You are on page 1of 7

Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

Sinh học Mr. Cần File Tổng ôn số 18


TIẾN HÓA
Lớp [EOM – 2k6] (File lưu hành nội bộ)
Câu 1. Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?
I. Các cơ quan tương đồng là cơ quan có cùng nguồn gốc, cùng kiểu cấu tạo nhưng đảm nhiệm những
chức năng khác nhau nên có hình dạng bên ngoài khác nhau.
II. Những cơ quan có cùng chức năng nhưng khác nguồn gốc được gọi là cơ quan tương tự.
II. Các cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân ly từ một tổ tiên chung.
III. Cơ quan thoái hóa cũng có thể xem là cơ quan tương đồng.
IV. Các bằng chứng về sinh học phân tử và sinh học tế bào cho thấy các sinh vật có nguồn gốc chung.
V. Hóa thạch là bằng chứng trực tiếp cho thấy sự tiến hóa.
Câu 2. Cho biết các bằng chứng tiến hóa sau thuộc nhóm bằng chứng nào.
I. Protein của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại amino acid.
II. ADN của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nucleotide.
III. Các sinh vật dùng chung một bảng mã di truyền (trừ một vài ngoại lệ).
IV. Các cơ thể sống đều được cấu tạo bởi tế bào.
V. Vật chất di truyền của sinh vật và virus đều là nucleic acid.
VI. Xác voi Mammut được bảo quản trong băng.
VII. Xương cùng, răng khôn và ruột thừa ở người.
VIII. Tay người và chi trước của các động vật có vú như mèo, cá voi, dơi.
IX. ADN của người và tinh tinh giống nhau khoảng 98%. SHPT
Câu 3. Bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên
Trái Đất có thể là ARN?
A. ARN có thể nhân đôi mà không cần đến enzyme.
B. ARN có kích thước nhỏ hơn ADN.
C. ARN có thành phần nucleotide loại Uracil.
D. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử.
Câu 4. Mỗi câu sau thuộc quan điểm tiến hóa của Lamarck hay Darwin?
I. Sự hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật chủ yếu là do ngoại cảnh thay đổi chậm chạp.
II. Sinh vật tiến hóa từ một nguồn gốc chung.
III. Sự tiến hóa của sinh vật thông qua sự chọn lọc các biến dị cá thể, kết quả hình thành nên loài mới.
IV. Sự phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể là bản chất của chọn lọc
tự nhiên.
V. Trong quá trình tiến hóa, không có loài nào bị đào thải.
VI. Các biến dị di truyền xảy ra trong quá trình sinh sản phần nhiều sẽ được di truyền.
VII. Những biến đổi do ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của sinh vật đều được di truyền và
tích lũy qua các thế hệ.
VIII. Chọn lọc tự nhiên có thể được minh họa thông qua chọn lọc nhân tạo.

1
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

Câu 5. Khi nói về học thuyết tiến hóa hiện đại, mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?
I. Mọi tổ chức sống đều có thể tiến hóa, trong đó quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở.
II. Tiến hóa nhỏ là sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
III. Quá trình tiến hóa của quần thể kết thúc khi xuất hiện cách li sinh sản và hình thành loài mới.
IV. Tiến hóa nhỏ thường trải qua thời gian địa chất lâu dài, khó có thể nghiên cứu trực tiếp.
V. Tiến hóa lớn là sự tiến hóa hình thành nên các hệ thống phân loại trên loài.
VI. Tiến hóa nhỏ là hệ quả của tiến hóa lớn.
VII. Hình thành loài được xem là ranh giới của tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
Câu 6. Xác định nhân tố tiến hóa phù hợp với mỗi đặc điểm trong bảng sau:
Đặc điểm Nhân tố tiến hóa
Làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể
Quy định chiều hướng và tốc độ hình thành các đặc điểm
thích nghi
Đem đến cho quần thể những allele hoặc kiểu gene mới làm
phong phú vốn gene quần thể.
Làm thay đổi tần số các allele một cách rất chậm
Thường làm giảm đa dạng di truyền, làm nghèo vốn gene
quần thể, có thể đưa quần thể vào vòng xoáy tuyệt chủng
Tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa
Tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa
Phát tán các allele đột biến vào quần thể và trung hòa tính có
hại của đột biến
Là nhân tố tiến hóa có hướng
Thay đổi thành phần kiểu gene nhưng không làm đổi tần số
các allele
Tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp lên kiểu gene và
làm thay đổi tần số allele
Loại bỏ một allele nào đó một cách ngẫu nhiên, có thể làm
cho một allele có hại trở nên phổ biến trong quần thể
Câu 7. Khi nói về vai trò của đột biến gene đối với tiến hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể theo một hướng xác định.
II. Làm phát sinh các allele mới cho quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
III. Có thể loại bỏ hoàn toàn một allele nào đó ra khỏi quần thể cho dù allele đó là có lợi.
IV. Không làm thay đổi tần số allele nhưng làm thay đổi thành phần kiển gene của quần thể.
V. Làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể rất chậm.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
2
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

