You are on page 1of 22

TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

Chuyên đề 3: ADN VÀ GEN


A. LÝ THUYẾT
Câu 1. Cấu trúc không gian của phân tử ADN?
- Do Oatxon và Cric công bố năm 1953
- ADN là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn song song xoắn đều quanh 1 trục theo
chiều từ trái sang phải
- Trên mỗi mạch đơn các Nu liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị bền vững giữa
đường của Nu này với axít của Nu bên cạnh
- Giữa 2 mạch đơn các Nu liên kết với nhau bằng liên kết H theo NTBS:
A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại.
- ADN xoắn có tính chất chu kì, mỗi chu kì gồm : 10 cặp Nu, chiều dài = 34A 0,
đường kính 20A0
Câu 2: Quá trình tự nhân đôi của ADN? Ý nghĩa của quá trình trên?
Quá trình nhân đôi ADN:
- Diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian, lúc NST dạng tháo xoắn.
- Khi bắt đầu nhân đôi, ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn tách ra, các nu trên mỗi mạch
đơn liên kết với các nu trong môi trường nội bào theo NTBS: A liên kết với T, G
liên kết với X và ngược lại.
Kết quả: Tạo ra 2 ADN con giống nhau và giống mẹ.
Như vậy, ADN nhân đôi theo các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc khuôn mẫu: Mạch mới tạo ADN con được tổng hợp dựa trên mạch
khuôn của ADN mẹ.
NTBS: Sự liên kết các nu ở mạch khuôn với các nu tự do theo nguyên tắc bổ sung,
cố định: A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại.
NT bán bảo toàn ( giữ lại 1 nữa): Trong mỗi ADN con có 1 mạch cũ của mẹ và 1
mạch mới được tổng hợp.
=> Do đó, 2 ADN con sinh ra giống nhau và giống mẹ.
Ý nghĩa nhân đôi ADN:

GV: LÊ THỊ THU OANH - 0368557372.


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG!
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

Đảm bảo cho NST tự nhân đôi.


Đảm bảo cấu trúc và hàm lượng NST được giữ nguyên qua các thế hệ.
Kết hợp với cơ chế phân li và tổ hợp NST trong GP và Thụ tinh đảm bảo tính đặc
trưng của bộ NST ở mỗi loài được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào.
Vận dụng kiến thức về quá trình nhân đôi ADN, giải thích các hiện tượng:
*Vì sao 2 ADN con sinh ra qua cơ chế nhân đôi lại giống nhau và giống mẹ?
2 ADN con giống nhau và giống mẹ do quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo các
nguyên tắc sau:
Nguyên tắc khuôn mẫu: Mạch mới tạo ADN con được tổng hợp dựa trên mạch
khuôn của ADN mẹ.
NTBS: Sự liên kết các nu ở mạch khuôn với các nu tự do theo nguyên tắc bổ sung,
cố định: A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại.
NT bán bảo toàn (giữ lại 1 nữa): Trong mỗi ADN con có 1 mạch cũ của mẹ và 1
mạch mới được tổng hợp.
*Có trường hợp nào qua nhân đôi, ADN con lại khác mẹ không?
Có trường hợp ADN con khác mẹ nếu xảy ra đột biến trong quá trình nhân đôi.
*Hiện tượng ADN con sinh ra giống và khác ADN mẹ có ý nghĩa như thế nào đối
với sinh vật ?
Hiện tượng ADN con sinh ra giống và khác ADN mẹ có ý nghĩa:
Hiện tượng ADN con sinh ra giống với ADN mẹ là cơ sở phân tử của hiện tượng
di trưyền của sinh vật trong tự nhiên.
Hiện tượng ADN con sinh ra khác với ADN mẹ là cơ sở phân tử của hiện
tượng biến dị của vật trong tự nhiên.
*Trong quá trình tự nhân đôi của ADN không diễn ra theo NTBS thì cấu trúc 2
ADN con có đặc điểm gì?
Có hai trường hợp xảy ra:
- 1 phân tử ADN con sẽ mang toàn bộ 2 mạch của ADN mẹ và mạch con còn lại có
2 mạch đều được tổng hợp mới.

GV: LÊ THỊ THU OANH - 0368557372.


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG!
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

- Hoặc cả 2 phân tử ADN, mỗi phân tử đều mang các đoạn ADN cũ và đoạn mới
đan xen nhau.
*Nếu trong quá trình nhân đôi ADN có sự bắt cặp nhầm ( ví dụ: A cặp đối với G)
thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?
--> Dẫn đến hậu quả đột biến gen, thường có hại cho bản thân sinh vật, vì chúng
phá vỡ trạng thái cân bằng vốn có, đã được hình thành trong quá trình tiến hóa lâu
dài của loài.
*Vì sao trong quá trình tự nhân đôi của ADN , 1 mạch được tổng hợp gián đoạn, 1
mạch được tổng hợp liên tục?
- Vì phân tử ADN được cấu tạo gồm 2 mạch theo kiểu đối song song ( ngược chiều
nhau: 1 mạch chiều 5’’- 3’’, 1 mạch chiều 3’’- 5’’).
- Enzim xúc tác quá trình nhân đôi ADN chỉ gắn vào đầu 3’ của chuỗi polynucleic
ADN mẹ. Do đó, mạch ADN con kéo dài theo chiều 5’- 3’ ngược chiều với mạch
khuôn.
Do đó, 1 mạch được tổng hợp liên tục ( mạch được tổng hợp từ mạch gốc 3’- 5’). 1
mạch được tổng hợp gián đoạn tạo thành các đoạn Okazaki ( mạch con được tổng
hợp từ mạch gốc có chiều 5’- 3’). Sau đó, các đoạn Okazaki nối lại với nhau nhờ
enxim nối Ligaza.
Câu 3: Quá trình tổng hợp ARN dựa trên những nguyên tắc nào? Ý nghĩa của
quá trình trên?
Quá trình tổng hợp ARN còn gọi là sao mã hay phiên mã.
Diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian, lúc NST dạng tháo xoắn.
Quá trình tổng hợp ARN dựa trên các nguyên tắc:
+ Nguyên tắc mạch khuôn: ARN được tổng hợp dựa trên 1 mạch khuôn của ADN.
+ NTBS: Các nu trên mạch khuôn liên kết với các nu trong môi trường nội bào theo
NTBS: A liên kết với U, G liên kết vơi X, X liên kết với G, T liên kết với A dần
hình thành mạch mới.
Sau khi kết thúc, m.ARN được hình thành liền tách khỏi gen và sau đó rời nhân đi
vào tế bào chất để thực hiện quá trình tổng hợp Protein.

