You are on page 1of 4

ĐỀ KIỂM TRA 8 TUẦN KỲ I KHTN

Câu 81. Trong quá trình dịch mã, phân tử tARN có anticôđon 3'XUG5' sẽ vận chuyển axit amin được mã
hóa bởi côđon nào trên mARN?
A. 5’XAG3'. B. 5’GUX3’. C. 5’XUG3'. D. 5’GAX3’.
Câu 82. Ở ruồi giấm; 2n = 8. Một nhóm tế bào sinh tinh mang đột biến cấu trúc ở hai NST thuộc 2 cặp
tương đồng: số 2 và số 4. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính
theo lý thuyết, tổng tỉ lệ các loại giao tử có thể mang NST đột biến trong tổng số giao tử là:
A. 1/8. B. 1/2. C. 1/4. D. 3/4.
Câu 83. Trình tự nào không thuộc cấu trúc của Operon Lac ở E.coli?
A. Vùng vận hành. B. Vùng khởi động.
C. Các gen cấu trúc Z, Y, A. D. Gen điều hòa.
Câu 84. Trong mô hình cấu trúc của operon Lac ở vị khuẩn E.coli, gen điều hòa (R) và operon đều thuộc 1
phân tử ADN. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Nếu gen R nhân đôi 5 lần thì gen A cũng nhân đôi 5 lần.
(2). Nếu gen Y tạo ra 3 phân tử mARN thì gen A tạo ra 6 phân tử mARN.
(3). Nếu vùng P của operon bị hỏng thì gen R cũng ngừng quá trình phiên mã.
(4). Nếu gen Z bị đột biến điểm thì gen Y và gen A cũng đều bị đột biến điểm.
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 85. Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể.
B. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm cho một số gen trên nhiễm sắc thể này chuyển sang nhiễm sắc thể
khác.
C. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi chiều dài của nhiễm sắc thể.
D. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm gia tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
Câu 86. Sau 2 lần nhân đôi liên tiếp, một phân tử ADN tạo được số phân tử ADN là
A. 5. B. 4. C. 8. D. 16.
Câu 87. Hội chứng Đao là biểu hiện ở người mà trong tế bào sinh dưỡng
A. thiếu 1 NST số 21. B. thừa 1 NST số 21. C. thiếu 1 NST số 23. D. thừa 1 NST số 23.
Câu 88. Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể không thuần chủng?
A. AaBb. B. AABB. C. aaBB. D. AAbb.
Câu 89. Xét 2 cặp gen: Aa nằm trên cặp NST số 2 và Bb nằm trên cặp NST số 5. Một tế bào sinh tinh
trùng có kiểu gen AaBb khi giảm phân, cặp NST số 2 không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn
ra bình thường; cặp NST số 5 giảm phân bình thường. Tế bào này có thể sinh ra những loại giao tử nào?
A. AaB, b hoặc Aab, B. B. AaB, Aab, O.
C. AaBb, O. D. AaB, Aab, B, b.
Câu 90. Codon 5’UAU3’ chỉ mã hóa cho axit amin Tirozin, đây là đặc điểm nào của mã di truyền?
A. Tính đặc hiệu. B. Tính liên tục. C. Tính thoái hóa. D. Tính phổ biến.
Câu 91. Cơ thể có kiểu gen nào sau đây giảm phân cho 4 loại giao tử?
A. AaBb. B. aabb. C. Aabb. D. aaBb.
Câu 92. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con gồm toàn kiểu gen đồng hợp?
A. Aa × Aa. B. aa × aa. C. Aa × aa. D. AA × Aa.
Câu 93. Theo lí thuyết, quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen nào sau đây tạo ra giao tử ab?
A. aaBB. B. AaBB. C. Aabb. D. AAbb.
Câu 94. Cho biết alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Theo lí thuyết,
phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 3:1?
A. BB × Bb. B. BB × bb. C. Bb × bb. D. Bb × Bb.
Câu 95. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ nào sau đây?
A. Gen (ADN) → mARN → tARN → Tính trạng.
B. Gen (ADN) → mARN → Prôtêin → Tính trạng.
C. Gen (ADN) → tARN → Prôtêin → Tính trạng.
D. Gen (ADN) → mARN → tARN → Prôtêin → Tính trạng.
Câu 96. Ở sinh vật nhân thực, loại axit nuclêic nào sau đây cấu tạo nên NST?
A. ADN. B. tARN. C. mARN. D. rARN.
Câu 97. Sự thụ tinh giữa giao tử (n-1) với giao tử n có thể tạo nên
Trang 1/4 - Mã đề thi 638
A. thể tam bội. B. thể tứ bội. C. thể ba. D. thể một.
Câu 98. Trong 64 bộ ba mã di truyền, các bộ ba không mã hóa axit amin là:
A. UAA, UAG, UGA. B. AUA, UAG, UGA. C. UAA, UGG, UGA. D. AUA, AUG, AGU.
Câu 99. Trình tự nào trên nhiễm sắc thể có tác dụng bảo vệ nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc
thể không dính vào nhau?
A. Trình tự khởi đầu nhân đôi ADN. B. Trình tự liên kết với thoi phân bào.
C. Đầu mút nhiễm sắc thể. D. Tâm động.
Câu 100. Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen
B quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, kiểu gen Bb quy định hoa hồng;
hai cặp gen này phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ (P), thu
được gồm 100% cây thân cao, hoa hồng. Cho F 1 tự thụ phấn, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến.
Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa đỏ ở F2, xác suất lấy được cây thuần chủng là 1/3.
B. F2 có 6,25% số cây thân thấp, hoa trắng.
C. F2 có 9 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình.
D. F2 có 18,75% số cây thân cao, hoa đỏ.
Câu 101. Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, cấu trúc nào sau
đây có đường kính nhỏ nhất?
A. Sợi cơ bản. B. Sợi chất nhiễm sắc
C. Crômatit. D. Sợi siêu xoắn.
Câu 102. Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là:
3'...AAAXAATGGGGA...5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này là
A. 5'...GGXXAATGGGGA...3'. B. 5'...TTTGTTAXXXXT...3'.
C. 5'...AAAGTTAXXGGT...3'. D. 5'...GTTGAAAXXXXT...3'.
Câu 103. Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
B. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y.
C. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh.
D. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’.
Câu 104. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?
A. Những cơ thể mang alen đột biến đều là thể đột biến.
B. Đột biến gen có thể làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô của gen.
C. Đột biến điểm có thể không gây hại cho thể đột biến.
D. Đột biến điểm có thể không làm thay đổi tỉ lệ (A + T)/(G + X) của gen.
Câu 105. Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản
và sợi nhiễm sắc có đường kính lần lượt là:
A. 11 nm và 30 nm. B. 30 nm và 300 nm. C. 11 nm và 300 nm. D. 30 nm và 11 nm.
Câu 106. Cấu trúc nào sau đây được sử dụng làm khuôn để dịch mã ở ribôxôm?
A. mARN. B. rARN. C. ADN. D. tARN.
Câu 107. Ở một loài có bộ NST 2n = 24. Một thể đột biến mà cơ thể có một số tế bào có 22 NST, một số tế
bào có 26 NST và các tế bào còn lại có 24 NST. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này?
A. Trong quá trình nguyên phân đầu tiên của hợp tử có một cặp NST không phân li.
B. Quá trình nguyên phân ở một mô hoặc một cơ quan nào đó có một cặp NST không phân li.
C. Quá trình giảm phân hình thành giao tử ở cả bố và mẹ đều có một cặp NST không phân li.
D. Quá trình nguyên phân ở một mô hoặc một cơ quan nào đó có một NST không phân li
Câu 108. Cho các phép lai sau đây
(1)AAaaBBBB x AAaabbbb (2)Aaaabbbb x AAAABBBB (3)aaBb x AABb
(4) AAAABBBb x aaaaBBBb (5)AAaabbbb x Aaaabbbb (6) AaaaBbbb x AaaaBbbb
Biết rằng quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, trong các phép lai trên, số phép lai cho
đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1: 2: 1 là
A. 2 B. 5. C. 4 D. 3
Câu 109. Xét 2 cặp NST được kí hiệu là Aa, Bb. Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là thể ba?
A. Aabb. B. AaBbb. C. AaB. D. AaBb.
Câu 110. Cho phép lai: AaBbCcdd×AabbCcDd. Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở
đời con là
Trang 2/4 - Mã đề thi 638
A. 9/32 B. 9/16 C. 3/8 D. 3/16
Câu 111.
Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về giai đoạn kéo dài mạch pôlinuclêôtit mới trên 1 chạc chữ Y trong quá
trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ?

