You are on page 1of 8

CHƯƠNG II – NHIỄM SẮC THỂ

I. CÁC DẠNG BÀI TẬP CHỦ YẾU VÊ NGUYÊN PHÂN


1. Bài tập liên quan đến những biến đổi của NST qua các giai đoạn của quá trình nguyên phân.
Kì Kì Kì Kì Kì cuối
trung đầu giữa sau
gian Đầu kì cuối Cuối kì cuối
(tế bào chưa (tế bào đã
tách) tách)
Số lượng NST 2n 2n 2n 4n 4n 2n
Trạng thái NST kép kép kép đơn Đơn Đơn
Số cromatit 4n 4n 4n 0 0 0
Số tâm động 2n 2n 2n 4n 4n 2n
Ví dụ. Biết rằng kì trung gian của quá trình phân bào của một tế bào gà (2n = 78) kéo dài 4 phút, mỗi kì còn
lại có thời gian bằng nhau là 3 phút. Hãy xác định số NST, số cromatit, trạng thái NST trong tế bào khi nó
tiến hành nguyên phân được 2 phút, 9 phút, 12 phút và 16 phút?
Giải.
- Khi tế bào nguyên phân được 2 phút, nó đang ở kì trung gian.
Khi đó số NST trong tế bào là 2n = 78, số cromatit = 4n = 156, NST ở trạng thái kép.
- Khi được 9 phút, nó đang ở kì giữa.
Khi đó số NST trong tế bào là 2n = 78, số cromatit = 4n = 156, NST ở trạng thái kép.
- Khi được 12 phút, nó đang ở kì sau.
Khi đó số NST trong tế bào là 4n = 156, số cromatit là 0, NST ở trạng thái đơn.
- Khi được 16 phút, nó đang ở cuối kì cuối.
Khi đó số NST trong tế bào là 2n = 78, số cromatit là 0, NST ở trạng thái đơn.
2. Bài tập về số tế bào con được tạo ra sau quá trình nguyên phân, số NST cung cấp cho quá trình
nguyên phân, số thoi vô sắc được hình thành trong quá trình nguyên phân.
Tế bào có bộ NST là 2n, nguyên phân k lần.
- Số tế bào con được tạo ra sau nguyên phân: 2k.
- Số NST cung cấp cho quá trình nguyên phân : 2n x (2k – 1).
- Số thoi vô sắc được hình thành trong quá trình nguyên phân: = 1 + 2 + 4+ …+ 2k-1 = 2k – 1.
Ví dụ 1. Hai hợp tử của một loài sinh vật, trong mỗi hợp tử có bộ NST bằng 24 lúc chưa nhân đôi. Các hợp
tử nguyên phân liên tiếp để tạo ra các tế bào con. Tổng số các NST trong các tế bào con sinh ra từ 2 hợp tử
là 480. Tỉ lệ số tế bào con sinh ra từ hợp tử 1 với hợp tử 2 bằng 1/4.
a. Tìm số lượng tế bào con sinh ra từ mỗi hợp tử?
b. Tính số lần nguyên phân liên tiếp của mỗi hợp tử?
c. Tính số lượng NST môi trường nội bào cần cung cấp cho 2 hợp tử thực hiện các lần nguyên phân?
d. Tính số lượng thoi tơ vô sắc hình thành trong quá trình nguyên phân của các hợp tử?
Giải.
a. Tổng số tế bào con được sinh ra từ sự nguyên phân của cả hai hợp tử.
480 : 24 = 20 (tế bào).
Gọi số tế bào con sinh ra từ sự nguyên phân của hợp tử 1 là x (x > 0, nguyên), ta có:
4x + x = 20 x = 4.
Vậy số tế bào sinh ra từ hợp tử 2 là 20 – 4 = 16 (tế bào).
b. Gọi số lần nguyên phân của tế bào 1 là k,của tế bào 2 là k’(k, k, > 0, nguyên), ta có:
2k = 4 k = 2.
2k’ = 16 k’ = 4.
c. Số lượng NST cung cấp cho quá trình nguyên phân của 2 hợp tử:
(22 – 1) x 24 + (24 – 1) x 24 = 24 x (22 + 24 – 2) = 24 x 18 = 432 (NST).
d. Số lượng thoi vô sắc hình thành trong quá trình nguyên phân.
