You are on page 1of 13

CHỦ ĐỀ:

AXIT NUCLEIC
Axit nucleic có nghĩa là axit nhân. Gọi như
vậy vì người ta tách chiết được ADN chủ yếu
từ nhân của tế bào. Có 2 loại axit nucleic:

• Axit Đêoxiribonucleic (ADN)

• Axit Ribonucleic (ARN)


AXIT ĐÊOXIRIBONUCLEIC (ADN)

Cấu trúc của ADN:


Được cấu tạo theo nguyên tắc đa
phân. Mỗi đơn phân là 1 nucleotit.
Mỗi nu lại có cấu tạo là 3 thành
phần gồm:
• Đường pentozo (đường 5C)
• Nhóm photphat
• Bazo nito
• Các loại nucleotit: gồm 4 loại được gọi theo tên
của các bazo nito: A= Adenin, G= Guanin, T=
Timin, X= Xitozin.
• Các nucleotit liên kết với nhau theo một chiều
xác định tạo nên một chuỗi polinucleotit.
• Mỗi phân tử ADN gồm 2 mạch polinucleotit
liên kết với nhau bằng các liên kết hydro:
A- T= 2 liên kết hydro
G- X= 3 liên kết hydro
• Hai chuỗi polinucleotit của phân tử ADN không chỉ
liên kết với nhau bằng liên kết hydro mà chúng còn
xoắn lại quanh 1 trục tưởng tượng tạo nên một xoắn
kép đều đặn giống như 1 cầu thang xoắn. Trong đó,
các bậc thang là các bazo nito còn thành và tay vịn là
các phân tử đường và các nhóm photphat.
• Ở các tế bào nhân sơ, ADN thường có cấu trúc mạch
vòng. Ở các tế bào nhân thực, ADN
có cấu trúc dạng mạch thẳng.
CHỨC NĂNG CỦA ADN

Mang thông tin di truyền là số lượng, thành phần, trình tự các nu trên
ADN.
Bảo quản thông tin di truyền là mọi sai sót trên phân tử ADN hầu hết đều
được các hệ thống enzim sửa sai trong tế bào sửa chữa.
Truyền đạt thông tin di truyền (qua nhân đôi ADN) từ tế bào này sang
tế bào khác.
AXIT RIBONUCLEIC (ARN)

CẤU TRÚC CỦA ARN


• Phân tử ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa
phân mà mỗi đơn phân là 1 nucleotit. ARN có 4
loại nu là A (Adenin), U (Uraxin), G(Guanin),
X(Xitozin).
• Đại đa số các phân tử ARN chỉ được
cấu tạo từ 1 chuỗi polinuleotit.
ARN gồm 3 loại:

• ARN thông tin (mARN) dạng mạch thẳng.


• ARN vận chuyển (tARN) có cấu trúc 3 thùy.
• ARN riboxom (rARN) cũng chỉ có 1 mạch nhưng
nhiều vùng nucleotit liên kết bổ sung với nhau tạo
các vùng xoắn kép cục bộ.
Hình ảnh của 3 loại ARN
mARN làm nhiệm vụ truyền thông tin từ ADN
tới riboxom và được dùng như 1 khuôn để tổng
hợp protein.

CHỨC NĂNG rARN cùng với protein cấu tạo nên riboxom,
CỦA ARN nơi tổng hợp nên protein.

tARN có chức năng vận chuyển các axit amin


tới riboxom và làm nhiệm vụ như 1 người phiên
dịch.
Sự khác nhau giữa ADN và ARN
ADN ARN
• Là chuỗi xoắn kép gồm 2 chuỗi • Cấu tạo từ một chuỗi polinucleotit
polinucleotit
• Đơn phân của ADN là A,T,G,X • Đơn phân của ARN là A,U,G,X
• Trong thành phần có đường đêoxribozo • Trong thành phần có đường ribozo
Tài liệu tham khảo

1. SGK Sinh học 10


T h a n k
yo u!

You might also like