GV: LÊ THỊ THU OANH - 0368557372.


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG!
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

Quá trình tổng hợp t.ARN và r.ARN cũng diễn ra theo nguyên tắc tương tự nhưng
sau khi hình thành, chúng sẽ tiếp tục hoàn thiện để hình thành phân tử t.ARN,
r.ARN hoàn chỉnh.
Câu 4: Từ quá trình tổng hợp ARN, giải thích tại sao nói: m.ARN là bản sao
của gen cấu trúc? Có 2 loại gen: gen điều hòa ( hình thành nên protein ), gen cấu
trúc ( hình thành thông tin).
Do trình tự các nu của m.ARN bổ sung với trình tự các nu trên mạch khuôn của
gen cấu trúc ( mạch tổng hợp ARN) và sao chép nguyên vẹn trình tự các nu trên
mạch đối diện ( mạch bổ sung) chỉ khác là T được thay thế bằng U.
Câu 5: So sánh quá trình tự nhân đôi của ADN và quá trình tổng hợp ARN?
Giống nhau:
Đều có sự tham gia của 1 số enzim và các yếu tố tháo xoắn, tách mạch, giữ cho
mạch ở trạng thái duỗi, liên kết nu….
- Diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian, lúc NST dạng tháo xoắn.
- Sự tạo thành mạch con đều dựa trên khuôn mẫu của ADN và theo NTBS.
Khác nhau:
Tổng hợp ADN Tổng hợp ARN
- Xảy ra trên toàn bộ phân tử ADN - Xảy ra trên 1 đoạn ADN tương ứng với 1
gen
- Cả 2 mạch đều dùng làm mạch - Chỉ 1 trong 2 mạch của ADN làm mạch
khuôn để tổng hợp 2 ADN con mới. khuôn tổng hợp ARN.
- Trong NTBS: A mạch khuôn liên - Trong NTBS: A mạch khuôn liên kết với U
kết với T môi trường. môi trường.
- NT bán bảo toàn: Trong mỗi ADN - Không có NT bán bảo toàn: Mạch ARN
con có 1 mạch cũ của mẹ và 1 mạch được tổng hợp mới hoàn toàn.
mới.
- 1 phân tử ADN có thể tổng hợp - 1 gen có thể tổng hợp được nhiều phân tử
được 2 ADN con. m.ARN.
- Là cơ chế truyền đạt thông tin di - Là cơ chế truyền đạt thông tin di truyền từ
truyền qua các thế hệ tế bào và cơ nhân tế bào ra tế bào chất

GV: LÊ THỊ THU OANH - 0368557372.


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG!
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

thể

Câu 6: Nguyên tắc tổng hợp ADN và ARN khác nhau như thế nào?
Nguyên tắc tổng hợp ADN Nguyên tắc tổng hợp ARN
- Nguyên tắc mạch khuôn: Cả 2 mạch ADN - Nguyên tắc mạch khuôn: Chỉ có 1 mạch của
đều sử dụng làm mạch khuôn để tổng hợp ADN(gen) sử dụng làm mạch khuôn để tổng
AND. hợp ARN.
- NTBS: Akhuôn= Tmôi trường..... - NTBS: Akhuôn= Umôi trường.....
- Nguyên tắc giữ lại 1 nữa ( bán bảo toàn) - Không có NT BBB
Câu 7: Cấu tạo hóa học, chức năng của phân tử ADN, ARN, Protein
Đặc AND ARN Protein
điểm
Cấu tạo - Là 1 axit nucleic, - Là 1 axit nucleic, - Là 1 hợp chất hữu cơ,
hóa học được cấu tạo từ các được cấu tạo từ các cấu tạo từ 4 nguyên tố
nguyên tố nguyên tố C,H,O,N,P C,H,O,N.
C,H,O,N,P
- Là đại phân tử: có - Là đại phân tử nhưng - Là đại phân tử: có kích
kích thước và khối có kích thước và khối thước và khối lượng lớn
lượng lớn lượng nhỏ hơn ADN
Cấu tạo theo nguyên Cấu tạo theo nguyên Cấu tạo theo nguyên tắc
tắc đa phân ( gồm tắc đa phân ( gồm đa phân ( gồm nhiều đơn
nhiều đơn phân) nhiều đơn phân) phân)
Đơn phân là các loại Đơn phân là các loại Đơn phân là các
nucleotit). Có 4 loại nucleotit). Có 4 loại axitamin. Có khoảng 20
nu. nu. loại a.a khác nhau
A,T,G,X A,U,G,X
- Mỗi ADN đặc - Dựa vào chức năng, - Protein được đặc trưng
trưng bởi số lượng, ARN chia làm 3 loại và đa dạng bởi:
thành phần và trình + mARN: truyền đạt + Thành phần, số lượng,
tự sắp xếp các nu--> thông tin di truyền quy trình tự sắp xếp các a.a
Tạo nên tính đa dạng định cấu trúc của + Các dạng cấu trúc
và đặc trưng Protein không gian của Protein.
+ tARN: Vận chuyển
axit amin tương ứng

GV: LÊ THỊ THU OANH - 0368557372.


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG!
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

tới nơi tổng hợp


Protein
+ r.ARN: thành phần
cấu tạo nên Riboxom-
nơi tổng hợp Protein
- Lưu giữ và truyền + Truyền đạt thông tin Protein có nhiều chức
đạt thông tin di di truyền năng quan trọng:
truyền + Vận chuyển các a.a + Là thành phần cấu trúc
+ Tham gia cấu trúc của tế bào
Riboxom + Xúc tác (enzim) và điều
hòa (hoocmon) quá trình
trao đổi chất.
Bảo vệ cơ thể ( kháng
thể), vận chuyển , cung
Chức
cấp năng lượng khi cơ thể
năng
thiếu hụt liptit và gluxit
=> Protein liên quan đến
toàn bộ hoạt động sống
của tế bào, biểu hiện
thành các tính trạng của
cơ thể
? Vì sao nói protein có
vai trò quan trọng đối với
tế bào và cơ thể.

