You are on page 1of 8

ĐỀ LUYỆN SỐ 19

I. Phần trắc nghiệm khách quan (20 câu; 10 điểm)


Câu 1: Vì sao tim hoạt động theo nhịp gián đoạn nhưng máu lại chảy được liên
tục trong hệ mạch?
1. Vì khi dòng máu chảy từ động mạch chủ--> động mạch nhỏ--> mao mạch -->
tĩnh mạch chủ thì huyết áp giảm dần, huyết áp cao nhất ở động mạch chủ và
giảm dần, huyết áp nhỏ nhất ở tĩnh mạch chủ.
2. Vì khi dòng máu chảy từ động mạch chủ --> mao mạch --> động mạch nhỏ --
> tĩnh mạch chủ thì huyết áp giảm dần, huyết áp cao nhất ở động mạch chủ và
giảm dần, huyết áp nhỏ nhất ở tĩnh mạch chủ.
3. Sự chênh lệch về vận tốc máu làm cho máu vẫn chảy liên tục trong hệ mạch
khi tim hoạt động theo nhịp.
4. Sự chênh lệch về huyết áp làm cho máu vẫn chảy liên tục trong hệ mạch khi
tim hoạt động theo nhịp.
Phương án đúng là:
A. 1, 2. B. 2,4. C. 2, 3. D.1, 4.
Câu 2: Có 4 người An, Bình, Cường và Dũng nhóm máu khác nhau. Lấy máu
của An hoặc Cường truyền cho Bình thì không xảy ra tai biến. Lấy máu của
Cường truyền cho An hoặc lấy máu của Dũng truyền cho Cường thì xảy ra tai
biến. Tìm nhóm máu của mỗi người?
A. Bình có nhóm AB, Cường nhóm A hoặc B, Dũng nhóm B hoặc A và An
nhóm O.
B. Cường có nhóm AB, Bình nhóm A hoặc B, Dũng nhóm A hoặc B và An
nhóm O.
C. An có nhóm AB, Cường nhóm A hoặc B, Dũng nhóm A hoặc B và Bình
nhóm O.
D. Dũng có nhóm AB, Cường nhóm A hoặc B, Bình nhóm A hoặc B và An
nhóm O.
Câu 3: Thức ăn được đẩy từ dạ dày xuống ruột nhờ hoạt động nào sau đây?
1. Sự co bóp của cơ vùng môn vị
1. Sự co bóp của cơ vòng môn vị
1. Sự co bóp của cơ dạ dày
A. 1, 2, 3 B. 1, 3 C. 2, 3 D. 1, 2
Câu 4: Điều không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu
hóa ở người là
A. Ở ruột già có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
B. Ở dạ dày có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
C. Ở miệng có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
D. Ở ruột non có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
Câu 5: Khi đem lai phân tích các cá thể có kiểu hình trội F2, Menđen đã nhận
biết được điều gì?
A. 100% cá thể F2 có kiểu gen giống nhau.
B. F2 có kiểu gen giống P hoặc có kiểu gen giống F1.
C. 2/3 cá thể F2 có kiểu gen giống P : 1/3 cá thể F2 có kiểu gen giống F1.
D. 1/3 cá thể F2 có kiểu gen giống P : 2/3 cá thể F2 có kiểu gen giống F1.
Câu 6: Phép lai nào sau đây cho biết cá thể đem lai là thể dị hợp?
1. P: bố hồng cầu hình liềm nhẹ x mẹ bình thường → F: 1 hồng cầu hình liềm
nhẹ : 1 bình thường.
2. P: thân cao x thân thấp → F: 50% thân cao : 50% thân thấp.
3. P: mắt trắng x mắt đỏ → F: 25% mắt trắng : 75% mắt đỏ
A. 1, 2. B. 1, 3. C. 2, 3. D. 1, 2, 3.
Câu 7: Ở kì đầu I của giảm phân, trong các sự kiện sau đây thì sự kiện nào xảy
ra trước tiên ?
A. Các NST kép đính vào thoi phân bào tại tâm động
B. Màng nhân và nhân con tiêu biến
C. Các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng
D. Các NST dần co xoắn lại
Câu 8: Một tế bào mang kiểu gen AaBb tiến hành giảm phân, hỏi sau giảm phân
có bao nhiêu loại giao tử được tạo thành ?
A. 5 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 9: Chiều tổng hợp của ARN polimelase và chiều của ARN lần lượt là
A. 5’→3’ và 3’→5’ B. 3’→5’ và 5’→3’
C. 5’→3’ và 5’→3’ D. 3’→5’ và 3’→5’
Câu 10: Loại acid nucleic nào liên kết với riboxom trong suốt thời gian dịch
