You are on page 1of 8

1) So sánh cấu trúc của ADN và ARN

a) Khác nhau
TT ADN ARN
1 Cấu trúc 2 mạch dài( hàng chục 1 mạch ngắn( hàng trăm đến
nghìn đến hàng triệu hàng nghìn ribônucleotit) sao
nuclêôtit) mã từ 1 mạch đơn ADN
-Axit photphoric -Axit Photphoric
-Đường đêoxiribozo. -Đường ribôzơ
-Bazơ Nitơ: A,T,G,X -Bazơ Nitơ : A,U,G,X
2 Chức năng -Lưu giữ và truyền đạt -Truyền đạt thông tin di
thông tin di truyền truyền từ nhánh ra tế bào,
tham gia tổng hợp protein.
-Vận chuyển axit amin tới
riboxom để tổng hợp protein
- Cấu tạo nên Riboxom
b) Giống nhau
- Cùng cấu tạo từ 1 chuỗi polinucleotit
- Đều có LK Hiđro giữa các axitnucleotit
-Đều có chức năng truyền đạt thông tin di truyền
- Có LK photphodieste giữa các nu để tạo nên chuỗi polinu
- Đều có tính đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các aa.
2)So sánh cấu trúc và chức năng của 3 loại ARN
a) Khác nhau
TT mARN tARN rARN
1 Cấu trúc -Là một mạch polinu -Là một mạch polinu -Là một mạch polinu
(gồm hàng trăm đến (gồm 80-100 đơn chứa đến hàng nghìn
hàng nghìn đơn phân), phân), được cuốn trở đơn phân,xoắn kép
sao chép từ 1 đoạn ADN, lại tạo ra ba thuỳ tròn, cục bộ nên xuất hiện
trong đó U thay thế cho trong đó có 1 thuỳ NTBS.
T mang bộ ba đối mã với -Chiếm 75% trong
-Chiếm 2-5% trong tổng đầu 5’ tự do, đầu 3’ tổng số ADN trong tế
số ADN trong tế bào, đời gắn với 1aa tương ứng. bào.
sống rất ngắn -Chiếm 20% trong
tổng số ADN trong tế
bào, 1 loại tARN chỉ
mang 1 loại aa.
2 Chức năng -Truyền đạt thông tin di -Vận chuyển các aa tới -Tạo nên Rb
truyền từ ADN(nhân) Rb để tham gia quá
đến Rb(tế bào chất) làm trình tổng hợp protein
khuôn tổng hợp protein
b) Giống nhau
-Đều cấu trúc từ 1 mạch polinu với các đơn phân là các axit nucleotit
3)Nucleotit là gì, các loại nu, chức năng, vẽ hình minh họa.
a) Nu là gì
-Là đơn phân của ADN hoặc ARN gồm 3 thành phần
+ Đường (đeoxiribozo C5H10O4 đối với ADN hoặc ribozo C5H10O5 đối với ARN)
+Axit Photphoric : H3PO4
+Một trong bốn loại bazơ Nitơ:A,T,G,X đối với ADN hoặc A,U,G,X đối với ARN
- Một Nu có khối lương mol là 300 đvC
- Các Nu khác nhau ở bazơ nitơ nên người ta dùng tên Bazo Nito để đặt tên cho Nu
- Có 8 loại Nu do có sự khác nhau ở bazo nito và đường
b)Chức năng của Nu
- Là đơn phân để cấu tạo nên chuỗi polinu để tạo ra ADN và ARN
4)Chuỗi polinu có chiều từ 5’ đến 3’ hay từ 3’ đến 5’, tại sao?
- Chuỗi polinu có chiều từ 5’ đến 3’do đường của Nu này liên kết với axit photphoric của nu kia
tại vị trí 3’ bằng LK photphodieste
5)Căn cứ vào cấu trúc của ADN, tại sao ADN có tính chất đều đặn, bền vững và linh hoạt.