Câu 8: So sánh cấu tạo và chức năng của ADN và ARN


a/ Giống nhau:
* Về cấu tạo
Đều là những đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn trong tế bào.
Đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học: C, H, O, N và P.
Đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các Nu. Giữa các đơn phân
đều có các liên kết hóa học nối với nhau để tạo thành mạch hay chuỗi
Đều có tính đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp các đơn
phân
* Về chức năng:

GV: LÊ THỊ THU OANH - 0368557372.


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG!
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

- Đều tham gia vào chức năng truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ phân tử.
b/ Khác nhau
Dấu hiệu so sánh AND ARN
Số mạch - 2 mạch xoắn kép - 1 mạch đơn
Chiều dài và khối - Chiều dài và khối lượng - Chiều dài và khối lượng bé
lượng lớn hơn ARN nhiều. hơn AND
Đơn phân Có A, T, G, X. Có A, U, G, X.
Số lượng đơn phân lớn Số lượng lớn hơn bé hơn ADN
Liên kết hóa học - Có 2 liên kết : Liên kết H - Có liên kết photphodieste, ( có
và liên kêt photphodieste liên kết hidro ở t.ARN ).
NTBS - Có - Không có
Chức năng Lưu giữ và truyền đạt thông + Truyền đạt thông tin di truyền
tin di truyền
+ Vận chuyển các a.a
+ Tham gia cấu trúc Riboxom
Có khả năng nhân đôi
- Không có

Câu 9: Nêu sự khác nhau về cấu tạo và chức năng giữa ADN và Protein
Dấu hiệu so sánh ADN Protein
Nguyên tố chính C, H, O, N,P C, H, O, N
Số mạch 2 mạch xoắn kép 1 chuỗi hoặc nhiều chuỗi
polypeptit
Chiều dài và Chiều dài và khối lượng lớn Chiều dài và khối lượng bé
khối lượng hơn Protein nhiều lần hơn
Đơn phân Nucleotit Axit amin (a.a)
Số lượng đơn phân lớn Số lượng đơn phân bé
Liên kết hóa học Có 2 liên kết : Liên kết H và Liên kết peptit
liên kêt photphodieste
NTBS Có Không có
Chức năng Mang thông tin di truyền Cấu trúc bào quan, tế bào,
tổng hợp Protein và điều hòa tham gia mọi hoạt động sinh lí
tổng hợp protein của tế bào
GV: LÊ THỊ THU OANH - 0368557372.
CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG!
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

Có khả năng nhân đôi Không nhân đôi

Câu 10: ARN thông tin và ARN vận chuyển khác nhau về cấu trúc, chức năng
và thời gian tồn tại trong tế bào như thế nào?
ARN thông tin ARN vận chuyển
Cấu trúc Không có liên kết hidro Có liên kết hidro
Chức năng Truyền đạt thông tin di Vận chuyển axit amin
truyền
Thời gian tồn Ngắn. Khi tổng hợp xong, sẽ Lâu hơn, có thể tồn tại qua
tại trong tế bào rời nhân ra tế bào nhiều thế hệ tế bào

Câu 11: Protein có tính đa dạng?


- Protein có tính đa dạng là do: Với hơn 20 loại a.a sẽ có vô số kiểu tổ hợp khác
nhau về số lượng, thành phần, trình tự sặp xếp các a.a khác nhau nên đã tạo ra
nhiều loại protein khác nhau.
- Mặt khác, do cấu trúc không gian của ptotein có nhiều bậc cũng tạo nên tính đa
dạng của protein.
=> Tính đa dạng của protein có cơ sở từ tính đa dạng của gen.
Câu 12: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng? ( vì sao nói: gen quy định TT…)
Mối quan hệ giữa gen và TT được thể hiện qua sơ đồ:
Gen ( ADN) -> m.ARN -> Protein -> Tính trạng.
+ Trình tự sắp xếp các nu trên mạch khuôn của gen quy định trình tự sắp xếp các
nu trên mạch m.ARN.
+ Trình tự sắp xếp các nu trên m.ARN quy định trình tự sắp xếp các a.a trên chuỗi
Protein ( bậc 1)
+ Prôtêin trực tiếp tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lý của tế bào, từ đó biểu
hiện thành tính trạng.
Như vậy, thành phần và trình tự sắp xếp của axit amin trên Prôtêin do nuclêôtit trên
gen quy định. Nên gen quy định tính trạng.
Câu 13: Dựa vào sơ đồ trên, giải thích: Vì sao biến đổi trong cấu trúc của gen
làm thay đổi cấu trúc của Protein?
GV: LÊ THỊ THU OANH - 0368557372.
CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG!
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

