You are on page 1of 9

Trường THCS Tân Bình NỘI DUNG ÔN TẬP HK1 MÔN SINH 9

Họ tên: …………………………Lớp:……… NĂM HỌC 2018 – 2019


PHẦN LÝ THUYẾT
1. Lai phân tích:
- KN: Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang
tính trạng lặn.
- Phương pháp: Cho cá thể mang tính trạng trội lai với cá thể mang tính trạng lặn:
+ Nếu kết quả phép lai đồng tính (100 trội) thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp (AA).
+ Nếu kết quả phép lai phân tính (1 trội : 1 lặn) thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp (Aa).
- Mục đích của lai phân tích: Xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội (kiểm tra độ thuần
chủng của sinh vật có ý nghĩa trong chọn giống).
CHƯƠNG 2: NHIỄM SẮC THỂ
1. Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể:
- Cặp NST tương đồng: trong tế bào sinh dưỡng, nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng
giống nhau về hình dạng và kích thước.
- Bộ NST lưỡng bội: chứa các cặp NST tương đồng. Kí hiệu 2n NST
- Bộ NST đơn bội: trong giao tử chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng. Kí hiệu: n NST
- Ở những loài đơn tính, có sự khác nhau giữa cá thể đực và cá thể cái ở một cặp NST giới tính, kí
hiệu là XX và XY.
- Tế bào của mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng
2. Cấu trúc của NST: NST có cấu trúc đặc trưng ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào:
- Gồm 2 sợi crômatít gắn với nhau ở tâm động.
- Mỗi crômatít gồm 1 phân tử ADN và prôtêin loại histôn.
3. Chức năng của NST:
NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN, ADN có khả năng nhân đôi  NST nhân đôi  Các
gen quy định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
4. Quan sát hình trong bảng 9.2 nhận biết các kì và trình bày những diễn biến cơ bản của NST ở
các kì trong quá trình nguyên phân:
Các kì của quá trình nguyên phân Những diễn biến cơ bản của NST
NST kép - Các NST kép
(rõ tâm động)
Kì - Bắt đầu đóng xoắn
Sợi tơ thoi
đầu phân bào - Bám vào sợi tơ của thoi phân bào tại tâm động.
Màng nhân
tiêu biến

- Các NST kép



- Đóng xoắn cực đại
giữa
- Xếp thành 1 hàng

- Các NST đơn


Kì - Bắt đầu duỗi xoắn
sau - Các NST kép tách nhau tại tâm động thành 2 NST đơn và
di chuyển về 2 cực tế bào
1
- Các NST đơn
Kì - Duỗi xoắn dạng sợi mảnh
cuối - Nằm trong 2 nhân mới của tế bào

