You are on page 1of 6

Đề đánh giá năng lực chương

I,II.
( Thời gian làm bài từ 9h30’ - 10h50’, đã kể thời gian điền đáp án )

Câu 1. Nucleotit loại U là không phải đơn phân cấu tạo nên loại phân tử nào
sau đây?
A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. ADN
Câu 2. Trong tế bào, ADN được phân bố ở những vị trí nào sau đây?
A. Nhân tế bào, bào quan ti thể, lục lạp.
B. Lục lạp, bào quan Gôngi, lưới nội chất hạt.
C. Màng tế bào, trung thể, riboxom.
D. Ti thể, bào quan lizoxom, peroxixom.
Câu 3. Một gen có chiều dài 4080 A0 và số nuclêôtit loại ađênin (loại A)
chiếm 10%. Số nuclêôtit loại G của gen là bao nhiêu?
A. 960. B. 1071.
C. 315. D. 600.
Câu 4. Mạch thứ nhất của 1 gen ở tế bào nhân thực có 2200 nuclêôtit. Theo
lí thuyết, mạch thứ hai của gen này có bao nhiêu nuclêôtit?
A. 1400. B. 700. C. 1100. D. 2200.
Câu 5. Cho biết alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Phép lai: Aa × Aa
cho số loại kiểu gen và kiểu hình ở đời con lần lượt là
A. 3:2. B. 3:3. C. 2:2. D. 2:3
Câu 6.Trong cơ chế phiên mã, enzim ARN polimeraza có vai trò
A. Làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch mã gốc.
B. Tổng hợp mARN có chiều 3'-5'.
C.Tổng hợp ADN có chiều 3'-5'.
D. Nối các đoạn Okazaki
Câu 7. Sự kết hợp giữa giao tử (n + 1) và giao tử (n) có thể làm phát sinh thể
dị bội nào dưới đây?
A. Thể bốn nhiễm B. Thể bốn nhiễm kép
C. Thể một nhiễm kép D. Thể ba nhiễm
Câu 8. Cho biết alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định
hoa trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho kiểu hình hoa đỏ ở đời
con chiếm 75%?
A. Aa × Aa. B. Aa × aa.
C. Aa × AA. D. AA × aa.
Câu 9. Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd
và Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể một?
I. AaaBbDdEe. II. AbbDdE III. AaBBbDdEe.
IV. AaBbDdEe. V. AaBbDdE VI. ABbDdEe.
A. 5. B. 2 C. 4. D. 3.
Câu 10. Khi nói về cấu trúc của gen ở sinh vật nhân sơ, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
I. Được cấu tạo từ 4 loại nucleotit A, T, G, X.
II. Có 2 mạch cấu trúc theo nguyên tắc bổ sung.
III. Nếu biết được trình tự các nucleotit trên mạch 1 thì sẽ suy ra được trình
tự các nucleotit trên mạch 2.
IV. Hai mạch được xếp song song và có cùng chiều với nhau.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
0
Câu 11. Một gen có chiều dài 4080 A và trên mạch thứ hai của gen có tỉ lệ
A:T:G:X = 3:1:2:4. Số nucleotit loại G của gen là
A. 720. B. 960. C. 480. D. 1440.
Câu 12. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn
AB aB
toàn. Phép lai (P) DDXEXE × ddXeY, thu được F1. Biết không
ab ab
xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen, bao
nhiêu loại kiểu hình?
A. 80 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình.
B. 56 loại kiểu gen, 24 loại kiểu hình.
C. 80 loại kiểu gen, 32 loại kiểu hình.
D. 14 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.
Câu 13.Một tế bào sinh dục đực của cơ thể có kiểu gen AaBbDd giảm phân
sẽ cho tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 1. B. 2. C. 4. D. 8.

Câu 14. Xét các loại đột biến sau


(1) Mất đoạn NST. (2) Lặp đoạn NST.
(3) Chuyển đoạn không tương hỗ. (4) Đảo đoạn NST.
(5) Đột biến thể một. (6) Đột biến thể ba.
Những loại đột biến có thể làm thay đổi độ dài của phân tử AND là:
A. (1),(2),(3),(6) B. (2),(3),(4),(5)
C. (1),(2),(5),(6) D. (1),(2),(3)
Câu 15. Thành phần nào sau đây không thuộc cấu trúc opêrôn Lac?
A. Gen cấu trúc A. B. Gen cấu trúc Y.
C. Gen cấu trúc R. D. Gen cấu trúc Z.
Câu 16. Một phân tử mARN có chiều dài 816 nm và có tỉ lệ A:U:G:X =
1:2:3:4. Số nuclêôtit loại U của mARN này là
A. 480. B. 240. C. 960. D. 720.