Trình tự các nu trên gen cấu trúc quy định trình tự các a.a trong cấu trúc của
Protein tương ứng. Khi gen bị biến đổi ( trình tự các nu trên gen bị thay đổi) sẽ làm
thay đổi trình tự a.a của protein tương ứng.
Câu 14: Nguyên tắc bổ sung thể hiện như thế nào trong cấu trúc và cơ chế di
truyền ở cấp độ phân tử?
* NTBS được thể hiện trong cấu trúc:
+ Trong cấu trúc ADN: Các nu trên 2 mạch đơn liên kết với nhau theo NTBS:A -
T; G- X và ngược lại--> Cấu trúc không gian của ADN được ổn định.
+ Thể hiện trong cấu trúc không gian của tARN : Tại các điểm xoắn tạm thời có
liên kết hidro theo NTBS A-U, G-X làm cho cấu trúc tARN đặc trưng, một thùy
mang bộ ba đối mã, đầu đối diện mang axitamin.
* Trong cơ chế di truyền cấp độ phân tử ( nhân đôi, sao mã, dịch mã)
Trong quá trình nhân ADN
Các nu trong môi trường nội bào liên kết với các nu trên 2 mạch của ADN theo
NTBS: Akhuôn- Tmôi trường ,
Gkhuôn - Xmôi trường và ngược lại
Trong quá trình tổng hợp m.ARN (sao mã hay còn gọi là phiên mã)
Các nu tự do trong môi trường nội bào liên kết với các nu trên mạch khuôn của gen
theo NTBS được thể hiện như sau:
Akhuôn- Umôi trường; Gkhuôn = Xmôi trường, Xkhuôn= Gmôi trường
Trong dịch mã
Trong quá trình tổng hợp Protein, các nucleotit trên bộ ba đối mã của t.ARN liên
kết với các nucleotit của bộ ba sao mã trên mARN theo nguyên tắc bổ sung:
A - U trên m.ARN và ngược lại, G - X trên m.ARN và ngược lại.
Câu 15: Nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện như thế nào trong các cơ chế di
truyền ở cấp độ phân tử?
Trong cơ chế nhân đôi ADN: Cả hai mạch đơn của phân tử ADN mẹ được sử dụng
làm khuôn tổng hợp ra phân tử ADN con

GV: LÊ THỊ THU OANH - 0368557372.


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG!
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

Trong quá trình tổng hợp ARN: Mạch mã gốc của gen làm khuôn tổng hợp ra phân
tử ARN
Trong quá trình tổng hợp Protein: Phân tử m.ARN làm khuôn dể tổng hợp chuỗi
axit amin
Câu 16: Điều gì sẽ xảy ra nếu nguyên tắc bổ sung bị vi phạm trong quá trình
nhân đôi ADN và tổng hợp mARN? Giải thích?
Nguyên tắc bổ sung bị vi phạm (lắp ráp nhầm của các nucleotit)
Trong nhân đôi ADN -->Cấu trúc của các phân tử ADN con sẽ bị sai khác so với
phân tử ADN mẹ --> đột biến gen.
Trong quá trình tổng hợp m.ARN --> Cấu trúc của phân tử mARN bị thay đổi-->
Phân tử Protein có thể bị thay đổi cấu trúc--> Kiểu hình có thể bị biến đổi nhưng
gen không bị biến đổi.
Câu 17: Quá trình tổng hợp Protein?
Gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn phiên mã
Trình tự các nu trong mã gốc của gen quy định trình tự các ri.nu trong m.ARN theo
NTBS A mạch gốc liên kết với U mã sao; T mạch gốc liên kết với A mã sao
G mạch gốc liên kết với X mã sao; X mạch gốc liên kết với G mã sao
Giai đoạn dịch mã
Sau khi m.ARN được tổng hợp, chúng rời khỏi nhân đi vào tế bào chất, tiếp xúc
với riboxom và quá trình dịch mã bắt đầu
Có nhiều riboxom cùng dịch mã cho 1 phân tử m.ARN. Khi riboxom thứ 1 trượt
khoảng 50 - 100A0 thì riboxom thứ 2 mới tiếp xúc m.ARN, rồi đến riboxoom thứ
3,4….n. Khi Riboxom trượt hết chiều dài của m.ARN thì chuỗi a.a được tổng hợp
xong.
Như vậy, sự tạo thành chuỗi a.a dựa trên khuôn mẫu của m.ARN và theo NTBS: A
liên kết với U, G liên kết với X, đồng thời theo tương quan cứ 3 nu tương ứng với
1 a.a. Do đó, trình tự sắp xếp các trên m.ARN quy định trình tự các a.a trong
protein

GV: LÊ THỊ THU OANH - 0368557372.


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG!
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

Giải thích: mARN được dùng nhiều lần, sai phiên mã dẫn đến sai mARN và sai
toàn bộ các sản phẩm. Sai dịch mã chỉ sai 1 sản phẩm của lần dịch mã đó, các lần
dịch mã khác có thể bình thường.

B. CÂU HỎI VẬN DỤNG


Câu 1: ADN (gen) là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử?
ADN là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử vì:
ADN là thành phần chính cấu tạo NST.
ADN chứa thông tin di truyền đặc trưng cho mỗi loài ở số lượng, thành phần, trình
tự sắp xếp các Nu.
ADN có khả năng tự nhân đôi, đảm bảo cho quá trình NP, GP diễn ra bình thường,
thông tin di truyền của loài được ổn định qua các thế hệ ở cấp độ tế bào và phân tử.
ADN chứa gen, mỗi gen thực hiện 1 chức năng di truyền khác nhau thông qua cơ
chế dịch mã và phiên mã.
ADN có khả năng đột biến về cấu trúc: Mất, thêm, thay thế, đảo vị trí các Nu tạo
nên các alen mới.
Câu 2: Những cơ chế di truyền xảy ra ở cấp độ phân tử là gì?
Tự nhân đôi ADN
Tổng hợp ARN ( phiên mã)
Tổng hợp chuỗi a.a ( Dịch mã)
Câu 3: ADN chỉ có tính ổn định tương đối? Tính ổn định tương đối của ADN
được đảm bảo nhờ cơ chế nào?
ADN có tính ổn định do:
Trên mạch đơn các nu liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị bền vững.

GV: LÊ THỊ THU OANH - 0368557372.