(22 – 1) + (24 – 1) = 18 (thoi vô sắc).
Ví dụ 2. Hai hợp tử của một loài sinh vật trải qua các lần nguyên phân liên tiếp, môi trường nội bào đã cung
cấp nguyên liệu để tạo nên 624 NST đơn mới. Hợp tử 2 có số lần nguyên phân bằng 3 lần số lần nguyên
phân của hợp tử 1. Tổng số tế bào con được tạo ra từ các lần nguyên phân của 2 hợp tử bằng 10 tế bào.
a. Tìm bộ NST lưỡng bội của loài?
b. Tính số lần nguyên phân liên tiếp của mỗi hợp tử?
Giải.
a. Số lượng NST môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân của 2 hợp tử tương ứng với: 10 – 2 = 8 (tế
bào).
Bộ NST của loài là 624 : 8 = 78 (NST).
b. Gọi số lần nguyên phân liên tiếp của hợp tử 1 là k (k > 0, nguyên), ta có số lần nguyên phân của hợp tử 2
là 3k, khi đó:
2k + 23k = 10.
Giải phương trình với k>0, ta có k = 1.
Vậy số lần nguyên phân của hợp tử 1 là 1lần, của hợp tử 2 là 3 lần.
Ví dụ 3. Một tế bào của ruồi giấm có bộ NST được kí hiệu AaBbDdXY (mỗi chữ cái ứng với một NST
đơn).
a. Nếu trong quá trình nguyên phân của tế bào đó đã phải hình thành 127 thoi vô sắc thì tế bào đó đã trải qua
mấy lần nguyên phân?
b. Viết kí hiệu bộ NST ở kì giữa và kì cuối trong trường hợp nguyên phân bình thường?
Giải.
a. Gọi số lần nguyên phân của tế bào đó là k (k > 0, nguyên), ta có :
2k – 1 = 127 k = 7.
b. Kí hiệu bộ NST.
- Ở kì giữa : AAaaBBbbDDddXXYY.
- Ở kì cuối: AaBbDdXY
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP CHỦ YẾU VỀ GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH
1. Bài tập liên quan đến những biến đổi của NST qua các giai đoạn của quá trình phân bào.
Kì Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối
trung
gian Đầu kì cuối Cuối kì cuối
(tế bào chưa (tế bào đã
tách) tách)
GiẢm Số lượng NST 2n 2n 2n 2n 2n n
phân Trạng thái NST Kép Kép kép Kép Kép kép
1 Số cromatit 4n 4n 4n 4n 4n 2n
Số tâm động 2n 2n 2n 2n 2n n
Giảm Số lượng NST n n n 2n 2n n
phân Trạng thái NST Kép Kép kép đơn Đơn Đơn
2 Số cromatit 2n 2n 2n 0 0 0
Số tâm động N N n 2n 2n n

Ví dụ. Một tế bào sinh dục của ruồi giấm (2n = 8) giảm phân hình thành giao tử.
Hãy xác định số lượng NST, số cromatit, số tâm động trong tế bào ở các kì sau của giảm phân: đầu kì trung
gian I, kì đầu I, kì giữa I, cuối kì cuối I, kì giữa II, cuối kì cuối II?
Giải.
* Ở đầu kì trung gian I. NST chưa nhân đôi nên ta có.
Số lượng NST = 2n = 8; số cromatit = 0; số tâm động = 8.
* Ở kì đầu I. NST đã nhân đôi, mỗi NST nhân đôi thành 2 cromatit đính nhau ở tâm động nên ta có.
Số lượng NST = 2n = 8; số cromatit = 4n = 16; số tâm động = 8.
* Ở kì giữa I các NST tương đồng kép tập trung trên mặt phẳng xích đạo nên ta có.
Số lượng NST = 2n = 8; số cromatit = 4n = 16; số tâm động = 8.
* Ở cuối kì cuối I. Hình thành 2 tế bào con chứa bộ NST đơn bội ở thể kép nên ta có.
Số lượng NST = n = 4; số cromatit = 2n = 8; số tâm động = 4.
* Ở kì giữa II. Bộ NST đơn bội ở thể kép tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo nên ta có.
Số lượng NST = n = 4; số cromatit = 2n = 8; số tâm động = 4.
