You are on page 1of 11

Câu 1.

Thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” Mĩ tiến hành chiến lược
chiến tranh nào ở miền Nam?
A. Chiến tranh một phía.
B. Chiến tranh phá hoại lần thứ nhất.
C. Chiến tranh cục bộ.
D. Việt Nam hóa chiến tranh.
Câu 2. Âm mưu của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh" của đế quốc Mĩ là
A. dùng người Việt đánh người Việt.
B. dùng người Mĩ đánh người Việt.
C. giành lại thế chủ động trên chiến trường.
D. tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực.
Câu 3. Trong lúc Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ hai ở miền Bắc, Mĩ đã
áp dụng loại hình chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam?
A. Chiến tranh đặc biệt.
B. Chiến tranh một phía.
C. Chiến tranh cục bộ.
D. Việt Nam hóa chiến tranh.
Câu 4. Rút dần quân Mĩ và quân đồng minh Việt, đó là âm mưu của về nước nhằm
tận dụng xương máu của người
A. chiến lược “chiến tranh đơn phương".
B. chiến lược “chiến tranh cục bộ".
C. chiến lược “chiến tranh đặc biệt".
D. chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh".
Câu 5. Lực lượng nào giữ vai trò quan trọng trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến
tranh" (1969-1973)?
A. Cố vấn Mĩ.
B. Đồng minh Mĩ.
C. Quân Mĩ.
D. Quân đội Sài Gòn.
Câu 6: Đâu là thành tựu về kinh tế của nhân dân Tiền Giang trong công cuộc đổi
mới từ năm 1986-2010?
A. Ngân sách đầu tư cho ngành giáo dục không ngừng được nâng lên.
B. Sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường.
C. Lực lượng vũ trang được nâng lên cả về số lượng và chất lượng.
D. Vấn đề chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có bước tiến đáng kể.
Câu 7: Nhiệm vụ trọng tâm của nhân dân Tiền Giang giai đoạn 1975-2010 là
A. tiến hành công cuộc xây dụng và bảo vệ Tổ quốc.
B. tiến hành công cuộc khai hoang mở rộng diện tích.
C. sửa chữa các tuyến đường giao thông bị hư hỏng.
D. xây dựng mạng lưới y tế phục vụ chăm sóc sức khỏe.
Câu 8: Thành tựu của nhân dân Tiền Giang trong công cuộc đổi mới (1986-2010)
khi đã thực hiện chương trình ngọt hóa Gò Công thuộc lĩnh vực
A. nông nghiệp.
B. thương nghiệp.
C. dịch vụ.
D. công nghiệp.
Câu 9. Năm 1986, cùng với cả nước nhân dân Tiền Giang bước vào công cuộc
A. khủng hoảng.
B. suy thoái.
C. đổi mới.
D. cải tổ.
Câu 1: Nội dung nào sau đây không phải ý nghĩa của chiến thắng Phước Long
ngày 06/01/1975?
A. Củng cố quyết tâm của Đảng trong việc để ra kế hoạch giải phóng miền Nam.
B. Làm thất bại hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh".
C. Chứng tỏ sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn.
D. Chứng minh sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân ta.
Câu 2: Với Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam, nhân dân ta đã hoàn thành
nhiệm vụ
A. đánh cho ngụy nhào.
B. đánh cho Mĩ cút.
C. giải phóng miền Nam.
D. thống nhất đất nước.
Câu 3: Nội dung nào không phản ánh tình hình miền Nam sau Hiệp định Pari năm
1973?
A. Quân Mĩ và chư hầu buộc phải rút đổi theo hướng có lợi cho cách mạng. khỏi
Miền Nam, so sánh lực lượng ở Miền Nam thay
B. Hai vạn cố vấn quân sự Mĩ vẫn ở lại Miền Nam, Mĩ tiếp tục viện trợ quân sự
cho quân đội Sài Gòn.
C. Quân đội Sài Gòn tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ" với nhiều cuộc hành
quân “bình định - lấn chiếm".
D. Mĩ tiếp tục thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam.
Câu 4: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (tháng 7-1973) đã
xác định kẻ thù của các mạng miền Nam là
A. đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.
B. đế quốc Mĩ và quân đồng minh của Mĩ.
C. đế quốc Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm.
D. đế quốc Mĩ, đồng minh của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
Câu 5. Thái độ của Mĩ sau khi mất Phước Long (6 - 1 - 1975) l dot a
A. phản ứng mạnh.
B. phản ứng mang tính chất thăm dò.
C. phản ứng yếu ớt.
D. không phản ứng gì.
Câu 6. Chiến thắng Phước Long (6 - 1 - 1975) là cơ sở quan trọng để ta khẳng định
điều gì ?
