thù của protein
- Tính đa dạng và đặc thù còn được thể hiện ở cấu trúc không gian của protein
+ Cấu trúc bậc 1: Là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin
+ Cấu trúc bậc 2: Chuỗi axit amin tạo thành vòng xoắn lò so đều đặn
+ Cấu trúc bậc 3: Là hình dạng không gian 3 chiều của pr do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp tạo
thành kiểu đặc trưng.
+ Cấu trúc bậc 4: Cấu trúc của một số loại protein gồm 2 hoặc nhiều chuỗi axit amin
cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau.n
-Chú ý:
+ Cấu trúc thể hiện tính đặc thù của protein là cấu trúc bậc 1.
+ Chức năng sinh học của protein thể hiện ở cấu trúc bậc 3 và bậc 4
Câu 9. Trình bày chức năng của protein
Đối với tế bào và cơ thể protein có nhiều chức năng quan trọng
- Chức năng cấu trúc
VD: Histon là protein tham gia vào cấu trúc của NST, collagen và elastin là thành phần
chủ yếu của da và mô liên kết....
- Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất
VD: Trong quá trình tổng hợp ARN có sự tham gia của enzym ARN- polimeraza
- Chức năng điều hòa các quá trình trao đổi chất
VD: Insulin điều hòa hàm lượng đường trong máu...
- Ngoài ra protein còn có các chức năng khác như: Bảo vệ cơ thể (kháng thể), vận động
cơ thể, dự trữ năng lượng cung cấp cho cơ thể khi thiếu hụt lipit và gluxit…
Câu 10:

Cho sơ đồ: Gen mARN Prôtêin Tính trạng. Hãy giải thích:
1. Mối liên hệ giữa các thành phần trong sơ đồ theo trật tự 1, 2, 3.
2. Bản chất của mối liên hệ trong sơ đồ?
3. Giải thích vì sao trâu và bò cùng ăn cỏ nhưng Prôtêin của trâu khác của bò?
Câu hỏi Trả lời
1. Mối liên (1): Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN (ở nhân TB)
hệ (2): mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axit amin cấu thành nên prôtêin
(ở TBC)
(3): Prôtêin chịu tác động của môi trường, trực tiếp biểu hiện thành tính trạng
của cơ thể.
2. Bản - Trình tự các nu trong gen (ADN) quy định trình tự các nu trong mARN
chất - Trình tự các nu trên mạch khuôn của mARN quy định trình tự các aa cấu tạo
thành protein (cấu trúc bậc 1 của protein)
- Protein tham gia vào cấu trúc và các hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu
hiện thành tính trạng của cơ thể sinh vật
3. Trâu và - Thành phần chính của thịt là prôtêin.
bò cùng ăn - Prôtêin của trâu do gen của trâu quy định tổng hợp
cỏ nhưng - Prôtêin của bò do gen của bò quy định tổng hợp.
Prôtêin - Trâu và bò đều ăn cỏ thì chúng có cùng một loại nguyên liệu axit amin
của trâu giống nhau.
khác của - Tuy nhiên do gen của trâu khác với gen của bò nên đã tổng hợp nên prôtêin
bò vì: ở trâu khác với prôtêin của bò.
* Chú ý: Nếu đầu bài hỏi trình bày MQH giữa gen và tính trạng thì trả lời như sau:

- Viết sơ đồ: Gen mARN Prôtêin Tính trạng.


- Mối liên hệ giữa các thành phần trong sơ đồ
- Bản chất của mối liên hệ trong sơ đồ

Câu 11: So sánh về cấu trúc ADN và protein


*Giống:
- Đều là các đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân
- Đều có kích thước và khối lượng lớn
*Khác:
ADN Prôtein
Có cấu trúc xoắn kép gồm 2 mạch đơn, Trên Có cấu tạo xoắn, mức độ xoắn tùy thuộc
mạch kép phân tử ADN các cặp nu liên kết vào mức độ cấu trúc (có 4 bậc cấu trúc)
với nhau theo NTBS bằng các liên kết Hiđro.
ADN được cấu tạo từ 4 loại nu. Được cấu tạo từ 20 loại aa.
Liên kết trên mỗi mạch ADN là liên kết Trong phân tử Pr, các aa liên kết với nhau
photphodieste, nhiều liên kết tạo thành mạch bằng liên kết Peptit. Nhiều liên kết Peptit
polinucleotit. tạo thành chuỗi Polipeptit.