* Ở cuối kì cuối II. Hình thành 4 tế bào con chứa bộ NST đơn bội ở thể đơn nên ta có.
Số lượng NST = n = 4; số cromatit = 0; số tâm động = 4.
2. Bài tập về số NST cung cấp cho quá trình giảm phân, số thoi vô sắc được hình thành trong quá
trình giảm phân, số tế bào con được tạo ra sau quá trình giảm phân, số NST trong các tế bào con
được tạo ra sau giảm phân.
Tế bào có bộ NST là 2n giảm phân tạo giao tử.
* Số NST cung cấp cho quá trình giảm phân
Số NST cung cấp = Số tế bào tham gia giảm phân x 2n.
* Số thoi vô sắc được hình thành trong quá trình giảm phân
Số thoi vô sắc = Số tế bào tham gia giảm phân x 3.
* Số tế bào con được tạo ra sau quá trình giảm phân
- Số tinh trùng được tạo ra = 4 x số tinh bào bậc I.
- Số trứng được tạo ra = số noãn bào bậc I.
- Số thể định hướng (thể cực) = 3 x số noãn bào bậc I.
- Số NST trong các giao tử (tinh trùng hoặc trứng) = số giao tử x n.
- Số NST trong các thể cực = số thể cực x n.
Ví dụ. Một số tế bào sinh dục đực của lợn (2n = 38) tiến hành giảm phân tạo giao tử đã cho ra 256 tinh trùng
chứa NST giới tính Y.
a. Hãy xác định số tế bào tham gia giảm phân tạo giao tử?
b. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử có bao nhiêu thoi vô sắc được hình thành? Môi trường nội
bào đã cung cấp bao nhiêu NST cho các tế bào tham gia giảm phân?
c. Số NST đơn trong các giao tử sinh ra là bao nhiêu?
Giải.
a. Quá trình giảm phân sinh ra số tinh trùng mang X và mang Y bằng nhau, vì vậy tổng số tinh trùng sinh ra
là : 256 x 2 = 512 (tinh trùng).
Mỗi tinh bào bậc I giảm phân cho 4 giao tử nên ta có số tế bào tham gia giảm phân tạo giao tử là:
512 : 4 = 128 (tế bào).
b. Số thoi vô sắc được hình thành trong quá trình giảm phân là 128 x 3 = 384 (thoi vô sắc)
Số NST đơn môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình giảm phân là 128 x 38 = 4864 (NST).
c. Số NST đơn trong các giao tử sinh ra là 512 x 19 = 9728 (NST)

3. Xác định số loại giao tử.


* Số loại giao tử của một tế bào tham gia giảm phân.
- Một tế bào sinh tinh trùng cho 2 loại giao tử khác nhau.
- Một tế bào sinh trứng thì chỉ cho duy nhất một loại giao tử.
* Số loại giao tử của cơ thể có bộ NST 2n.
- Nếu không có trao đổi chéo thì số loại giao tử là 2n.
Ví dụ 1.
a. Một tế bào sinh tinh trùng chứa 2 cặp gen dị hợp tử tồn tại trên 2 cặp NST tương đồng AaBb. Tế bào đó
khi giảm phân sẽ cho mấy loại tinh trùng? Viết thành phần gen của các loại tinh trùng đó?
b. Một tế bào sinh trứng chứa 3 cặp gen dị hợp tử tồn tại trên 3 cặp NST tương đồng AaBbDd. Tế bào đó khi
giảm phân sẽ cho mấy loại trứng? Viết thành phần gen của các loại trứng đó?
Giải.
a. Tế bào sinh tinh trùng chứa 2 cặp gen dị hợp AaBb, trước khi giảm phân nhân đôi NST thành AAaaBBbb.
Ở kỳ giữa I có 2 kiểu sắp xếp NST trên mặt phẳng xích đạo
Kiểu 1. AAaa Kiểu 2. AAaa
BBbb bbBB
Với kiểu sắp xếp 1, ở lần phân bào 2 sẽ tạo ra 2 loại tinh trùng là AB và ab.
Với kiểu sắp xếp 2, ở lần phân bào 2 sẽ tạo ra 2 loại tinh trùng là Ab và aB.