- Đều đặn:Vì ADN được cấu tạo theo NTBS, giữa 1 nu lớn(A hoặc G) và 1 nu bé(T hoặc X),
làm cho đường kính của mạch ADN không đổi
-Bền vững: do ở mạch ADN có hai loại LK, theo chiều dọc ( liên kêt photphodieste) và theo
chiều ngang ( LK hidro)
-Linh hoạt: do LK hidro là LK yếu nên ADN dễ bị tách ra làm 2 mạch
6)Nguyên tắc bổ sung là gì? Ý nghĩa của NTBS đối với ADN
a) NTBS là gì?
-Nguyên tắc bổ sung là nguyên tắc cặp đôi giữa các bazơ nitric trên mạch kép phân tử ADN, đó
là nguyên tắc A của mạch đơn có kích thước lớn được bổ sung với T của mạch đơn kia có kích
thước bé, chúng liên kết với nhau bằng hai liên kết hiđrô, G của đơn mạch này có kích thước lớn
được bổ sung với X của mạch đơn kia có kích thước bé và liên kết với nhau bằng 3 liên kết
hiđrô và ngược lại.
b)Ý nghĩa của NTBS đối với ADN
-Làm cho cấu trúc không gian của ADN được ổn định
-Tổng hợp ADN: vào kì trung gian giữa 2 đợt phân bào, ADN tháo xoắn, do tác động của hai
mạch đơn ADN tách nhau ra, trên mỗi mạch đơn ADN mẹ, các nuclêôtit lắp ráp với nuclêôtit tự
do của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (A –T, G-X) tạo nên các phân tử ADN mẹ.
7) Vì sao ADN có tính chất đa dạng và đặc thù ?
a) Tính đa dạng: vì 4 loại nu được sắp xếp với trình tự khác nhau tạo ra được vô số loại ADN
khác nhau
b) Tính đặc thù: Do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nu quy định
8)Vì sao Axit nu là polime ?
Vì Axit nu được cấu tạo từ các nu theo nguyên tắc đa phân nhờ liên kết photphodieste
Ví dụ : trong phân tử ADN, đường của nu này liên kết với nhóm photphat của nu kia bằng liên
kết photphodieste=> nhiều phân tử nu liên kết lại với nhau bằng LK photphodieste tạo nên chuỗi
polinu.
9)So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật, rút ra nhận xét
a) Giống nhau :
-Đều có cùng nguồn gốc
- Đều có các bào quan :
+ Màng sinh chất
+ Chất tế bào : có nhiều bào quan và hệ thống nội màng
+ Nhân : có màng nhân
b)Khác nhau : tiến hóa theo hai hướng khác nhau
Tế bào Thực Vật Tế bào Động Vật
- Có thành xenlulozo -Không có thành xenlulozo
- Có lục lạp -Không
- Không bào có kích thước lớn -Không có không bào hoặc có với kích thước nhỏ
- Không có trung thể -Có trung thể

c) Nhận xét:Tế bào thực vật và tế bào động vật đều có cùng nguồn gốc nhưng lại tiến hóa theo
hai hướng khác nhau
10)Hãy phân tích sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của nhân tế bào
- Nhân có chất nhiễm sắc có chứa ADN => nơi lưu giữ thông tin di truyền
- Nhân có nhân con chứa rARN => tạo ra Protein
-Nhân nằm ở trung tâm của tế bào => giám sát sự định hướng, là trung tâm điều hành mọi hoạt
động sống của tế bào.
-Trên màng nhân có nhiều lỗ nhân gắn với nhiều phân tử protein => cho phép các phân tử nhất
định đi ra hay đi vào nhân.
11)Vì sao ở tế bào động vật, nhân ở trung tâm còn ở tế bào thực vật thì nhân ở vùng ngoại biên?
-Ở tế bào động vật không có không bào hoặc không bào có kích thước nhỏ nên không thể đẩy
nhân ra vùng ngoại biên mà nhân có chức năng quan trọng là điều khiển mọi hoạt động sống của
tế bào nên nhân nằm ở vùng trung tâm
- Ở tế bào thực vật, không bào có kích thước lớn nên đẩy nhân ra vùng ngoại biên.