mã?
A. ADN B. ARN thông tin (mARN)
C. ARN riboxom (rARN) D.tARN
Câu 11: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12. Một hợp tử
của loài này sau 3 lần nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con có tổng số
nhiễm sắc thể đơn là 112. Hợp tử trên có thể phát triển thành
A. Thể một B. Thể bốn C. Thể không D. Thể ba.
Câu 12: Ở người, nếu chỉ xét 2 cặp nhiễm sắc thể số 22 và 23 trong một số tế
bào sinh dục sơ khai của một người đàn ông, người ta thấy có 2 cặp gen dị hợp
trên nhiễm sắc thể số 22 và 1 gen có 2 alen trên nhiễm sắc thể X không có alen
trên Y. Tính theo lí thuyết, nếu giảm phân xảy ra bình thường thì tối đa có bao
nhiêu loại tinh trùng tạo thành?
A. 16 B. 12 C. 4 D. 8
Câu 13: Sau đây là kết quả của phương pháp nghiên cứu phả hệ:
1. Tóc thẳng trội hơn tóc quăn.
2. Mắt 1 mí trội hơn mắt 2 mí.
3. Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST X quy định.
4. Bệnh mù màu do gen trội nằm trên NST Y quy định.
5. Bệnh bạch tạng di truyền liên kết với giới tính.
6. Hai bệnh mù màu và máu khó đông do hai gen nằm trên cùng một NST quy
định.
Có bao nhiêu kết quả đúng?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 14: Cho giao phối 2 cá thể P có kiểu gen bố AaBbDd x mẹ AabbDd, các
cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, trội lặn hoàn toàn. Biết
không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
1. Tỉ lệ F1 có kiểu hình trội về tất cả các tính trạng là 27/64
2. F1 có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 7/8
2. Xác suất thu được đời con có kiểu hình giống mẹ là 9/32
4. Trong số các cây đồng hợp ở F1, cây đồng hợp lặn chiếm tỉ lệ ¼.
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
Câu 15: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, trội
hoàn toàn, không có đột biến. Tính theo lí thuyết, những kết luận nào không
đúng về kết quả của phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe?
1. Kiểu hình mang 2 tính trội 2 tính lặn ở đời con chiếm tỉ lệ 9/256.
2. Có 16 dòng thuần được tạo từ phép lai trên.
3. Tỉ lệ con có kiểu gen giống mẹ là 1/16
4. Tỉ lệ con có kiểu hình khác bố mẹ là ¾
5. Có 256 tổ hợp được hình thành từ phép lai trên.
6. Kiểu hình mang nhiều hơn 1 tính trạng trội ở đời con chiếm tỉ lệ 13/256.
A. 2 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 16: Ở một loài động vật, xét một gen có 2 alen là M và m (M trội hoàn toàn
so với m) nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X và không có đoạn tương đồng trên
nhiễm sắc thể giới tính Y. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng ?
(I) Khi cho lai giữa 2 cơ thể có kiểu hình trội, loại cơ thể mang kiểu hình trội ở
đời con có 2 loại kiểu gen.
(II) Khi cho cơ thể XMXm lai với cơ thể XMY, tỉ lệ cá thể mang kiểu hình lặn ở
đời con là 1/4.
(III) Khi cho lai giữa 2 cơ thể chưa biết kiểu gen với nhau, có thể có 9 phép lai.
(IV) Khi nghiên cứu một cơ thể loài này, người ta phát hiện trong tế bào sinh
dưỡng còn có các gen kí hiệu là AaBd/bD Ee HM/hm. Bộ nhiễm sắc thể của cơ
thể này là 2n = 14.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17: Một chuột cái đẻ được 9 chuột con, biết tỉ lệ sống của hợp tử là 75% và
chuột có 2n = 40. Nếu hiệu suất thụ tinh của trứng là 15% thì có bao nhiêu phát