Như vậy, tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb khi giảm phân sẽ cho 2 loại tinh trùng có kiểu gen AB và ab
hoặc Ab và aB.
b. Một tế bào sinh trứng có kiểu gen AaBbDd khi giảm phân chỉ cho 1 loại trứng có thành phần gen là 1
trong số 8 thành phần gen sau đây:
ABD, ABd, AbD, aBD, Abd, aBd, abD, abd.
Ví dụ 2. Một nhóm tế bào sinh dục của ruồi giấm cái, mỗi NST trong từng cặp tương đồng đều có cấu trúc
khác nhau.Nếu không có trao đổi đoạn và không có đột biến thì có thể tạo ra bao nhiêu loại trứng khác nhau
về nguồn gốc NST.
Giải.
Nếu không có trao đổi đoạn và không có đột biến thì mỗi cặp NST tạo ra 2 loại giao tử. Vậy số loại giao tử
là 24 = 16 (loại trứng).

Ví dụ 3. Ở lợn, bộ NST 2n là 38. Hãy xác định.


Số loại giao tử được hình thành với các tổ hợp khác nhau về nguồn gốc bố mẹ của tất cả các NST? Tỉ lệ mỗi
kiểu giao tử bằng bao nhiêu?
Giải.
a. Tổng số loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST là 2n = 219 (loại).
Tỉ lệ mỗi kiểu giao tử là 1/ 219.
4. Xác định số hợp tử được tạo thành và hiệu suất thụ tinh của giao tử.
- Số hợp tử = số trứng được thụ tinh = số tinh trùng được thụ tinh.
- Hiệu suất thụ tinh của giao tử (%) = số giao tử được thụ tinh/ số giao tử tham gia thụ tinh.
Ví dụ 1. Hãy tính số lượng tế bào sinh hạt phấn và sinh trứng cần thiết để có đủ lượng giao tử tạo nên 10000
hạt ngô. Biết rằng khả năng thụ tinh của tế bào trứng là 50%, của hạt phấn chín là 80%?
Giải.
- 10000 hạt ngô được tạo ra từ 10000 tế bào trứng và 10000 hạt phấn chín
- Mà hiệu suất thụ tinh của tế bào trứng là 50% nên số tế bào trứng tham gia thụ tinh là :
= 20000 (tế bào).
Mỗi tế bào sinh trứng giảm phân chỉ tạo được 1 trứng nên số tế bào sinh trứng cần thiết là 20000 (TB)
- Số tinh trùng tham gia thụ tinh là = 12500 (tinh trùng).

Mỗi tế bào sinh tinh giảm phân tạo được 4 tinh trùng nên số tế bào sinh tinh cần thiết là = 3125.
Ví dụ 2. Một bông lúa đếm được 128 hạt chắc. Hãy xác định.
a. Số lượng tinh tử tham gia vào quá trình thụ tinh? Nếu cho rằng hiệu suất thụ tinh của hạt phấn chín là
6,25%.
b. Số lượng tế bào sinh trứng tham gia vào quá trình thụ tinh? Nếu hiệu suất thụ tinh của tế bào trứng là
50%.
Giải.
a. Số lượng hạt phấn chín tham gia thụ tinh là = 2048 (hạt phấn).
Ở lúa, có hiện tượng thụ tinh kép, trong đó mỗi hạt phấn có 2 tinh tử tham gia quá trình thụ tinh. Vì vậy số
lượng tinh tử tham gia vào quá trình thụ tinh là 2040 x 2 = 4080.
b. Số trứng tham gia quá trình thụ tinh là = 256 (trứng).
Vậy số tế bào sinh trứng là 256.

5. Một số ví dụ tổng hợp về nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.


Ví dụ 1. Bộ NST lưỡng bội của gà 2n = 78. Tổng số tế bào sinh tinh trùng và số tế bào sinh trứng bằng 66.
