You are on page 1of 9

Câu 1: Âm mưu mới của Pháp – Mĩ ở chiến trường Đông Dương trong Đông – Xuân 1953 –

1954 thể hiện qua


A. kế hoạch Bôlae.
B. kế hoạch Nava.
C. kế hoạch Rove.
D. kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinh.
Câu 2: Các phân khu của tập đoàn cứ Điện Phủ là
A. phân khu Mường Thanh, Bản Kéo, Nam.
B. phân khu Bắc Bản Kéo, Nam.
C. phân khu Bắc, Trung tâm, Nam.
D. phân khu trung Tâm, Mường Thanh, Bản Kéo.
Câu 3: Phân khu trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đặt tại
A. Mường Thanh
B. Mường Thanh, Hồng Cúm
C. Bản Kéo, Hồng Cúm.
D. Độc Lập, Bản Kéo
Câu 4: Các tướng lĩnh Pháp - Mỹ đã coi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là
A. “một tập đoàn quân chủ lực”.
B. “một pháo đài bất khả chiến bại”.
C. “một sở chỉ huy vùng Tây Bắc”.
D. “một pháo đài bất khả xâm phạm”
Câu 5: Một trong những khó khăn khi Pháp – Mĩ thực hiện kế hoạch Nava là
A. xây dựng lực lượng cơ động chiến lược
B. thực hiện tiến công chiến lược quy mô lớn
C. tập trung và phân tán lực lượng.
D. tạo thế và lực mạnh trên chiến trường.
Câu 6: Một trong những nhiệm vụ chính được Đảng Lao động Việt Nam đề ra trong kế hoạch
quân sự Đông – Xuân 1953 – 1954 là
A. tiêu diệt sinh lực địch.
B. tiêu hao sinh lực địch
C. giữ vững thế chủ động
D. giữ vững những vùng tự do.
Câu 7: Cuối năm 1953, Pháp chọn địa bàn nào để xây dựng thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất
ĐD?
A. Cao Bằng.
B. Thất Khê.
C. Điện Biên Phủ.
D. Đông Khê.
Câu 8: Âm mưu của Mĩ khi thực hiện kế hoạch Nava ở Đông Dương là
A. ép Pháp kéo dài và mở rộng chiến tranh, chuẩn bị thay thế Pháp.
B. giúp Pháp mở rộng ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản.
C. giúp Pháp giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
D. giúp Pháp kết thúc chiến tranh trong danh dự