biểu dưới đây là chưa đúng?
(I) Số hợp tử tạo thành là 12.
(II) Số trứng tham gia thụ tinh là 80.
(III) Giả sử 100% trứng được tạo ra đều tham gia thụ tinh. Tổng số nhiễm sắc
thể bị tiêu biến là 6160.
(IV) Kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của chuột cái và các chuột con là 38A + XX.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 18: Một tế bào xét 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Giả sử trong mỗi
nhiễm sắc thể, tổng chiều dài các đoạn ADN quấn quanh các khối cầu histon để
tạo nên các nucleoxom là 14,892 μm. Khi tế bào này bước vào kỳ giữa của
nguyên phân, tổng số các phân tử protein histon trong các nucleoxom của cặp
nhiễm sắc thể này là:
A. 8400 phân tử. B. 9600 phân tử.
C. 1020 phân tử. D. 4800 phân tử.
Câu 19: Số mạch đơn ban đầu của 1 phân tử ADn chiếm 6,25% số mạch đơn
trong tổng số các phân tử ADN con được tái bản từ 1 ADn ban đầu. trong quá
trình tái bản môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 104160 nu.
Chiều dài của phân tử nầy là
A. 11067A0 B. 11804,8A0
C. 5712A0 D.25296A0
Câu 20: Một phân tử ARN ở vi khuẩn sau phiên mã có 15% A, 20% G, 30% U,
35% X. hãy cho biết trên đoạn phân tử ADN kép mã hóa cho ẢN này có thành
phần như thế nào?
A. 15% T, 20% X, 30% A, 35% G
B. 15% G, 20% A, 30% X, 35% T
C. 32,5% A, 17,5% G, 32,5% T, 17,5% X
D. 22,5% A, 27,5% G, 22,5% T, 27,5% X
II. Phần tự luận (5 câu, 10 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm):
1. So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp phân ly độc lập và liên
kết của 2 cặp tính trạng. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống?
2. a. Tại sao ở đa số các loài mà một giới là giới dị giao tử thì tỉ lệ đực và cái
xấp xỉ 1 : 1?
b. Tại sao một cặp vợ chồng vẫn có thể sinh ra toàn con gái hoặc toàn con trai?
Câu 2 (2,5 điểm):
1. Hãy nêu các ứng dụng của nguyên tắc bổ sung trong nghiên cứu di truyền?
2. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? Gồm những dạng nào?
Câu 3 (1,0 điểm): Ung thư có phải là một bệnh di truyền hay không? Giải
thích?
Câu 4 (2,0 điểm): Một tế bào sinh dục sơ khai qua các giai đoạn phát triển từ
vùng sinh sản đến vùng chín đã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp 3024 nhiễm
sắc thể đơn. Tỉ lệ số tế bào tham gia vào đợt phân bào tại vùng chín so với số
nhiễm sắc thể đơn có trong một giao tử được tạo ra là 4/3. Hiệu suất thụ tinh của
các giao tử là 50% đã tạo ra một số hợp tử. Biết rằng số hợp tử được tạo ra ít
hơn số nhiễm sắc thể đơn bội của loài.
1. Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài.
2. Xác định giới tính của cá thể chứa tế bào nói trên. Biết giảm phân bình
thường, không xảy ra trao đổi chéo và đột biến.
Câu 5 (2,0 điểm): Khi giao phối giữa ruồi giấm cái có cánh chẻ với ruồi giấm
đực có cánh bình thường thì thu được 84 con cái có cánh chẻ, 79 con cái có cánh
bình thường, 82 con đực có cán bình thường. Cho biết hình dạng cánh do một
gen chi phối.
a. Giải thích kết quả phép lai.
b. Có nhận xét gì về sự tác động của các alen thuộc gen quy định hình dạng
cánh.
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Phần trắc nghiệm khách quan (20 câu; 10 điểm)
1. D 5. 9. C 13. B 17. A
2. A 6. 10. B 14. D 18. B
3. 7.C 11. B 15. D 19. B
4. 8.C 12. D 16. A 20. A