CHƯƠNG 3: ADN VÀ GEN


5. ADN:
 Cấu tạo hóa học của phân tử ADN:
- ADN là một loại nucleic, được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P…
- ADN thuộc đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn.
- ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân, đơn phân gồm 4 loại Nucleotit: A, T,
G, X
 Vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng?
- ADN của mỗi loài có tính đặc thù bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit.
- Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit đã tạo nên tính đa dạng và đặc thù của phân tử
ADN.
- Ý nghĩa: Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc thù của các loài
sinh vật.
 Quan sát hình 15/SGK và trả lời các câu hỏi sau:
 Các loại nucleotit nào giữa 2 mạch liên kết với nhau tạo thành cặp?:
A liên kết với T; G liên kết với X
 Cấu trúc không gian của phân tử ADN:
- ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang
phải.
- Mỗi chu kỳ xoắn dài 34 Ao, gồm 10 cặp nuclêôtit, đường kính vòng xoắn 20 Ao
- Các nuclêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung:
A liên kết với T, G liên kết với X, chính nguyên tắc này đã tạo nên tính chất bổ sung của 2 mạch đơn
=> khi biết trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong mạch đơn này thì có thể suy ra trình tự sắp xếp các
nuclêôtit trong mạch đơn kia.
- Theo nguyên tắc bổ sung, trong phân tử ADN:
 A = T, G = X  A + G = T + X
 Tỉ số A +T/ G +X đặc trưng cho từng loài
6. Quá trình tự nhân đôi của ADN: Hình 16/trang 48
- Phân tử ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn tách nhau ra tạo thành 2 mạch khuôn
- Các nucleotit của môi trường nội bào đến liên kết với các nuclêôtit trên mạch khuôn để tạo thành
mạch đơn mới theo nguyên tắc bổ sung ( A bổ sung với T ; G bổ sung với X )
- Nhờ đó 2 ADN con được tạo ra giống nhau và giống ADN mẹ ban đầu.
7. Nguyên tắc nhân đôi của AND (Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi
lại giống ADN mẹ?): Vì ADN nhân đôi theo nguyên tắc:
- Nguyên tắc bổ sung: mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ
theo NTBS: A bổ sung với T ; G bổ sung với X
- Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): trong mỗi ADN con có 1 mạch đơn của ADN mẹ và 1
mạch đơn mới được tổng hợp.
8. Mối quan hệ giữa Gen và ARN:
2
a. Cấu tạo ARN:
- ARN cũng được cấu tạo từ các nguyên tố C , H , O , N , P
- ARN thuộc loại đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 4 loại Nucleotit: A , U ,
G , X liên kết với nhau tạo thành 1 chuỗi xoắn đơn (ARN cấu trúc là 1 mạch đơn).
b. ARN được tổng hợp theo nguyên tắc:
- ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu làm một mạch đơn của gen và theo nguyên tắc bổ sung.
(A – U; T – A; G – X; X – G)
- Do đó, trình tự các Nucleotit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các Nucleotit trên mạch
mARN.
9. Mối quan hệ gen và tính trạng:
a. Sự tổng hợp phân tử Protein:
- Phân tử Protein được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là mạch mARN và theo Nguyên tắc bổ sung A –
U, G – X.
- Tương quan cứ 3 Nucleotit tương ứng với một Axit amin.
 Mối quan hệ giữa ARN và prôtêin
- mARN là cấu trúc trung gian trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin, có vai trò truyền đạt thông tin di
truyền từ gen đến prôtêin.
- Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên mARN quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin .
 Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
- Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được thể hiện theo sơ đồ sau:
Gen (1 đoạn ADN) 1 mARN 2 prôtêin 3 tính trạng
 1: Gen là khuôn mẫu để tổng hợp nên mARN
 2: mARN là khuôn để tổng hợp chuỗi axit amin cấu tạo nên prôtêin
 3: prôtêin biểu hiện thành tính trạng của cơ thể
- Bản chất của mối liên hệ giữa gen và tính trạng:
Trình tự các nuclêôtit trên ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong ARN, thông qua đó ADN quy
định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin cấu thành prôtêin và biểu hiện thành tính trạng.
- Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong sơ đồ:
1: A – U ; T – A; G – X; X – G
2: A – U; G – X và ngược lại
CHƯƠNG 4: BIẾN DỊ
10. Đột biến số lượng NST
 Khái niệm: Đột biến số lượng NST là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp NST
nào đó hoặc ở tất cả bộ NST.
a. Thể dị bội:
- Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số
lượng.
- Gồm các dạng:
+ Thêm 1 NST ở 1 cặp NST tương đồng ( 2n + 1)  thể tam nhiễm (thể ba)
+ Mất 1 NST ở 1 cặp NST tương đồng ( 2n – 1)  thể một nhiễm (thể một)
+ Mất 1 cặp NST tương đồng (2n – 2)  thể không nhiễm (thể không)

3
- Cơ chế phát sinh thể dị bội:
Do một cặp NST tương đồng không
phân li trong giảm phân  khi tạo
thành giao tử có giao tử chứa cả 2
NST và có giao tử lại không chứa
NST nào của cặp NST tương đồng.
(2n + 1) (2n - 1)