Mỗi phân tử ADN gồm nhiều gen. Mỗi phân tử Pr gồm nhiều chuỗi
Polipeptit.
Cấu trúc của ADN quy định cấu trúc hóa học Cấu trúc hóa học của Pr phụ thuộc vào cấu
của các Pr tương ứng. trúc hóa học của các gen trên phân tử ADN
Có kích thước và khối lượng lớn hơn Pr. Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn
ADN.

Câu 12: Em hiểu thế nào là thông tin di truyền? Thông tin di truyền được truyền lại cho
thế hệ sau bằng cơ chế nào?
Đáp án:
- Thông tin di truyền là thông tin quy định cấu trúc của phân tử Prôtêin (trình tự axit
amin trên chuỗi axit amin) được xác định bởi trình tự nuclêôtit trên phân tử ADN -
Thông tin di truyền được truyền lại cho thế hệ sau bằng cơ chế tự nhân đôi của phân tử
ADN
Câu 13:
a. Một đột biến xảy ra trên gen không làm thay đổi chiều dài của gen, em hãy xác định đó
là loại đột biến gì?
b. Đột biến trên ảnh hưởng đến cấu trúc của prôtêin như thế nào?
Đáp án:
a. Đột biến xảy ra trên gen không làm thay đổi chiều dài của gen thì đó là đột biến thay
thế .
b. Ảnh hưởng của đột biến đến cấu trúc của prôtêin
Nếu đột biến thay thế cặp nuclêôtit trong bộ ba nào đó thì sẽ làm thay đổi bộ ba được mã
hóa tương ứng. Nếu bộ ba mới và cũ quy định axit amin khác nhau thì sẽ làm thay đổi
axit amin của prôtêin.
Câu 14: Nói: cô ấy được mẹ truyền cho tính trạng “má lúm đồng tiền” có chính xác
không? Nếu cần thì phải sửa lại câu nói này như thế nào?
Trả lời: Mẹ chỉ truyền cho con thông tin quy định việc hình thành nên tính trạng “má
lúm đồng tiền” dưới dạng trình tự các nuclêôtit xác định, mà không truyền lại cho con các
kiều hình đã có sẵn. Nói cách khác mẹ chỉ truyền cho con các alen quy định kiểu hình
chứ không trực tiếp truyền cho con kiểu hình.
Câu 15: ở người tại sao các bệnh di truyền liên kết với giới tính thường biểu hiện ở
người nam, còn ít biểu hiện ở người nữ?
Trả lời
- Đa số các gen gây bệnh thường là gen lặn.
- Ở người nữ giới do có cặp NST giới tính là XX nên khi mang gen gây bệnh thì phải ở
trạng thái đồng hợp mới có cơ hội biểu hiện, còn trong trạng thái dị hợp thì bị gen trội
tương ứng trên NST giới tính X còn lại át chế do đó không biểu hiện được.
- Còn ở nam giới có cặp NST giới tính là XY. Mà NST X và Y không đồng dạng, một số
gen có trên NST giới tính X nhưng lại không có gen tương ứng trên NST Y và ngược lại.
Nên ở nam giới chỉ cần mang 1 gen lặn là sẽ biểu hiện ngay ra bệnh.
Do đó các bệnh di truyền liên kết với giới tính thường biểu hiện ở người nam, còn ít
biểu hiện ở người nữ
Câu 16: Trình bày khái niệm về gen? Nêu các điểm giống và khác nhau giữa gen với
ADN?
Trả lời:
* Khái niệm về gen:
- Gen là một đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định. Mỗi gen chứa
thông tin qui định cấu trúc của một loại protein nào đó (gen cấu trúc). Trung bình mỗi
gen cáu trúc thường có từ 600 cặp đến 1500 cặp nu. Số lượng trong TB rất lớn. Ví dụ:
Ruồi gấm có 4000 gen
* So sánh giữa AND và gen
- Giống nhau:
+ Đều cấu tạo từ C, H, O, N, P, Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân gồm 4
loại nu
+ Đều có cấu trúc 2 mạch xoắn lại, các nu trên 2 mạch liên kết bởi liên kết H theo NTBS
- Khác nhau: Gen có kích thước, khối lượng nhỏ, ADN chứa nhiều gen
Câu 17
a) Giải thích vì sao hai phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống phân
tử ADN mẹ.
b) Nguồn gốc chung của sinh giới và tính đa dạng của các loài sinh vật được giải thích
như thế nào trên cơ sở cấu tạo của ADN.