12)Lấy một thí nghiệm chứng minh rằng nhân rất quan trọng đối với tế bào.
Người ta phá nhân của 1 tế bào trứng của loài ếch A rồi cấy vào đó nhân của tế bào sinh dưỡng
của ếch B, sau đó nuôi tế bào trứng thì tế bào trứng đó sẽ phát triển thành ếch A => nhân rất
quan trọng đối với tế bào, nó điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
13)Kể tên các nơi trong tế bào có chứa Rb
- Lưới nội chất hạt
-Mặt ngoài màng nhân
-Ti thể
- Lục lạp
- Nhân
- Nằm rải rác trong tế bào chất.
- Nhân con.
14)Phân biệt sự khác nhau giữa vi ống, vi sợi và sợi trung gian
-Sợi trung gian là các protein bền hình sợi, thông thường gồm 3 chuỗi polypeptit hình sợi với
kích thước khác nhau. Những sợi này có đường kính từ 8 đến 11 nanomét và bền hơn các sợi
actin. Chúng tổ chức các cấu trúc không gian 3 chiều bên trong tế bào ( ví dụ như chúng có
trong thành phần cấu trúc của màng nhân).
-Vi ống :à những ống rỗng hình trụ, đường kính khoảng 25nm, được quấn quanh bởi 13 sợi
nguyên (là các chuỗi polypeptit hình cầu, là sản phẩm nhị hợp của anpha và beta tubulin. Chúng
có những biểu hiện rất hoạt tính như gắn GPT cho quá trình polymer hoá. Chúng được tổ chức
bởi trung thể.
- Vi sợi: là một phân tử polypeptit, cuộn khúc thành hình cầu. Đường kính khoảng 7 nm, loại sợi
này bao gồm 2 chuỗi các phân tử actin xoắn quanh nhau.
15)Chức năng của khung xương tế bào: duy trìn hình dạng cho tế bào và neo giữ các bào quan
của tế bào như : ti thể, nhân, Rb vào các vị trí cố định.
16)So sánh cấu trúc và chức năng của ti thể và lục lạp
a) giống nhau:
- Đều có màng kép
-Chất nền chứa ADN và Rb
-Đều có thể tổng hợp chất hữu cơ, chuyển hóa năng lượng
-Có nguồn gốc cộng sinh.
b) Khác nhau:
- Ti thể :
+Có mào răng lược
+Hô hấp hiếu khí : chuyển hóa năng lượng trong chất dinh dưỡng thàng năng lượng ATP
-Lục lạp
+ Có chứa hạt tilacôit
+ Quang hợp: chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong chất dinh dưỡng.
17) Phân tích sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của ti thể và lục lạp.
a) Ti thể :
- Số lượng ti thể trong tế bào lớn, có thể lên đến hàng nghìn trong mỗi tế bào và được tăng lên ở
những tế bào đang ở trong giai đoạn hoạt động mạnh.
- Ti thể có chứa enzim ATP synthase ( ở màng trong của ti thể) có khả năng tổng hợp ATP từ
ADP và P
- ATP là một hợp chất giàu năng lượng, mà năng lương thì không tự nhiên sinh ra hay mất đi, vì
vậy khi tổng hợp ATP phải cần có năng lượng lớn hơn hoặc bằng năng lượng mà ATP chứa.
Năng lượng này có được nhờ vào sự chênh lệch nồng độ proton (ion H+) giữa xoang gian màng
(phần nằm giữa hai màng ty thể) và phần chất nền ty thể. Sự chênh lệch nồng độ proton này có
do sự chuyển electron có năng lượng cao qua một loạt các protein trên màng trong ty thể đến
chất nhận cuối cùng là oxy. Năng lượng giải phóng trong mỗi bước chuyển electron cho chất
vận chuyển điện tử kế tiếp được sử dụng để bơm proton từ trong chất nền ra ngoài khoang gian
màng.