- Ví dụ 1: Đột biến số lượng NST xảy ra ở NST thường:


Ở người bệnh (hội chứng) Đao: Cặp NST số 21 có Bộ NST của người mắc hội chứng Đao
3 chiếc (2n = 47) – thể tam nhiễm:
+ Ở người mẹ hoặc bố (thường là mẹ): trong quá
trình phát sinh giao tử, cặp NST thứ 21 không
phân li tạo giao tử mang 2 NST tương đồng của
cặp NST số 21.
+ Giao tử mang 2 NST số 21 thụ tinh với giao tử
bình thường sẽ tạo thành Hợp tử mang 3 NST thứ
21. ( 2n + 1 = 47 NST, gây bệnh Đao )
- Ví dụ 2: Đột biến số lượng NST xảy ra ở NST giới tính:
Ở người mẹ trong quá trình phát sinh giao Sơ đồ phát sinh bệnh:
tử, cặp NST giới tính không phân li, tạo P: ♂ XY x ♀ XX
giao tử mang 2 NST giới tính (XX) và 1 (2n) (2n)
giao tử không có NST giới tính nào (O): G: (n) X Y (n) XX (n+1) O (n-1)
+ Giao tử mang 2 NST XX thụ tinh với
tinh trùng X tạo thành Hợp tử mang 3
NST giới tính XXX gây bệnh Siêu nữ.
+ Giao tử mang 2 NST XX thụ tinh với F: XXX XXY OX
tinh trùng Y tạo thành Hợp tử mang 3 (2n+1) (2n+1) (2n-1)
(bệnh siêu nữ) (bệnh Claiphentơ) (bệnh tớc nơ)
NST giới tính XXY gây bệnh Claiphentơ. Không tìm thấy cá thể có dạng lệch OY, những cơ
+ Giao tử không mang NST giới tính nào thể này bị chết ở giai đoạn hợp tử
thụ tinh với tinh trùng X tạo thành Hợp tử
mang 1 NST giới tính (OX) gây bệnh
Tớcnơ.
11. Thường biến
a. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường:
VD1: Hình 25 sự biến đổi kiểu hình lá cây rau mác
VD2: Cây lục bình (bèo tây) khi sống ở cạn có cuống lá thon dài, cứng và vươn cao, còn khi chúng
sống trôi nổi trên mặt nước lại có cuống lá phình to, mềm, xốp.
- Sự biểu hiện ra kiểu hình của 1 kiểu gen phụ thuộc vào điều kiện môi trường và kiểu gen (yếu tố
không biến đổi).  Kiểu hình thay đổi để thích nghi với điều kiện sống của môi trường.
- Khái niệm: Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh
hưởng trực tiếp của môi trường.

4
- Thường biến biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.
- Thường biến không di truyền.
b. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình:
Môi trường
Kiểu gen Kiểu hình
( Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường )
- Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, ít chịu ảnh hưởng của môi trường.
- Tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.
c. Mức phản ứng:
- Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước môi trường khác nhau
- Mức phản ứng do kiểu gen quy định.
PHẦN BÀI TẬP
BÀI TẬP CHƯƠNG I: (HS XEM LẠI CUỐN BÀI TẬP CHƯƠNG I)

