You are on page 1of 7

Giải đề nâng cao Mã đề: B18

ThS. Huỳnh Thanh Thảo THI THỬ MÔN SINH HỌC


GV Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HCM Thời gian làm bài: 35 phút

Câu 81: Hệ tuần hoàn của loài nào sau đây là tuần hoàn hở?
A. Giun đất. B. Cua. C. Hươu. D. Cá rô phi.
Câu 82: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố sinh thái hữu sinh?
A. Độ ẩm. B. Virus gây bệnh. C. Nhiệt độ. D. Ánh sáng.
Câu 83: Phân tử nào sau đây có chức năng làm khuôn để tổng hợp chuỗi pôlipeptit?
A. ADN. B. rARN. C. tARN. D. mARN.
Câu 84: Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ là hình thành nên
A. chi mới. B. hệ sinh thái mới. C. loài mới. D. quần thể mới.
Câu 85: Một quần thể có cấu trúc là 0,4 AA : 0,4 Aa : 0,2 aa. Theo lí thuyết, tần số alen a là
A. 0,5. B. 0,4. C. 0,4. D. 0,35.
Câu 86: Theo lí thuyết, trong các phép lai sau, phép lai nào cho đời con có nhiều loại kiểu gen nhất?
A. AaBb × AaBB. B. AaBb × aabb. C. AaBB × Aabb. D. AABb × Aabb.
Câu 87: Trong operon Lac, vùng nào sau đây là vị trí tương tác với ARN polymeraza để khởi đầu phiên mã?
A. Gen điều hòa (R). B. Vùng khởi động (P). C. Nhóm gen Z, Y, A. D. Vùng vận hành (O).
Câu 88: Trong kĩ thuật gen, loại enzim nào sau đây được sử dụng để gắn gen cần chuyển vào thể truyền?
A. ARN polimeraza. B. Amilaza. C. Pepsin. D. Ligaza.
Câu 89: Một loài thực vật có 2n = 24. Theo lí thuyết, số nhóm gen liên kết của loài này là bao nhiêu?
A. 12. B. 6. C. 24. D. 48.
Câu 90: Xét chuỗi thức ăn sau: Lúa → Chuột → Rắn hổ mang → Diều hâu. Bậc dinh dưỡng cấp 2 là
A. Rắn hổ mang. B. Lúa. C. Diều hâu. D. Chuột.
Câu 91: Màu xanh lục của lá cây là do loại sắc tố nào sau đây tạo ra?
A. Chlorophyl. B. Caroten. C. Xanthophyl. D. Antocyanin.
Câu 92: Ở người, tính trạng do gen nào sau đây quy định sẽ được di truyền theo dòng mẹ?
A. Gen nằm trên NST X không có alen trên Y. B. Gen nằm trên NST Y không có alen trên X.
C. Gen nằm trên NST thường. D. Gen nằm trong ty thể.
Câu 93: Tiến hành dung hợp tế bào sinh dưỡng của cây có kiểu gen AaBb với tế bào sinh dưỡng của cây có kiểu
gen DdEe. Theo lý thuyết, tế bào lai thu được có kiểu gen là
A. AABBddee. B. AaBbDdEe. C. ABDE. D. abde.
Câu 94: Trên đồng ruộng, người nông dân phun thuốc trừ sâu để diệt sâu hại, bảo vệ hoa màu. Quan hệ sinh thái
giữa người với sâu hại thuộc mối quan hệ nào sau đây?
A. Ức chế cảm nhiễm. B. Sinh vật ăn sinh vật. C. Cạnh tranh. D. Hội sinh.
Câu 95: Các loài khác nhau có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau dẫn đến không giao phối được với nhau, đây
là ví dụ về kiểu cách li sinh sản nào?
A. Cách li nơi ở. B. Cách li tập tính. C. Cách li cơ học. D. Cách li địa lý.
Câu 96: Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng?
A. Cánh của dơi và cánh bướm. B. Gai của cây hoa hồng và gai của cây hoàng liên.
C. Cánh của dơi và chân trước của mèo. D. Cánh của bọ hung và cánh của chim.
Câu 97: Mendel đã sử dụng phương pháp nào sau đây để tạo các dòng thuần chủng?
A. Tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ. B. Lai thuận nghịch.
C. Nuôi cấy hạt phấn rồi cho lưỡng bội hóa. D. Lai phân tích.
Câu 98: Tế bào sinh dưỡng của thể song nhị bội chứa
A. 2 bộ NST đơn bội của 2 loài. B. 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài.
C. 2 bộ NST lưỡng bội của 1 loài. D. 2 bộ NST đơn bội của 1 loài.
Câu 99: Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều. Đây là ví dụ về sự biến
động số lượng cá thể của quần thể
A. theo chu kì tháng. B. theo chu kì mùa. C. không theo chu kì. D. theo chu kì nhiêu năm.