- Ngoài ra những chi tiết như sự gập lại của màng trong ty thể để tăng diện tích của màng trong
ti thể => tăng số chuỗi vận chuyển điện tử và số ATP synthase và tăng khả năng tiếp xúc của các
enzim hô hấp với cơ chất => tăng khả năng hô hấp nội bào cho ti thể
b) Lục lạp:
- Lục lạp có chứa Các hạt grana được tạo ra bởi hệ thống màng tilacôit với các đơn vị quang hợp
phù hợp với chứa năng chính của lục lạp là quang hợp để tạp ra chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể
thực vật
18) Giải thích vì sao số lượng ti thể thay đổi tùy thuộc vào từng loại tế bào: vì hàm lượng của ti
thể trong tế bào phụ thuộc vào trạng thái hoạt động sinh lí của tế bào, nơi nào hoạt động càng
mạnh thì số lượng ti thể của tế bào nơi đó càng lớn.
19)Tại sao màng tế bào được gọi là màng khảm động, lipoprotein, bán thấm?
a) Khảm động:
- Khảm : Vì màng tế bào được cấu tạo chủ yếu từ lớp kép phopholipit trên đó có điểm thêm các
phân tử protein và các phân tử khác.
- Động : do liên kết giữa các phopholipit là liên kết yếu nên các phopholipit có thể chuyển động
dễ dàng
b) Lipoprotein:
- Do màng tế bào được cấu tạo từ hai thành phần là lipit và protein
c) Bán thấm : Vì màng tế bào cho các chất đi qua một cách có chọn lọc, với các chất tan trong
mỡ thì được đi qua trực tiếp, các chất tan trong mỡ thì được vận chuyển qua nhờ protein màng.
20) Nêu chức năng của các loại protein có trên màng và có những loại protein nào ?
- Chức năng:
+ Tham gia vào chức năng cấu trúc nên màng tế bào
+ Vận chuyển các phân tử qua màng ngược gradien nồng độ.
+ Dẫn truyền các phân tử qua màng
+ Thụ quan : Tiếp nhận và Dẫn truyền thông tin cho tế bào
+ Hình thành các phức hệ enzim tham gia phản ứng hóa sinh của tế bào.
+ Protein ghép nối các tế bào, đóng vai trò là các protein dung hợp màng.
+ Liên kết với bộ khung của tế bào, giúp tế bào có được hình dạng bền vững
và ổn định.
+ Miễn dịch
+ Glicoprotein: Là dấu chuẩn để các tế bào của cùng 1 cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết
tế bào lạ.
- Các loại protein có trên màng tế bào là:
+ Glicoprotein
+ Protein xuyên màng
+ Protein bám màng
21) Căn cứ vào cấu trúc của màng, giải thích vì sao màng vừa bền vững vừa linh hoạt?
- Bền vững:
+ Do có nhiều phân tử colesteron ở trên màng xen giữa các lớp photpholipit làm cho màng có
tính chất ổn định và bền vững.
+ Do các protein trên bề mặt màng tế bào liên kết với bộ khung của tế bào, giúp tế bào có được
hình dạng bền vững và ổn định
- Linh hoạt: Lớp kép phopholipit với đầu ki nước hướng ra ngoài làm cho màng tế bào có tính
chất linh hoạt
22) Tại sao ăn nhiều mỡ => xơ vữa động mạch ?
Mỡ động vật chứa nhiều colesteron nên ăn nhiều mỡ động vật thì màng tế bào sẽ có nhiều
colesteron => làm tế bào kém linh hoạt => giảm khả năng co bóp của tế bào động mạch => xơ vữa
động mạch.