Câu 9: Ngày 7/5/1953, được sự thoả thuận của Mĩ, Pháp cử tướng Nava sang Đông Dương làm
A. Cao uỷ Pháp tại Đông Dương.
B. Cố vấn quân đội, vạch ra kế hoạch tiến công quân sự.
C. Đại diện quân đội NATO ở Đông Dương.
D. Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương.
Câu 10: Ngày 10/12/1953, quân chủ lực của ta ở cuộc tiến công của địch ở
A. Lai Châu.
B. Trung Lào.
C. Thượng Lào
D. Tây Nguyên.
Câu 11: Để làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp, năm 1954 quân dân Việt
Nam tập trung lực lượng tấn công vào tập đoàn cứ điểm nào sau đây?
A. Cao Bằng.
B. Điện Biên Phủ.
C. Thất Khê.
D. Đông Khê.
Câu 12: Sau khi Liên quân Việt – Lào mở cuộc tiến công địch ở Thượng Lào (1/1954), Nava
buộc phải tăng cường lực lượng cho
A. Xavannakhet và Xênô,
B. Thị xã Lai Châu và Điện Biên Phủ.
C. Kon Tum và Plâyku.
D. Luông Phabang và Mường Sài
Câu 13: Tháng 2/1954, sau khi bị tiến công ở Bắc Tây Nguyên, quân Pháp bỏ dở cuộc tiến
công Tuy Hoà (Phú Yên) để tăng cường lực lượng cho
A. Buôn Mê Thuộc.
B. Plâyku.
C. Nam Tung Bộ.
D. Bình – Trị – Thiên.
Câu 14: Đầu tháng 12/1953, Liên quân Việt – Lào mở cuộc tiến công địch ở
A. Lai Châu
B. Thượng Lào.
C.Trung Lào.
D. Tây Nguyên
Câu 15: Nội dung cơ bản của kế hoạch Nava trong Thu – Đông năm 1953 và xuân năm 1954 là
A. chuyển lực lượng ra Bắc Bộ, tạo thế lực trên bàn đàm phán.
B. phòng ngự ở Bắc Bộ, tiến công bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương.
C. tập trung lực lượng tiến công để giành lại thế chủ động.
D. mở rộng hoạt động thổ phỉ biệt kích ở vùng rừng núi, biên giới.
Câu 16: Nội dung cơ bản của kế hoạch Nava từ Thu – Đông năm 1954 là
A. phòng ngự ở Bắc Bộ, tiến công bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương
B. tập trung lực lượng để giành lại thế chủ động trên chiến trường chính
C. mở rộng hoạt động thổ phỉ, biệt kích ở vùng rừng núi, biên giới
D. chuyển lực lượng ra Bắc Bộ, tiến công giành thắng lợi quân sự quyết định
Câu 17: Kế hoạch Nava khi mới ra đời đã hàm chứa yếu tố thất bại, bởi vì
A. ra đời trong thế bị động, mâu thuẫn giữa thế và lực với mục tiêu chiến lược của Pháp
B. Pháp – Mĩ bất đồng vì ý đồ của Mĩ muốn thay Pháp ở Đông Dương,
C. Pháp không đủ quân để xây dựng lực lượng chiến lược như trong kế hoạch
D. Pháp mất hoàn toàn quyền chủ động trên chiến trường Đông Dương
Câu 18: Nội dung lúc đầu chưa được đề cập trong kế hoạch Nava là
A. tập trung lực lượng quân cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ là 44 tiểu đoàn
B. mở rộng hoạt động hoạt động thổ phỉ, biệt kích ở vùng núi biên giới. C. xây dựng Điện Biên
Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông
D. mở cuộc tiến công lớn vào vùng giáp Ninh Bình, Thanh Hoá Dương
Câu 19: Việc thực hiện phương hướng chiến lược của ta trong Đông – Xuân 1953 – 1954 có
tác dụng
A. làm cho địch tập trung quân chủ lực, giúp ta tiêu diệt toàn bộ lực lượng chủ lực của chúng .
B. khiến địch phải bị động phân tán lực lượng để đối phó với ta ở những nơi xung yếu.
C. khiến địch tập trung vào vùng đồng bằng, giúp ta sử dụng lối đánh du kích.
D. đánh lạc hướng tiến công của địch, tạo so sánh lực lượng có lợi cho ta.
Câu 20: Nhân tố quyết định thắng lợi tại Hội nghị Giơnevơ kết thúc cuộc kháng chiến của nhân
dân Việt Nam, Lào, Campuchia là
A. sự đoàn kết ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
B. sự giúp đỡ của các nước XHCN
C. chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
D. thắng lợi trong chiến dịch Biên giới năm 1954.
Câu 21: Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 - 1954 đã đạt kết quả
A. lực lượng cơ động của địch ở đồng bằng Bắc Bộ bị phân tán thành 5 điểm
B. Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ), Xavannakhét và căn cứ Xênô được giải phóng
C. giải phóng sông Nậm Hu, tỉnh Phôngxali.
D. giải phóng Kom Tum, vùng Bắc Tây Nguyên, bao vây, uy hiếp Plâyku.
Câu 18. Chiến thắng của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 – 1954 có ý nghĩa như
thế nào?
A. Làm phá sản kế hoạch Nava, đưa cuộc kháng chiến sang giai đoạn mới
B. Khai thông con đường kiên lạc của ta tới các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Tạo điều kiện để quân ta giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
D. Tạo thế và lực cho quân ta mở chiến dịch quyết định Điện Biên Phủ.
Câu 19: Xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh, chấp nhận giao chiến với ta tại ĐBP, Pháp – Mỹ
âm mưu
A. bảo vệ Tây Bắc Việt Nam, ngăn liên lạc của ta với Lào.
B. giành lại thế chủ động tại chiến trường Tây Bắc.
C. thu hút và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.
D. uy hiếp tinh thần của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến.
Câu 20: Nava điều chỉnh kế hoạch, chọn Điện Biên Phủ làm khâu chính trong kế hoạch Nava là
do
A. lực lượng ở đồng bằng Bắc Bộ đông, nên Nava phải điều quân lên Tây Bắc.
B. Điện Biên Phủ xa hậu phương của quân ta, đường giao thông khó khăn.
C. Điện Biên Phủ giáp biên giới của nhiều nước Châu Á
D. Cuộc tiến công chiến lược của quân ta là đảo lộn kế hoạch Nava
Câu 21. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa quốc tế của cuộc KCCP xâm lược (1945-
1954) của nhân dân Việt Nam?
A. Góp phần thu hẹp hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
B. Mở đầu quá trình tan rã của hệ thống thực dân trên thế giới.
C. Giáng đòn nặng nề vào âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc.
D. Đã cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đứng lên đấu tranh.
Câu 22. Cuộc KCCP (1945-1954) của nhân dân VN được phát động trong bối cảnh quốc tế
nào?
A. Được sự ủy nhiệm của hai nước Liên Xô và Trung Quốc.
B. Được sự đồng thuận của Liên Xô và phe XHCN.
C. Quan hệ quốc tế đang diễn ra những diễn biến phức tạp.
D. Liên Xô và Mĩ đã thay đổi quan hệ, chuyển sang đối kháng.