Số lượng NST đơn trong các tinh trùng được hình thành từ các tế bào sinh tinh trùng nhiều hơn số lượng
NST trong các trứng là 9906. Các trứng tạo ra đều được thụ tinh tạo nên các hợp tử lưỡng bội bình thường.
a. Nếu các tế bào sinh tinh trùng và các tế bào sinh trứng nói trên đều được hình thành từ 1 tế bào sinh dục
đực sơ khai và từ 1 tế bào sinh dục cái sơ khai thì mỗi loại tế bào đã phải nguyên phân liên tiếp mấy lần?
b. Các hợp tử hình thành đều nguyên phân liên tiếp với số đợt bằng nhau, tổng số NST đơn trong các tế bào
con sinh ra ở trạng thái chưa nhân đôi là 79872 thì mỗi hợp tử đã trải qua mấy lần nhân đôi?
c. Khi giảm phân ở gà trống có 2 cặp NST mà mỗi cặp NST trao đổi đoạn tại 1 điểm. Tìm số kiểu hợp tử tạo
ra? Biết rằng các NST đơn trong mỗi cặp NST đều chứa các cặp gen dị hợp tử.
Giải.
a. Gọi số tế bào sinh tinh trùng là x, số tế bào sinh trứng là y ta có
x + y = 66. (1)
Khi đó số tinh trùng là 4x, số trứng là y. Theo đề bài ta lại có.
39 (4x – y) = 9906. (2)
Từ (1) và (2) ta có x = 64, y = 2.
Như vậy, ta có số lần nguyên phân của tế bào sơ khai đực ban đầu là 6 (2 6 = 64), của tế bào sơ khai cái ban
đầu là 1 (21 = 2).
b. Số hợp tử được tạo ra bằng số trứng và là 2.
Số tế bào con được sinh ra từ sự nguyên phân của 2 hợp tử: = 1024 (tế bào).
Gọi số lần nguyên phân của mỗi hợp tử là k, ta có: 2 x 2k = 1024 hay k = 9.
c. Số kiểu tinh trùng gà trống tạo ra : 2 x 22 x 237 = 241
Số kiểu trứng gà mái tạo ra : 239.
Số kiểu hợp tử tạo ra: 241 x 239 = 280.
Ví dụ 2. Trong ống dẫn sinh dục có 10 tế bào sinh dục thực hiện sự phân bào nguyên phân liên tiếp một số
đợt đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo ra 2480 NST đơn.
Các tế bào con sinh ra đều giảm phân tạo ra các giao tử, môi trường nội bào bào đã cung cấp thêm nguyên
liệu tạo ra 2560 NST đơn. Biết rằng hiệu suất thụ tinh của giao tử bằng 10% đã hình thành nên 128 hợp tử.
a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài?
b. Xác định giới tính của cơ thể đã tạo ra các giao tử đó?
c. Các hợp tử hình thành chia làm 2 nhóm bằng nhau. Nhóm thứ nhất có số lần nguyên phân gấp đôi số lần
nguyên phân của nhóm thứ hai. Các hợp tử trong mỗi nhóm có số lần nguyên phân bằng nhau.
Tổng số các tế bào con do cả 2 nhóm thực hiện sự phân bào nguyên phân sinh ra có 10240 NST đơn. Hãy
tính số lần nguyên phân của mỗi nhóm hợp tử?
Giải.
a. Gọi bộ NST lưỡng bội của loài là 2n, số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục là k. Ta có:
- Số NST đơn môi trường cung cấp cho 10 tế bào sinh dục nguyên phân là
2n (2k – 1) x 10 = 2480 (1).
- Số tế bào con được tạo ra sau nguyên phân là 2k x 10.
- Số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình giảm phân là
2n x 2k x10 = 2560 (2)
Từ (1) và (2) ta có 2n = 8, k = 5.
b. Tổng số tế bào con tham gia giảm phân là 25 x 10 = 320 (tế bào).
Tổng số giao tử tham gia thụ tinh là = 1280 (giao tử).
Số giao tử sinh ra gấp 4 lần số tế bào sinh giao tử cơ thể đã tạo ra các giao tử đó là giới đực.
c. Tổng số các tế bào con sinh ra từ sự nguyên phân của 2 nhóm hợp tử là
10240 :
8 = 1280 (tế bào).
Gọi số lần nguyên phân của nhóm thứ hai là k, ta có:
64 x 22k + 64 x 2k = 1280.
Giải phương trình ta có k = 2.
Vậy số lần nguyên phân của các tế bào nhóm thứ nhất là 4 lần, của nhóm thứ hai là 2 lần.
Ví dụ 3. Hai tế bào sinh dục sơ khai, nguyên phân tại vùng sinh sản. Môi trường tế bào đã cung cấp 1008
NST đơn mới. Khi phát sinh giao tử do không có trao đổi chéo và đột biến nên tạo nên 16 loại tinh trùng
khác nhau về nguồn gốc NST.
a. Tìm bộ NST lưỡng bội của loài?
b. Số đợt nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai?