23) So sánh thành tế bào với chất nền ngoại bào?
a) Khác nhau:
Thành tế bào Chất nền ngoại bào
Cấu tạo Được cấu tạo từ xenlulozo Cấu tạo chủ yếu từ sợi glicoprotein
Trên thành tế bào có các cầu sinh chất Các chất vô cơ và các chất hữu cơ
Tế bào nấm có thành kitin vững chắc
Chức năng - Bảo vệ tế bào, đồng thời xác định hình - Giúp các tế bào liên kết với nhau tạo
dạng, kích thước của tế bào nên các mô nhất định và giúp tế bào thu
- Cầu sinh chất: bảo đảm cho các tế bào có nhận thông tin.
thể liên lạc với nhau.
b) Giống nhau:
- Đều nằm ở bên ngoài màng sinh chất
- Đều có thể tiếp nhận thông tin
24) Khái niệm về thế nước, nêu các con đường vận chuyển chất qua màng ?
a) Thế nước là số phân tử nước tự do trong 1 đơn vị thể tích nhất định.
b) Các đường vận chuyển chất qua màng là :
- Vận chuyển thụ động: Vận chuyển các chất qua màng nhờ sự chênh lệch gradien nồng độ
trong màng và ngoài màng
+ Vận chuyển trước tiếp ( dùng để vận chuyển các phân tử có kích thước nhỏ, tan trong mỡ,
không phân cực và không tích điện)
+ Vận chuyển gián tiếp nhờ các protein xuyên màn( protein có thể tạo lỗ, enzim) ( dùng để vận
chuyển những phân tử tan trong nước và có kích thước lớn)
- Vận chuyển chủ động: Đi ngược chiều gradien nồng độ. Vận chuyển nhờ các protein màng
25) Trình bày thì nghiệm chứng minh hiện tượng khuếch tán và thẩm thấu. Lấy ví dụ trong thực
tế để chứng minh.
- Thí nghiệm : SGK
-Ví dụ trong thực tế :
+ Khuếch tán: Khi để 1 lọ nước hoa ở góc phòng thì sau 1 thời gian thì cả phòng đều ngửi thấy
mùi thơm
+ Thẩm thấu: Khi nước ướt ở 1 góc tấm vải thì sẽ ướt từ từ cho đến khi ướt hết
26) So sánh vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động? So sánh xuất bào và nhập bào?
a) Thụ động và bị động
- Giống nhau: Đều có chức năng trao đổi chất giữa tế bào với môi trường ngoài
- Khác nhau
+ Thụ động:Là sự vận chuyển các chất qua màng tế bào từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng
độ thấp và không tiêu tốn năng lượng.
+ Kích thước chất vận chuyển phải nhỏ hơn đường kính lỗ màng.
+ Phải có sự chênh lệch nồng độ.
+ Trong vận chuyển có chọn lọc phải có kênh protêin đặc hiệu.
+ Chủ động:Là sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có
nồng độ cao.
+ Phải có ATP
+ Phải có protêin vận chuyển đặc hiệu.
+ Tế bào có nhu cầu vận chuyển.
b) Xuất bào và nhập bào:
- Giống nhau:
+Đều dùng để vận chuyển các phân tử lớn( rắn hoặc lỏng) không thể lọt qua các lỗ màng vào
tế bào hoặc chuyển tải chúng ra.
+ Đều tạo ra các túi tiết để vận chuyển các chất phân tử có kích thước lớn.
-Khác nhau:
+ Xuất bào:
+ Là phương thức đưa các chất ra ngoài tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh
chất
+ Túi tiết dùng để vận chuyển các chất được tạo ra nhờ màng sinh chất
+ Nhập bào:
+ Là phương thức đưa các chất vào trong tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh
chất
+ Túi tiết dùng để vận chuyển các chất được tạo ra nhờ bộ máy Gongi
27) So sánh ẩm bào và thực bào.
a) Giống nhau: Đều là hình thức xuất bào hoặc nhập bào
b) Khác nhau:
- Ẩm bào là sự biến đổi của màng tế bào tạo nên bóng nhập bào bao lấy các phân tử lỏng
- Thực bào là sự biến đổi của màng tế bào tạo nên bóng nhập bào bao lấy các phân tử rắn
28) Em hiểu như thế nào là hô hấp tế bào.