Thầy Huỳnh Thanh Thảo – Liên hệ Zalo: 0968873079 Trang 1/6


Giải đề nâng cao Mã đề: B18

Câu 100: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội lấn át hoàn toàn alen lặn, các gen phân li
độc lập, theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu gen giống với tỉ lệ kiểu hình?
A. AABb × AABB. B. AaBb × aaBB. C. Aabb × aaBb. D. AaBb × AaBb.
Câu 101: Ví dụ nào sau đây minh họa cho quan hệ cạnh tranh cùng loài?
A. Bồ nông xếp thành hàng săn được nhiều cá hơn bồ nông đi săn riêng lẻ.
B. Cá mập con khi nở ra sử dụng ngay trứng chưa nở làm thức ăn.
C. Lúa và cỏ dại tranh giành ánh sáng.
D. Cây sống thành nhóm chống gió bão tốt hơn so với những cây sống riêng lẻ.
Câu 102: Ở người, sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên, tuyến tụy tiết ra insulin làm
cho nồng độ glucôzơ trong máu giảm về mức bình thường. Insulin đã làm giảm nồng độ glucôzơ trong máu
bằng cách nào sau đây?
A. Xúc tác phản ứng phân giải glucôzơ thành CO2 và H2O.
B. Kích thích các tế bào hồng cầu tăng cường hấp thu glucôzơ.
C. Xúc tác biến đổi glucôzơ thành glicogen dự trữ.
D. Kích thích tế bào gan nhận glucôzơ và chuyển thành glicogen dự trữ.
Câu 103: Dưới đây là sơ đồ về quá trình diễn thế
sinh thái xảy ra tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng
Sơn, Việt Nam. Quan sát hình và cho biết phát
biểu nào sau đây sai?
A. Đây là quá trình diễn thế thứ sinh.
B. Trong quá trình diễn thế, môi trường vô
sinh không thay đổi, chỉ có quần xã thay đổi.
C. Hoạt động khai thác của con người là nguyên nhân chủ yếu gây ra diễn thế.
D. Ở giai đoạn giữa gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau.
Câu 104: Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, khi nói về các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây sai?
A. Đột biến có thể làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Chọn lọc tự nhiên có thể đào thải hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
D. Di nhập gen làm trung hòa sự khác biệt vốn gen giữa các quần thể cùng loài.
Câu 105: Một loài thực vật trên cạn có áp suất thẩm thấu của tế bào rễ là 3 atm. Theo lí thuyết, loài này có thể
sống được ở môi trường đất có giá trị áp suất thẩm thấu nào sau đây?
A. 3,2 atm. B. 1,5 atm. C. 4 atm. D. 3,5 atm.
Câu 106: Tác hại của đột biến thay thế cặp nuclêôtit có thể được giảm bớt nhờ đặc tính nào của mã di truyền?
A. Tính phổ biến. B. Mã di truyền được đọc liên tục.
C. Tính thoái hóa. D. Tính đặc hiệu.
Câu 107: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?
A. Đột biến gen luôn làm thay đổi kiểu hình của cá thể.
B. Đột biến gen có thể gây hại, vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.
C. Đột biến gen luôn làm thay đổi trình tự nuclêôtit của mARN do gen đó mã hóa.
D. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể.
Ab
Câu 108: Một cơ thể có kiểu gen ab thực hiện giảm phân tạo giao tử. Quá trình giảm phân có xảy ra trao đổi chéo
dẫn đến hoán vị giữa A và a với tần số 30%. Theo lí thuyết, tỉ lệ giao tử Ab được tạo ra là bao nhiêu?
A. 15%. B. 50%. C. 35%. D. 40%.
Câu 109: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN và phiên mã trong tế bào, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cả nhân đôi ADN và phiên mã đều cần có sự tham gia của các nuclêôtit A, U, G, X.
B. Trong quá trình phiên mã, enzim ARN polimeraza trượt từ đầu 5’ hướng đến đầu 3’ của mạch mã gốc.
C. Nhân đôi ADN và phiên mã luôn xảy ra cùng lúc.
D. Trong quá trình nhân đôi ADN, đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 3’→5’.
Câu 110: Ở một loài có bộ NST 2n = 24, xét một phép lai AA × aa, ở đời F1 xuất hiện cá thể tứ bội có kiểu gen
AAaa. Khi nói về cá thể tứ bội này, phát biểu nào sau đây sai?

