You are on page 1of 5

B.

Di truyền cấp tế bào- Nhiễm sắc thể


Cơ chế di truyền cấp tế bào: Nguyên phân, giảm phân,
thụ tinh
B.1/ LÝ THUYẾT
I. Nhiễm sắc thể
- Nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gen của tế bào (nằm trong nhân tế bào)
- Chỉ có thể quan sát được NST dưới kính hiển vi, vào kỳ giữa của nguyên phân khi
các NST co xoắn cực đại.
- Bộ NST lưỡng bội: 2n; Bộ NST đơn bội: n
- NST kép: NST gồm 2 cromatit đính nhau tại tậm động
- NST đơn: Chỉ có 1 chiếc
- Cromatid: 1 sợi đơn trong cấu trúc NST kép
- NST gồm 2 loại: NST thường và NST giới tính
Ví dụ: Bộ NST của người 2n = 46 ( n = 23 tức 23 cặp). 

+ NST thường: Các cặp NST tương đồng, giống nhau ở ♂ và ♀
+ NST giới tính gồm 1 cặp hay 1 chiếc khác nhau ở ♂ và ♀ ⇒ Đặc trưng cho giới tính
mỗi giới.
- Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng.
- NST có cấu trúc điển hình gồm hai Crômatit đính với nhau ở tâm động ( Mỗi
Crômatit bao gồm chủ yếu một phân tử ADN và Protein loại Histon)
- NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN, chính nhờ sự nhân đôi của ADN đưa
đến sự tự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen quy định tính trạng được di truyền qua
các thế hệ tế bào và cơ thể.

II. So sánh nguyên phân với giảm phân


1. Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân
 Đều là hình thức phân bào, NST phân chia trước, tế bào chất phân chia .
 Đều có một lần nhân đôi ADN.
 Đều có kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
 NST đều trải qua những biến đổi tương tự như: tự nhân đôi, đóng xoắn, tháo
xoắn,...
 Màng nhân và nhân con tiêu biến vào kì đầu và xuất hiện vào kì cuối.

1
 Thoi phân bào tiêu biến vào kì cuối và xuất hiện vào kì đầu.
 Diễn biến các kì của giảm phân II giống với nguyên phân.
2. Điểm khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân

Đặc điểm Nguyên phân Giảm phân

Tế bào Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng


Xảy ra ở tế bào sinh dục chín.
xảy ra và tế bào sinh dục sơ khai.
Cơ chế Có một lần phân bào. Có hai lần phân bào.
Kì đầu không có sự bắt cặp Kì đầu I có sự bắt cặp và trao đổi chéo.
Kì đầu
và trao đổi chéo. Kì đầu II bộ NST n kép co xoắn.
Kì giữa I NST xếp thành hai hàng ở mặt phẳng
Kì giữa NST xếp thành một xích đạo.
Kì giữa
hàng ở mặt phẳng xích đạo. Kì giữa II NST xếp thành một hàng ở mặt
phẳng xích đạo.
Kì sau I, mỗi NST kép trong cặp NST kép
Kì sau mỗi NST kép tách
tương đồng di chuyển về 2 cực của tế bào.
Kì sau thành hai NST đơn và di
Kì sau II mỗi NST kép tách thành hai NST đơn
chuyển về 2 cực của tế bào.
và di chuyển về 2 cực của tế bào.
Kết quả lần GP I từ 1 tế bào mẹ cho 2 tế bào
Kết quả từ một tế bào mẹ con có n NST kép.
Kì cuối
cho ra hai tế bào con. Kết quả lần GP II từ một tế bào mẹ cho ra bốn
tế bào con có n NST đơn.
Số lượng NST trong tế bào Số lượng NST trong tế bào con giảm đi một
Kết quả
con được giữ nguyên. nữa.
Duy trì sự giống nhau: tế Tạo biến dị tổ hợp, cơ sở cho sự đa dạng và
Ý nghĩa bào con có kiểu gen giống phong phú của sinh vật, giúp sinh vật thích
kiểu gen tế bào mẹ. nghi và tiến hóa.