A. Thế và lực của quân đội Sài Gòn vẫn còn mạnh.
B. Khả năng quay lại của quân đội Mĩ còn khá cao.
C. Có thể nhanh chóng tiến hành giải phóng hoàn toàn miền Nam.
D. Giải phóng hoàn toàn miền Nam trước mùa mưa năm 1975.
Câu 7. Chiến dịch mở màn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là
A. chiến dịch Tây Nguyên.
B. chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
C. chiến dịch Điện Biên Phủ.
D. chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 8. Âm mưu của Mĩ sau Hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam là gì?
A. Rút nhỏ giọt quân Mĩ về nước.
B. Để lại quân đồng minh ở lại chiến đấu ở miền Nam.
C. Giữ lại hơn hai vạn cố vấn quân sự.
D. Dừng mọi viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.
Câu 9. Nội dung nào sau đây chứng tỏ chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định
Pa-ri?
A. Tiến hành chiến dịch "tràn ngập lãnh thổ".
C. Nhận viện trợ quân sự của Mĩ.
B. Nhận viện trợ kinh tế của Mĩ.
D. Lập Bộ chỉ huy quân sự.
Câu 10. Thắng lợi tiêu biểu nhất trong đông - xuân 1974 -1975 l dot a
A. chiến thắng Đường 9 - Nam Lào.
B. đánh bại cuộc hành quân "Lam Sơn 719".
C. chiến thắng Đường 14 - Phước Long.
D. chiến thắng Tây Nguyên.
Câu 11. Hoàn cảnh lịch sử nào là thuận lợi nhất để từ đó Đảng đề ra chủ trương, kế
hoạch giải phóng miền Nam?
A. Quân Mĩ và quân Đồng minh đã rút khỏi miền Nam, ngụy mất chỗ dựa.
B. So sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta, nhất là sau chiến thắng Phước Long.
C. Khả năng chi viện của miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam.
D. Mĩ cắt giảm viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.
Câu 12. Sự kiện nào đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt
Nam đã hoàn thành trong cả nước?
A. Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương.
B. Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
C. Thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh 1975.
D. Những quyết định của kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (7 - 1976)
Câu 13: Thực chất hành động phá hoại hiệp định Pari của Mĩ nhằm thực hiện âm
mưu gì?
A. “Dùng người Việt đánh người Việt".
B. “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương".
C. Tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh".
D. Giành lại thể chủ động trên chiến trường.
Câu 14. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 được tiến hành qua các chiến
dịch
A. Quảng Trị, Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng.
B. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Hồ Chí Minh.
C. Huế - Đà Nẵng, Cam Ranh, Đông Nam Bộ.
D. Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.
Câu 15. Con đường cách mạng của miền Nam được xác định trong Hội nghị Ban
chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (tháng 7 - 1973 ) là
A. đấu tranh ôn hòa.
B. cách mạng bạo lực.
C. cách mạng vũ trang.
D. đấu tranh ngoại giao.
Câu 16. Chiến thắng trong chiến dịch Đường 14 – Phước Long đã mở ra khả năng
A. trưởng thành của quân Sài Gòn.
B. thắng lớn của quân ta.
C. trưởng thành của quân đội giải phóng miền Nam.
D. khả năng chiến đấu của quân Mĩ.
Câu 17. Chiến dịch mở đầu cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là
A. chiến dịch Đường 14 – Phước Long.
B. chiến dịch Tây Nguyên.
C. chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
D. chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 18. Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân sau chiến dịch Tây Nguyên giành
thắng lợi? dân ta chuyển sang giai đoạn như thế nào
A. Tiến công chiến lực trên khắp cả nước.
B. Tiến công chiến lược trên khắp miền Nam.
C. Tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.
D. Từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Câu 19. Bộ chính trị Trung ương Đảng quyết định điều gì sau thắng lợi của chiến
dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng?
A. Giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa năm 1975.
B. Giải phóng hoàn toàn miền Nam trước mùa mưa năm 1975.
C. Giải phóng Sài Gòn sau năm 1975.
D. Mở chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 20: Trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân 1975, chiến dịch nào đã chuyển
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược
sang tổng tiến công chiến lược?
A. Chiến thắng Phước Long.
B. Chiến dịch Tây Nguyên.
C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
D. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 21. Vì sao Bộ chính trị quyết định chọn Tây Nguyên mở màn cuộc tấn công
Xuân 1975?