Thầy Huỳnh Thanh Thảo – Liên hệ Zalo: 0968873079 Trang 2/6


Giải đề nâng cao Mã đề: B18

A. Cá thể AAaa có khả năng sinh sản hữu tính.


B. Bộ NST của cá thể này có 48 NST.
C. Cá thể này có thể được hình thành do rối loạn phân li NST trong nguyên phân hoặc giảm phân.
D. Bộ NST của cá thể này có một cặp NST bị thừa 2 NST, các cặp còn lại đều có 2 NST.
Câu 111: Phả hệ dưới đây ghi nhận lại một loại bệnh di truyền hiếm gặp ở người (bệnh P). Các thành viên trong
phả hệ này đã được xét nghiệm nhóm máu ABO; trong đó ở thế hệ thứ I, có hai người có nhóm máu AB; ở thế hệ
thứ II có 3 người nhóm máu B và ở thế hệ thứ III; có một người nhóm máu O. Biết rằng bệnh P do một gen có hai
alen quy định, gene này thuộc cùng một nhóm gene liên kết và cách với gen quy định nhóm máu ABO một khoảng
bằng 12 cM.

Trong số các phát biểu được cho dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Người số 6 và người số 9 có thể có kiểu gen giống nhau
II. Một trong hai cặp vợ chồng ở thế hệ thứ I đều có nhóm máu AB.
III. Bệnh P có thể do gen lặn nằm trên NST thường hoặc nằm trên vùng không tương đồng của X quy định.
IV. Giả sử cặp vợ chồng (6) và (7) chuẩn bị sinh thêm đứa con thứ tư, xác suất đứa con này mang nhóm máu O
và bị bệnh P là 22%.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 112: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do một gene có hai alen quy định, trong đó alen A quy định hoa
đỏ là trội hoàn toàn so với alen quy định hoa trắng. Xét một quần thể thực vật tứ bội của loài này có cấu trúc di
truyền ở thế hệ (P) như sau: 0,2 AAAa + 0,4AAaa + 0,4Aaaa = 1. Tính theo lý thuyết, trong số các phát biểu sau,
có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Nếu quần thể này tự thụ phấn thì kiểu hình hoa trắng ở thế hệ F1 chiếm tỉ lệ 19/80.
II. Nếu quần thể này tự thụ phấn thì kiểu hình hoa đỏ ở thế hệ F2 chiếm tỉ lệ 581/720.
III. Nếu cho các cây ở thế hệ (P) tự thụ phấn thu được F1, sau đó chọn ngẫu nhiên hai cây hoa đỏ ở F1 cho giao
phấn với nhau thì xác suất đời cây mang 2 alen trội xấp xỉ 39,2%.
IV. Nếu cho các cây ở thế hệ (P) giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ các kiểu gen có chứa alen trội ở F1 là 25: 170:
369: 272.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 113: Một chuỗi ba hòn đảo nhỏ (X, Y, Z) liên tiếp được là nơi sinh sống của một loài chuột nhỏ. Góc mở của
hàm thay đổi đáng kể ở trên các đảo. Giá trị trung bình của góc mở hàm tối đa (đơn vị đo: độ) của chuột được
tìm thấy tại 10 vị trí trên ba hòn đảo được thể hiện trong hình bên dưới:

Trong số các nhận định được cho dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng?

Thầy Huỳnh Thanh Thảo – Liên hệ Zalo: 0968873079 Trang 3/6


Giải đề nâng cao Mã đề: B18

I. Sự thay đổi của góc mở hàm tối đa của chuột liên quan đến kích thước của các loại hạt khác nhau trên mỗi
hòn đảo.
II. Nếu những con chuột ở đảo X sống chung với những con chuột từ đảo Y thì chúng sẽ giao phối với nhau và
con lai sẽ có góc mở hàm là 21o hoặc 32o.
III. Các con chuột trên ba đảo X, Y và Z không thể giao phối với nhau hoặc nếu có giao phối sẽ sinh ra con lai
bất thụ.
IV. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố chủ yếu làm phân hóa các góc mở hàm của các quần thể chuột trên ba đảo X,
Y và Z.
V. Nếu các nhà khoa học đã tìm thấy được bộ xương của những con chuột đã từng tồn tại trên đảo Y có góc
hàm nhỏ hơn 30o thì chứng tỏ góc mở hàm nhỏ làm giảm sự sống sót của chuột này trên đảo Y.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 114: Sự đa dạng sinh học của kỳ
nhông Costa Rica đã được nghiên cứu trên
nhiều độ cao. Kỳ nhông thuộc ba chi:
Nototriton, Oedipina và Bolitoglossa.
Nototriton bao gồm các loài động vật rất
nhỏ (dưới 40 mm), Oedipina có kích thước
trung bình là 60 mm và Bolitoglossa là một
chi đa dạng bao gồm B. pesrubra, nhỏ hơn
65 mm và B. nigrescens, khoảng 95 mm.
Cho các nhận xét sau đây, có bao nhiêu
nhận xét đúng?
I. Chỉ có thể tìm thấy B. nigrescens ở phạm
vi độ cao là 3000 m.
II. Ở độ cao dưới 1200 m có độ da dạng loài cao hơn độ cao trên 2000 m.
III. Chi kỳ nhông Bolitoglossa phân bố rộng hơn chi kỳ nhông Oedipina.
IV. Độ cao có ảnh hưởng đến sự phân bố của kỳ nhông.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 115: Quần thể gà lôi đồng cỏ lớn (Tympanuchus cupido) ở bang Illinois (Hoa Kỳ) đã từng bị sụt giảm số
lượng nghiêm trọng do hoạt động canh tác của con người trong thế kỷ XIX-XX. Bảng dưới đây thể hiện kết quả
nghiên cứu quần thể gà lôi tại bang Illinois và hai bang khác không bị tác động (Kansas và Nebraska).
Địa điểm, thời gian Kích thước quần thể Số alen/lôcut Tỉ lệ % trứng nở
Illinois,
1930 – 1960 1.000 – 25.000 5,2 93
1993 < 50 3,7 < 50
Kansas, 1998 750.000 5,8 99
Nebraska, 1998 75.000 – 200.000 5,8 96
Trong các phát biểu dưới đây khi nói về quần thể gà lôi tại bang Illinois, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Kích thước quần thể thay đổi không đáng kể.
II. Tỉ lệ trứng nở giảm nhưng độ đa dạng di truyền của quần thể không bị ảnh hưởng.
III. Quần thể có thể có nguy cơ dẫn tới diệt vong.
IV. Nếu bổ sung thêm quần thể gà lôi ở những bang khác vào sẽ làm tăng tỉ lệ trứng nở.
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 116: Gene THY-1 ở người mã hóa cho một loại glycoprotein trên bề mặt tế bào, được cho là có khả năng ức
chế khối u trong một số loại ung thư. Trình tự tăng cường (enhancer) là trình tự nucleotide nằm trên gene có khả
năng liên kết với các protein hoạt hóa và làm tăng cường độ phiên mã của gene. Để tìm ra các vị trí có thể có
của trình tự tăng cường cho gene THY-1, một nhà nghiên cứu đã tiến hành các thí nghiệm gây đột biến mất đoạn
ADN được kì vọng là trình tự tăng cường ở các vị trí khác nhau trên gene THY-1 và xác định mức độ phiên mã
của gene THY-1 thuộc mỗi loại đột biến. Sơ đồ dưới đây mô tả các trình tự gene THY-1 bị mất đoạn ADN (B, C,