A. Sơ đồ I. B. Sơ đồ III. C. Sơ đồ II. D. Sơ đồ IV.


Câu 112. Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n. Cây tứ bội được phát sinh từ loài này có bộ NST là
A. n. B. 3n. C. 2n. D. 4n.
Câu 113. Dạng đột biến gen nào sau đây làm tăng 1 liên kết hiđrô?
A. Thay thế một cặp (G- X) bằng một cặp (A - T). B. Thay thế một cặp (A - T) bằng một cặp (G-X).
C. Mất một cặp (A - T). D. Thêm một cặp (A - T).
Câu 114.
Hình vẽ dưới đây mô tả một dạng đột biến cấu trúc NST, biết rằng A, B, C, D, E, F là kí hiệu các đoạn
NST.

Dạng đột biến phù hợp nhất là


A. mất đoạn. B. chuyển đoạn. C. lặp đoạn. D. đảo đoạn.
Câu 115. Một gen có 1200 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch
1 của gen có 200 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 15% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mạch 1 của gen có A/G = 15/26.
II. Mạch 1 của gen có (T+X)/(A+G)= 19/41.
III. Mạch 2 của gen có A/X=2/3.
IV. Mạch 2 của gen có (A + X)(T + G) = 5/7.
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 116. Ở người, tính trạng nhóm máu do gen I nằm trên NST thường quy định. Gen I có 3 alen là I A, IB,
IO, trong đó IA và IB đều trội so với IO nhưng không trội so với nhau. Người có kiểu gen I AIA hoặc IAIO có
nhóm máu A; kiểu gen IBIB hoặc IBIO có nhóm máu B; kiểu gen IAIB có nhóm máu AB; kiểu gen IOIO có
nhóm máu O. Xét phả hệ sau đây:

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?