A. Tây Nguyên rất gần với trung tâm đề kháng của chính quyền Sài Gòn.
B. Tây Nguyên địch bố phòng với lực lượng mỏng và sơ hở.
C. Tây Nguyên rất gần với quân đoàn 1 của chính quyền Sài Gòn.
D. Tấn công Tây nguyên làm bàn đạp tấn công Huế - Đà Nẵng.
Câu 22. Hình ảnh lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập đã báo hiệu
A. sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh.
B. chính quyền Sài Gòn đã tuyên bố đầu hàng.
C. miền Nam được hoàn toàn giải phóng.
D. mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 23: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ có tác dụng như thế nào đối với
phong trào cách mạng thế giới?
A. Là biểu tượng của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
B. Là thời cơ cho các nước thuộc địa đứng lên giành độc lập dân tộc.
C. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
D. Ảnh hưởng đến cách mạng Lào và Campuchia.
Câu 24: Nội dung kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Bộ Chính trị trung
ương Đảng đề ra vào cuối năm 1974 - đầu năm 1975 đã thể hiện
A. tính đúng đắn, sáng tạo và linh hoạt của Đảng.
B. thế chủ động về chiến lược của kháng chiến.
C. sự linh hoạt, tích cực và kiên định của Đảng.
D. ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn dân.
Câu 25: Cuối năm 1974 đầu năm 1975, Bộ Chính Trị Trung ương Đảng đề ra kế
hoạch gì?
A. Tổng tiến công giải phóng miền Nam trong năm 1976.
B. Giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay trong năm 1975.
C. Giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 - 1976.
D. Tranh thủ thời cơ giải phóng miền Nam trong năm 1975.
Câu 26: Mĩ và chính quyền Sài Gòn có thái độ, hành động gì sau khi kí kết hiệp
định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam?
A. Nghiêm túc thực thi hiệp định.
B. Ngang nhiên phá hoại hiệp định.
C. Yêu cầu đồng minh phủ nhận hiệp định.
D. Kêu gọi cộng đồng quốc tế không thừa nhận hiệp định.
Câu 27: Sau hiệp định Pari năm 1973, tương quan lực lượng trên chiến trường
miền Nam có sự thay đổi như thế nào?
A. Có lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam.
B. Có lợi cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
C. Tạo nên sự cân bằng trong so sánh tương quan lực lượng.
D. Kiềm chế sự phát triển của quân Giải phóng miền Nam.
Câu 28: Hội nghị lần thứ 21 (tháng 7-1973) của Ban Ch hat ap hành Trung ương
Đảng chủ trương kiên quyết đấu tranh trên những mặt trận nào?
A. Quân sự, chính trị, ngoại giao.
B. Chính trị, ngoại giao.
C. Quân sự, ngoại giao.
D. Chính trị, quân sự. cách mạng miền
Câu 29: Nhiệm vụ cơ bản của Nam được Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) xác định là gì?
A. Giải phóng miền Nam trong năm 1975.
B. Chỉ đấu tranh chính trị để thống nhất đất nước.
C. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D. Tiến hành cuộc cách mạng ruộng đất.
Câu 30: Nguyên nhân chủ yếu nào khiến sau Hiệp định Pari năm 1973 ở một số địa
bàn quan trọng, ta lại bị mất đất, mất dân?
A. Do các chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” của quân đội Sài Gòn.
B. Do sự cấu kết phá hoại hiệp định Pari của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
C. Do ta không đủ sức chống đỡ những cuộc tiến công của chính quyền Sài Gòn.
D. Do ta mắc phải những hạn chế trong đánh giá âm mưu của kẻ thù.
Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh thuận lợi của cách mạng nước ta
sau năm 1975?
A. Đã xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.
B. Đất nước đã hoà bình, thống nhất về lãnh thổ.
C. Uy tín của Việt Nam trên thế giới được nâng cao.
D. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
Câu 2. Kinh tế miền Nam sau khi giải phóng mang tính chất của
A. nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
B. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển cân đối giữa các ngành nghề.
C. nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ và phân tán, phát triển không cân đối.
D. nền kinh tế công nghiệp tiên tiến.
Câu 3. Nội dung nào không thuộc Nghị quyết của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa
VI?
A. Nhất trí các chủ trương, biện pháp thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
B. Quyết định đặt tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
C. Bầu các cơ quan lãnh đạo cao nhất của nước Việt Nam thống nhất.
D. Thông qua chính sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình Việt Nam sau Đại thắng
mùa Xuân 1975?
A. Việt Nam đã hoàn thành cách mạng vô sản.
B. Việt Nam đã hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất lãnh thổ.
D. Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước trên mọi lĩnh vực.
Câu 5. Sự kiện nào đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức
mạnh toàn diện của đất nước?
A. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
B. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước. C. Hội nghị lần thứ 24 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng.
D. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong toàn quốc.
Câu 6. Sau Đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cả nước ta
là gì?
A. Khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế.
B. Ổn định tình hình chính trị - xã hội ở miền Nam.
C. Thống nhất nước nhà về mặt nhà nước.
D. Mở rộng quan hệ, giao lưu với các nước.
Câu 7. Sự kiện nào dưới đánh dấu mốc hoàn thành việc thống nhất đất nước về mặt
nhà nước?
A. Kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất (1976).
B. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước ngày 25/4/1976.
C. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tại Sài Gòn (11/1975). D.
Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1975).
Câu 8. Kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất (1976) đã
quyết định tên nước là gì?
A. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
B. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
C. Việt Nam Cộng hòa.
D. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Việt Nam.
Câu 9. Tên nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua tại
A. hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1975).
B. hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước ở Sài Gòn (11/1975).
C. cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước (4/1976)
D. kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (tháng 6-7/1976).
Câu 10. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1975) đã
A. đề ra chủ trương giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
B. đề ra đường lối đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
C. đề ra nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
D. đề ra kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế - xã hội.
Câu 11. Thuận lợi cơ bản nhất của đất nước sau năm 1975 là
A. nhân dân phấn khởi với chiến thắng vừa giành được.
B. có miền Bắc xã hội chủ nghĩa, miền Nam hoàn toàn giải phóng.
C. đất nước đã được độc lập, thống nhất.
D. các nước xã hội chủ nghĩa tiếp tục ủng hộ ta.
Câu 12. Cuộc Tổng tuyển bầu Quốc hội chung của cả nước (25 - 4 - 1976) đã bầu
ra Quốc hội khoá mấy?
A. Khoá IV.
B. Khoá V.
C. Khoá VI.
D. Khoá VII.
Câu 13. Sự kiện nào đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức
mạnh toàn diện của đất nước?
A. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
B. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước.
C. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
D. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong toàn quốc.
Câu 14. Từ ngày 15 đến ngày 21-11 - 1975, Hội nghị hiệp thương chính trị thống
nhất đất
nước tại Sài Gòn, đã nhất trí hoàn toàn các vấn đề gì?
A. Lấy tên nước là nước Cộng hoà chủ nghĩa xã hội Việt Nam.
B. Chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.
C. Quốc kì là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca.
D. Đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 15. Sau đại thắng mùa Xuân 1975, tình hình nhà nước ở nước ta như thế nào?
A. Tồn tại một hình thức tổ chức nhà nước khác nhau ở mỗi miền.
B. Nhà nước trong cả nước đã được thống nhất.
C. Tồn tại sự chia rẽ trong nội bộ nhà nước ở hai miền.
D. Tồn tại sự chia rẽ trong nội bộ nhà nước ở mỗi miền.
Câu 16. Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, kinh tế miền Nam Việt Nam trong
chừng mực nhất định phát triển theo hướng
A. tư bản chủ nghĩa.
B. xã hội chủ nghĩa.
C. cộng sản chủ nghĩa.
D. công nghiệp hóa.
Câu 17. Hội nghị hiệp thương chính trị giữa đoàn đại biểu hai miền Bắc - Nam Việt
Nam (tháng 11/1975) đã họp ở đâu?
A. Hà Nội.
B. Sài Gòn.
C. Đà Nẵng.
D. Huế.
Câu 18. Đảng Lao động Việt Nam đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất
nước về
mặt nhà nước tại Hội nghị lần thứ bao nhiêu?
A. Hội nghị lần thứ 19.
B. Hội nghị lần thứ 20.
C. Hội nghị lần thứ 22.
D. Hội nghị lần thứ 24.
Câu 19. Theo quyết định của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (1976), thành phố
Sài Gòn - Gia Định được đổi thành Thành phố
A. Hồ Chí Minh.
B. Sài Gòn.
C. Gia Định.
D. Biên Hòa.
Câu 20. Việt Nam phải thống nhất đất nước về mặt nhà nước sau đại thắng mùa
Xuân 1975, vì
A. lãnh thổ đất nước vẫn còn bị chia cắt.
B. thống nhất là nguyện vọng chung của nhân dân cả nước.
C. nền kinh tế của đất nước còn gặp nhiều khó khăn.
D. miền Nam Việt Nam vẫn chưa được giải phóng.
Câu 21. Nội dung nào sau đây không phản ánh ý nghĩa của việc thống nhất đất
nước về mặt nhà nước?
A. Phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.
B. Tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
C. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
D. Mở ra khả năng to lớn để bảo vệ tổ quốc và mở rộng quan hệ quốc tế.

You might also like