You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG MÔN SINH HỌC LỚP 9 – HỌC KỲ I

15. Nêu những ưu thế của ruồi giấm đối với nghiên cứu gi truyền.
- Số lượng NST ít (2n=8)
- Dễ nuôi trong môi trường ống nghiệm
- Vòng đời ngắn (n10-14 ngày), đẻ nhiều, có nhiều biến dị dễ quan sát

16. Mô tả và giải thích thí nghiệm Moocgan


a) Mô tả:
- Moocgan lại ruồi xám, cánh dài với ruồi đen, cánh cụt được F1 toàn ruồi thân xám, cánh dài
- Sau đó, thực hiện phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt thu được 1 thân xám, cánh
dài và 1thân đen, cánh cụt.

b) Giải thích
- Cơ sở tế bào học của di truyền liên kết

     Ở ruồi giấm,

+ Gen B quy định thân xám

+ Gen b quy định thân đen

+  Gen V quy định cánh dài

 + Gen v quy định cánh cụt

-
Như vậy, thân xám và cánh dài cũng như thân đen, cánh cụt luôn luôn di truyền đồng thời được giải thích
bằng sự di truyền liên kết gen. Các gen quy định nhóm tính trạng này nằm trên một NST cùng phân li về
giao tử và cùng được tổ hợp qua quá trình thụ tinh.

17. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết, đặc biệt trong lĩnh vực chọn giống.
- Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các
gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
- Dựa vào di truyền liên kết, người ta có thể chon được những nhóm tính trạng tốt luôn được di truyền
cùng với nhau.

18. Nhận dạng hình thái NST ở các kỳ trong hình ảnh thực tế.

I. Chương ADN

19. Mô tả cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J.Oatxơn và F.Crick
- ADN là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải
(xoắn phải), ngược chiều kim đồng hồ
- Các Nucleotit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết Hidro tạo thành cặp, theo nguyên tắc
A=T, G=X
- Mỗi chu kỳ xoắn dài 34Ă gồm 10 cặp Nucleotit, đường kính xoắn là 20Ă (1 Ă = 10 -7 mm)

20. Nêu thành phần hóa học của ADN, ARN, Protein, phân tích tính đa dạng và đặc thù của nó. Bản chất
hóa học của gen
a) Thành phần hóa học của ADN, ARN và Protein

- Thành phần hóa học của ADN:


+ ADN được cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P
+ ADN có kích thước và số lượng rất lớn
+ Đơn phân cấu tạo nên ADN gồm 4 nucleotit: A đê nin (A), Tu min (T), Gu a nin (G), Xytoxin (X)

- Thành phần hóa học của ARN: một loại axit nucleotit được cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P
(ARN có kích thước và khối lượng nhỏ hơn nhiều so với ADN
+ ARN là đại phân tử gồm một chuỗi xoắn đơn,
+ Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là 1 nu gồm 4 Nu: A đê nin (A), Uraxin (U), Guanin
(G), Xytozin (X).

Có 3 loại ARN gồm mARN (ARN thông tin), tARN (ARN vận chuyển), rARN (ARN robixom)

- Thành phần hóa học của Protein:


+ Protein là đại phân tử, được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm các đơn phân là các axit amin (a.a),
gồm 20 loại a.a.
+ Protein là hợp chất hữu cơ gồm các nguyên tố C, H, O và N
b) Phân tích tính đa dạng và đặc thù của ADN, ARN và Protein
* ADN
- Mỗi loại ADN khác nhau nó sẽ đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp của các Nucleotit
trên mạch của phân tử ADN
- Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại Nu đã tạo nên tính đa dạng của phân tử ADN
* Protein
- Tính chất đặc thù của phân tử Protein được thể hiện ở số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các
axit amim trong phân tử Protein
- Tính đa dạng được thể hiện ở trình tự sắp xếp các axit amim

c)Bản chất hóa học của Gen


- Gen chính là một đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định
- Gen cấu trúc mang thông tin quy định cấu trúc của một loại Protein
- xác định bản đồ phân bố các gen trên NST