Đáp án
a) Do: Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc:
- Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của
ADN mẹ. Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội
bào theo nguyên tắc: A liên kết với T hay ngược lại, G liên kết với X hay ngược lại.
- Nguyên tắc giữ lại một nữa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có một mạh của ADN
mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.
b. - ADN của tất cả các loài đều có cấu tạo thống nhất do 4 loại nuclêôtit tạo nên đây là
một bằng chứng về nguồn gốc thống nhất của sinh giới.
- Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù của các loài SV.
Câu 18. Trình bày cấu trúc hoá học và cấu trúc không gian của ADN? Tại sao nói
cấu trúc ADN chỉ có tính ổn định tương đối?
Đáp án
* Cấu trúc hóa học của ADN.
- ADN (axit đêôxiribônuclêic) được cấu tạo từ các nguyên tố chủ yếu là: C, H, O, N, P...
- ADN là đại phân tử có kích thước và khối lượng phân tử lớn.
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit.
- Một nuclêôtit gồm 3 thành phần: Axit phôtphoric H 3PO4, đường đêôxiribô C5H10O4 và
bazơnitric, trong đó bazơnitric là thành phần quan trọng nhất. Có 4 loại bazơnitric là A, T, G,
X. Do các nuclêôtit chỉ khác nhau ở thành phần bazơnitric nên người ta dùng tên bazơnitric để
gọi tên các nuclêôtit.
- Thành phần, số lượng trật tự sắp xếp các đơn phân đã tạo ra vô số loại ADN khác nhau từ đó
quy định tính đa dạng cho sinh vật.
* Cấu trúc không gian của ADN.
- Do Oatxơn và Cric công bố năm 1953.
- ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch đơn song song xoắn đều quanh một trục theo
chiều từ trái sang phải.
- Trên mỗi mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị bền vững giữa đường
của nuclêôtit này với axit của nuclêôtit bên cạnh.
- Giữa hai mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ
sung, trong đó một bazơnitric có kích thước lớn phải được bù bằng một bazơnitric có kích
thước nhỏ. A đi với T bằng hai liên kết hiđrô, G đi với X bằng ba liên kết hiđrô. Do đó khi biết
trật tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch đơn này có thể suy ra trật tự sắp xếp các nuclêôtit trên
mạch đơn kia.
- ADN xoắn có tính chất chu kì, mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nu, cao 34A0, đường kính 20A0.
- Tỉ lệ (A+T)/(G+X) đặc trưng cho loài.
* Tính ổn định của ADN chỉ có tính chất tương đối:
- Cấu trúc ADN ổn định nhờ:
+ Trên hai mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị bền vững.
+ Giữa hai mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô có số lượng rất lớn.
- Tính ổn định của ADN chỉ có tính tương đối vì:
+ Liên kết hiđrô có số lượng lớn nhưng là liên kết yếu nên khi khi cần liên kết hiđrô có thể
đứt, hai mạch đơn của ADN tách nhau ra để ADN tái sinh và sao mã.
+ ADN có khả năng đột biến (đột biến gen).
+ ở kì đầu giảm phân I có thể xảy ra hiện tượng bắt chéo trao đổi đoạn tạo thông tin di truyền
mới.
Câu 19. Vì sao ADN được coi là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử?
Hướng dẫn trả lời
ADN được coi là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử là vì:
+ ADN thuộc loại đại phân tử, tồn tại chủ yếu trong nhân tế bào, là thành phần chủ yếu
cấu tạo nên các NST và NST là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ tế bào.
+ Mỗi phân tử ADN đều chứa đựng và bảo quản thông tin di truyền đặc trưng cho sinh
vật dưới dạng số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit của các gen nằm
trong nó.
+ ADN có khả năng tự nhân đôi theo đúng mẫu ban đầu, nhờ đặc tính tự nhân đôi nên
ADN thực hiện được sự truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
+ Thông qua quá trình phiên mã và quá trình dịch mã mà các gen trên ADN thực hiện
được sự truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất để tạo ra các phân tử prôtêin
biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể.
+ ADN có thể bị biến đổi về cấu trúc để tạo ra những phân tử ADN mới, những biến đổi
trong cấu trúc của ADN có thể dẫn đến sự biến đổi các tính trạng và có thể di truyền lại
cho thế hệ sau từ đó góp phần làm tăng tính đa dạng cho các loài sinh vật.