Câu 17. Khi nói về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
I. Enzim ARN polimeraza trượt trên mạch gốc theo chiều 3’-5’.
II. Quá trình phiên mã kết thúc thì hai mạch của gen sẽ đóng xoắn trở lại.
III. Các nulêôtit tự do liên kết với các nulêôtit trên mạch gốc của gen theo
nguyên tắc bổ sung.
IV. Enzim ARN polimeraza có vai trò xúc tác quá trình tổng hợp mARN.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2

Câu 18. Cho các phát biểu sau về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao
nhiêu phát biểu đúng?
I. Đột biến mất đoạn luôn có hại.
II. Đột biến lặp đoạn có thể dẫn đến lặp gen, tạo điều kiện cho đột biến gen,
tạo ra các alen mới.
III. Đảo đoạn làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể.
IV. Chuyển đoạn là dạng đột biến chỉ tác động đến một nhiễm sắc thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 19. Cho các loại đột biến sau:


1 – Đột biến thể một. 2 – Đột biến thể ba.
3 – Đột biến thể một kép. 4 – Đột biến đa bội lẻ.
5 – Đột biến lặp đoạn kép. 6 – Đột biến thể bốn.
Những loại đột biến làm tăng số lượng NST trong tế bào là ?
A. 1; 2; 3. B. 2; 4; 6.
C. 1; 2; 3; 4. D. 2; 4; 5; 6