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG!
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

Trên 2 mạch đơn các nu liên kết với nhau bằng liên kết H với số lượng rất lớn theo
NTBS: A liên kết với T bằng 2 liên kết H , G liên kết với X bằng 3 liên kết H và
ngược lại
Tính ổn định chỉ có tính chất tương đối do:
Liên hết H tuy có số lượng lớn nhưng lại là liên kết kém bền => Dễ bị đứt làm cho
2 mạch đơn dễ tách ra trong quá trình nhân đôi, sao mã.
ADN có khả năng bị đột biến do những tác động từ bên ngoài hoặc bên trrong cơ
thể.
Ở kì đầu GP I có thể xảy ra hiện tượng bắt chéo trao đổi đoạn thông tin di truyền
mới.
Tính ổn định của ADN ở mỗi loài sinh vật được đảm bảo:
Nhờ các cơ chế nhân đôi, phân li và tổ hợp thông qua quá trình NP, GP và thụ
tinh.
Câu 4: ADN vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù?
ADN có tính đặc thù do: ADN được đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trình tự
sắp xếp các nu trên phân tử ADN đó.
ADN có tính đa dạng: Từ 4 loại nu có nhiều cách sắp xếp khác nhau. Tạo ra vô số
các phân tử ADN khác nhau.
Tại sao từ 4 loại nu có thể tạo ra vô số ADN khác nhau?
Câu 5: ADN có cấu trúc bền vững hơn ARN?
ADN có cấu trúc 2 mạch song song xoắn kép, trên mỗi mạch đơn các nu liên kết
với nhau bằng liên kết hóa trị bền vững, còn giữa 2 mạch các nu liên kết với nhau
bằng liên kết H theo NTBS.
ADN được bảo quản trong nhân thường không có enzim phân hủy các nu. Còn
ARN tồn tại ngoài nhân nơi có nhiều enzim phân hủy các nu.
Câu 6: ADN có kích thước lớn hơn rất nhiều so với ARN?
ADN có nhiều gen, mỗi gen mang thông tin quy định cấu trúc 1 loại ARN.
Do vậy, mỗi ADN tương ứng với nhiều ARN--> ADN có kích thước lớn hơn
ARN.

GV: LÊ THỊ THU OANH - 0368557372.


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG!
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

Câu 7: ADN có kích thước rất lớn so với đường kính của tế bào nhưng vẫn
nằm trọn trong tế bào?
ADN quấn quanh protein tạo nên NST.
Sau đó, NST lại có cấu trúc xoắn nhiều bậc làm rút ngắn phân tử ADN.

VD: 1 tế bào lưỡng bội của Ruồi giấm có 2.108 cặp nu cấu tạo nên phân tử ADN ở
trong nhân. Nếu chiều dài trung bình của mỗi NST ở kì giữa là 2 micromet thì khi
NST co ngắn cực đại nó đã làm ngắn đi bao nhiêu lần so với chiều dài khi kéo
thẳng của ADN.
Chiều dài phân tử ADN khi duỗi thẳng: (2.108x3,4A0): 8= 85000000 A0
Chiều dài trung bình của NST: 2.104= 2000Ao
- Số lần co ngắn lại: 85000000: 2000= 4250 lần
Như vậy, NST đã co ngắn 4250 lần nên ADN cũng co ngắn nên ADN nằm gọn
trong nhân tế bào.
Câu 8: ADN có ưu thế hơn ARN trong việc làm vật chất di truyền?
Đúng.
- ADN có cấu trúc 2 mạch, ARN chỉ có 1 mạch. Do đó, chỉ cần thay đổi 1 nu đã
làm thay đổi cấu trúc của ARN. Trong khi đó, cấu trúc của ADN chỉ thay đổi 1 cặp
nu. Như vậy, ADN bảo quản thông tin di truyền tốt hơn ARN
- AND có cấu trúc 2 mạch, tự nhân đôi theo NTBS và nguyên tắc bán bảo toàn nên
truyền đạt thông tin di truyền tốt hơn.
Câu 9: Loại ARN nào là đa dạng nhất? Loại ARN nào có số lượng nhiều nhất
trong tế bào? Loại ARN nào tồn tại trong khoảng thời gian ngắn nhất? Vì
sao?
- ARN thông tin (mARN) đa dạng nhất vì tế bào có rất nhiều gen mã hóa Protein,
mỗi gen lại cho ra 1 m.ARN
- ARN thông tin (m.ARN) có thời gian tồn tại ngắn nhất vì:
+ m.ARN chỉ được tổng hợp khi các gen thực hiện quá trình phiên mã (tổng hợp
ARN) và sau khi tổng hợp xong 1 số chuỗi polypeptit cần thiết sẽ bị các enzim của
tế bào phân giải thành các nucleotit

GV: LÊ THỊ THU OANH - 0368557372.


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG!
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

+ t.ARN và r.ARN có cấu trúc bền hơn và có thể tồn tại qua nhiều thế hệ tế bào
Trong tế bào nhân thực, số lượng ARN Riboxom(r.ARN) lại rất lớn vì ARN
Riboxom được dùng để tổng hợp nên tất cả các loại Protein của tế bào nên r.ARN
có số lượng nhiều nhất
Câu 10: Vận dụng kiến thức về quá trình tổng hợp Protein, giải thích?
Trong phiên mã, dịch mã của 1 gen, nếu NTBS bi vi phạm thì gen có bị đột biến
không? Giải thích?
Gen không bị biến đổi
Vì nếu NTBS bị vi phạm trong sao mã, dịch mã thì nó chỉ làm thay đổi cấu trúc
của ARN và có thể làm thay đổi cấu trúc của Protein, không làm thay đổi cấu trúc
của gen.
Nếu trong quá trình tổng hợp mARN và trong quá trình nhân đôi ADN có xảy ra
sai sót do sự bắt cặp nhầm của một nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào với
một nuclêôtit trên mạch làm khuôn thì sai sót xảy ra trong quá trình nào để lại hậu
quả nghiêm trọng hơn? Vì sao?
- Sai sót xảy ra trong quá trình tự nhân đôi ADN để lại hậu quả nghiêm trọng hơn.
Giải thích: Sai sót xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN sẽ đi vào các phân tử ADN
con và được nhân lên trong các lần nhân đôi ADN tiếp theo. Những sai sót này sẽ
được di truyền lại cho các thế hệ tế bào và cơ thể (nếu sai sót xảy ra ở tế bào sinh
dục hoặc ở tế bào sinh dưỡng của những loài sinh sản vô tính). Sai sót xảy ra trong
quá trình tổng hợp mARN chỉ biểu hiện trong sản phẩm của lần tổng hợp đó,
không truyền lại cho các thế hệ tế bào và cơ thể.
Gen là đơn vị mang thông tin di truyền nằm dọc trên NST. Quá trình thông tin di
truyền được biểu hiện thành tính trạng gọi là sự biểu hiện gen. Chỉ ra hai giai
đoạn chủ yếu của quá trình biểu hiện gen và ý nghĩa của mỗi giai đoạn đó? Sai sót
trong giai đoạn nào của quá trình biểu hiện gen kể trên gây ra hậu quả nguy hiểm
hơn? Giải thích?
Hai giai đoạn chủ yếu của quá trình biểu hiện gen
Giai đoạn phiên mã: Truyền đạt thông tin di truyền từ trình tự của gen sang trình tự
của mARN

GV: LÊ THỊ THU OANH - 0368557372.