Câu 20. Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN.
Hướng dẫn trả lời
- Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN diễn ra trong nhân tế bào, tại các nhiễm sắc thể
ở kì trung gian khi NST ở dạng sợi mảnh dãn xoắn.
- Tham gia vào quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN có nhiểu yếu tố như: Các
nuclêôtit A, T, G, X tự do trong môi trường nội bào; một số enzim và yếu tố có những tác
dụng tháo xoắn, tách mạch, giữ cho mạch ở trạng thái duỗi, liên kết các nuclêôtit với
nhau…
- Khi bắt đầu quá trình tự nhân đôi, nhờ tác dụng của các enzim và yếu tố có những tác
dụng tháo xoắn, tách mạch, giữ cho mạch ở trạng thái duỗi…nên hai mạch đơn của phân
tử ADN mẹ tách nhau dần dần và trở thành mạch khuôn để tổng hợp ra mạch mới trong
mỗi ADN con.
- Các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của phân tử ADN mẹ sau khi được tách ra lần lượt liên
kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc A liên kết với T
bằng 2 liên kết hiđrô hay ngược lại, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô hay ngược lại
để dần hình thành mạch mới trong mỗi ADN con.
- Khi quá trình tự nhân đôi kết thúc, hai phân tử ADN con được tạo thành, chúng giống
nhau và giống với ADN mẹ, trong mỗi ADN con có 1 mạch là mạch khuôn của ADN mẹ
(mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới từ các nuclêôtit tự do trong môi trường nội
bào.
Câu 21. Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN
mẹ? Có trường hợp nào qua nhân đôi ADN con lại khác ADN mẹ không? Nêu ý
nghĩa sinh học của quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN.
Hướng dẫn trả lời
- Hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi giống ADN mẹ là vì: Quá trình tự
nhân đôi của phân tử ADN được diễn ra theo 2 nguyên tắc sau:
+ Nguyên tắc bổ sung (NTBS): Các nuclêôtit ở mạch khuôn của ADN mẹ bắt cặp và liên
kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào để hình thành mạch mới trong ADN
con theo nguyên tắc: A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô hay ngược lại, G liên kết với
X bằng 3 liên kết hiđrô hay ngược lại.
+ Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có 1 mạch là mạch
của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.
- Hai ADN con được tạo ra qua nhân đôi khác với ADN mẹ: khi xảy ra đột biến trong
quá trình tự nhân đôi của ADN mẹ.
- Ý nghĩa sinh học của quá trình tự nhân đôi cảa phân tử ADN: Quá trình tự nhân đôi
của ADN là cơ sở cho sự nhân đôi của NST, là cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền và
sinh sản, duy trì các đặc tính của từng loài ổn định qua các thế hệ, đảm bảo sự liên tục
sinh sôi nảy nở của sinh vật.
Câu 22 Vì sao mARN được xem là bản sao của gen cấu trúc?
+ Trình tự các nuclêôtit của mARN bổ sung với tình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của
gen cấu trúc (mạch tổng hợp mARN) và sao chép nguyên vẹn trình tự các nuclêôtit trên
mạch đối diện (mạch bổ sung) trừ một chi tiết là T được thay bằng U.
+ mARN là cấu trúc trung gian truyền đạt thông tin di truyền lưu giữ trong gen cấu trúc
thành thông tin về cấu trúc của prôtêin thông qua quá trình dịch mã tại các ribôxôm ở tế
bào chất.
Câu 23. Nêu chức năng của những yếu tố chính tham gia vào quá trình hình thành
chuỗi axit amin. Sự hình thành chuỗi axit amin được diễn ra ở đâu và dựa trên
những nguyên tắc nào? Nêu ý nghĩa của quá trình hình thành chuỗi axit amin.
Hướng dẫn trả lời
- Những yếu tố chính tham gia vào quá trình hình thành chuỗi axit amin gồm: các
axit amin, mARN, các tARN và ribôxôm.
+ Các axit amin: Là nguồn nguyên liệu để hình thành chuỗi axit amin.
+ mARN: Có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp.
+ Các tARN: Mỗi tARN vận chuyển một axit amin tương ứng với 1 bộ ba mã hóa trên
mARN để gắn vào chuỗi axit amin đang được hình thành tại ribôxôm.
+ Ribôxôm: Có vai trò như 1 khung đỡ và trượt dọc phân tử mARN để quá trình hình
thành chuỗi axit amin diễn ra.
