You are on page 1of 6

BÀI 20.

CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953 - 1954)

I. ÂM MƯU MỚI CỦA PHÁP – MĨ Ở ĐÔNG DƯƠNG. KẾ HOẠCH NAVA


Câu : Ở Đông Dương, thực dân Pháp đề ra kế hoạch quân sự Nava (1953) trong bối cảnh nào sau đây?
A. Quân phiệt Nhật Bản tiến vào Đông Dương. B. Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương.
C. Quân Pháp bị sa lầy trên chiến trường. D. Quân Trung Hoa Dân quốc tiến vào Việt Nam.

Câu : Ở Đông Dương, thực dân Pháp đề ra kế hoạch quân sự Nava (1953) trong bối cảnh nào sau đây?
A. Quân phiệt Nhật Bản tiến vào Đông Dương.
B. Quân Pháp lâm vào thế phòng ngự bị động.
C. Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương.
D. Quân Trung Hoa dân quốc tiến vào Việt Nam.

Câu : Ở Đông Dương, thực dân Pháp đề ra kế hoạch quân sự Nava (1953) trong bối cảnh nào sau đây?
A. Quân phiệt Nhật Bản tiến vào Đông Dương.
B. Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương.
C. Vùng chiếm đóng của Pháp bị thu hẹp.
D. Quân Trung Hoa dân quốc tiến vào Việt Nam.

Câu : Ở Đông Dương, thực dân Pháp đề ra kế hoạch quân sự Nava (1953) trong bối cảnh nào sau đây?
A. Thực dân Pháp bị thiệt hại nặng nề. B. Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương.
C. Quân phiệt Nhật Bản tiến vào Đông Dương. D. Quân Trung Hoa dân quốc tiến vào Việt Nam.

Câu : Bước vào thu-đông 1953, thực dân Pháp thực hiện kế hoạch quân sự nào sau đây ở Đông Dương?
A. Kế hoạch Bôlae. B. Kế hoạch Nava.
C. Kế hoạch Rơve. D. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.

Câu : Năm 1953, thực dân Pháp đề ra kế hoạch Nava nhằm mục đích
A. khóa chặt biên giới Việt - Trung. B. cô lập căn cứ địa Việt Bắc.
C. kết thúc chiến tranh trong danh dự. D. quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương.

Câu : Để thực hiện kế hoạch Nava, từ thu - đông năm 1953, thực dân Pháp tập trung 44 tiểu đoàn quân cơ động
trên địa bàn nào?
A. Đồng bằng Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Tây Nguyên. D. Miền Đông Nam Bộ.

Câu : Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, từ năm 1950 đến tháng 7/1954 chính phủ Pháp đã nhận
viện trợ của nước nào?
A. Anh. B. Nhật. C. Mỹ. D. Đức.
Câu : Trong những năm 1953 - 1954, để can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương, Mỹ đã
A. ký với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.
B. viện trợ cho Pháp triển khai kế hoạch quân sự Rơve.
C. công nhận Chính phủ Bảo Đại do Pháp dựng nên.
D. tăng cường viện trợ cho Pháp thực hiện kế hoạch Nava

Câu : Ý đồ chiến lược của Mĩ khi can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở
Đông Dương (1945-1954) là gì?
A. Khẳng định vị thế của nước Mĩ. B. Chia cắt lâu dài nước Việt Nam.
C. Giúp đỡ Pháp kéo dài và mở rộng chiến tranh. D. Nắm quyền điều khiển chiến tranh Đông Dương.

Câu : Nội dung nào phản ánh không đúng âm mưu của Mỹ ở Đông Dương trong những năm 1951 - 1954?
A. Ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội. B. Đưa quân đội tham chiến trực tiếp.
C. Từng bước thay chân quân Pháp. D. Quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương.

II. CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC ĐÔNG – XUÂN 1953 – 1954 VÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN
PHỦ NĂM 1954
1. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 – 1954
Câu : Một trong những mục tiêu của quân dân Việt Nam khi mở cuộc Tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-
1954 là
A. làm thất bại thủ đoạn lập ấp chiến lược của Mĩ. B. buộc Mĩ chấm dứt chống phá miền Bắc.
C tiêu diệt một bộ phận sinh lực quân Pháp. D. buộc Mĩ rút quân viễn chinh khỏi miền Nam.

Câu : Một trong những mục tiêu của quân dân Việt Nam khi mở cuộc Tiến công chiến lược Đông-Xuân
1953-1954 là
A. buộc Mĩ rút quân viễn chinh khỏi miền Nam.
B. buộc Mĩ chấm dứt chống phá miền Bắc.
C. làm thất bại thủ đoạn lập ấp chiến lược của Mĩ.
D. buộc quân Pháp phải bị động phân tán lực lượng.

Câu : Tháng 9/1953, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương tập
trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu
nhằm
A. làm thất bại kế hoạch tập trung binh lực của thực dân Pháp.
B. giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
C.tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân sự của thực dân Pháp.
D. buộc thực dân Pháp phải đàm phán để kết thúc chiến tranh.

