You are on page 1of 4

GỢI Ý ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I - NĂM HỌC 2023 -2024

MÔN: SINH HỌC KHỐI 9


TRẮC NGHIỆM
Câu 1: NST là cấu trúc có ở:
A.Bên ngoài tế bào B.Trong các bào quan C.Trong nhân tế bào D.Trên màng tế bào
Câu 2: NST có hình dạng và kích thước đặc trưng tại
A.kì đầu của nguyên phân. B.kì giữa của phân bào.
C.kì sau của phân bào. D.kì cuối của giảm phân.
Câu 3: Thành phần hoá học của NST bao gồm:
A.Phân tử prôtêin B.Phân tử ADN
C.Prôtêin và phân tử ADN D.Axit và bazơ
Câu 4: Đặc điểm của NST trong các tế bào sinh dưỡng là:
A.Luôn tồn tại thành từng chiếc riêng rẽ B.Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng
C.Luôn co ngắn lại D.Luôn luôn duỗi ra
Câu 5: Bộ Nhiễm sắc thể chứa các cặp NST tương đồng là bộ NST
A. tứ bôi (4n). B. đơn bội (n). C. tam bội (3n). D. lưỡng bội (2n).
Câu 6: Quá trình nguyên phân xảy ra ở tế bào nào của cơ thể :
A. Tế bào sinh sản
B. Tế bào sinh dưỡng
C. Tế bào trứng
D. Tế bào tinh trùng
Câu 7: Trong quá trình nguyên phân, sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào?
A.Kì trung gian B. Kì đầu C. Kì giữa D. Kì sau
Câu 8. Ở gà 1 tế bào nguyên phân 5 đợt liên tiếp tạo ra số tế bào con là:
A. 32 B. 4 C. 16 D. 8
Câu 9: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở:
A.Tế bào sinh dưỡng
B.Tế bào sinh dục vào thời kì chín
C.Tế bào mầm sinh dục
D.Hợp tử và tế bào sinh dưỡng
Câu 10: Qua giảm phân, từ 1 tế bào mẹ cho mấy tế bào con
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 11: Phương pháp nghiên cứu của Menđen gồm các nội dung:
1. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.
2. Lai các dòng thuần và phân tích các kết quả F1, F2, F3, …
3. Tiến hành thí nghiệm chứng minh.
4. Tạo các dòng thuần bằng tự thụ phấn. Thứ tự thực hiện các nội dung trên là:
A. 4 – 2 – 3 – 1. B. 4 – 2 – 1 – 3.
C. 4 – 3 – 2 – 1. D. 4 – 1 – 2 – 3.
Câu 12: Dòng thuần là:
A. Dòng mang tất cả các cặp gen đồng hợp
B. Dòng đồng hợp về kiểu gen và cùng biểu hiện 1 kiểu hình
C. Dòng mang các cặp gen đồng hợp trội
D. Dòng mang các cặp gen đồng hợp lặn.
Câu 13: Trong các cặp tính trạng sau cặp tính trạng nào không phải là cặp tính trạng tương phản?
A. tóc xoăn - tóc thẳng B. hoa đỏ - hoa trắng
C. da trắng - da khô D. mắt đen -mắt xanh
Câu 14: Cặp tính trạng nào sau đây không phải là cặp tính trạng tương phản
A. Mắt xanh – mắt đen B. Lông xù – lông mượt
C. Quả dài – quả ngọt D. Có sừng và không sừng
Câu 15: Theo Menđen, cặp nhân tố di truyền quy định tính trạng:
A.Phân li đồng đều về mỗi giao tử. B. Cùng phân li về mỗi giao tử.
C.Hoà lẫn vào nhau khi phân li về mỗi giao tử. D. Lấn át nhau khi phân li về mỗi giao tử.
Câu 16: Theo Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể do
A.một nhân tố di truyền quy định. B.một cặp nhân tố di truyền quy định.
C.hai nhân tố di truyền khác loại quy định. D.hai cặp nhân tố di truyền quy định.
Câu 17: Tỷ lệ kiểu hình xấp xỉ 3 trội 1 lặn xuất hiện trong phép lai nào sau đây ?
A. AA x aa.
B. Aa x AA.
C. Aa x Aa
D. Aa x aa.
Câu 18: Tỷ lệ kiểu hình xấp xỉ 1 trội 1 lặn xuất hiện trong phép lai nào sau đây ?
A. AA x aa.
B. Aa x AA.
C. Aa x Aa
D. Aa x aa.
Câu 19: Kiểu gen dị hợp hai cặp gen là:
A. AaBb B. Aabb C. AABb D.AaBb