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG!
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

Giai đoạn dịch mã: Truyền đạt thông tin từ trình tự mARN sang trình tự chuỗi
a.a(polypeptit) từ đó quyết định tính trạng
Sai sót trong giai đoạn phiên mã gây hậu quả nguy hiểm hơn.
Câu 11: Glucagon là phân tử protein được cấu tạo từ 1 chuỗi a.a thì glucagon
có cấu trúc tối đa bao nhiêu bậc? Vì sao?
- Chỉ có tối đa 3 bậc cấu trúc vì muốn có cấu trúc bậc 4 thì phải có từ 2 chuỗi a.a
trở lên.
(Bậc 4 do nhiều bậc 3 tạo nên, mỗi bậc 3 là 1 chuỗi a.a) cũng có tính đặc thù.
Câu 12: Chức năng của protein đối với cơ thể?
- Protein có nhiều chức năng quan trọng:
+ Chức năng cấu trúc : Protein là thành phần cấu trúc của tế bào.
+ Xúc tác (enzim) và điều hòa (hoocmon) quá trình trao đổi chất.
VD: Trong tổng hợp ARN có sự tham gia của enzim ARN- polymeraza.
Hoocmon Insulin có vai trò điều hòa lượng đường trong máu.
+ Bảo vệ cơ thể ( kháng thể), vận chuyển , cung cấp năng lượng khi cơ thể thiếu
hụt liptit và gluxit
=> Protein liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành các
tính trạng của cơ thể.
* Lưu ý: Nếu đề bài nêu câu hỏi:(Vì sao nói:Protein là 1 trong những vật chất chủ
yếu rất quan trọng của cơ thể sống/ hoặc: Ở đâu có Protein, ở đó có sự sống?
Thực ra đây là những câu hỏi khác về vai trò của Protein nhằm đánh lạc hướng
của hs.
Câu 13: Bậc cấu trúc nào quyết định đến tính đa dạng và đặc thù của
Protein? Protein thực hiện chức năng chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào?
Cấu trúc bậc 1 quyết định tính đa dạng và đặc thù của protein.
Protein thực hiện được chức năng chủ yếu ở những bậc cấu trúc không gian: bậc 3
và bậc 4.
Câu 14: Nêu một vài loại prôtêin trong tế bào người và cho biết các chức năng
của chúng?

GV: LÊ THỊ THU OANH - 0368557372.


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG!
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

- Collagen và elastin tạo nên cấu trúc sợi rất bền của mô liên kết, dây chằng, gân.
- Kêratin tạo nên cấu trúc của da, lông, móng.
- Hoocmôn insulin và glucagon do tế bào đảo tụy thuộc tuyến tụy tiết ra có tác
dụng điều hòa hàm lượng đường glucôzơ trong máu.
- Các enzim thủy phân trong dạ dày phân giải thức ăn, enzim amylaza trong nước
bọt phân giải tinh bột, enzim pepsin phân giải prôtêin, enzim lipaza phân giải lipit.
- Huyết sắc tố hêmôglôbin có chứa trong hồng cầu có vai trò vận chuyển ôxy và
cacbônic trong máu...
Câu 15: Khi cấu trúc bậc 1 của prôtêin bị thay đổi thì chức năng của prôtêin
đó có bị thay đổi không? vì sao?
Chức năng của protein có thể bị thay đổi hoặc cũng có thể không bị thay đổi.
Giải thích:
+ Chức năng và hoạt tính của protein do cấu hình không gian 3 chiều quyết định.
+ Nếu sự thay đổi cấu trúc bậc 1 không làm thay đổi cấu hình không gian (không
thay đổi trung tâm hoạt động) của protein thì chức năng của protein không thay
đổi.
+ Nếu sự thay đổi cấu trúc bậc 1 làm thay đổi cấu hình không gian (thay đổi trung
tâm hoạt động) của protein thì chức năng của protein thay đổi.
Câu 16: Để tránh suy dinh dưỡng, vì sao bác sĩ khuyên thanh thiếu niên độ
tuổi trưởng thành không nên ăn chay trường?
Do thức ăn chay có nguồn gốc từ thực vật chứa hàm lượng axit amin không thay
thế (là những axit amin mà con người không tự tổng hợp được) thấp hơn thức ăn
có nguồn gốc từ động vật nên ăn chay trường sẽ không cung cấp đủ các axit amin
không thay thế cho cơ thể.
Câu 17: Tại sao chúng ta cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau?
Prôtêin là một đại phân tử hữu cơ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống.
+ Đơn vị cấu tạo nên prôtêin là các axit amin. Có khoảng 20 loại axit amin tham
gia cấu tạo prôtêin.

GV: LÊ THỊ THU OANH - 0368557372.


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG!
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