- Hô hấp tế bào là quá trình vận chuyển năng lượng tích lũy năng lượng trong chất hữu cơ thành
năng lượng ATP để cung cấp cho mọi hoạt động của cơ thể.
29)Vì sao hô hấp tế bào là trung tâm năng lượng của cơ thể?
Vì hô hấp tế bào chuyển năng lượng ở các chất hữu cơ thành năng lượng ATP mà ATP là chất
hữu cơ cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào.
30)Nêu mối quan hệ giữa hô hấp tế bào với hô hâp ngoài.
Hô hấp ngoài cung cấp oxi cho hô hấp tế bào để thực hiện chuỗi vận chuyển điện tử. Nếu thiếu
hô hấp ngoài thì CO2 do các quá trình hô hấp tế bào sẽ không được thải ra khỏi cơ thể, và không
có oxi thì chuỗi vận chuyển điện tử sẽ không thực hiện được. Hô hấp hiếu khí ở tế bào sẽ trở
thành Hô hấp kị khí ( lên men), chỉ tạo ra được 4 ATP ở quá trình đường phần và Creb=> không
đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động=> cơ thể yếu dần rồi chết.
31)So sánh hô hấp tế bào với đốt cháy nhiên liệu.
a) Giống nhau:
-Đều có mục đích là tạo ra năng lượng.
b) Khác nhau:
- Hô hấp tế bào:
+Có hiệu suất cao hơn hiện tượng đốt cháy nhiên liệu( 55% năng lượng hữu ích và 45% nhiệt
năng)
+ Nhiệt năng tỏa ra có ích để cung cấp nhiệt lượng cho cơ thể
- Đốt cháy nhiên liệu
+Hiệu suất thấp(25% năng lượng hữu ích và 75% nhiệt năng)
+ Nhiệt lượng tỏa ra là vô ích.
32)So sánh hô hấp tế bào với quá trình lên men
a) giống nhau
- Cùng có 2 giai đoạn là đường phân và chu trình creb
- Có nhiên liệu giống nhau
- Cùng có mục đích là tạo ra năng lượng để cơ thể dùng.
- Đều có chức năng là phân giải chât hữu cơ
b) Khác nhau:
Lên Men Hô hấp tế bào
- C6H12O6 + VSV ( không có oxi, hô hấp kị khí) - C6H12O6 = CO2 + H2O +NL (38ATP và nhiệt
= axit lactic + NL (hoặc rượu etylic +CO2 +NL) năng)
(NL gồm 4 ATP và nhiệt năng)
-Vị trí xảy ra: Ở một số loại vi sinh vật - Ở ti thể và chất tế bào
- Điều kiện: Không có oxi - Có Oxi
- Cơ chế: 2 giai đoạn : đường phân và lên men - 3 GD: đường phân, creb và lên men.
- Sản phẩm : nhiệt, axit lactic (hoặc rượu etylic - Nhiệt, 38ATP, CO2, H2O
và CO2) 4ATP
33) Nêu mối quan hệ giữa 3 GD hô hấp tế bào và so sánh 3 giai đoạn này.
a) Mối quan hệ:
- Đường phân: tạo ra axit piruvic qua trung gian tạo axetyl- coenzimA để thực hiện giai đoạn 2,
NADH để thực hiện giai đoạn 3.
- Creb :Tạo ra NADH và FADH2 để thực hiện giai đoạn 3
- Vận chuyển chuỗi điện tử: Tạo ra NAD+, FAD+ để thực hiện giai đoạn 1,2
b) So sánh:
- Giống nhau:
+ Là phản ứng phân giải các chất trong hoạt động hô hấp tế bào.
+ Đều có sự xúc tác của các enzim.
+ Đều tạo ra ATP.