Giải.
a. Khi phát sinh giao tử (không có đột biến và trao đổi chéo) tạo nên 16 loại tinh trùng khác nhau về nguồn
gốc NST nên ta có 2n = 16 n = 4.
Vậy bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 8.
b. Gọi số lần nguyên phân của tế bào thứ nhất là x, của tế bào thứ hai là y ta có.
2n (2x – 1) + 2n (2y – 1) = 1008 hay 2x + 2y = 128.
Giải phương trình vô định ta được x = y = 6.
Vậy mỗi hợp tử nguyên phân 6 lần.
LUYỆN TẬP: NGUYÊN PHÂN, GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH
I. NGUYÊN PHÂN
Câu 1. Trong chu kì tế bào, NST tự nhân đôi ở
A. kì đầu. B. kì gữa. C. kì sau. D. kì trung gian.
Câu 2. Một tế bào lưỡng bội của người (2n = 46) đang ở kì sau của nguyên phân có
A. 46 NST đơn. B. 23 NST kép. C. 92 NST đơn. D. 46 NST kép.
Câu 3. Một tế bào của ruồi giấm (2n = 8) đang ở kì đầu của nguyên phân có
A. 4 tâm động. B. 8 tâm động. C. 16 tâm động. D. 32 tâm động.
Câu 4. Một nhóm tế bào của gà tiến hành nguyên phân, quan sát tiêu bản các tế bào cho thấy các nhiễm sắc
thể kép đang tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo. Các tế bào này đang ở
A. kì đầu. B. kì giữa. C. kì sau. D. kì cuối.
Câu 5. Quá trình nguyên phân liên tiếp từ 1 tế bào diễn ra 5 lần. Tổng số các tế bào con xuất hiện trong quá
trình đó là
A. 62 tế bào. B. 32 tế bào. C. 64 tế bào. D. 31 tế bào.
Câu 6. Ở ruồi giấm, 2n = 8, quá trình nguyên phân liên tiếp diễn ra từ 1 tế bào sinh dục sơ khai đã đòi hỏi
môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 105 nhiễm sắc thể đơn. Số đợt nguyên phân đã diễn
ra là
A. 2 đợt. B. 3 đợt. C. 4 đợt. D. 5 đợt.
Câu 7. Tại vùng sinh sản của một loài động vật, quá trình nguyên phân liên tiếp 5 đợt từ 1tế bào sinh dục sơ
khai đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 1178 nhiễm sắc thể đơn. Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài là
A. 2n = 38. B. 2n = 8. C. 2n = 78. D. 2n = 46.
Câu 8. Một loài có kí hiệu bộ NST lưỡng bội là AaBbDd. Kí hiệu của bộ nhiễm sắc thể ở kì đầu của quá
trình nguyên phân là
A. AAaaBBbbDD. B. AABBDD.
C. aabbddAABBdd. D. AAaaBBbbDDdd.
Câu 9. Quan sát một tế bào 2n đang ở kì giữa nguyên phân đếm được
A. n cromatit. B. 2n cromatit. C. 3n cromatit. D. 4n cromatit.
Quan sát một tế bào sinh dưỡng của một loài sinh vật đang nguyên phân một số lần liên tiếp thấy số tế
bào con tạo ra từ lần phân chia cuối cùng bằng 1/3 số nhiễm sắc thể đơn trong bộ NST lưỡng bội của
loài. Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương 168 NST đơn cho quá trình nói trên
Sử dụng các dữ kiện trên đây để trả lời các câu hỏi 10, 11, 12, 13.