III. Phát sinh giao tử và thụ tinh


1. Phát sinh giao tử
- 1 tế bào sinh dục đực chín qua giảm phân tạo 4 giao tử đực (hạt phấn hoặc tinh trùng)
Với a tế bào sinh dục đực chín qua giảm phân tạo 4.a giao tử đực (hạt phấn hoặc tinh
trùng)
- 1 tế bào sinh dục cái chín qua giảm phân tạo 1 trứng (hoặc 1 noãn) và 3 thể kèm.
2
Với a tế bào sinh dục cái chín qua giảm phân tạo 1.a trứng (hoặc 1.a noãn) và 3.a thể
kèm.
2. Thụ tinh
- Sự kết hợp giữa 1 giao tử đực (n NST) với 1 giao tử cái ( n NST) tạo thành 1 hợp tử (
2n NST).
- Bản chất của thụ tinh: sự kết hợp nhân giao tử đực với nhân giao tử cái.

B.2/ Công thức


1. Nguyên phân
1. 1 tế bào sinh dưỡng (2n) qua k lần nguyên phân  2k tế bào con.
Với a tế bào sinh dưỡng (2n) qua k lần nguyên phân  a. 2k tế bào con.
2. Số TB mới được tạo thành từ nguyên liệu môi trường = a.(2k – 1)
3. Số TB mới được tạo thành hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường = a. (2k – 2)
4. Tổng NST có trong các TB con = 2n. a. 2k
5. Số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân sau k đợt: 2n.(2k -1).
6. Số NST đơn được cấu tạo từ nguyên liệu hoàn toàn mới: 2n.(2k - 2).
7. Số thoi vô sắc hình thành = số thoi vô sắc bị phá hủy: 2k -1
8. Số tâm động: ở kì đầu: 2n, ở kì giữa: 2n, kì sau: 4n
9. Số cromatit: ở kì đầu và kì giữa: 4n, kì sau: không có cromatit
10. Số NST đơn: kì sau: 4n, kì cuối: 2n
2. Giảm phân
1 tế bào sinh dục sơ khai qua k lần nguyên phân tạo thành 2k tế bào sinh tinh (sinh
trứng) (2n NST)
- Số giao tử được tạo từ mỗi loại tế bào sinh giao tử:
- Số tinh trùng tạo ra = số tế bào sinh tinh x 4
- Số tế bào trứng tạo ra = số tế bào sinh trứng
- Số thể định hướng ( thể cực) = số tế bào sinh trứng x 3

-Tính số hợp tử:


Trong quá trình thụ tinh, một trứng ( n) kết hợp với 1 tinh trùng ( n) tạo ra hợp tử (2n)

Số hợp tử = số tinh trùng thụ tinh = số trứng thụ tinh


Số hợp tử XX= số tinh trùng X thụ tinh
Số hợp tử XY = số tinh trùng Y thụ tinh
- Hiệu suất thụ tinh: là tỉ số phần trăm giữa giao tử được thụ tinh trên tổng số giao tử
được tạo ra

3
- Số NST đơn môi trường cung cấp cho giảm phân: Môi trường nội bào cần cung
cấp nguyên liệu tương ứng với số NST đơn cho quá trình giảm phân của a tế bào sinh
dục = a. 2n
- Tổng nguyên liệu môi trường cung cấp cho x tế bào sinh dục sơ khai sau k lần
nguyên phân và giảm phân = x. 2n ( 2.2k – 1)

B.3/ Bài tập:

Bài 1. Quá trình nguyên phân từ 1 hợp tử của ruồi giấm tạo ra 8 tế bào mới.
a. Xác định số đợt nguyên phân của hợp tử trên.
b. Xác định số tâm động, số cromatit ở kì trung gian của 8 tế bào trên
c. Số NST kép, số trung tử khi chuyển sang kì đầu của 8 tế bào trên.
d. Khi chuyển sang kì giữa thì số NST kép, số cromatit, số tâm động của 8 tế bào trên
bằng bao nhiêu?
e. Số NST đơn, số tâm động của 8 tế bào trên khi chuyển sang kì sau?
f. Khi sang kì cuối, trước khi tế bào phân chia tế bào chất, 8 tế bào trên cho bao nhiêu
tâm động.