+ Cơ thể người không tự tổng hợp được tất cả các axit amin mà phải lấy từ bên
ngoài. Khi prôtêin được đưa vào sẽ được các enzim phân giải thành các axit amin
để hấp thụ tạo ra các loại prôtêin đặc thù cho cơ thể người.
+ Tuy nhiên, mỗi loại thực phẩm chỉ chứa một số loại axit amin nhất định nên để
cung cấp được tất cả axit amin cần cho tổng hợp prôtêin thì cần bổ sung từ nhiều
nguồn thực phẩm khác nhau.
Câu 18: Khi ăn phải thức ăn có lẫn muối kim loại nặng (như chì, thủy ngân,
…) thì bị ngộc độc?
Vì protein trong cơ thể ( dịch tiêu hóa) khi kết hợp với các ion kim loại nặng thì sẽ
tạo ra kết tủa, phá cấu trúc của protein, gây ngộ độc.
Câu 19: Vì sao thịt nạc lợn, bò, tơ nhện đều là protein nhưng lại khác nhau.
Từ thực tế này rút ra kết luận gì?
Chúng là Protein nhung khác nhau về thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp các a.a
tạo nên Protein khác nhau. Ngoài ra, cấu trúc không gian của chúng cũng khác
nhau tạo nên những đặc tính khác nhau của mỗi loại cấu trúc cơ thể được cấu tạo
từ protein.
Từ thực tiễn này rút ra kết luận:
+ Protein có tính đa dạng: Có hơn 20 loại a.a khác nhau có nhiều cách sắp xếp
khác nhau tạo ra vô số phân tử Protein khác nhau về thành phần, số lượng, trình tự
sắp xếp các a.a.
+ Protein có tính đặc trưng: Mỗi phân tử Protein đặc trưng bởi số lượng, thành
phần, trình tự sắp xếp các a.a.
Câu 20: Trâu và bò đều ăn cỏ nhưng thịt trâu khác thịt bò?
Thành phần chính của thịt là Protein. Protein của trâu do gen của trâu quy định
tổng hợp, protein của bò do gen của bò quy định tổng hợp.
Trâu và bò đều ăn cỏ thì chúng có cùng 1 loại nguyên liệu a.a giống nhau. Tuy
nhiên do gen trâu khác gen của bò nên đã tổng hợp Protein của trâu khác protein
của bò
-> Thịt trâu khác thịt bò

GV: LÊ THỊ THU OANH - 0368557372.


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG!
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

Trong thế giới sinh vật, gen mang thông tin di truyền quy định cấu trúc của
Protein. Từ đó, quy định cấu trúc cơ thể. Nếu gen có cấu trúc khác nhau thì Protein
sẽ có cấu trúc khác nhau.
Câu 21: Trong điều kiện bình thường, cấu trúc đặc thù của protein ở thế hệ tế
bào sau có thay đổi không? Vì sao?
Không vì nhờ sự tự nhân đôi đúng mẫu, ADN giữ đúng cấu trúc đặc thù của nó qua
các thế hệ tế bào, protein được tổng hợp trên khuôn mẫu của ADN nên Protein
cũng giữ vững cấu trúc đặc thù của nó.
Câu 22: Trong những điều kiện nào, protein bị biến đổi về tính chất?
Trong điều kiện các yếu tố môi trường như nhiệt độ cao, độ pH,…có thể phá hủy
các cấu trúc không gian 3 chiều của phân tử Prôtêin làm chúng mất chức năng sinh
học, còn gọi là hiện tượng biến tính của phân tử Prôtêin.
Câu 23: Giải thích: Khi nấu canh cua thấy nổi lên từng mảng trên mặt nước?
Thịt cua có bản chất là Protein. Khi nấu, dưới tác dụng của nhiệt độ cao, Protein bị
biến tính --> Bị đông tụ lại tạo thành từng mảng nổi lên trên mặt nước.
Câu 24: Tại sao một số vi sinh vật sống được trong suối nước nóng có nhiệt độ
xấp xỉ 100 độ C mà prôtêin của chúng lại không bị hư hỏng (biến tính)?
Do prôtêin của chúng chỉ hoạt động ở nhiệt độ cao như vậy. Khi ở nhiệt độ cao,
chất ức chế prôtêin bị phân hủy từ đó prôtêin không còn bị ức chế nữa và chúng sẽ
hoạt động.
Câu 25: Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVIT- 19 đang diễn ra phức tạp, bên
cạnh các biện pháp dự phòng lây nhiễm virut SARS-CoV-2 theo khuyến cáo
của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới thì việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ
đạm (protein) cũng đóng một vai trò quan trọng. Hãy giải thích?
Một chế độ ăn đủ đạm (protein) có vai trò rất quan trọng giúp cơ thể duy trì hệ
miễn dịch khỏe mạnh và giúp nhanh lành bệnh.
Chất đạm cung cấp nguyên liệu tổng hợp các tế bào bạch cầu và kháng thể được ví
như những binh lính trong cuộc chiến chống lại vi khuẩn và virus xâm nhập cơ thể.
Đạm (protein) có nhiều trong các loại thực phẩm sau: Thịt, cá, trứng, sữa, và các
loại đậu/đỗ. Mỗi người cần ăn 5-6 phần đạm (protein)/ngày. Nên phối hợp đa dạng

GV: LÊ THỊ THU OANH - 0368557372.


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG!
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

thực phẩm trong bữa ăn, sử dụng đạm từ cả nguồn động vật và thực vật để đạt tổng
số đạm (protein) cơ thể cần mỗi ngày.
Câu 26: Nhiệt độ làm tách 2 mạch của phân tử ADN gọi là nhiệt độ nóng chảy
của ADN (Hay nói cách khác nhiệt độ nóng chảy là nhiệt độ để phá hủy liên
kết Hidro). Dựa vào thông tin trên trả lời các câu hỏi:
Hai đoạn ADN kí hiệu là I và II cùng có số lượng nu như nhau nhưng đoạn ADN I
có khả năng chịu nhiệt cao hơn đoạn ADN II. Vậy giũa chúng có sự khác nhau về
cấu trúc như thế nào?
Vì ADN I có nhiệt độ nóng chảy ( nhiệt độ để phá hủy liên kết H) cao hơn =>
ADN I có nhiều liên kết H hơn => ADN I chứa nhiều X và G hơn ADN II ( vì
ADN I và II có cùng số nu)
Nhiệt độ nóng chảy của ADN ở 1 số loài sinh vật khác nhau đươc kí hiệu từ A đến
E như sau: A= 36oC, B= 78oC,C= 55oC, D= 83oC, E= 44oC. Hãy sắp xếp theo
thứ tự tăng dần tỉ lệ A+T/ G+X của phân tử ADN và giải thích. Biết các phân tử
trên có số nu bằng nhau.
Trình tự sắp xếp tăng dần theo tỉ lệ A+T/ X+G là:
D-B–C–E-A
Giải thích: Nhiệt độ nóng chảy của 1 phân tử ADN có liên quan đến số liên kết H
trong phân tử ADN đó. Số liên kết H càng ít thì nhiệt độ nóng chảy thấp và ngược
lại. Vì các phân tử ADN có cùng số nu nên tỉ lệ A+T/G+X càng cao thì phân tử
AND đó có số liên kết H càng nhỏ
Cho 5 đoạn ADN có chiều dài bằng nhau thuộc 5 tế bào khác nhau.
Loài 1: Có A= 2.107, G= 3.107
Loài 2: Có A= 3.107, G= 2.107
Loài 3: Có A= 10%, G= 40%
Loài 4: Có A= G
Loài 5:Toàn bộ A và T
Đoạn ADN nào có nhiệt độ nóng chảy cao hơn? Giải thích?
Vì các đoạn ADN trên có chiều dài bằng nhau nên phân tử nào có nhiều liên kết
hidro hơn thì càng bền vững với nhiệt độ
GV: LÊ THỊ THU OANH - 0368557372.
CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG!
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