- Sự hình thành chuỗi axit amin:
+ Được diễn ra ở tế bào chất, tại các ribôxôm.
+ Được dựa trên những nguyên tắc sau :
 Nguyên tắc khuôn mẫu: Sự tạo thành chuỗi axit amin được thực hiện dựa trên khuôn
mẫu của mARN theo tương quan cứ 3 nuclêôtit kế tiếp nhau trên mARN ứng với 1 axit
amin (trừ bộ ba kết thúc).
 Nguyên tắc bổ sung: Trong quá trình hình thành chuỗi axit amin, tại ribôxôm, các
nuclêôtit trong bộ ba đối mã của tARN bắt cặp và liên kết với các nuclêôtit trong bộ ba
mã hóa của mARN theo nguyên tắc A liên kết với U, G liên kết với X để lắp đặt chính
xác axit amin vào chuỗi axit amin đang được hình thành.
- Ý nghĩa của sự hình thành chuỗi axit amin:
+ Tạo ra các chuỗi axit amin từ đó hình thành nên các phân tử prôtêin đặc trưng biểu hiện
thành tính trạng của tế bào và cơ thể.
+ Phản ánh sự truyền đạt thông tin di truyền từ gen trong nhân tế bào ra tế bào chất của tế
bào.
Câu 24. Vì sao nói prôtêin tạo nên (hay biểu hiện thành) các tính trạng của cơ thể ?
Hướng dẫn trả lời
+ Prôtêin là thành phần quan trọng cấu tạo nên các bộ phận của tế bào, từ đó hình thành
nên các đặc điểm giải phẫu, hình thái của các mô, các cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.
+ Prôtêin tạo nên các enzim có chức năng xúc tác cho các phản ứng sinh hóa xảy ra trong
quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể.
+ Prôtêin tạo nên phần lớn các hoocmôn có vai trò điều hòa các quá trình trao đổi chất
trong tế bào và cơ thể.
+ Prôtêin tạo nên các kháng thể có vai trò bảo vệ cơ thể chống lại các vi khuẩn, virut gây
bệnh.
+ Prôtêin tham gia vận chuyển các chất, tạo ra sự vận động của tế bào và cơ thể.
+ Prôtêin còn là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào
và cơ thể.
+ Như vậy, prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó
biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
Câu 27. Vì sao nói mARN là cấu trúc trung gian trong mối quan hệ giữa gen và
prôtêin ? Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa gen, mARN và prôtêin.
Hướng dẫn trả lời
- mARN là cấu trúc trung gian trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin là vì :
+ Gen mang thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp tồn tại ở trong nhân tế
bào là chủ yếu, còn prôtêin chỉ được hình thành ở chất tế bào, chứng tỏ giữa gen và
prôtêin có mối quan hệ với nhau thông qua một cấu trúc trung gian nào đó.
+ Thông qua quá trình phiên mã mà trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn của gen quy
định trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN.
+ Thông qua quá trình dịch mã mà trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN quy định
trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của prôtêin.
+ Như vậy, thông qua mARN, gen có thể chuyển giao thông tin di truyền lưu giữ dưới
dạng trình tự các nuclêôtit thành thông tin về cấu trúc của prôtêin.
Phiª n m·
- Sơ đồ của mối quan hệ giữa gen và prôtêin: Gen (một đoạn ADN)   mARN
dich m·
  Prôtêin

Câu 28. Chuyên ĐHSP HN/Đề chính thức/Năm học 2016 - 2017
Trong một cơ thể, có rất nhiều gen chi phối tính trạng. Mỗi gen nằm tại một vị trí
trên nhiễm sắc thể của tế bào, tùy từng điều kiện mà các gen sẽ được biểu hiện ra
bên ngoài thành tính trạng. Quá trình thông tin di truyền chứa trong gen được biểu
hiện thành tính trạng của cơ thể gọi là sự biểu hiện của gen. Bằng những hiểu biết
của mình, hãy:
a. Chỉ ra hai giai đoạn chủ yếu của quá trình biểu hiện gen và ý nghĩa của mỗi
giai đoạn.
b. Giải thích tại sao các sai sót diễn ra trong giai đoạn đầu tiên của quá trình biểu
hiện gen kể trên ít nghiêm trọng hơn nhiều so với các sai sót xuất hiện trong quá
trình tự sao của phân tử ADN?
