You are on page 1of 3

Câu 101.

Nguyên nhân khách quan nào quan trọng dẫn đến sự thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp 1946-1954?
A. Sự ủng hộ nhân dân ba nước Đông Dương và sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các
nước xã hội chủ nghĩa
B. Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương và sự giúp đỡ của Liên Xô,
Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Quân đồng minh đánh bại phát xít tạo điều kiện cho nhân dân ta đứng lên đấu tranh giành
thắng lợi.
D. Chủ nghĩa thực dân suy yếu sau Chiến tranh thế giới thứ hai tạo điều kiện cho nhân dân ta.
Câu 102. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diến ra bao nhiêu ngày?
A. 56 ngày đêm B. 60 ngày đêm C. 65 ngày đêm D. 55 ngày đêm
Câu 103. Điểm yếu cơ bản của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ do Pháp - Mĩ xây dựng là
A. Là vùng rừng núi nên khó cơ động lực lượng B. Cách xa hậu phương của quân
Pháp
C. Nằm cô lập giữa vùng rừng núi Tây Bắc D. Thiếu thốn về trang thiết bị kĩ
thuật
Câu 104. Ý nghĩa lớn nhất của phong trào “Đồng khởi” là
A. đánh dấu bước phát triển của cách mạng cả nước. B. đánh dấu sự thất bại của Mĩ-Diệm
ở miền Nam.
C. chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. D. mở đầu phong trào đánh Mĩ ở
miền Nam.
Câu 105. Vì sao ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với Pháp?
A. Lực lượng của Pháp ở Điện Biên Phủ tương đối yếu. B. Điện Biên Phủ là trung tâm của kế
hoạch Na va.
C. Điện Biên Phủ có địa hình thuận lợi. D. Điện Biên Phủ là địa bàn chiến
lược của ta.
Câu 106. Vì sao ta chọn Điện Biên Phủ thành điểm quyết chiến chiến lược?
A. Vì Điện Biên Phủ có địa hình núi non hiểm trở, địch không thể ngờ ta có thể đem quân lên
đây để tấn công chúng.
B. Vì Điện Biên Phủ là một địa bàn chiến lược quan trọng mà cả ta và địch đều muốn nắm
giữ.
C. Vì Na-va đã xây dựng Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh, niềm hi vọng của cả Pháp
và Mĩ.
D. Vì Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh, trung tâm của kế hoạch Na-va, muốn làm phá
sản hoàn toàn kế hoạch Na-va phải tiêu diệt Điện Biên Phủ.
Câu 107. Cuộc chiến đấu ác liệt nhất giữa ta và địch trong đợt hai (30/3/1954-26/4/1954) tại mặt
trận Điện Biên Phủ diễn ra tại cứ điểm nào?
A. A1 B. E1 C. D1 D. C 1
Câu 108. Từ thu - đông 1954, hướng tiến công của quân Pháp theo kế hoạch Nava sẽ có sự thay
đổi như thế nào?
A. Tiếp tục tiến công ở Trung Bộ và Nam Đông Dương B. Chuyển hướng tiến công lên Bắc
Đông Dương
C. Chuyển hướng tiến công lên Tây Nguyên D. Chuyển hướng tiến công ra Bắc
Bộ
Câu 109. Chọn và điền từ còn thiếu vào chỗ… trong nội dung sau đây: “Tập trung lực lượng mở
những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về…. (1) mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu
diệt một bộ phân sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng…(2) phân tán lực
lượng trên những địa bàn…(3) mà chúng không thể bỏ”. (SGK Lịch sử lớp 12- trang 147)
A. 1- chiến lược, 2- bị động, 3- xung yếu. B. 1- lực lượng, 2- chủ động, 3- quan
trọng.
C. 1- chiến lược, 2- phải, 3- lợi hại. D. 1- chiến lược, 2- chủ động, 3-
quan trọng
Câu 110. Điểm khác biệt về quy mô giữa “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh cục bộ” của Mĩ

A. diễn ra trên toàn Đông Dương. B. diễn ra cả ở miền Nam và miền
Bắc.
C. chỉ diễn ra ở miền Nam. D. chỉ diễn ra ở khu vực Đông Nam
Bộ.
Câu 111. Đâu không phải là những biện pháp thực hiện của kế hoạch Nava trước khi bị đảo lộn?
A. Tập trung 44 tiểu đoàn quân cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ
B. Tập trung lực lượng xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
C. Tăng cường viện binh cho Đông Đương
D. Mở các cuộc tiến công vào Ninh Bình, Thanh Hóa để phá kế hoạch tiến công của ta
Câu 112. Đâu không phải là luận điểm để chứng minh Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến
lược của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?
A. Là trận đánh ác liệt nhất, các bên tham chiến giằng co quyết liệt từng vị trí
B. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đưa cuộc kháng chiến phát triển sang một giai
đoạn mới
C. Là trận đánh huy động đến mức cao nhất nỗ lực của cả Pháp và Việt Nam
D. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh
Câu 113. Điểm then chốt của kế hoạch Nava là
A. Giành thắng lợi quân sự để kết thúc chiến tranh trong danh dự.
B. Lập hành lang Đông - Tây để bao vây, cô lập căn cứ địa Việt Bắc.
C. Tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh.
D. Xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.
Câu 114. Điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1949 với Hiệp định Giơnevơ
ngày 21/7/1954:
A. về thời gian rút quân B. về quyền dân tộc cơ bản
C. khu vực đóng quân của hai bên D. về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình
Câu 115. Nguyên nhân quyết định đến sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945 – 1954)?
A. Sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế.
B. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối đúng đắn, sáng tạo.
C. Tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương.
D. Truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc.
Câu 116. Cuối tháng 9-1953, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp ở Việt Bắc để:
A. bàn kế hoạch đối phó với Pháp- Mĩ
B. bàn kế hoạch mở chiến dịch đánh địch ở Điện Biên Phủ
C. bàn kế hoạch quân sự Đông - Xuân 1953-1954
D. bàn kế hoạch đối phó với Mĩ
Câu 117. Thắng lợi của quân và dân miền Nam chiến đấu chống “chiến tranh đặc biệt” chứng tỏ
A. sự phát triển của lực lượng vũ trang miền Nam. B. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.
C. vai trò to lớn của hậu phương miền Bắc. D. sự lớn mạnh của cách mạng miền
Nam.
Câu 118. Trên mặt trận quân sự chiến thắng nào của ta mở đầu cho việc đánh bại hoàn toàn
“Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?
A. Chiến thắng Đồng Xoài (Biên Hòa). B. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho).
C. Chiến thắng Ba Gia (Quảng Ngãi). D. Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa).
Câu 119. Chính sách nào của Mỹ- Diệm thể hiện chiến lược chiến tranh một phía ở miền Nam?
A. Mở chiến dịch “ tố cộng”, “diệt cộng”, thi hành “ luật 10.59”, lê máy chém khắp miềm
Nam.
B. Gạt hết quân Pháp để độc chiếm miền Nam.
C. Thực hiện chính sách “ đả thực”, “bài phong”, “diệt cộng”.
D. Phế truất Bảo Đại điều Ngô Đình Diệm làm tổng thống.
Câu 120. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1- 1959)
quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng là vì
A. ta không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hoà bình được nữa.
B. Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Giơnevơ.
C. lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã phát triển.
D. miền Nam đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh.

You might also like