Thầy Huỳnh Thanh Thảo – Liên hệ Zalo: 0968873079 Trang 4/6


Giải đề nâng cao Mã đề: B18

D), trong đó trình tự A là gene THY-1 bình thường; 1, 2, 3 là các đoạn ADN nghi ngờ là trình tự tăng cường; P là
trình tự khởi động và dấu X thể hiện đột biến mất đoạn ADN.

Mức độ
phiên mã

Mức độ phiên mã của gene THY-1 trong


mỗi trường hợp đột biến mất đoạn ADN

Dựa vào những thông tin trên, trong số các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Trình tự khởi động là trình tự nhận biết đặc hiệu của enzyme ADN polymerase.
II. Trình tự A là trình tự đối chứng vì không bị có đột biến mất đoạn ADN.
III. Đoạn ADN 1 có khả năng cao là trình tự tăng cường vì mức độ phiên mã của gene THY-1 cao hơn khi xảy ra
đột biến mất đoạn ADN 1.
IV. Nếu gây đột biến mất đoạn ADN ở vùng P thì mức độ phiên mã của gene THY-1 được tăng cường.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 117: Ở một loài động vật để nghiên cứu sự di
Kiểu hình ở đời F1
truyền của tính trạng màu lông, người ta tiến hành Phép
Kiểu hình đời P Lông Lông Lông
các phép lai và thu được kết quả sau: lai
xám đen nâu
Biết tính trạng do một gen quy định, không có đột
1 Lông đen × Lông nâu 25% 50% 25%
biến xảy ra. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu
2 Lông đen × Lông đen 25% 75% 0
sau đây đúng?
3 Lông đen × Lông đen 0 75% 25%
I. Tính trạng lông nâu và lông xám có quan hệ đồng
4 Lông nâu × Lông nâu 25% 0 75%
trội.
II. Các cá thể P của phép lai 3 đều có kiểu gen dị hợp về tính trạng màu lông.
III. Phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình có thể tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình.
IV. Có tối đa 11 phép lai mà các cá thể bố mẹ có kiểu gen và kiểu hình khác nhau (không xét phép lai thuận
nghịch).
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 118: Hình dưới đây mô tả chu trình cacbon, trong đó các chữ cái A, B, C, D là các loài sinh vật có trong hệ
sinh thái; các số từ (1) đến (6) biểu thị các quá trình luân chuyển cacbon.