5
Họ và tên: …………………………Lớp: ….
Một số câu hỏi tham khảo môn Sinh học 9 ôn thi học kỳ 1 _2018 -2019
Câu 1: Ở cây bắp hạt màu vàng do gen A quy định trội hoàn toàn so với hạt màu tím do gen a quy
định. Thu hoạch bắp hạt màu vàng ngoài đồng về, người nông dân định lấy làm giống nhưng không
biết có thuần chủng hay không.
a. Em hãy giúp bác nông dân kiểm tra xem giống bắp này thuần chủng hay không?
b. Viết sơ đố lai và biện luận kiểu hình khi lai hai giống bắp hạt vàng không thuẩn chủng.
c. Cây cà chua thân cao, quả tròn có kiểu gen AaBb. Khi phân li giao tử cho ra những giao tử nào?
a/ Cho lai cây ngô định làm giống lai với cây hạt tím. Nếu cây lai thu được toàn cây màu vàng thì cây
hạt vàng thuần chủng. Nếu cây lai thu được cây màu vàng và cả cây hạt màu tím thì cây hạt vàng
không thuần chủng
b/ P: Aa x Aa
G: A, a; A,a
F1: AA; Aa; Aa; aa
Tỉ lệ kiểu gen: 1AA: 2 Aa : 1 aa
Tỉ lệ kiểu hình: 3 hạt vàng : 1 hạt tím
c/ Giao tử: AB; Ab; aB; ab
Câu 2: Ở cà chua, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp. Gen B quy
định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả bầu dục.
a. Hãy xác định kiểu hình của các cây cà chua sau:
Kiểu gen 1: AaBb
Kiểu gen 2: aaBB
b. Hãy viết kiểu gen của cây cà chua thân cao, quả bầu dục.
c. Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cà chua thân cao? Hãy trình bày phương pháp.
a/ Kiểu gen 1: AaBb : Thân cao, quả tròn
Kiểu gen 2: aaBB : Thân thấp, quả tròn
b/ Hãy viết kiểu gen của cây cà chua thân cao, bầu dục: Aabb , AAbb
c/Dùng phép lai phân tích:
P: Cà chua thân cao X Cà chua thân thấp.
Dựa vào kết quả F1 để xác định kiểu gen của cà chua thân cao thế hệ P. Nếu:
 F1 đồng tính (100% thân cao)  Thân cao đời P thuần chủng/ đồng hợp (AA)
 F1 phân tính (50% thân cao : 50% thân thấp)  Thân cao đời P không thuần chủng/dị hợp
(Aa).
Câu 3: Một bác nông dân trồng vườn thực hiện phép lai giữa cây hoa đỏ và cây hoa trắng ở một loài
thực vật. Biết tính trạng hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng và thấy F1 xuất hiện vừa hoa đỏ vừa
hoa trắng.Bằng kiến thức đã học,em hãy tìm kiểu gen của hai cây hoa đỏ và cây hoa trắng nêu trên?
Kiểu gen của hai cây hoa đỏ và cây hoa trắng:
- P : trội x lặn  Lai phân tích
- F1 phân tính  P : trội không thuần chủng (Aa) x lặn (aa)
Câu 4: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng là trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt xanh. Một
bác làm vườn cho giao phấn cây đậu hạt vàng với cây đậu hạt xanh để mong thu được toàn đậu hạt
vàng. Nhưng kết quả bác thu được đời F1: 50% đậu hạt vàng : 50% đậu hạt xanh. Em hãy tìm kiểu gen
của 2 cây đậu đem lai (biện luận không cần viết sơ đồ lai)
-Hạt vàng trội hơn hạt xanh
6
-P: Hạt vàngx Hạt xanh
F1: 50% hạt vàng: 50% hạt xanh
Phép lai phân tích có F1 phân tínhkiểu gen P là Aa x aa
Câu 5: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng ; gen B quy định quả nhẵn, gen b
quy đinh quả có lông tơ.
a. Một bác nông dân cho giao phấn 2 cây cà chua quả đỏ không thuần chủng với nhau. Sau một
thời gian bác thu được cả cà chua quả đỏ và cà chua quả vàng. Bác rất ngạc nhiên và không hiểu vì
sao lại như thế. Em hãy vận dụng kiến thức đã học viết sơ đồ lai minh họa giải thích giúp bác nông
dân kết quả trên.
b. Hãy viết kiểu gen của cà chua có kiểu hình quả đỏ, có lông tơ ?
a/ Sơ đồ lai minh họa
1. Xác định kiểu gen:
P mẹ : cà chua quả đỏ không thuần chủng (Aa)
bố : cà chua quả đỏ không thuần chủng (Aa)
2. Sơ đồ lai
P : ♀ cà chua quả đỏ x ♂ cà chua quả đỏ
Aa Aa
GP : A,a A,a
F1 : 1AA : 2Aa : 1aa
3. Kết quả
F1 kiểu gen : 1AA : 2Aa : 1aa
kiểu hình : 3 cà chua quả đỏ : 1 cà chua quả vàng
b/ Viết kiểu gen của cà chua có kiểu hình quả đỏ, có lông tơ:AAbb ; Aabb

