You are on page 1of 2

BÀI TẬP PHÂN BÀO

I. Nguyên phân: (xảy ra ở tb sinh dưỡng, hợp tử, tb sinh dục sơ khai)
1. Công thức
Một hợp tử (2n) hay 1 tế bào sinh dưỡng nguyên phân liên tiếp x lần thì có:
- Số tb con sinh ra: 2x
- Số NST trong các tb con: 2x. 2n
Nếu có a tế bào ban đầu: các công thức đều nhân với a
- Số NST, số tâm động, số cromatit trong mỗi tb qua các kì của nguyên phân:

Các kì NST Tâm động Cromatit


Kì trung gian 2n kép 2n 4n
Kì trước 2n kép 2n 4n
Kì giữa 2n kép 2n 4n
Kì sau 4n đơn 4n 0
Kì cuối 2n đơn 2n 0

2. Bài tập
Câu 1. Ở ngô, một tế bào sinh dưỡng 2n = 20 xảy ra nguyên phân. Hãy xác định:
a). Số tâm động ở kì đầu
b). Số cromatit ở kì giữa
c). Số NST đơn ở kì sau
Câu 2. Ở giun đất, 2n = 36, một tế bào trải qua nguyên phân liên tiếp 8 đợt. Có bao nhiêu tế bào con
được sinh ra? Tính tổng số NST có trong tất cả tế bào con?
Câu 3. Bốn hợp tử của một loài nguyên phân liên tiếp 4 đợt bằng nhau. Tổng số tế bào con được tạo
thành là
A. 60 B. 61 C. 62 D. 64
Câu 4. Một loài có 2n = 24. Xét một tế bào trải qua nguyên phân
a). Số NST trong một tế bào khi ở kì sau:
A. 24 B. 12 C. 48 D. 6
b). Số NST và số cromatit trong tế bào ở kì giữa lần lượt là
A. 24, 48 B. 24, 24 C. 12, 24 D. 48, 24
Câu 5. Một loài có 2n = 20. Xét một tế bào trải qua nguyên phân
a). Số cromatit trong một tế bào khi ở kì sau:
A. 20 B. 10 C. 40 D. 0
b). Số NST đơn và số cromatit trong tế bào ở kì giữa lần lượt là
A. 20, 40 B. 0, 40 C. 10, 20 D. 40, 0
Câu 6. Ở người 2n = 46, số NST trong 1 tế bào ở kì sau của nguyên phân là
A. 23. B. 46. C. 69. D. 92.
Câu 7. Có 3 tế bào sinh dưỡng của gà 2n = 78 đang ở kì đầu của quá trình nguyên phân. Số NST kép
trong 3 tế bào này là
A. 232 B. 233 C. 234 D. 235
Câu 8. Ở ruồi giấm 2n = 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào
đó là
A. 4                        B. 8                     C. 16                        D. 32
Câu 9. Nếu trong kì đầu của quá trình nguyên phân, một tế bào có 60 crômatit thì bộ NST của loài là
A. 15                     B. 30                      C. 45                        D. 6
Câu 10. Ở một loài thực vật, cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F 1. Một trong các hợp
tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các
tế bào con có 336 crômatit. Số nhiễm sắc thể có trong hợp tử này là
A. 14                 B. 21 C. 15 D. 2
II. Giảm phân: (xảy ra ở tb sinh dục ở vùng chín)
1. Công thức
- Số lượng giao tử sinh ra:
+ Số giao tử đực = số tb sinh giao tử đực x 4
+ Số giao tử cái = số tb sinh giao tử cái x 1
+ Số thể định hướng = Số tb sinh giao tử cái x 3 (thể định hướng sẽ tiêu biến)
- Số loại giao tử sinh ra:
+ Một tb sinh dục đực có n cặp gen dị hợp (n ≠ 0) giảm phân bình thường tạo 2 loại tinh trùng.
+ Một tb sinh dục cái giảm phân tạo 1 loại trứng.
- Số NST, số tâm động, số cromatit trong mỗi tb qua các kì của giảm phân:

Các kì NST Tâm động Cromatit


Kì trung gian I 2n kép 2n 4n
Kì trước I 2n kép 2n 4n
Kì giữa I 2n kép 2n 4n
Kì sau I 2n kép 2n 4n
Kì cuối I n kép n 2n
Kì trước II n kép n 2n
Kì giữa II n kép n 2n
Kì sau II 2n đơn 2n 0
Kì cuối II n đơn n 0

2. Bài tập
Câu 1. Ở người, 2n = 46
a). Khi tế bào bước vào lần phân bào 1 bình thường của giảm phân. Hãy xác định: số NST kép ở kì
đầu, kì giữa và kì sau. Khi kết thúc phân bào 1, số NST kép trong mỗi tế bào con là bao nhiêu?
b). Khi tế bào bước vào lần phân bào 2 bình thường của giảm phân. Hãy xác định số NST kép và số
tâm động ở kì giữa và kì sau. Khi kết thúc phân bào 2, số NST đơn trong mỗi tế bào con là bao nhiêu?
Câu 2. Có 32 tế bào sinh sinh và 16 tế bào sinh trứng giảm phân bình thường. Xác định số lượng giao tử
đực, giao tử cái và số thể định hướng được tạo thành?
Câu 3. Một tế bào lúa nước có 2n = 24 trải qua quá trình giảm phân hình thành giao tử.
a). Số NST và số tâm động trong mỗi tế bào ở kì sau I là 
A. 24 và 24.                B. 24 và 12.               C.12 và 24.                  D. 12 và 12.
b). Số NST và số tâm động trong mỗi tế bào ở kì sau II là 
  A. 12 và 12.              B. 24 và 12.       C.12 và 24.               D. 24 và 24.
Câu 4. Một tế bào của lợn có 2n = 38 trải qua quá trình giảm phân hình thành giao tử. Số nhiễm sắc thể
và số cromatit ở kì giữa I lần lượt là 
A. 38 và 38.              B. 38 và 0.             C. 38 và 76.             D. 76 và 76.
Câu 5. Ở ngô 2n = 20, có 4 tế bào sinh tinh giảm phân, tính số giao tử đực và tổng số NST trong các
giao tử đực được tạo ra?
  A. 4, 40                     B. 16, 160              C. 40, 400                      D. 8, 80
Câu 6. Có 5 tế bào ruồi giấm (2n = 8) đang ở kì giữa giảm phân I, tổng số cromatit trong các tế bào là
  A. 40                         B. 80              C. 120                          D. 160
Câu 7. Số NST được thấy trong một tế bào của ruồi giấm (2n = 8) ở kì sau của giảm phân I là
A. 16 NST kép B. 4 cặp NST kép C. 16 cặp NST kép D. 8 NST đơn
Câu 8. Xem ảnh chụp hiển vi 1 tế bào của chuột (2n = 38) đang phân chia thấy trong một tế bào có 19
NST, mỗi NST gồm 2 crômatit. Tế bào này đang ở
A. kì cuối của giảm phân I. B. kì đầu của nguyên phân.
C. kì đầu của giảm phân I. D. kì cuối của giảm phân II.
Câu 9. Một tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình
thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là
A. 2 B. 8 C. 6 D. 4
Câu 10. Một tế bào sinh dục cái có kiểu gen AaBBDdEeffXY khi giảm phân bình thường cho số loại
giao tử là
A. 2 B. 8 C. 1 D. 16

You might also like