Câu 20. Có một đoạn của một gen cấu trúc có trình tự các nuclêôtit là
Mạch 1: 3’ TAX-GGG-GXG-XXX-TAX-ATT-GXG 5’
Mạch 2: 5’ ATG-XXX-XGX-GGG-ATG-TAA-XGX 3’
Đoạn gen trên tiến hành phiên mã 2 lần, mỗi phân tử mARN có 5 riboxom
trượt qua 1 lần tạo ra các đoạn polipeptit. Biết rằng mỗi đoạn polipeptit có 5
axit amin. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mạch 2 của gen là mạch gốc.
B. Đoạn polipept nói trên có 1 axit amin Met.
C. Đoạn gen trên có 56 liên kết hidro.
D. Quá trình dịch mã cần môi trường cung cấp 100 axit amin
Câu 21. Nhiễm sắc thể ban đầu có trình tự gen là ABCDE.FGHIKL. Xét các
nhận định sau:
I. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABCIKLDE.FGH thì có thể đã
xảy ra đột biến chuyển đoạn trên cùng một NST.
II. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABFG.EDCHIKL thì có thể đã
xảy ra đột biến đảo đoạn NST.
III. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABCDE.FGH thì có thể đã xảy
ra dạng đột biến mất đoạn hoặc chuyển đoạn không tương hỗ.
IV. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABCDCDE.FGHIKL thì có thể
đã xảy ra dạng đột biến chuyển đoạn tương hỗ. Có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2
Câu 22. Khi nói về các gen cấu trúc trong operon Lac ở E.Coli, có bao nhiêu
phát biểu sau đây đúng?
I. Mỗi gen mã hóa cho một chuỗi pôlipeptit khác nhau.
II. Các gen đều có số lần phiên mã bằng nhau.
III. Các gen đều có số lần nhân đôi bằng nhau.
IV. Sự nhân đôi, phiên mã và dịch mã của các gen đều diễn ra trong nhân tế
bào.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 23. Một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy
định hoa trắng. Thực hiện phép lai AAAa × aaaa, thu được F1. Cho F1 giao
phấn ngẫu nhiên, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến và cơ thể tứ
bội chỉ tạo ra giao tử lưỡng bội; các giao tử có khả năng thụ tinh bình thường.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thế hệ F1 sinh ra 3 loại giao tử, trong đó giao tử mang 1 alen trội chiếm tỉ
lệ 7/12.
II. F2 có tối đa 9 loại kiểu gen loại kiểu gen.
III. F2 có kiểu gen AAaa chiếm tỉ lệ 18/49.
IV. Kiểu hình thân thấp ở F2 chiếm tỉ lệ 1/9.
A. 1. B. 2. C. 3. D.4
Câu 24. Một loài thực vật xét hai gen cùng quy định một tính trạng màu hoa,
nằm trên hai cặp NST khác nhau. Khi có cả alen A và B thì cơ thể đó có hoa
đỏ các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng. Cho phép lai ( P) ♂AaBb×
♀AaBb. Thu được F1
I. Tỉ lệ kiểu hình F1 là: 9:7
II. Trong số cây hoa đỏ, cây đồng hợp hai cặp gen chiếm tỉ lệ là 1/9
III. Trong số các cây hoa trắng, cây đồng hợp hai cặp gen chiếm tỉ lệ là 3/7
IV. Cây dị hợp một cặp gen chiếm tỉ là 1/2
V. Trong sô các cây hoa đỏ, cây dị hợp một cặp gen chiếm tỉ lệ là 4/9
A. 1. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 25. Một gen có tổng số 3900 liên kết hidro và trên mạch 2 của đoạn gen
này có tỉ lệ A:T:G:X = 1:3:2:4. Số nucleotit loại T của gen là bao nhiêu?
A. 600. B. 900. C. 700. D. 1200.
Câu 26. Một loài thực vật xét hai gen cùng tương tác với nhau quy định một
tính trạng chiều cao cây, nằm trên hai cặp NST khác nhau. Cứ có thêm một
alen trội thì cây sẽ cao thêm 10 cm, cây thấp nhất có chiều cao là 100cm.
Cho phép lai ( P) ♂AaBb× ♀AaBb . Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng
khi nói về dời con F1.
I. Số kiểu hình tối đa mà phép lai trên có thể tạo ra là 5
II. Cây cao 120cm có các kiểu gen là AAbb; aaBB; AaBb
III. Cây cao nhất có tỉ lệ là 1/16
IV. Các cây cao 120cm có tỉ lệ là 3/8
V. Trong số các cây cao 120cm cây dị hợp 2 cặp gen chiếm tỉ lệ là 4/6
A. 4. B. 2 C. 3. D. 5.
Câu 27. Giả sử ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với
alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen
b quy định cánh cụt. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d
Ab AB
quy định mắt trắng. Phép lai P: ♀ X DX d × ♂ X DY, thu được
aB ab
F1. Trong số các con ruồi F1 , ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm
41,25%. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
I. Cơ thể cái F1 đã xảy ra hoán vị với tần số 20%.
II. Ở F1, những con cái thân xám, cái dài, mắt trắng chiếm tỉ lệ 13,75%.
III. Ở F1, những con ruồi đực có kiểu hình trội 2 trong 3 tính trạng chiếm tỉ
lệ 23,75%.
IV. Cho các con ruồi đực F1 lai phân tích, đời con thu được tối đa 4 loại kiểu
hình.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 28. Một loài thực vật xét hai gen cùng quy định một tính trạng màu hoa,
nằm trên hai cặp NST khác nhau. Khi có cả alen A và B thì cơ thể đó có hoa
đỏ : chỉ có một mình alen trội A thì quy định hoa vàng và chỉ có một mình
alen trội B thì củng quy định hoa vàng, kiểu gen đồng hợp lặn quy định hoa
trắng. Cho phép lai ( P) ♂AaBb× ♀AaBb. Thu được F1
I. Tỉ lệ kiểu hình phép lai trên là 9:6:1
II. Kiểu gen dị hợp hai cặp gen có tỉ lệ là 1/4
III. Cây dị hợp 1 cặp gen chiếm tỉ lệ 1/2
IV. Trong số các cây hoa vàng, cây dị hợp 1 cặp gen chiếm tỉ lệ 4/6
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 29. Ở một loài thực vật, xét 2 tính trạng do 2 cặp gen quy định, trong đó
alen trội là trội hoàn toàn. Khi thực hiện phép lai giữa 2 cây cùng dị hợp 2
cặp gen (P) với nhau, thu được F1. Theo lý thuyết, nếu không có đột biến, có
bao nhiêu phát biểu sau là đúng?
I. Nếu đời con có đủ 4 loại kiểu hình phân ly theo tỉ lệ x : y : y : z thì có thể
khẳng định 2 cặp gen này liên kết không hoàn toàn với nhau.
II. Nếu đời con có đủ 4 loại kiểu hình và loại kiểu hình trội về cả 2 tính
trạng chiếm 9/16 thì có thể khẳng định 2 cặp gen này phân ly độc lập với
nhau.
III. Nếu đem các cá thể 2 tính trạng trội của F1 lai phân tích, trong đó có cây
cho đời con có kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1 thì có thể khẳng định 2 cặp gen này
phân ly độc lập với nhau.
IV. Nếu chỉ xảy ra hoán vị 1 bên thì có thể phân biệt được 2 cặp gen này là
phân ly độc lập hay cách nhau 50cM.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 30. Ở một loài động vật, tính trạng màu sắc lông do 2 cặp gen không
alen tương tác quy định, khi có mặt alen A trong kiểu gen luôn quy định lông
xám, khi chỉ có mặt alen B quy định lông đen, alen a và b không có khả năng
này nên cho lông màu trắng. Tính trạng chiều cao chân do 1 cặp gen D, d
trội lặn hoàn toàn quy định. Tiến hành lai 2 cơ thể bố mẹ (P) thuần chủng
tương phản các cặp gen thu được F1 toàn lông xám, chân cao. Cho F1 giao
phối với cơ thể (I) lông xám, chân cao thu được đời F2 có tỉ lệ kiểu hình
50% lông xám, chân cao : 25% lông xám, chân thấp : 12,5% lông đen, chân
cao : 12,5% lông trắng, chân cao. Khi cho các con lông trắng chân cao ở F2
giao phối tự do với nhau thu được đời con F3 chỉ có duy nhất 1 kiểu hình.
Biết rằng không có đột biến xảy ra, sức sống các cá thể như nhau. Theo lí
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở thế hệ (P) chỉ có 4 phép lai khác nhau (không kể đến vai trò của bố mẹ).
II. Cặp gen quy định chiều cao thuộc cùng một nhóm gen liên kết với cặp
gen (A, a) hoặc (B, b).
AD Ad
III. Kiểu gen của F1 có thể là Bb hoặc Bb.
ad aD
IV. Nếu cho F1 lai phân tích, đời Fb thu được kiểu hình lông xám, chân thấp
chiếm 50%

----Hết----

You might also like