21. Trình bày sơ bộ các quá trình tự nhân đôi ở ADN, phiên mã, dịch mã và các nguyên tắc của quá trình
đó.

* Quá trình tự nhân đôi ở ADN


- Tháo xoắn
- Hai mạch đơn tách ra
- Các Nu sẽ tiến bắt cặp theo nguyên tắc bổ sung A-T, G-X để tạo ra mạch bổ sung mới
- Quá trình nhân đôi diễn ra theo nghuyên tắc bổ sung tạo ra 2 ADN mới gồm 1 ADN giống ADN mẹ và
1 ADN mới
> Theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn

* Quá trình tổng hợp ARN


- Gen tháo xoắn, tách dần phân tử ADN thành 2 mạch đơn
- Các Nu ở mạch khuôn liên kết với các Nu tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung
- Khi phân tử ARN được tổng hợp xong, nó sẽ rời nhân đi ra tế bào chất để chuẩn bị cho quá trình tiếp
theo, đó là quá trình tổng họp Protein.
> Theo nguyên tắc bổ sung (A-U, G-X) và nguyên tắc khuôn mẫu (dựa trên một mạch đơn của Gen)

22. Phân tích các chức năng của ADN


- ADN là nơi lưu giữ thông tin di truyền, nghĩa là thông tin về cấu trúc của Protein
- ADN truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể, chính quá trình tự nhân đôi của
ADN là cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền và sinh sản, duy trì đặc tính của từng loài qua các thế hệ.

23. Vận dụng lý thuyết cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử để giải bài tập

24. So sánh những giống và khác nhau của ADN và ARN

Giống nhau - Đều được cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P


- Đều là đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
- Đơn phân có 3 loại Nu giống nhau: A, G, X
- Các Nucleotit đều liên kết với nhau thành mạch xoắn

Khác nhau ADN ARN


Số mạch đơn - Hai mạch đơn - Một mạch đơn
Các loại đơn - 4 loại đơn phân: A, T, G, X - 4 loại đơn phân: A, U, G, X
phân

Khối lượng và - Lớn hơn (hàng vạn, hàng triệu Nu) - Bé hơn (hàng trăm, hàng nghìn
kích thước
Nu)

25. Mô tả các bậc cấu trúc của Protein và hiểu được vai trò của nó.
* Protein có 4 bậc cấu trúc
+ Cấu trúc bậc 1: là Chuỗi axit amim có trình tự sắp xếp xác định
+ Cấu trúc bậc 2: là chuỗi axit amim tạo các vong xoắn lo xo (xoắn α)
+ Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng
+ Cấu trúc bậc 4: gồm 2 hay nhiều chuỗi axit amim cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau.
* Vai trò của Protein: có 3 chức năng
- Chức năng cấu trúc: Là thành phần quan trọng cấu tạo các bào quan và màng sinh chất → hình thành
các đặc điểm giải phẫu, hình thái của các mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.
- Chức năng xúc tác: là các enzim làm nhiệm vụ xúc tác cho các quá trình sinh hóa, trao đổi chất (để biến
các protein dài thành các protein ngắn để cơ thể dễ dàng hấp thụ)
- Chức năng điều hòa: Là các hooc môn có vai trò điều hòa quá trình trao đổi chất

26. Phân tích mối quan hệ giữa Gen (một đoạn ADN) → mARN → Protein → tính trạng

- Gen (ADN) là khuôn mẫu tổng hợp mARN (ở nhân tế bào)


- mARN là khuôn mẫu tổng hợp Protein (ở tế bào chất)
- Protein biểu hiện thành tính trạng của cơ thể

Sao mã Dịch mã
ADN (mã gốc) → ARN (mã sao) → Protein
(trình tự sắp xếp (trình tự sắp xếp của (trình tự sắp xếp của các
Của Nu/ADN) các riboNu/mARN) axit amim/ chuỗi polipeptit)

- Trình tự của các Nu/mạch khuôn ADN quy định trình tự các Nu/ARN
- Trình tự các Nu/mạch khuôn mARN quy định trình tự các axit amim (cấu trúc bậc 1 của Protein)
- Protein tham gia vào cấu trúc và hoạt động của tế bào

You might also like