Hướng dẫn trả lời
a. Chỉ ra hai giai đoạn chủ yếu của quá trình biểu hiện gen và ý nghĩa của mỗi giai
đoạn:
- Hai giai đoạn của quá trình biểu hiện gen gồm: Quá trình tổng hợp ARN (phiên mã)
và quá trình hình thành chuỗi axit amin (dịch mã).
- Ý nghĩa của mỗi giai đoạn:
+ Giai đoạn phiên mã: Thông tin di truyền lưu giữ trong trình tự nuclêôtit của gen được
sao chép chính xác thành thông tin di truyền chứa trong trình tự các nuclêôtit của phân tử
mARN.
+ Giai đoạn dịch mã: Thông tin di truyền chứa trong trình tự các nuclêôtit của mARN
được chuyển thành trình tự các axit amin của chuỗi axit amin, từ đó quyết định cấu trúc
của prôtêin và hình thành nên tính trạng của cơ thể.
b. Giải thích:
- Các sai sót xuất hiện trong quá trình tự sao của phân tử ADN có thể tạo ra đột biến gen
và di truyền từ đời này sang đời khác (đột biến giao tử, đột biến tiền phôi) hoặc di truyền
qua các thế hệ tế bào trong cơ thể (đột biến xoma)  Dạng sai sót này sẽ gây hậu quả lớn
hơn rất nhiều so với sai sót trong quá trình phiên mã.
- Các sai sót trong quá trình phiên mã chỉ xuất hiện trong phân tử mARN và chỉ có thể
tạo ra prôtêin sai sót với số lượng ít và không có khả năng di truyền cho thế hệ sau.
Câu 29. (HSG lớp 9 Vĩnh Phúc/Đề dự bị/Năm học 2009 – 2010)
Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử là gì? Nêu những cơ chế di truyền có thể xảy
ra ở cấp độ phân tử?
Hướng dẫn trả lời
- Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử là: Axit nuclêic, gồm ADN và các loại ARN
(mARN, tARN và rARN).
- Các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử là:
+ Tự nhân đôi của ADN.
+ Phiên mã (tổng hợp ARN).
+ Dịch mã (tổng hợp chuỗi axit amin).
Câu 30. (HSG lớp 9 Bắc Giang/Đề chính thức/Năm học 2009 – 2010)
a. Hãy giải thích vì sao thịt nạc của lợn và thịt nạc của bò đều là prôtein nhưng lại
khác nhau?
b. Có thể rút ra kết luận gì từ thực tiễn này?
Hướng dẫn trả lời
a. Thịt nạc của lợn và bò đều là Prôtêin nhưng khác nhau về:
- Số lượng hoặc thành phần hoặc trật tự sắp xếp của các loại axit amin cấu tạo nên chúng.
- Cấu trúc không gian của từng loại prôtêin.....
b. Từ thực tiễn trên rút ra các kết luận sau:
- Prôtêin có tính đa dạng: Tính đa dạng của Prôtêin do tất cả Prôtêin của các loài khác
nhau đều được cấu tạo từ đơn phân là aa ( có khoảng 20 loại khác nhau), chúng khác
nhau bởi số lượng thành phần, trật tự sắp xếp của các aa.
- Prôtêin có tính đặc thù về số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các đơn phân hoặc về
cấu trúc không gian.
Câu 30. HSG lớp 9 Nam Định/Đề chính thức/Năm học 2011 - 2012)
Hãy cho biết khuôn mẫu được dùng để tổng hợp phân tử mARN và nêu vai trò
của nó cũng như mARN, tARN, ribôxôm trong quá trình hình thành chuỗi axit
amin.
Hướng dẫn trả lời
- Khuôn mẫu được dùng để tổng hợp mARN là gen mang thông tin cấu trúc của một loại
prôtêin gọi là gen cấu trúc.
- Vai trò:
+ Gen cấu trúc: Mang thông tin quy định cấu trúc của prôtêin, làm khuôn để tổng hợp
mARN (gián tiếp tham gia quá trình tổng hợp chuỗi axit amin).
+ mARN: sau khi được hình thành rời khỏi nhân ra tế bào chất để làm khuôn tổng hợp
chuỗi axit amin mà thực chất là xác định trật tự sắp xếp của các axit amin.
+ tARN: mang axit amin đến ribôxôm và khớp bổ sung 3 nuclêôtit của nó với 3 nuclêôtit
trên mARN theo nguyên tắc bổ sung A – U, G – X.