Dựa vào những thông tin trên, trong số các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
I. Quá trình (2) thể hiện sự luân chuyển cacbon từ sinh vật sản xuất sang nhóm động vật ăn thực vật.
II. Quá trình (3) và (6) là một trong những yếu tố góp phần gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.
III. C có thể là các loài nấm, vi khuẩn hoặc giun đất.

Thầy Huỳnh Thanh Thảo – Liên hệ Zalo: 0968873079 Trang 5/6


Giải đề nâng cao Mã đề: B18

IV. Quá trình (1) thể hiện sự luân chuyển cacbon từ môi trường vào quần xã sinh vật.
V. Quá trình (4) và (5) đều là quá trình luân chuyển cacbon giữa các loài động vật ăn thịt.
VI. D là một loài có thể ăn thực vật hoặc động vật.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 119: Ở một loài thực vật có bộ NST 2n=20, gen A quy định hoa đỏ, alen a quy định hoa vàng. Trong quần
thể xuất hiện đầy đủ 10 đột biến thể ba (2n+1) khác nhau. Người ta đã thu thập 10 cây, mỗi cây bị đột biến thể
ba ở một NST nhất định, không giống với dạng đột biến ở các cây khác và đều có kiểu hình hoa đỏ. Sau đó, cho
mỗi cây tự thụ phấn, thu được kết quả như sau:
Cây 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
NST đột biến 2 4 3 1 5 8 7 6 10 9
Kiểu hình ở F1 100% 100% 100% 100% 3 đỏ: 3 đỏ: 3 đỏ: 35 đỏ: 100% 3 đỏ:
đỏ đỏ đỏ đỏ 1 vàng 1 vàng 1 vàng 1 vàng đỏ 1 vàng
Kết quả thí nghiệm ủng hộ cho bao nhiêu giả thuyết sau đây?
I. Tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật trội hoàn toàn.
II. Gen quy định màu hoa nằm trên NST số 6.
III. Các cây F1 sinh ra từ cây 1 đều bình thường.
IV. Trong các cây F1 sinh ra từ cây số 8, số cây có kiểu gen đồng hợp về gen quy định màu hoa chiếm tỉ lệ 5/18.
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 120: Gene hok hiện diện trên plasmid R1 của vi khuẩn E. coli mã hóa cho một loại protein độc tố có thể giết
chết tế bào. Gene sok cũng hiện diện trên plasmid này và mã hóa mARN điều hòa liên kết với mARN do gene
hok mã hóa. Khi hai mạch mARN liên kết lại, chúng sẽ được nhận diện và bị phân cắt bởi một enzyme, từ đó
ngăn chặn sự chết của tế bào. Hình ảnh dưới đây mô tả cho quá trình này:

Dựa vào những thông tin trên, hãy cho biết trong số các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. mARN hok sẽ được dịch mã nếu không có sự hiện diện của mARN được mã hóa từ gene sok.
II. Gene hok sẽ không được phiên mã nếu có sự hiện diện của mARN được mã hóa từ gene sok.
III. mARN được mã hóa từ gene sok và mARN mã hóa từ gene hok có trình tự nucleotide giống hệt nhau.
IV. Trong một tế bào E. coli chứa plasmid R1, mức độ phiên mã của gene sok luôn lớn hơn rất nhiều lần so với
gene hok.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
---HẾT---

Thầy Huỳnh Thanh Thảo – Liên hệ Zalo: 0968873079 Trang 6/6


Giải đề nâng cao Mã đề: B18

BẢNG ĐÁP ÁN ĐỀ B18


Câu 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90
Đáp án B B D C C A B D A D
Chọn ý
Câu 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100
Đáp án A D B C C C A B B C
Chọn ý
Câu 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110
Đáp án B D B B B C A B A D
Chọn ý
Câu 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120
Đáp án A B B C A D A C D
Chọn ý 4 234 145 234 1 23 5 124 14

Thầy Huỳnh Thanh Thảo – Liên hệ Zalo: 0968873079 Trang 7/6

You might also like