Đường phân Creb Vận chuyển chuỗi điện tử
- Vị trí: Tế bào chất -Chất nền của ti thể - Với TB nhân sơ : Màng sinh
chất, Với TB nhân thực : màng
trong ti thể.
-Điều kiện: không có sự tham - Có sự tham gia của oxi( hiếu - Có sự tham gia của oxi( hiếu
gia của oxi( yếm khí) khí) khí)
-Nhiên liệu: Glucozo, NAD+, - Axetyl-coenzimA,NAD+, - NADH,FADH2,Oxi
+
ADP FAD
-Sản phẩm: axit piruvic, - CO2, NADH,FADH2,ATP - ATP, H2O, NAD+,FAD+
NADH, ATP
34)Tại sao hô hấp tế bào không giải phóng năng lượng một lần ồ ạt mà giải phóng từ từ qua
nhiều giai đoạn khác nhau?
- Để tránh nhiệt năng thải ra nhanh làm đốt cháy tế bào
- Để cho hiệu suất của quá trình giải phóng năng lượng lớn hơn
35) Quá trình hô hấp tế bào của 1 vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh hay yếu, tại sao?
- Diễn ra mạnh vì vận động viên đang tập luyện cần nhiền năng lượng để hoạt động nên quá
trình hô hấp tế bào sẽ diễn ra mạnh để cung cấp đủ năng lượng.
36) Vẽ sơ đồ để phân giải các chất khác trong tế bào và tại sao ăn nhiều đường sẽ dẫn đến béo
phì?
- Sơ đồ : SGK
- Đường là chất hữu cơ chứa nhiều dinh dưỡng và năng lượng. Nếu ăn nhiều đường, năng lượng
tạo ra sẽ thừa thì phần còn lại của năng lượng sẽ được tích lúy dưới dạng mỡ làm cho cơ thể béo
phì.
37) Giải thích vì sao protein là cơ sở của sự sống.
- Protein là cơ sở của sự sống vì Protein có cấu trúc và chức năng đa dạng nhất trong số các hợp
chất hữu cơ trong tế bào, chúng tham gia vào tất cả các hoạt động sống của cơ thể, ví dụ như là: vận
chuyển các chất, cảm nhận, xúc tác các phản ứng....
- Protein chiếm đến 50% khối lượng khô của tế bào, là thành phần bắt buộc của các tổ chức và là
công cụ của cơ thể sống.
38) Trong bốn bậc cấu trúc Protein thì bậc cấu trúc nào quan trọng nhất?
- Cấu trúc bậc 1 là quan trọng nhất do trình tự của các axit amin tạo ra tính đặc thù của protein
bậc 1 và cấu trúc bậc 1 là cơ sở để tạo ra được cấu trúc bậc 2,3 và 4.
39)Bằng cách nào có thể phân biệt được 4 bậc cấu trúc.
- Căn cứ vào hình dạng và các loại liên kết trong phân tử protein để phân biệt các bậc cấu trúc.
40) Giải thích vì sao protein có tính đa dạng và đặc thù:
-Do thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp của 20 loại axit amin khác nhau và do sự khác nhau
về cấu trúc không gian của bốn bậc protein
41) Giải thích vì sao thịt trâu và thịt bò đều được cấu tạo từ protein nhưng khác nhau về rất
nhiều đặc tính.
Do thịt trâu và thịt bò có số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp của 20 loại axit amin khác nhau
và do sự khác nhau về cấu trúc không gian của bốn bậc protein nên có nhiều đặc tính khác nhau.
42) Trong cơ thể có những bậc cấu trúc nào của protein?
-Trong cơ thể có protein bậc 2 trở lên:
+ Bậc 2: Da, lông, tóc....
+ Bậc 3 : enzim,...
+ Bậc 4 : hemoglobin, histon ....
43) Trong cơ thể, cấu trúc bậc nào của protein là phổ biến nhất, tại sao?
- Cấu trúc bậc ba là phổ biến nhất vì cấu trúc bậc ba thể hiện được các chức năng sinh học của
protein.

You might also like