Câu 20: Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen :
A. AABB B. Aabb C. AaBb D. Aabb
Câu 21: Trong tế bào 2n ở người, kí hiệu của cặp NST giới tính là:
A. XX ở nữ và XY ở nam. B.XX ở nam và XY ở nữ.
C. ở nữ và nam đều có cặp tương đồng XX .
D. ở nữ và nam đều có cặp không tương đồng XY.
Câu 22: Con trai phải nhận loại tinh trùng mang NST giới tính nào từ bố?
A. X.
B. Y.
C. XX.
D. XY.
Câu 23: Moocgan đã sử dụng đối tượng nghiên cứu nào cho các thí nghiệm của mình
A. Đậu Hà Lan B. Chuột bạch C.Tinh tinh D.Ruồi giấm
Câu 24: Loài ngô có bộ NST lưỡng bội: 2n=20. Loài này có bao nhiêu nhóm gen liên kết ?
A. 10 B. 20 C. 30 D. 5
Câu 25: Ruồi giấm có 2n = 8, số nhóm gen liên kết bằng:
A. 4 B. 2 C. 8 D. 16
II.TỰ LUẬN
Câu 1. Những nguyên tắc trong quá trình tự nhân đôi của ADN
- Nguyên tắc bổ sung (NTBS): Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của
ADN mẹ. Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo
nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T hay ngược lại , G liên kết với X hay ngược lại.
- Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch
cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.
Câu 2. Trình bày cấu tạo hóa học của phân tử ADN
- ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P.
- ADN thuộc loại đại phân tử và cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các
nuclêôtit (gồm 4 loại A, T, G, X).
- Phân tử ADN của mỗi loài sinh vật đặc thù bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của
các loại nuclêôtit. Trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit tạo nên tính đa dạng của ADN.
Câu 3.Trình bày Cấu trúc không gian của phân tử ADN
- Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đều quanh 1 trục
theo chiều từ trái sang phải.
- Mỗi vòng xoắn dài 34A0 gồm 10 cặp nuclêôtit, đường kính vòng xoắn là 20 A0.
- Các nuclêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau bằng các liên kết hiđro tạo thành từng cặp A-T;
G-X theo nguyên tắc bổ sung.
Câu 4. Tại sao trâu ăn cỏ, bò cũng ăn cỏ nhưng thịt trâu khác với thịt bò?
Thành phần chính của thịt là prôtêin. Prôtêin của trâu do gen của trâu quy định tổng hợp;
prôtêin của bò do gen của bò quy định tổng hợp. Trâu và bò đều ăn cỏ nên chúng có cùng một loại
nguyên liệu axit amin giống nhau. Tuy nhiên, do gen của trâu khác với gen của bò nên đã tổng hợp
nên prôtêin ở trâu khác với prôtêin của bò. Vì thế, thịt trâu khác thịt bò.

Câu 5. Vì sao protein có tính đa dạng và đặc thù?

- Prôtein có tính đặc thù là do mỗi loại prôtêin khác nhau thì thành phần, số lượng và trình tự sắp
xếp của các axit amin có đặc trưng riêng.

- Prôtêin có tính đa dạng là do phân tử prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là
20 loại axit amin. Số lượng và thành phần và trình tự sắp xếp của hai mươi loại axit amin đã tạo ra
tính đa dạng của prôtêin.

Ngoài ra học sinh xem thêm một số dạng bài tập sau:

Ví dụ 1. Viết đoạn mạch bổ sung của đoạn ADN trên (mạch 2)


Mạch 1: –A–T– G – X–T–A – G –G –A–T–
Mạch 2:
Ví dụ 2: Một gen dài 4080Å, biết gen có A = 3G.
a. Hãy tính tổng số nucleotit của gen.
b. Xác định số lượng từng loại nu của gen,
c. Tính số liên kết hiđrô của gen.
d. tính số chu kì xoắn của gen

You might also like