Câu 8. Khi nói về vai trò của giao phối đối với quá trình tiến hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Giao phối ngẫu nhiên không phải là nhân tố tiến hóa.
II. Quá trình tự thụ phấn, giao phối cận huyết hoặc giao phối có lựa chọn, ... là những biểu hiện của
giao phối không ngẫu nhiên.
III. Giao phối không ngẫu nhiên không làm xuất hiện allele mới nhưng có thể làm xuất hiện kiểu gene
mới trong quần thể.
IV. Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số allele mà chỉ làm thay đổi tần số kiểu gene
của quần thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9. Khi nói về vai trò của chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên không tạo ra đặc điểm thích nghi nhưng có vai trò quan trọng giúp hình thành các
quần thể sinh vật thích nghi.
II. Chọn lọc tự nhiên có vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi đã có sẵn
trong quần thể.
III. Chọn lọc tự nhiên có vai trò tạo ra tổ hợp gene thích nghi, sàng lọc và loại bỏ cá thể có kiểu hình
không thích nghi.
IV. Chọn lọc tự nhiên có vai trò tạo ra các allele mới làm xuất hiện các kiểu gene thích nghi.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10. Khi nói về tác động của nhân tố di – nhập gene đối với quá trình tiến hóa, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
I. Di – nhập gene thường làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene theo một hướng xác định.
II. Di – nhập gene có thể mang đến cho quần thể các kiểu gene mới nhưng có thể không mang đến
allele mới.
III. Di – nhập gene có thể làm tăng đa dạng di truyền của quần thể.
IV. Di – nhập gene có thể làm thay đổi đột ngột tần số allele của quần thể.
V. Nếu không có di – nhập gene thì quần thể không tiến hóa.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 11. Khi nói về tác động của các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
I. Các yếu tố ngẫu nhiên sẽ làm thay đổi tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể không theo một
hướng xác định.
II. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một allele nào đó, một kiểu gene nào đó ra khỏi quần
thể, dù là allele hay kiểu gene có lợi.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên thường dẫn tới làm nghèo vốn gene của quần thể.
IV. Các yếu tố ngẫu nhiên thường dễ dàng làm thay đổi cấu trúc di truyền đối với các quần thể có kích
thước nhỏ.
V. Các yếu tố ngẫu nhiên sẽ thúc đổi sự thay đổi tần số allele giữa các quần thể.
VI. Nếu không có các yếu tố ngẫu nhiên thì quá trình tiến hóa không diễn ra.
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.

3
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

Câu 12. Khi nói về nhân tố tiến hoá di – nhập gene và đột biến có bao nhiêu đặc điểm sau đây?
I. Đều có thể làm xuất hiện các kiểu gene mới trong quần thể.
II. Đều làm thay đổi tần số allele không theo hướng xác định.
III. Đều có thể dẫn tới làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
IV. Đều có thể làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
V. Đều có thể làm xuất hiện các allele mới trong quần thể.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 13. Khi nói về vai trò của đột biến đối với tiến hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp (biến dị thứ cấp) cho tiến hóa.
II. Đột biến làm thay đổi tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể.
III. Đột biến không làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
V. Đột biến có thể làm thay đổi đột ngột tần số allele của quần thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 14. Khi nói về vai trò của chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số allele theo hướng xác định.
II. Chọn lọc chống lại kiểu hình trội thường làm thay đổi tần số allele nhanh hơn chọn lọc chống lại
kiểu hình lặn.
III. Chọn lọc tự nhiên tác động đến quần thể sinh vật đơn bội nhanh hơn là sinh vật lưỡng bội.
IV. Chọn lọc tác động trực tiếp đến kiểu gene, giúp sàng lọc kiểu hình.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 15. Khi nói về các nhân tố tiến hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa duy nhất tạo nên tiến hóa thích nghi và liên tục.
II. Tất cả các nhân tố tiến hóa đều làm thay đổi tần số kiểu gene của quần thể.
III. Sự đa dạng di truyền của quần thể được tăng lên thường nhờ đột biến và di nhập gene.
IV. Nếu cấu trúc di truyền của quần thể được duy trì cân bằng theo định luật Hardy – Weinberg thì
quần thể không tiến hóa.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 16. Khi nói về nhân tố tiến hoá, đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho giao phối không
ngẫu nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên?
A. Làm thay đổi thành phần kiểu gene và tần số allele của quần thể không theo một hướng xác định.
B. Làm giảm tính đa dạng di truyền, làm nghèo vốn gene của quần thể.
C. Làm tăng tỉ lệ kiểu gene đồng hợp và giảm tỉ lệ kiểu gene dị hợp trong quần thể dẫn tới quần thể
tiến hoá.
D. Làm cho quần thể bị biến đổi vốn gene theo hướng làm xuất hiện các allele mới và kiểu gene mới.