Câu 10. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là
A. 2n = 24. B. 2n = 38. C. 2n = 14. D. 2n = 48.
Câu 11. Số đợt nguyên phân đã diễn ra là
A. 1 lần. B. 2 lần. C. 3 lần. D. 4 lần.
Câu 12. Số tế bào con đã xuất hiện trong quá trình nguyên phân là
A. 7 tế bào. C. 8 tế bào. C. 14 tế bào. D. 16 tế bào.
Câu 13. Số lượng thoi phân bào đã hình thành trong quá trình nguyên phân nói trên là
A. 7 thoi phân bào. B. 8 thoi phân bào.
C. 15 thoi phân bào. D. 16 thoi phân bào.
Hai hợp tử A và B thuộc 2 loài khác nhau phân bào với số lần không bằng nhau trong cùng một thời
gian. Tổng số nhiễm sắc thể đơn huy động của môi trường cho cả 2 hợp tử phân bào là 1624, trong đó
số NST đơn cung cấp cho hợp tử B nhiều hơn số NST đơn cung cấp cho hợp tử A là 1400. Tổng số
NST đơn trong các tế bào sinh ra từ hợp tử A nhiều hơn số NST đơn cung cấp cho chính hợp tử A là
16. Số NST đơn trong một tế bào con sinh ra từ hợp tử B là 24
Sử dụng các dữ kiện trên đây để trả lời các câu hỏi 14, 15,16,17,18,19, 20
Câu 14. Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài A là
A. 2n = 8. B. 2n = 16. C. 2n = 24. D. 2n = 38.
Câu 15. Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài B là
A. 2n = 8. B. 2n = 16. C. 2n = 24. D. 2n = 38.
Câu 16. Số lần phân bào của hợp tử A là
A. 3 lần. B. 4 lần. C. 5 lần. D. 6 lần.
Câu 17. Số lần phân bào của hợp tử B là
A. 3 lần. B. 4 lần. C. 5 lần. D. 6 lần.
Câu 18. Số nhiễm sắc thể đơn môi trường đã cung cấp cho hợp tử A là
A. 56 NST. B. 112 NST. C. 224 NST. D. 512 NST.
Câu 19. Số nhiễm sắc thể đơn môi trường đã cung cấp cho hợp tử B là
A. 112 NST. B. 224 NST. C. 512 NST. D. 1512 NST.
Câu 20. Tổng số nhiễm sắc thể đơn trong các tế bào con sinh ra ở lần phân bào cuối cùng của hợp tử A là
A. 112 NST. B. 512 NST. C. 256 NST. D. 128 NST.
II. GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH
Câu 1. Trong giảm phân không xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Các cromatit chị em tiếp hợp và trao đổi chéo ở kì đầu của giảm phân I.
B. Các NST kép trong cặp tương đồng phân ly ở kì sau I.
C. Các NST kép tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô săc vào kì giữa II.
D. Các cromatit chị em tách nhau ở kì sau giảm phân II.
Câu 2. Một tế bào sinh dục của ruồi giấm có chứa 8 NST kép, nó là
A. tinh nguyên bào. B. tinh bào bậc 2. C. tinh bào bậc 1. D. tinh trùng.
Câu 3. Một cơ thể có kiểu gen AaBbDdEe, giả sử quá trình giảm phân hình thành giao tử diễn ra bình
thường. Tỉ lệ loại giao tử AbDe sinh ra là
A. 1/64. B. 1/4. C. 1/8. D. 1/16.
Câu 4. Loại giao tử Abd có thể được tạo ra từ những kiểu gen nào dưới đây?
A. AabbDD, Aabbdd, AABbdd. B. AabbDd, Aabbdd, AABbdd.
C. AaBBDD, Aabbdd, AABbdd. D. AabbDD, Aabbdd, AABbdd.
Câu 5. Sự phân li độc lập của các nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các
giao tử trong quá trình thụ tinh là những cơ chế chính tạo nên các
A. đột biến gen. B. biến dị tổ hợp.
C. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. D. đột biến lệch bội.
Câu 6. Một cơ thể có kiểu gen AaBbCc, giả sử quá trình giảm phân hình thành giao tử diễn ra bình thường.
Tỉ lệ loại giao tử ABC sinh ra là
A. 1/2. B. 1/4. C. 1/8. D. 1/16.
Câu 7. Trong giao tử của mỗi loài
A. chứa toàn bộ bộ NST lưỡng bội của loài. B. chỉ mang mỗi NST của cặp tương đồng.
C. chỉ chứa các NST giới tính. D. chỉ chứa các NST thường.
Câu 8. Ở lúa, bộ NST là 2n = 24. Biết rằng quá trình giảm phân hình thành giao tử xảy ra bình thường, số
loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST có thể được tạo ra là
A. 224. B. 212. C. 242. D. 122.
Câu 9. Hiện tượng trao đổi đoạn trong giảm phân xảy ra ở
A. kì đầu I. B. kì giữa I. C. kì đầu II. D. kì giữa II.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình giảm phân hình thành giao tử?