Câu 23: Ở Đông Dương, thực dân Pháp đề ra kế hoạch quân sự Nava (1953) trong bối cảnh
nào?
A. Quân phiệt Nhật Bản tiến vào Đông Dương.
B. Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương.
C. Vùng chiếm đóng của Pháp bị thu hẹp.
D. Quân Trung Hoa dân quốc tiến vào Việt Nam.
Câu 24: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về chiến thắng Điện Biên Phủ 1954?
A. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
B. Đánh thắng chiến lược Chiến tranh cục bộ của đế quốc Mĩ
C. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na va của Pháp.
D. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.
Câu 25: Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch HCM quyết định mở chiến dịch Điện Biên
Phủ vì
A. Điện Biên Phủ là vị trí quan trọng, bên nào nắm giữ vùng này, bên đó làm chủ Đông Dương.
B. Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, nên nó có ý nghĩa thế giới sâu
sắc.
C. Điện Biên Phủ là khâu chính trong kế hoạch Nava, là trận đánh quyết định của hai bên.
D. Điện Biên Phủ là vùng núi, phát huy được những lợi thế của quân ta.
Câu 26: Đối với thế giới chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) có ý nghĩa
A. Mở đầu thời kì tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa.
B. Đánh dấu bước phát triển của phong trào gành độc lập trên thế giới.
C. Đập tan âm mưu câu kết của các thế lực phản động của quốc tế.
D. Đánh dấu được sự sụp đổ của chế độ thực dân cũ.
Câu 27: Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) được coi là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến
lược Đông – Xuân 1953 – 1954 vì
A. nó đã kết thúc hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.
B. nó đã đập tan kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp.
C. nó bước đầu làm phá sản kế hoạch quân sự Nava, giáng đòn nặng nề vào Mỹ.
D. từ đây cuộc kháng chiến có thêm sự ủng hộ của quốc tế.
Câu 28: Chiến thắng quân sự được coi là “một cái mốc bằng vàng chói lọi của lịch sử” làm
xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo cơ sở thực lực về quân sự, có ý nghĩa
quyết định, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh xâm lược
Đông Dương là
A. chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
B. chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950.
C. chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
D. cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Câu 29: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng qua trọng về những
chiến lược mà địch tương đối yếu”, là phướng hướng chiến lược của ta trong
A. chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.
B. chiến dịch Hoà bình đông – xuân 1951 – 1952.
C. cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954.
D. chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Câu 30: Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954), quy định về việc di chuyển, tập kết quân đội ở hai
miền Bắc – Nam với giới tuyến quân sự tạm thời là
A. vĩ tuyến 17
B. vĩ tuyến 16.
C. vĩ tuyến 38
D. vĩ tuyến 20.
Câu 31: Cuộc KCCP của nhân dân VN (1945 – 1954) thắng lợi, đã cổ vũ mạnh mẽ
A. phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa
B. phong trào vì hoà bình của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới.
C. phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
D. phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa ở Á, Phi, Mĩ Latinh.
Câu 32: Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954) năm 1954 về Đông Dương là văn bản pháp lí ghi nhận
A. quyền dân tộc cơ bản của nhân dân miền Bắc Việt Nam.
B. quyền dân tộc cơ bản của nhân dân miền Nam Việt Nam.
C. quyền dân tộc cơ bản của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
D. quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.
Câu 33: Sự kiện buộc Pháp phải kết thúc chiến tranh xâm lược Đông Dương, rút quân đội về
nước là
A. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954.
B. Chiến dịch Việt Bắc năm 1947.
C. Chiến dịch Biên giới năm 1950.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Câu 34: Đối với CMVN, thắng lợi của cuộc KCCP (1945 – 1954) có ý nghĩa lịch sử như thế
nào?
A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
B. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, giải phóng hoàn toàn miền Bắc.
C. Mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
D. Mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc, đánh đổ vĩnh viễn ách thống trị đế quốc và PK trên nước
ta.
Câu 35: nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc KCCP (1945 – 1954) là
A. có sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương
B. có sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em.
C. có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước.
D. có sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 36: Cuộc KCCP thắng lợi, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, đưa cách mạng Việt Nam
chuyển sang giai đoạn mới là
A. giai đoạn cách mạng dân chủ nhân dân.
B. giai đoạn cách mạng ruộng đất.
C. giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc.
Câu 37: Những thắng lợi buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương là
A. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá I và bầu Hội đồng nhân dân các cấp.
B. Hiệp định Sơ bộ (1946) và thắng lợi Việt Bắc thu – đông 1947.
C. thắng lợi Biên giới thu – đông 1950 và Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Đảng.
D. chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) và Hiệp định Giơneve về Đông Dương.
Câu 38: Đối với thế giới, thắng lợi cuộc KCCP của nhân dân VN (1945– 1954) góp phần làm
A. tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
B. suy yếu đế quốc Pháp ở Đông Dương.
C. tiêu tan ý chí xâm lược của những nước đế quốc lớn.
D. phá vỡ phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở Châu Âu.

You might also like