Bài 2. Một hợp tử của 1 loài sinh vật, ở kì giữa người ta đếm được tế bào có 76
cromatit. Hợp tử tham gia nguyên phân liên tiếp 6 đợt.
a. Xác định số thoi vô sắc hình thành và phá hủy.
b. Số lượng tâm động tách ra và hình thành.
c. Xác định số lượng NST đơn môi trường cung cấp.

Bài 3. Một tế bào sinh dục sơ khai của ruồi giấm tiến hành nguyên phân liên tiếp một
số lần tạo ra số tế bào mới ở thế hệ cuối cùng có 512 NST ở trạng thái chưa nhân đôi.
a.Hãy xác định số đợt phân bào của tế bào sinh dục sơ khai nói trên
b.Các tế bào mới được tạo thành nói trên đều trở thành tế bào sinh trứng
- Khi tế bào sinh trứng giảm phân thì lấy nguyên liệu từ môi trường nội bào tạo ra
bao nhiêu NST đơn?
- Quá trình giảm phân trên hoàn thành thì tạo ra được bao nhiêu trứng và tổng số
NST trong các tế bào trứng là bao nhiêu?
- Biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 25% và mỗi trứng thụ tinh cần 1 triệu tinh trùng
tham gia. Hãy xác định số tinh trùng tham gia thụ tinh cho 25% số trứng nói trên?

Bài 4. Tế bào A và B nguyên phân một số lần tạo ra 24 tế bào con. Xác định số lần
phân bào của tế bào A và tế bào B.

4
Bài 5. Ba hợp tử của 1 loài sinh vật, trong mỗi hợp tử có 78 NST lúc chưa nhân đôi.
Các hợp tử nguyên phân liên tiếp để tạo ra các tế bào con. Tổng số NST đơn trong các
tế bào con sinh ra từ 3 hợp tử bằng 8112. Tỉ lệ số tế bào con sinh ra từ hợp tử 1 với
hợp tử 2 bằng 1/4. Số tế bào con sinh ra từ hợp tử 3 gấp 1,6 lần số tế bào con sinh ra
từ hợp tử 1 và hợp tử 2.
a.Tìm số lượng tế bào con sinh ra từ mỗi hợp tử
b.Tính số lần nguyên phân liên tiếp của mỗi hợp tử
c. Tính số lượng NST môi trường nội bào cần cung cấp cho 3 hợp tử thực hiện các
lần nguyên phân.

Bài 6: Một tế bào sinh dục sơ khai đực và một TBSD sơ khai cái của một loài nguyên
phân với số lần bằng nhau. Các tế bào mới được tạo thành đều giảm phân cho 320 giao
tử. Số nhiễm sắc thể trong các tinh trùng nhiều hơn số NST trong các trứng là 1344
NST. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 6,25%.
a) Tính số tinh trùng và số trứng tạo thành.
b) Tính số hợp tử tạo thành.
c) Xác định bộ NST lưỡng bội của loài.
d) Tính số NST đơn, số NST kép, số cromatic và số tâm động của các hợp tử tạo
thành khi chúng đều ở vào: kì giữa, kì sau của Nguyên phân và GP1 ?

Bài 7: Một tế bào sinh dục của gà (2n=78) nguyên phân nhiều lần liên tiếp, tổng số tế
bào mới hoàn toàn lần lượt sinh ra trong các thế hệ là 510 tế bào. Các tế bào con sinh
ra trong thế hệ cuối cùng giảm phân tạo giao tử. Biết hiệu suất thụ tinh của giao tử là
1,5625% và tạo được 16 hợp tử.
a) xác định số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục nói trên ?
b) xác định giới tính của cá thể nói trên ?

Bài 8:
a. Một tế bào sinh dục mang 1 cặp NST tương đồng kí hiệu là A và a. Khi kết thúc quá
trình giảm phân cho mấy loại giao tử và tỉ lệ mỗi loại là bao nhiêu?
b. Một tế bào sinh dục mang 2 cặp NST tương đồng kí hiệu là Aa và Bb. Khi kết thúc
quá trình giảm phân có thể cho mấy loại giao tử và tỉ lệ mỗi loại là bao nhiêu?
c. Một tế bào sinh dục mang 3 cặp NST tương đồng kí hiệu là Aa, Bb, Dd. Khi kết thúc
quá trình giảm phân có thể cho mấy loại giao tử và tỉ lệ mỗi loại là bao nhiêu?

You might also like