Câu : Phương hướng chiến lược của quân đội và nhân dân Việt Nam trong Đông - Xuân 1953-1954 là tiến
công vào
A. vùng đồng bằng Bắc bộ, nơi tập trung quân cơ động của Pháp.
B. những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
C. Điện Biên Phủ, trung tâm điểm của kế hoạch quân sự Nava.
D. toàn bộ các chiến trường ở Việt Nam, Lào và Campuchia.
Câu : Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1953) xác định phương
hướng chiến lược trong đông - xuân 1953-1954 là tiến công vào những hướng
A. có nhiều kho tàng của quân Pháp. B. lực lượng quân Pháp yếu nhất,
C. tập trung cơ quan đầu não của Pháp. D. có tầm quan trọng về chiến lược.

Câu : Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 của quân dân Việt Nam nhằm
A. giành chính quyền trong cả nước. B. phân tán lực lượng quân Pháp, giải phóng đất đai.
C. đánh bại chiến tranh tổng lực của Mĩ. D. làm thất bại chiến tranh xâm lược của Mĩ.

Câu : Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 của quân dân Việt Nam nhằm
A. giành chính quyền trong cả nước.
B. làm thất bại chiến tranh xâm lược của Mĩ.
C. làm thất bại kế hoạch Nava của thực dân Pháp.
D. đánh bại chiến tranh tông lực của Mĩ.

Câu : Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 của quân dân Việt Nam nhằm
A. làm thất bại chiến tranh xâm lược của Mĩ. B. đánh bại chiến tranh tổng lực của Mĩ.
C. giành chính quyền trong cả nước D. tiêu diệt một bộ phận sinh lực quân Pháp.

Câu : Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 của quân dân Việt Nam nhằm
A. làm thất bại chiến tranh xâm lược của Mĩ.
B. buộc thực dân Pháp phải phân tán lực lượng.
C. đánh bại chiến tranh tổng lực của Mĩ.
D. giành chính quyền trong cả nước.
Câu : Trong đông-xuân 1953-1954, thực dân Pháp không phải tăng cường quân cơ động chiến lược cho
A. Điện Biên Phủ. B. Hòa Bình. C. Xê nô. D. Plâyku.

Câu : Trong cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, quân đội và nhân dân Việt Nam thực hiện kế sách
gì để đối phó với kế hoạch Nava?
A. Lừa địch để đánh địch. B. Đánh điểm, diệt viện.
C. Đánh vận động và công kiên. D. Điều địch để đánh địch.

2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954


a. Âm mưu của Pháp, Mỹ
Câu : Cuối năm 1953, thực dân Pháp chọn địa bàn nào sau đây để xây dựng thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất
Đông Dương?
A. Cao Bằng B. Điện Biên Phủ. C. Đông Khê. D. Thất Khê.

b. Chủ trương của ta


Câu : Trong thời kì 1945 – 1954, quân đội và nhân dân Việt Nam đã mở chiến dịch nào để tiêu diệt một tập
đoàn cứ điểm của thực dân Pháp ở Đông Dương?
A. Việt Bắc. B. Thượng Lào. C. Điện Biên Phủ. D. Biên giới.
Câu : “Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân
sự và ý nghĩa chính trị quan trọng” là nhận định của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về chiến dịch
nào trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam?
A. Việt Bắc thu-đông năm 1947. B. Biên giới thu-đông năm 1950.
C. Trung Lào năm 1953. D. Điện Biên Phủ năm 1954.

Câu : Để làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp, tháng 12-1953 Bộ Chính trị Trung ương
Đảng Lao động Việt Nam quyết định mở chiến dịch nào sau đây?
A. Biên giới thu-đông. B. Điện Biên Phủ. C. Hồ Chí Minh. D. Việt Bắc thu-đông.

Câu : Để làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp, năm 1954 quân dân Việt Nam tập trung lực
lượng tấn công vào tập đoàn cứ điểm nào sau đây?
A. Cao Bằng. B. Điện Biên Phủ. C. Thất Khê. D. Đông Khê.

Câu : Trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), quân đội Việt Nam thực hiện
A. lấy nhiều đánh ít. B. lấy lực thắng thế. C. lấy nhỏ đánh lớn. D. lấy ít địch nhiều.

Câu . Từ cuối tháng 3 - 1954, bộ đội chủ lực Việt Nam tiến công vào phân khu trung tâm của tập đoàn cứ điểm
Điện Biên Phù với mục đích chủ yếu là
A. Buộc Pháp phải chấp nhận đàm phán. B. Giành thế chủ động trên chiến truờng.
C. Phân tán cao độ lực luợng quân Pháp. D. Bao vây, chia cắt, tiêu diệt quân Pháp.
*Ý nghĩa
Câu : Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch nào
sau đây của thực dân Pháp?
A. Rơve. B. Bôlae. C. Đờ Lát đơ Tátxinhi. D. Nava.

Câu : Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã làm phá
sản hoàn toàn kế hoạch Nava?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947. B. Chiến dịch Thượng Lào xuân - hè năm 1953.
C. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Câu : Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của Việt Nam?
A. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
B. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp.
C. Đánh thắng chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mĩ.
D. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương.