Phân tử có tổng số nu các đoạn bằng nhau --> Phân tử nào có tỉ lệ G-X càng cao
thì số liên kết hidro càng lớn --> Nhiệt độ nóng chảy càng cao
Tỉ lệ G-X của các loài là
+ Loài 1: G= X= 30%
+ Loài 2: G= X= 20%
+ Loài 3: G= X= 40%
+ Loài 4: G= X= 25%
+ Loài 5: G= X= 0%
Vậy sự sắp xếp ADN theo thứ tự nhiệt độ nóng chảy nhỏ dần:
Loài 3--> Loài 1---> Loài 4--> Loài 2--> Loài 5.
Câu 27: Cho tỉ lệ A+T/ G+X ở trong ADN của loài B là 1,52, của loài D là 0,97.
Từ đó, rút ra ra kết luận gì?
Tỉ lệ A+T/ X+G đặc trưng cho mỗi loài.
Loài B: Số nu loại A > số nu loại G
Loài D: Số nu loại A < số nu loại G
Hàm lượng ADN trong nhân tế bào của 1 loài là 6,6.10 -12g. Tế bào thực hiện NP
bình thường
+ Hàm lượng AND trong nhân tế bào ở kì giữa là: 6,6.10-12g x2= 13,2.10-12 g
+ Hàm lượng AND trong nhân tế bào ở kì sau là: 6,6.10-12g x2= 13,2.10-12 g

+ Hàm lượng AND trong nhân tế bào ở kì cuối là: 6,6.10-12g


Cho biết hàm lượng ADN trong nhân tế bào lưỡng bội của một loài sinh vật là
6,6.10-12g. Xác định hàm lượng ADN có trong nhân?
Một tế bào ở kì giữa giảm phân I
Kì giữa giảm phân I, các NST trạng thái kép--> Hàm lượng ADN tăng gấp đôi:
2.6,6.10-12g = 13,2.10-12g
Một tế bào con được hình thành khi kết thúc kì cuối giảm phân II từ một tế bào
sinh dục của loài đó?

GV: LÊ THỊ THU OANH - 0368557372.


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG!
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

Kì cuối giảm phân II, số lượng ADN giảm đi 1/2 so với tế bào ban đầu: 6,6.10 -12:
2= 3.3.10-12g
Lưu ý về dạng câu hỏi tính hàm lượng ADN
Trong nhân đôi, nguyên phân: Giả sử ban đầu tế bào mẹ ban đầu (2n) có a(g).
+ Kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau: 2a (Vì NST nhân đôi--> ADN tăng gấp
đôi)
+ Kì cuối: Hàm lượng ADN giống mẹ a(g)
Trong giảm phân: Giả sử tế bào sinh dục chín (2n) ban đầu b(g)
+ Kì đầu, kì giữa, kì sau của giảm phân I: 2b(g) vì lúc này mỗi tế bào có NST 2n
kép--> ADN nhân đôi
+ Kì cuối I, kì đầu II, kì giữa II, kì sau II là :b (g) vì lúc nàymỗi tế bào có n NST
kép
+ Kì cuối II: Mối tế bào con b/2 (g) vì mỗi tế bào con n NST đơn.
Câu 28: Bảng dưới đây cho biết tỉ lệ phần trăm của 4 loại nu có trong ADN
của các sinh vật khác nhau
AND %X %A %G %T
Cá hồi 21 29 21 29
Chuột 22 28 22 28
Nấm men 19 31 19 31
Rùa 22 28 22 28

Ở mỗi sinh vật trên, ADN đều có %A= %T, % X= %G. Tỉ lệ các loại nu này
phản ánh đặc điểm cấu trúc nào của phân tử ADN?
ADN cấu trúc 2 mạch đơn song song, xoắn phải. Giữa các Nu, trên 2 mạch đơn
liên kết với nhau theo NTSB: A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại.
Do đó, trong phân tử ADN: %A=%T, %G = % X
Giải thích tại sao tỉ lệ % mỗi loại nu trong ADN của rùa và chuột bằng nhau,
nhưng rùa và chuột có nhiều điểm khác nhau

GV: LÊ THỊ THU OANH - 0368557372.


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG!
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

Mặc dù 2 loài có tỉ lệ mỗi loại Nu trong ADN bằng nhau nhưng chúng khác nhau
về số lượng Nu, trình tự sắp xếp các Nu trên phân tử AND --> Rùa và chuột là 2
loài khác nhau.
Câu 29: ADN của 1 chủng virut có tỉ lệ % 4 loại nu như sau: X=18%, A=23%,
G= 34%, T= 25%. Hãy cho biết cấu trúc ADN của chủng virut này khác với
cấu trúc ADN của những sinh vật ở bảng trên như thế nào? Giải thích?
Những virut trên ADN cấu trúc 1 mạch đơn, do đó, tỉ lệ % các Nu không theo
NTBS ( % A khác %T, % G khác % X)
Những loài trên ADN cấu trúc 2 mạch song xong, các Nu trên 2 mạch đơn liên kết
theo NTBS nên %A=%T, %G= %X.
C. BÀI TẬP
GV hướng dẫn tài liệu riêng

GV: LÊ THỊ THU OANH - 0368557372.


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG!

You might also like