Câu 11.

Câu 12

Câu 14.

Câu 13: - Bài này không khó nếu các bạn biết cách loại trừ đáp án.
- Ở chương quy luật di truyền ta đã biết bệnh máu khó đông và mù màu do gen lặn
quy định nằm trên NST X.
Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định nên kết quả 3, 6 là đúng,
kết quả 4, 5 là sai.
- Ở người các bạn lưu ý các tính trạng biểu hiện thành ngoại hình như mắt, mũi,
miệng, … có sự gen quy định rất đặc biệt, hễ gen trội sẽ quy định kiểu hình xấu còn
gen lặn sẽ quy định kiểu hình đẹp.
- Ví dụ tóc quăn trội hơn tóc thẳng, mắt 1 mí trội hơn mắt 2 mí, môi dày trội hơn
môi mỏng,…
Với kiến thức này thì kết quả 1 sai, kết quả 2 đúng.
Câu 15.

II. Phần tự luận (5 câu, 10 điểm)


Câu Nội dung chính Điểm
Câu 1 1. So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp PLDDL và liên kết
(2,5 của 2 cặp tính trạng. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống?
điểm): Di truyền độc lập Di truyền liên kết
P: Hạt vàng,trơn x Hạt xanh,nhăn. P:Thân xám, cánh dài xThân đen,cánh
AaBb aabb cụt
G: AB:Ab: aB: ab ab BV/ bv bv/ bv
F:1AaBb:1Aabb:1aaBb:1aabb G: 1BV: 1bv 1bv
1V,T : 1V,N : 1X,T : 1 X,N F: 1BV/bv : 1bv/1bv
1X,D : 1Đ,C
- Tỉ lệ KG và KH đều :1:1:1:1.
-Tỉ lệ KG và KH đều 1:1.
- Xuất hiện biến dị tổ hợp: V,N;X,T
- Không xuất hiện biến dị tổ hợp.
* Ý nghĩa của di truyền liên kết: DTLK đảm bảo sự DT bền vững của từng
nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên 1 NST, trong chọn giống người
ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.
a. Cơ thể thuộc giới dị giao tử, khi giảm phân, sẽ cho 2 loại giao tử với tỉ lệ
ngang nhau.
Cơ thể thuộc giới đồng giao tử, khi giảm phân, sẽ cho 1 loại giao tử.
Trong quá trình thụ tinh, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái
sẽ tạo ra 2 loại hợp tử phát triển thành cơ thể đực và cái với tỉ lệ 1 : 1.
b. Tỉ lệ con trai và con gái ở giai đoạn sơ sinh xấp xỉ tỉ lệ 1 : 1 nghiệm đúng
khi:
+ Số lượng trẻ để tìm hiểu giới tính phải đủ lớn (quần thể), trong khi đó số con
của một cặp vợ chồng quá ít.
+ Quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.
Câu 2 1. Sử dụng NTBS trong lai phân tử:
(2,5 - Lai AND của các loài với nhau cho phép xác định được quan hệ họ
điểm): hàng giữa các loài: Cho And của 2 loài vào các ống nghiệm, tăng nhiệt
độ lên khoảng 80-90 độ C để làm biến tính AND, sau đó hạ nhiệt độ
từ từ để các AND hồi tính. Khi đó sẽ xảy ra hiện tượng lai (kết cặp bổ
sung) giữa các mạch đơn của AND. Nếu 2 mạch đơn của 2 loài có sự
kết cặp bổ sung gần như hoàn toàn thì chứng tỏ 2 loài này có cấu trúc
AND gần giống nhau, tức là 2 loài có chung nguồn gốc tiến hóa.
- Dùng mẫu dò của gen để xác định vị trí của gen trên NST: Dùng
mẫu dò là một đoạn gen có đánh dấu phóng xạ để dễ nhận biết. nếu
mẫu dò của gen liên kết bổ sung với đoạn AND nào trên NST thì
chứng tỏ đonạ AND đó chính là vị trí cần tìm.
- Dùng để xác định số đoạn Intron của 1 gen: Tiến hành lai giữa gen
(1 đoạn AND) với một phân tử mARN trưởng thành do gen đó tổng
hợp. sự kết cặp bổ sung giữa mARN với các đoạn Exon sẽ để lại các
đoạn Intron (do mARN không có các Intron). Từ đó có thể xác định
được số đoạn Intron của gen
2. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? Gồm những dạng nào?
Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi trong cấu trúc của
nhiễm sắc thể, thực chất là sự sắp xếp lại các khối gen trên và giữa các
nhiễm sắc thể, do vậy có thể làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của
nhiễm sắc thể.
Gồm 4 dạng:
- Đột biến mất đoạn: là dạng đột biến làm mất đi 1 đoạn nhiễm sắc thể
nào đó của nhiễm sắc thể.
- Đột biến đảo đoạn: là dạng đột biến làm cho 1 đoạn nhiễm sắc thể
nào đó đứt ra rồi nối lại 1 cách đảo ngược 1800 so với vị trí ban đầu.
- Đột biến lặp đoạn: là dạng đột biến làm cho 1 đoạn nào đó của
nhiễm sắc thể có thể lặp đi lặp lại 1 hay nhiều lần.
- Đột biến chuyển đoạn: là dạng đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn
giữa các nhiễm sắc thể không tương đồng.
Câu 3 Ung thư có phải là một bệnh di truyền hay không? Giải thích?
(1,0 - Ung thư là một loại bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không
điểm): kiểm soát được của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến hình thành các
khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể.
- Khối u được gọi là ác tính khi các tế bào của nó có khả năng tách
khỏi mô ban đầu, di chuyển vào trong máu và đến các nơi khác trong
cơ thể tạo nên nhiều khối u khác nhau.
- Ung thư là một bệnh di truyền vì:
+ Cơ chế phát sinh bệnh ung thư do các rối loạn về di truyền: do biến
đổi trong cấu trúc di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình phân bào
của tế bào.
+ Cơ chế biểu hiện của bệnh ung thư cũng dựa trên các nguyên lí về di
truyền.
Câu 4 Giả sử tế bào sinh dục sơ khai đã nguyên phân k lần ở vùng sinh sản,
(2,0 tạo ra 2k tế bào con và cần môi trường cung cấp 2n.(2k -1) NST đơn.
điểm) 2k tế bào con tiếp tục trải qua vùng chín (giảm phân), cần môi trường
cung cấp 2n. 2k NST đơn.
Ta có: 2n.(2k - 1) + 2n. 2k = 3024 (1)
Mặt khác, 2k = 4/3.2n (2)
Giải hệ phương trình (1) và (2) được n = 24, k = 5.
Vậy bộ NST 2n = 48.
b. Gọi a là số giao tử được tạo ra từ một tế bào sinh dục chín.
Ta có tổng số giao tử tham gia thụ tinh là 25. a = 32a.
Số hợp tử được tạo thành là 50%. 32a = 16a < n = 24. Vậy a = 1.
Vậy cá thể trên là cá thể cái.
Câu 5 a. - Bình thường tỉ lệ đực: cái là 1:1 nhưng kết quả phép lai cho thấy tỉ
(2,0 lệ đực: cái là 2:1. Vậy một nửa số con đực bị chết, cùng với sự biểu
điểm) hiện tính trạng cho thấy gen quy định tính trạng hình dạng cánh nằm
trên nst X và có alen gây chết.
- Theo bài ra, hình dạng cánh do 1 gen chi phối và F1 có số tổ hợp là 4
(kể cả tổ hợp đực bị chết), đây là kết quả tổ hợp của 2 loại giao tử đực
với hai loại giao tử cái trong đó con cái ở P phải dị hợp, cánh chẻ ở
con cái là tính trạng trội.
- Quy ước A: cánh chẻ, a: cánh bình thường
- P cái cánh chẻ XAXa x đực cánh bình thường XaY
F1: 1 cái cánh chẻ: 1 cái cánh bình thường: 1 đực cánh chẻ (chết): 1
đực cánh bình thường.
b. - Gen vừa quy định hình dạng cánh vừa chi phối sức sống cá thể.
- A quy định cánh chẻ và gây chết
- a quy định cánh thường và sức sống bình thường
- ở trạng thái dị hợp Aa, alen A tác động trội về quy định sức sống
nhưng lại lặn về chi phối sức sống.
- Kết luận: Một alen có thể tác động trội ở tính trạng này nhưng lại lặn
ở tính trạng khác.

You might also like