Câu : Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 của Việt Nam?
A. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
B. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp.
C. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.
D. Đánh thắng cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của Mĩ.
Câu : Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 của Việt Nam?
A. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
B. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na va của Pháp.
C. Hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào”.
D. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.

Câu : Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 của Việt Nam?
A. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
B. Đánh thắng chiến lược Chiến tranh cục bộ của đế quốc Mĩ
C. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na va của Pháp.
D. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.

Câu : Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam có điểm khác biệt nào sau đây so với các
cuộc tiến công trước đó trong Đông - Xuân 1953-1954?
A. Tập trung cao nhất lực lượng, giành thắng lợi quyết định trong chiến tranh.
B. Có mục tiêu làm thất bại những nỗ lực quân sự của Pháp và can thiệp Mĩ.
C. Kết hợp hoạt động quân sự trên mặt trận chính và vùng sau lưng địch.
D. Diễn ra trong bối cảnh lực lượng vũ trang ba thứ quân đã hình thành.

Câu : Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam có điểm khác biệt nào sau đây so với các
cuộc tiến công trước đó trong Đông - Xuân 1953-1954?
A. Diễn ra trong bối cảnh lực lượng vũ trang ba thứ quân đã hình thành.
B. Có mục tiêu làm thất bại những nỗ lực quân sự của Pháp và can thiệp Mĩ.
C. Kết họp hoạt dộng quân sự trên mặt trận chính và vùng sau lưng địch.
D. Đánh vào nơi mạnh nhắt của quân Pháp trên chiến trường Đông Đương.

III. HIỆP ĐỊNH GIƠ-NE-VƠ 1954 VỀ ĐÔNG DƯƠNG


Câu : Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã
A. đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.
B. làm cho cả ba nước ở Đông Dương tạm thời bị chia cắt thành hai miền,
C. công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào và Campuchia.
D. mở đầu quá trình can thiệp của đế quốc Mĩ vào chiến tranh Đông Dương.

Câu : Theo Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, thực dân Pháp phải
A. rút quân từ Lào sang Việt Nam. B. thực hiện ngừng bắn ở Việt Nam.
C. chuyển quân ra phía Bắc vĩ tuyến 17. D. rút quân từ Campuchia sang Việt Nam.

Câu : Sự kiện nào là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp xâm
lược (1945-1954)?
A. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. B. Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội.
C. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết. D. Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng.
Câu : Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Hiệp định
Giơnevơ về Đông Dương (21-7-1954) là
A. phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù. B. đảm bảo giành thắng lợi từng bước.
C. giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng. D. không vi phạm chủ quyền dân tộc.
*Một số nội dung so sánh
Câu : Điểm chung trong kế hoạch Rơve năm 1949, kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi năm 1950 và kế hoạch Nava
năm 1953 là
A. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra. B. kết thúc chiến tranh trong danh dự.
C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh. D. phô trương thanh thế, tiềm lực, sức mạnh.

Câu : Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu đông năm
1947, Biên giới thu - đông năm 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 là có sự kết hợp giữa
A. đánh điểm, diệt viện và đánh vận động.
B. chiến trường chính và vùng sau lưng địch.
C. tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân.
D. bao vây, đánh lấn và đánh công kiên.

Câu : Chiến dịch Biên giới (thu - đông 1950) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) của Việt Nam đều nhằm
A. Giữ vững thế chủ động chiến lược trên chiến trường.
B. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực đối phưong.
C. Làm cho quân Pháp phải phân tán lực lượng để đối phó.
D. Phá vỡ âm mưu bình định, lấn chiếm của thực dân Pháp.
Câu : Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tính chất dân chủ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945-1954) ở Việt Nam?
A. Một trong những mục tiêu kháng chiến là bảo vệ và xây dựng chế độ mới.
B. Chấm dứt sự bóc lột của giai cấp địa chủ ở các vùng căn cứ du kích.
C. Từng bước xóa bỏ các giai cấp bóc lột trong suốt cuộc kháng chiến.
D. Hoàn thành mục tiêu “người cày có ruộng” ở vùng tự do trong kháng chiến.
Câu : Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tính chất dân chủ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945-1954) ở Việt Nam?
A. Chấm dứt sự bóc lột của giai cấp địa chủ ở các vùng căn cứ du kích.
B. Chống đế quốc kết hợp với từng bước đem lại quyền lợi cho nông dân.
C. Hoàn thành mục tiêu “người cày có ruộng” ngay trong kháng chiến.
D. Từng bước xóa bỏ các giai cấp bóc lột trong suốt cuộc kháng chiến.
Câu : Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tính chất dân chủ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945-1954) ở Việt Nam?
A. Từng bước xóa bỏ các giai cấp bóc lột trong suốt cuộc kháng chiến.
B. Tiến hành kháng chiến kết hợp với xây dựng chế độ mới.
C. Hoàn thành mục tiêu “người cày có ruộng” trong kháng chiến.
D. Chấm dứt sự bóc lột của giai cấp địa chủ ở các vùng căn cứ du kích.

You might also like