You are on page 1of 1

CHUYÊN ĐỀ: BÀI TẬP VỀ NGUYÊN PHÂN

Bài 1: Đậu Hà Lan có 2n = 14, số nhiễm sắc thể có trong 1 tế bào ở kì đầu của nguyên phân là bao
nhiêu?
Bài 2: Có 2 tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm (2n=8) cùng nguyên phân. Hỏi tổng số cromatit quan sát
thấy trong 2 tế bào này ở kì giữa là bao nhiêu?
Bài 3: Ở ruồi giấm 2n = 8. 1 tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó
bằng bao nhiêu?
Bài 4. Nếu trong kì đầu của quá trình nguyên phân, một tế bào có 48 crômatit thì sau khi chu kì tế bào
kết thúc, trong một tế bào con của nó sẽ có số NST là bao nhiêu?
Bài 5. Một tế bào của người tiến hành nguyên phân 3 lần. Hãy xác định:
a. Số tế bào con được tạo ra.
b. Số NST có trong tất cả các tế bào con.
c. Số NST mà môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân.
Bài 6. Một tế bào của ruồi giấm nguyên phân liên tiếp 6 lần. Hãy xác định
+ số NST mà môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân.
+ số NST có trong tất cả các tế bào khi đang ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 3.
Bài 7. Một tế bào sinh dục của lúa có bộ NST 2n=24 nguyên phân 5 đợt. Nguyên liệu môi trường cần
cung cấp cho quá trình đó tương đương với bao nhiêu NST đơn?
A. 4200. B. 1512. C. 744. D. 768.
Bài 8. Ở gà có 2n = 78. Một tế bào sinh dục sơ khai của gà nguyên phân 3 lần tạo các tế bào con có tổng
bao nhiêu NST? A. 546. B. 156. C. 234. D. 624.
Bài 9. Có 3 tế bào đều nguyên phân liên tiếp 6 lần. Số tế bào con tham gia lần nguyên phân cuối cùng là
bao nhiêu? A. 96. B. 192. C. 32 D. 64.
Bài 10. Một tế bào chứa ADN trong nhân gồm 8×108 cặp nuclêôtit. ADN trong nhân của tế bào này khi
ở kì giữa của quá trình nguyên phân có bao nhiêu cặp nucleotit?
A. 32×108 cặp nuclêôtit. B. 4×108 cặp nuclêôtit.
C. 8×108 cặp nuclêôtit. D. 16×108 cặp nuclêôtit.
Bài 11. Xét quá trình nguyên phân của 2 hợp tử cùng loài nguyên phân tạo 36 tế bào con. Khi quan sát ở
kì sau của lần nguyên phân thứ 2 trong các tế bào sinh ra từ hợp tử I có 32NST đơn. Còn quan sát các tế
bào ở lần nguyên phân cuối của hợp tử II thấy có 128 NST kép. Số lần nguyên phân của hợp tử I, II lần
lượt là bao nhiêu? A. 2 và 5. B. 3 và 4. C. 4 và 3. D. 4 và 4.
Bài 12. Có 3 tế bào sinh dưỡng A, B, C cùng loài nguyên phân một số lần như nhau tạo nên các tế bào
con có số NST mới gấp 31 lần số NST có trong 3 tế bào ban đầu. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào là
bao nhiêu? A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
Bài 13. Có 3 tế bào được sinh ra từ quá trình nguyên phân của một hợp tử có 8NST nguyên phân một số
lần như nhau. Khi quan sát ở kì giữa của lần nguyên phân cuối cùng của các tế bào này thấy có 768
cromatit. Số lần nguyên phân của các tế bào trên là bao nhiêu?
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
Bài 14. Môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương với 558 nhiễm sắc thể đơn để một tế bào ở một
loài có 2n = 18 nguyên phân với số lần như nhau. Số lần nguyên phân của tế bào là bao nhiêu? A. 5.
B. 3. C. 4. D. 6.
Bài 15. Có 7 tế bào sinh dục của 1 cơ thể tiến hành phân bào ở vùng sinh sản tạo 56 tế bào con. Biết ở kì
sau nguyên phân mỗi tế bào có 36 NST. Số NST môi trường cung cấp cho quá trình phân bào trên là bao
nhiêu? A. 882. B. 1764. C. 1008. D. 2016.
Bài 16. Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội là x. Trong trường hợp
phân chia bình thường, hàm lượng ADN nhân của tế bào này đang ở kì sau của nguyên phân là bao
nhiêu? A. 1x. B. 0,5x. C. 4x. D. 2x.
Bài 17. Theo dõi quá trình nguyên phân của một tế bào sinh dục sơ khai ở ruồi giấm (2n = 8), người ta
thấy số nhiễm sắc thể đơn ở các tế bào con gấp 32 lần số nhiễm sắc thể giới tính X. Biết rằng nhiễm sắc
thể ở các tế bào con ở trạng thái chưa nhân đôi. Số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai trên là
bao nhiêu?
A. 2 hoặc 3 lần. B. 4 lần. C. 3 hoặc 4 lần. D. 2 hoặc 4 lần.

You might also like