I. Biết được chính xác kiểu gen của 7 người.
II. Cặp vợ chồng 8 – 9 có thể sinh con có nhóm máu B.
III. Cặp vợ chồng 8 – 9 sinh con có nhóm máu AB với xác suất 5/12.
IV. Cặp vợ chồng 10 – 11 sinh con có nhóm máu O với xác suất 25%.
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 117. Một nhóm nghiên cứu thực hiện thí
nghiệm để kiểm chứng mô hình nhân đôi ADN ở
vùng nhân của tế bào nhân sơ. Họ đã nuôi một số
vi khuẩn E.coli trong môi trường chỉ có nitơ đồng
vị nặng (15N). Sau đó họ chuyển vi khuẩn sang nuôi
tiếp năm thế hệ ở môi trường chỉ có nitơ đồng vị
nhẹ (14N). Biết số lần nhân lên của vi khuẩn E.coli
trong các ống nghiệm là như nhau. Tách ADN sau
mỗi thế hệ và thu được kết quả như hình dưới đây.
Trang 3/4 - Mã đề thi 638
Cho biết X là vị trí của ADN chứa cả hai mạch 15N; Y là vị trí của ADN chứa cả mạch 14N và mạch 15N; Z
là vị trí của ADN chứa cả hai mạch 14N.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thí nghiệm trên đã kiểm chứng quá trình nhân đôi ADN theo nguyên tắc bán bảo toàn.
II. Nếu một vi khuẩn E. coli được nuôi với các điều kiện thí nghiệm như trên thì luôn có hai mạch ADN
chứa 14N ở mỗi thế hệ.
III. Ở thế hệ thứ 4, tỉ lệ ADN ở vị trí Y chiếm tỉ lệ 20%.
IV. Ở thế hệ thứ 5, tỉ lệ ADN ở vị trí Y so với ADN ở vị trí Z là 1/15.
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 118. Bảng dưới đây cho biết trình tự nuclêôtit trên 1 đoạn mạch gốc của vùng mã hóa trên gen quy
định prôtêin ở sinh vật nhân sơ và các alen được tạo ra từ gen này do đột biến điểm:
Gen ban đầu (gen A): Alen đột biến 1 (alen A1):
3'… TAX TTX AAA XXG XXX…5' 3'…TAX TTX AAA XXA XXX…5'
Alen đột biến 2 (alen A2): Alen đột biến 3 (alen A3):
3'…TAX ATX AAA XXG XXX…5' 3'…TAX TTX AAA TXG XXX…5'
Biết rằng các côđon mã hóa các axit amin tương ứng là: 5’AUG3’ quy định Met; 5’AAG3’ quy định Lys;
5’UUU3’ quy định Phe; 5’GGX3’; GGG và 5’GGU3’ quy định Gly; 5’AGX3’ quy định Ser. Phân tích các
dữ liệu trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chuỗi pôlipeptit do alen A1 mã hóa không thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do gen ban đầu mã hóa.
II. Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen A 2 và alen A3 có các côđon bị thay đổi kể từ điểm xảy ra đột
biến.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen A2 quy định có số axit amin ít hơn so với ban đầu.
IV. Alen A3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit.
A. 4. B. 2 C. 1. D. 3.
Câu 119. Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về cơ chế di truyền
phân tử được thể hiện ở hình bên?
(I). Quá trình này diễn ra trong tế bào của sinh vật nhân sơ.
(II). Tại thời điểm đang xét, chuỗi polipeptit được tổng hợp từ
riboxom 1 có số axit amin nhiều nhất.
(III). Chữ cái A và B trong hình tương ứng với đầu 5’ và 3’ của mạch
mã gốc của gen.
(IV). Chữ cái C trong hình tương ứng với đầu 5’ của mARN.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 120. Khi quan sát tính trạng màu sắc quả, người ta thực hiện ba phép lai thu được kết quả như sau
Phép lai Kiểu hình P Kiểu hình F1
1 Cây quả trắng x cây quả vàng 100% cây quả trắng
2 Cây quả vàng x cây quả vàng 3 cây quả vàng : 1 cây quả xanh
3 Cây quả trắng x cây quả vàng 1 cây quả vàng : 2 cây quả trắng : 1 cây quả xanh
I. Có 6 kiểu gen quy định kiểu hình màu trắng.
II. Cho các cây quả trắng ở F1 của phép lai 3 ngẫu phối, tỉ lệ cây quả xanh ở F2 là 9/64.
III. Có 6 phép lai phù hợp với kết quả của phép lai 1.
IV. Cây quả vàng ở P của phép lai 2 và phép lai 3 có kiểu gen giống nhau.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
----HẾT---

Trang 4/4 - Mã đề thi 638

You might also like