You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN ĐỘI TUYỂN SINH

CÂU 1 : CẤU TẠO ADN,ARN


* ADN
- ADN : axit đeoxiribônclêic
- Cấu tạo theo nguyên tắc C;H;O;N;P
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm hàng triệu đơn phân
(nucleotit) liên kết lại với nhau
- Mỗi nucleotit gồm có
+ Đường pentozơ : C5 H10O4
+ Nhóm photphat : H3PO4
+ Bazơ nitơ : A (adenin) ; G ( guanin) ; T ( timin ) ; X
(xitozin)
- Trong mỗi nucleotit có 1 liên kết hóa trị giữa đường và
nhóm photphat
- Giữa các nu trong 1 mạch của ADN liến kết với nhau bằng 1
liên kết hóa trị tạo thành chuỗi polinucleotit
* ARN
- Cấu tạo theo nguyên tắc C;H;O;N;P
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân có đơn phân là nucleotit
- Có 4 loại nucleotit đó là A;U;G;X
- ARN chỉ được cấu tạo bởi 1 chuỗi polinucleotit ( 1 mạch )
- Trong mỗi nu của ARN có 1 liên kết hóa trị
- Giữa các nu trong một mạch liên kết với nhau bằng liên kết
hóa trị (không có liên kết hidro )

CÂU 2 : SO SÁNH ADN VÀ ARN

Sự giống nhau chưa ADN và ARN


- Đều là các axit Nucleic có cấu trúc đa phân, đơn phân
là các Nucleotit
- Đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học : C, H, O, N, P
- Đều có bốn loại Nucleotit trong đó có ba loại Nu giống
nhau là A, G, X
- Giữa các đơn phân đều có liên kết hóa học nối lại thành
mạch
- Đều có chức năng trong quá trình tổng hợp protein đề
truyền đạt thông tin di truyền

Sự khác nhau giữa ADN và ARN

Về cấu tạo:
*ADN
- Có hai mạch xoắn đều quanh một trục
- Phân tử ADN có khối lượng và kích thước lớn hơn phân tử
ARN
- Nu ADN có 4 loại A, T, G, X

*ARN
- Có cấu trúc gồm một mạch đơn
- Có khối lượng và kích thước nhỏ hơn ADN
- Nu ARN có 4 loại A, U, G, X

Chức năng:
ADN : 
+ ADN có chức năng tái sinh và sao mã
+ ADN chứa thông tin qui định cấu trúc các loại protein cho
cơ thể

ARN:
+ ARN không có chức năng tái sinh và sao mã
+ Trực tiếp tổng hợp protein ARN truyền thông tin qui định
cấu trúc protein từ nhân ra tế bào chất
tARN chở a.a tương ứng đến riboxom và giải mã trên phân tử
mARN tổng hợp protein cho tế bào
rARN là thành phần cấu tạo nên riboxom

CÂU 3 : VÌ SAO ADN CÓ TÍNH ỔN ĐỊNH


TƯƠNG ĐỐI

ADN có tính ổn định tương đối vì: 


-Sự tiếp hợp dẫn đến trao đổi chéo giữa các cromatit trong
từng cặp NST kép tương đồng có thể dẫn đến cấu trúc của
NST và ADN thay đổi. 
-Các tác nhân gây đột biến lý hóa (phóng xạ, nhiệt độ, bức
xạ..) hóa học( các loại hóa chất) thường xuyên tác động và
làm thay đổi cấu trúc của ADN. 

CÂU 4 MỐI QUAN HỆ GIỮA ADN ; ARN ;


PROTEIN

- Trình tự các nu trong ADN quy định trình tự các nu trên


mARN thông qua đó quý định trình tự axit amin trong chuỗi
axit amin cấu thành phân tử protein

CÂU 5 : PROTEIN LIÊN QUA ĐẾN HOẠT ĐỘNG


NÀO CỦA CƠ THỂ
- Protein là thành phần cấu tạo nên chất nguyên sinh,các bào
quan,màng sinh chất,từ đó tạo nên các mô ,cơ quan , cơ thể

VD histon là loại tham gia vào cấu trúc NST


Colagen,elaston, là thành phần tạo nên mô liên kết
- Chức năng trao đổi chất quá trình trao đổi chất trong tế bào
diễn ra trong các phản ứng hóa sinh được xúc tác bởi các
enzim bản chất của enzim chính là phân tử protein
VD tổng hợp ADN (ARN) có sự tham gia của ARN
polimeraza

- Điều hòa quá trình trao đổi chất


Các hoocmon có vai trò điều hòa trao đổi chất trong tế bào và
cơ thể . Phần lớn hoocmon là protein . Một số hoocmon có
hoạt tính sinh học cao
VD hoocmon insulin có vai tròn điều hòa lượng đường trong
máu
Ngoài các chức năng trên protein tham gia vào bảo vệ cơ thể
( kháng thể ) tham gia vào hoạt động cơ thể , tham gia vào
việc lan truyền xung thần kinh

You might also like