Câu 6: Ở chuột, gen A quy định lông đen, a quy định lông nâu, gen B quy định đuôi ngắn, gen b quy
định đuôi dài.
a) Viết kiểu hình của kiểu gen sau: aabb, aaBB.
b) Viết kiểu gen của kiểu hình sau: lông đen, đuôi dài.
c) Bố và mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để đời con sinh ra có tỉ lệ trung bình 1 lông đen:
1 lông nâu. Viết sơ đồ lai từ P đến F1
a/ aaBB: lông nâu, đuôi ngắn; aabb: lông nâu, đuôi dài
b/ Lông đen, đuôi dài: Aabb, AAbb.
c/ Vì F1 phân tính theo tỉ lệ 1 lông đen : 1 lông nâu => phép lai phân tích Vậy kiểu gen của bố mẹ
là: Aa ( kiểu hình: lông đen) và aa (kiểu hình: lông nâu).
P: Aa x aa
G: A, a; a
F1:Aa; aa
Tỉ lệ kiểu gen: 1 Aa : 1 aa
Tỉ lệ kiểu hình: 1lông đen : 1 lông nâu
Câu 7: Ở đậu Hà Lan hạt vàng trội so với hạt xanh. Trong phòng thí nghiệm có một lọ đựng hạt vàng,
một lọ đựng hạt xanh. Bằng cách nào để khẳng định các hạt vàng có thuần chủng hay không?
Lấy hạt vàng x hạt xanh, kết quả:
+Đồng tính(toàn hạt vàng)hạt vàng thuần chủng
+Phân tính (có hạt vàng và hạt xanh)hạt vàng không thuần chủng.