A. Một tế bào có 2n, qua quá trình giảm phân tạo 4 tế bào con có bộ NST đơn bội n.
B. Quá trình phân bào giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần.
C. Tất cả các tế bào con được tạo ra sau giảm phân đều hoàn thiện cấu trúc để trở thành giao tử.
D. Quá trình phân bào giảm phân hình thành giao tử chỉ xảy ra ở các tế bào sinh dục chín.
Câu 11. Trong giảm phân, mỗi tế bào sinh tinh hay tế bào sinh trứng đều trải qua hai lần phân bào liên tiếp,
trong đó
A. lần phân bào thứ nhất theo hình thức nguyên phân, lần phân bào thứ hai theo hình thức giảm phân.
B. lần phân bào thứ nhất theo hình thức giảm phân, lần phân bào thứ hai theo hình thức nguyên phân.
C. cả hai lần phân bào đều xảy ra theo hình thức nguyên phân.
D. cả hai lần phân bào đều xảy ra theo hình thức giảm phân.
Câu 12. Quá trình giảm phân tạo ra
A. các tế bào con giống hệt nhau về số lượng và cấu trúc NST.
B. các tế bào con giống nhau về số lượng nhưng khác nhau về cấu trúc NST.
C. các tế bào con khác nhau về số lượng và cấu trúc NST.
D. các tế bào con khác nhau về số lượng nhưng giống nhau về cấu trúc NST.
Câu 13. Quá trình tiếp hợp và trao đổi đoạn của NST trong giảm phân
A. xảy ra ở kì giữa I.
B. không xảy ra ở ruồi giấm cái.
C. giống như đột biến chuyển đoạn.
D. chỉ xảy ra giữa 2 cromatit không chị em của cặp NST tương đồng.
Câu 14. Trong giảm phân, sự nhân đôi của NST
A. diễn ra ở kì trung gian của cả 2 lần phân bào. B. chỉ diễn ra ở kì trung gian của lần phân bào 1.
C. chỉ diễn ra ở kì trung gian của lần phân bào 2. D. diễn ra ở kì trước I của quá trình phân bào.
Câu 15. Trong giảm phân, sự phân li của các NST kép
A. diễn ra ở kì sau của cả 2 lần phân bào. B. chỉ diễn ra ở kì sau của lần phân bào I.
C. chỉ diễn ra ở kì sau của lần phân bào II. D. diễn ra ở kì cuối của cả 2 lần phân bào.
Câu 16. Nội dung nào dưới đây không phải là điểm giống nhau giữa quá trình giảm phân của tế bào sinh
tinh và tế bào sinh trứng?
A. Quá trình giảm phân đều trải qua 2 lần phân bào liên tiếp.
B. Lần phân bào thứ nhất theo hình thức giảm phân, lần phân bào thứ hai theo hình thức nguyên phân.
C. Đều tạo ra 4 tế bào có bộ NST đơn bội.
D. Các tế bào con đều trở thành giao tử.
Câu 17. Hoạt động nào sau đây của NST không xảy ra trong giảm phân II?
A. Nhân đôi NST. B. Đóng xoắn NST. C. Phân li NST.
D. Tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
Câu 18. Hoạt động nào sau đây của NST xảy ra trong giảm phân II?
A. Nhân đôi NST. B. Tiếp hợp và trao đổi chéo.
C. Tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. D. Phân li NST.
Câu 19. Một tế bào của lợn có 2n = 38 trải qua quá trình giảm phân hình thành giao tử. Số NST và số
cromatit ở kì sau I lần lượt là
A. 38 và 76. B. 38 và 0. C. 38 và 38. D. 76 và 76.
Câu 20. Một tế bào lúa nước có 2n = 24 trải qua quá trình giảm phân hình thành giao tử. Số NST và số tâm
động trong mỗi tế bào ở kì sau II là
A. 24 và 24. B. 24 và 12. C. 12 và 24. D. 12 và 12.
…………………………………………………HẾT………………………………………………..
GV: MAI THỊ TÌNH- TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ NỘI – AMSTERDAM. ĐT: 0983483525

You might also like