+ Ribôxôm: là nơi tổng hợp chuỗi axit amin, là nơi để tARN mang axit amin vào khớp bổ
sung với các nuclêôtit của nó với các nuclêôtit trên mARN. Khi ribôxôm dịch chuyển hết
chiều dài của phân tử mARN thì chuỗi axit amin được tổng hợp xong.
Câu 31. (HSG lớp 9 Thái Bình/Đề chính thức/Năm học 2012 – 2013)
a. Sự đa dạng và đặc thù của ADN được thể hiện như thế nào? Tính đặc thù đó có
thể bị thay đổi trong quá trình nào?
b. Tại sao nói phân tử protein cũng có tính đa dạng và đặc thù? Yếu tố chính
quyết định tính đa dạng và đặc thù của phân tử protein? Những nguyên nhân nào
có thể làm thay đổi tính đa dạng và đặc thù ấy?
Hướng dẫn trả lời
a. Sự đa dạng và đặc thù của ADN được thể hiện như thế nào? Tính đặc thù đó có thể
bị thay đổi trong quá trình nào?
- Tính đa dạng: Với 4 loại nuclêôtit khác nhau nhưng với số lượng, thành phần, trật tự sắp
xếp khác nhau đã tạo nên vô số các loại ADN.
- Tính đặc thù được thể hiện:
+ Mỗi loại ADN được đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit.
+ Mỗi loài sinh vật có hàm lượng ADN, số phân tử và cấu trúc các phân tử ADN đặc
trưng.
- Tính đặc thù đó có thể bị thay đổi trong quá trình nhân đôi, nguyên phân, giảm phân và
thụ tinh.
b. Tại sao nói phân tử protein cũng có tính đa dạng và đặc thù? Yếu tố chính quyết
định tính đa dạng và đặc thù của phân tử protein? Những nguyên nhân nào có thể
làm thay đổi tính đa dạng và đặc thù ấy?
- Prôtêin đa dạng và đặc thù vì:
+ 20 loại axit amin cấu tạo với số lượng, thành phần và trật tự khác nhau.
+ Cấu trúc không gian khác nhau.
+ Số chuỗi axit amin khác nhau.
- Yếu tố chính: do gen (ADN) quy định.
- Nguyên nhân có thể làm thay đổi tính đa dạng và đặc thù:
+ Do đột biến gen.
+ Do tác động của các yếu tố môi trường: nhiệt độ, áp suất, pH…
Câu 32. (HSG lớp 9 Nam Định/Đề chính thức/năm học 2015 - 2016)
a. Các nhà khoa học cho rằng: ADN có ưu thế hơn ARN trong việc làm vật chất
di truyền. Hãy đưa ra các bằng chứng để chứng minh cho nhận định này.
b. Nguyên tắc bán bảo toàn trong quá trình tự nhân đôi ADN được thể hiện như
thế nào? Nếu quá trình tự nhân đôi ADN không diễn ra theo nguyên tắc này thì cấu
trúc của 2 phân tử ADN con có đặc điểm gì?
Hướng dẫn trả lời
a. Đưa ra các bằng chứng để chứng minh cho nhận định:
- ADN có cấu trúc 2 mạch, ARN có cấu trúc 1 mạch → chỉ cần thay đổi 1 nuclêôtit đã
làm thay đổi cấu trúc của ARN.
- Trong khi cấu trúc của ADN thay đổi khi có sự thay đổi 1 cặp nuclêôtit, ADN bảo quản
thông tin di truyền tốt hơn ARN.
- ADN có cấu trúc 2 mạch → tự nhân đôi theo nguyên tắc bán bảo toàn và bổ sung nên
truyền thông tin di truyền chính xác hơn.
b. Nguyên tắc bán bảo toàn
- Trong ADN con có 1 mạch là mạch của ADN mẹ (mạch cũ) và mạch còn lại được tổng
hợp mới từ các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào.
- Nếu quá trình tự nhân đôi ADN không diễn ra theo nguyên tắc này thì:
+ Trường hợp 1: 1 phân tử ADN con sẽ mang toàn bộ 2 mạch của ADN mẹ và 1 phân tử
con mà cả 2 mạch sẽ được tổng hợp mới.
+ Trường hợp 2: cả 2 phân tử ADN con, mỗi phân tử đều sẽ mang các đoạn ADN cũ và
đoạn ADN mới xen lẫn.

You might also like