You are on page 1of 4

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2023 - 2024


MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM


Bài 19. Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935
Bài 20. Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939
Bài 22. Cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1946
Bài 23. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Bài 24. Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946)
Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953)
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954) (Tiết 1)
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MINH HỌA
PHẦN 1: Câu Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (HS trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi
HS chỉ lựa chọn 1 phương án đúng nhất)
Câu 1: Yếu tố nào thể hiện tính triệt để của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam?
A. Xác định đúng kẻ thù trước mắt là bọn phản động tay sai.
B. Lật đổ chính quyền thực dân và phong kiến, thành lập chính quyền Xô Viết.
C. Khối liên minh công nông được củng cố ngày càng vững chắc.
D. Sử dụng hình thức đấu tranh chính trị kết hợp khởi nghĩa vũ trang.
Câu 2: Phong trào cách mạng ở Việt Nam trong những năm 1936 - 1939 được gọi là cuộc vận động dân
chủ vì phong trào này
A. đã thành lập Mặt trận Việt Minh.
B. đã hưởng ứng cuộc vận động dân chủ trên thế giới.
C. chủ yếu hướng vào mục tiêu trước mắt đòi quyền tự do, dân chủ.
D. hình thức đấu tranh hoàn toàn là hòa bình, hợp pháp.
Câu 3: Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã xác định kẻ thù chính, cụ thể,
trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc này là
A. phát xít Nhật. B. thực dân Pháp.
C. thực dân Pháp và phát xít Nhật. D. chủ nghĩa phát xít.
Câu 4: Hồ Chí Minh viết: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và sự thật đã trở thành một
nước tự do và độc lập...”. Đoạn trích trên được đề cập ở văn kiện nào?
A. Đường Kách mệnh. B. Tuyên ngôn Độc lập.
Trang 1/4
C. Bản án chế độ thực dân Pháp. D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Câu 5: Nội dung nào không phản ánh đúng những thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Sự tin tưởng, gắn bó của nhân dân đối với chính quyền.
C. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đang phát triển nhanh chóng.
D. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Câu 6: Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám 1945 có thể rút ra bài học kinh
nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay?
A. Luôn nhân nhượng với kẻ thù trong bất cứ tình huống nào.
B. Cương quyết trong đấu tranh, cứng rắn về sách lược.
C. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.
D. Luôn nhân nhượng với kẻ thù để có hòa bình.
Câu 7: Nội dung cốt lõi, bao trùm nhất trong đường lối kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) của
nhân dân Việt Nam là
A. toàn dân. B. toàn diện.
C. trường kỳ. D. tự lực cánh sinh.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm
1947?
A. Chứng tỏ sự đúng đắn trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.
B. Buộc thực dân Pháp phải chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài.
C. Quân đội Việt Nam giành được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
D. Mở ra giai đoạn phát triển mới trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Câu 9: Kế hoạch xâm lược của Pháp có sự thay đổi như thế nào sau thất bại tại Việt Bắc năm 1947?
A. Chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”.
B. Chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “vừa đánh vừa đàm”.
C. Chuyển từ “chinh phục từng gói nhỏ” sang “đánh nhanh thắng nhanh”.
D. Chuyển từ “đánh chắc tiến chắc” sang “đánh nhanh thắng nhanh”.
Câu 10: Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 có gì khác so với chiến dịch Việt Bắc thu - đông
năm 1947?
A. Là chiến dịch chủ động có quy mô lớn đầu tiên của ta.
B. Là chiến dịch có sự phối hợp giữa chiến trường chính với các chiến trường khác.
C. Là chiến dịch phòng thủ có quy mô của quân đội ta.
D. Là chiến dịch đánh vận động có quy mô lớn của quân đội ta.

Trang 2/4
Câu 11: Nơi tập trung lực lượng mạnh nhất của thực dân Pháp theo dự tính ban đầu trong kế hoạch
Nava là ở đâu?
A. Điện Biên Phủ. B. Đồng bằng Bắc Bộ.
C. Thượng Lào. D. Bắc Tây Nguyên.
Câu 12: Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 -1954 là
A. làm phân tán khối cơ động chiến lược của Nava.
B. bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava.
C. chuẩn bị về vật chất cho chiến dịch Điện Biên Phủ.
D. củng cố tinh thần để quân dân Việt Nam mở cuộc tấn công vào Điện Biên Phủ.
PHẦN 2: Câu Trắc nghiệm đúng sai (HS trả lời câu 1 và câu 2. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, HS
chọn đúng hoặc sai)
Câu 1. Bằng những kiến thức đã học kết hợp với đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc, quân dân ta chủ động tiến công quân Pháp, bao vây, giam
chân lực lượng chúng ở Thủ đô Hà Nội, các thành phố và các thị xã, tạo thế trận đi vào cuộc chiến đấu
lâu dài.
Hà Nội đã mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc. Cuộc chiến đấu đã diễn ra ác liệt giữa ta và địch ở sân
bay Bạch Mai, khu Bắc Bộ Phủ, đầu cầu Long Biên, ga Hàng Cỏ, các phố Khâm Thiên, Hàng Đậu,
Hàng Bông, Hàng Da, Hàng Trống…
Trong gần hai tháng (từ ngày 19 - 12 - 1946 đến ngày 17 - 2 - 1947), quân dân ta ở Hà Nội đã loại khỏi
vòng chiến đấu hàng nghìn tên địch, thu và phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh, thực hiện được
nhiệm vụ giam chân địch ở thành phố để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến, di chuyển
kho tàng, công xưởng về chiến khu, bảo vệ an toàn cho trung ương Đảng, Chính phủ trở lại căn cứ địa,
lãnh đạo kháng chiến lâu dài”
(SGK Lịch sử 9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.105)
a. Mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp là cuộc chiến đấu của quân dân ta tại
Thủ đô Hà Nội.
b. Quân dân ta đã chủ động tiến công, thực hiện nhiệm vụ giam chân địch ở thành phố sau năm
tháng chiến đấu.
c. Cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở Hà Nội đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh
thắng nhanh” của thực dân Pháp.
d. Cuộc chiến đấu giam chân địch ở Hà Nội đã để lại bài học kinh nghiệm về sự đoàn kết toàn dân
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho các thế hệ sau.
Câu 2. Bằng những kiến thức đã học kết hợp với đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Thực hiện kế hoạch Na-va, thực dân Pháp xin Mĩ tăng thêm viện trợ quân sự (gấp hai lần so với
trước, chiếm tới 73% chi phí chiến tranh ở Đông Dương), tăng thêm ở Đông Dương 12 tiểu đoàn bộ
Trang 3/4
binh, tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ một lực lượng cơ động mạnh gồm 44 tiểu đoàn (trong số 84 tiểu
đoàn trên toàn Đông Dương), ra sức tăng cường ngụy quân”
(SGK Lịch sử 9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.119)
a. Để thực hiện kế hoạch Na-va, thực dân Pháp đã thiết lập “Hành lang Đông - Tây”.
b. Điểm mấu chốt của kế hoạch Na-va là tập trung lực lượng cơ động chiến lược mạnh ở đồng
bằng Bắc Bộ.
c. Kế hoạch Na-va được Pháp đặt ra với mục đích giành thắng lợi quân sự để kéo dài cuộc chiến
tranh xâm lược Việt Nam.
d. Kế hoạch Na-va phản ánh nỗ lực cao nhất của Pháp với sự giúp đỡ của Mĩ trong cuộc chiến
tranh ở Đông Dương.

----- HẾT -----

Trang 4/4

You might also like