7
Câu 8: Cho biết những nhận định sau đây là đúng hay sai. Nếu sai, em hãy sửa lại cho đúng.
a. Trong kì đầu của nguyên phân, các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng tiếp hợp, bắt chéo và có thể
trao đổi đoạn cho nhau.
b. Kết quả của quá trình giảm phân là từ 1 tế bào mẹ (2n NST), qua 2 lần phân bào liên tiếp, tạo ra 2 tế
bào con đều mang bộ NST đơn bội kép (nNST kép), là cơ sở để hình thành giao tử.
c. Nhiễm sắc thể giới tính không chỉ mang gen quy định giới tính mà còn mang gen quy định các tính
trạng thường của cơ thể.
d. Tất cả các loài sinh vật đều có kiểu NST giới tính giống nhau: XX (cái) và XY (đực).
a: Sai => Trong kì đầu của giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng tiếp hợp, bắt chéo
và có thể trao đổi đoạn cho nhau (hoặc: Trong kì đầu của nguyên phân, NST kép bắt đầu đóng xoắn,
thoi phân bào xuất hiện đính vào tâm động)
b: Sai => kết quả của quá trình giảm phân ở cơ thể đực và cái là khác nhau: 1 tế bào mầm đực
giảm phân tạo ra 4 tinh trùng (n) có sức sống ngang nhau đều tham gia thụ tinh; 1 tế bào mầm cái
giảm phân tạo ra 1 trứng (n) tham gia thụ tinh và 3 thể cực (n) tiêu biến.
c: Đúng
d: Sai => Có nhiều kiểu NST giới tính: XX (cái) và XY (đực): động vật có vú, ruồi giấm, cây
gai…XX (đực) và XY (cái): chim, ếch nhái, bò sát…
Câu 9: Ở người con trai do NST XY quy định; con gái do NST XX quy định. Sự phát sinh giao tử tế
bào của bố mang cặp XY cho hai loại tinh trùng mang NST X và NST Y có số lượng ngang nhau, tế
bào của mang cặp NST XX cho một loại trứng mang NST X, qua thụ tinh, sự kết hợp ngẫu nhiên tao
ra hai tổ hợp XX và XY với tỷ lệ ngang nhau nên tỉ lệ bé trai sơ sinh trai: bé gái sơ sinh là xấp xỉ 1:1.
Thực tế, ở nước ta theo số liệu thống kê của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình công bố
tháng 6 vừa qua (trước Ngày Dân số thế giới 11-7) hiện vẫn có 45 tỉnh, thành phố những nơi này, tỷ lệ
bé trai sinh ra cao hơn nhiều so với số bé gái, có khi tới 148,4 trẻ em trai/100 trẻ em gái. Lý do chênh
lệch trên xuất phát từ tư tưởng trọng nam khinh nữ, tâm lý vai trò của con trai và con gái trong gia
đình, dẫn đến hiện tượng lựa chọn giới tính bằng can thiệp y học.Mất cân bằng giới tính gây ra nhiều
hệ lụy nghiêm trọng, nam giới không có vợ kết hôn, tan vỡ cấu trúc gia đìnhkéo theo những hệ lụy về
an ninh trật tự, bạo hành gia đình; một số ngành nghề sẽ bị thiếu hụt lao động như: giáo viên mầm non,
tiểu học, hộ lý, y tá…bắt cóc, buôn bán phụ nữ, trẻ em.
a. Nguyên nhân nào tỷ lệ trai gái ở nước ta bị chênh lệch.
b. Mất cân bẳng giới để lại những hậu quả nào?Em hãy thử đưa ra những giải pháp giúp làm giảm tỉ lệ
mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta.
c. Có ý kiến cho rằng: “việc sinh con trai hay con gái là do người mẹ quyết định”, hãy cho biết ý kiến
trên là đúng hay sai. Vì sao?
d. Hãy giải thích quan niệm “Nữ sinh ngoại tộc”. Em hãy thử đưa ra 02 giải pháp giúp giúp xóa bỏ
quan niệm trên?
b/ Giải pháp:- Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức.
- Nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức
- Có các chính sách hỗ trợ gia đình sinh con một bề là gái/ ưu tiên trẻ em gái…
c/ Quan niệm này sai
- Vì qua giảm phân mẹ chỉ tạo ra 1 loại trứng mang NST X, còn bố tạo 2 loại tinh trùng mang NST X
và Y.
- Tinh trùng mang NST X kết hợp với trứng tạo thành hợp tử chứa XX  con gái.
- Tinh trùng mang NST Y kết hợp với trứng tạo thành hợp tử chứa XY  con trai.
8
Bố là người quyết định.
d/ Nữ sinh ngoại tộc là quan niệm xem người con gái là người ngoài dòng tộc
- Xem vai trò con trai và con gái như nhau; không trọng nam kinh nữ,…
Câu 10: Hiện nay ở một số vùng nông thôn vẫn có quan niệm rằng “sinh con trai hay gái là do người
mẹ quyết định” , nên khi sinh con không được theo ý muốn họ thường đổ lỗi tại phụ nữ. Theo em quan
niệm đó đúng hay sai? Giải thích tại sao?
- SAI
- VÌ:
+ Mẹ cho ra 1 loại trứng X.
+ Bố cho ra 2 loại tinh trùng X và Y
+ Nếu trứng kết hợp với tinh trùng X tạo thành hợp tử XX  con gái
+ Nếu trứng kết hợp với tinh trùng Y tạo thành hợp tử XY  con trai
Câu 11: Theo em, “Nhất nam viết hữu thập nữ viết vô” còn phù hợp với thời điểm hiện nay không? Vì
sao?
Không phù hợp/ Vì nam nữ bình đẳng (HS giải thích ý tương tự)

You might also like