4
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

Câu 17. Khi nói về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá sự hình thành loài mới là có cách li sinh sản giữa loài gốc
với loài mới.
II. Nếu không có sự tác động của nhân tố tiến hóa thì không xảy ra quá trình hình thành loài mới.
III. Hình thành loài mới thường gắn liền với việc hình thành đặc điểm thích nghi mới.
IV. Hình thành loài mới luôn diễn ra chậm chạp, qua nhiều giai đoạn trung gian.
V. Dựa vào tốc độ hình thành loài nhanh hay chậm, người ta chia quá trình hình thành loài mới ra 2
loại là hình thành loài cùng khu vực đại lí và hình thành loài khác khu vực địa lí.
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 18. Khi nói về quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chướng ngại địa lí là một nhân tố tiến hóa.
II. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
III. Ở các khu vực địa lí khác nhau, do điều kiện địa lí khác nhau nên chọn lọc tự nhiên tiến hành theo
các hướng khác nhau, dẫn tới hình thành các nòi địa lí, sau đó là các loài mới.
IV. Chỉ có các loài động vật và thực vật phát tán mạnh thì mới được hình thành bằng con đường này.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 19. Khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng theo quan điểm tiến hóa hiện đại?
I. Điều kiện địa lí đóng vai trò là nhân tố chọn lọc những kiểu gene thích nghi.
II. Cách li địa lí đóng vai trò ngăn ngừa giao phối tự do, góp phần thúc đẩy sự phân hoá vốn gene của
quần thể.
III. Cách li địa lí kéo dài tất yếu sẽ dẫn tới cách li sinh sản.
IV. Xảy ra chủ yếu ở các loài thực vật sinh sản hữu tính.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 20. Trong các thông tin về quá trình hình thành loài mới sau đây, có bao nhiêu thông tin đúng với
quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí (khác khu vực địa lí)?
I. Hai quần thể của cùng một loài sống trong một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì
lâu dần cũng có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.
II. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số allele và thành phần kiểu gene giữa các quần
thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
III. Xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh.
IV. Một số cá thể của quần thể do đột biến có được kiểu gene nhất định làm thay đổi tập tính giao phối
thì các cá thể đó sẽ có xu hướng giao phối với nhau tạo nên quần thể cách li sinh sản với quần thể gốc.
V. Những quần thể nhỏ sống cách biệt trong các điều kiện môi trường khác nhau dần dần được các
nhân tố tiến hóa làm cho khác biệt về tần số allele và thành phần kiểu gene.
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.

5
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

Câu 21. Khi nói về quá trình hình thành loài cùng khu vực địa lí, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong một khu vực địa lí, loài mới có thể được hình thành bằng con đường sinh thái hoặc con đường
tập tính hoặc con đường lai xa và đa bội hóa.
II. Loài mới và loài cũ có vùng phân bố cạnh nhau hoặc trùng nhau hoàn toàn.
III. Có thể không có sự tham gia của chọn lọc tự nhiên vẫn có thể hình thành loài mới.
IV. Các loài động vật di động xa thì không được hình thành loài bằng phương thức này.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 22. Khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
I. Có thể xảy ra ở các loài sinh sản vô tính
II. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào của loài mới luôn lớn hơn hàm lượng ADN của loài cũ.
III. Xảy ra chủ yếu ở dương xỉ và thực vật có hoa.
IV. Loài mới thường được hình thành ở một khu vực địa lí cách biệt với các loài gốc.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 23. Có bao nhiêu đặc điểm sau đây là đặc điểm chung của hình thành loài bằng con đường cách
li tập tính và hình thành loài bằng con đường sinh thái?
I. Loài mới và loài gốc đều cùng sống trong một khu vực địa lí.
II. Xảy ra ở cả động vật và thực vật.
III. Quá trình hình thành loài chịu sự tác động của các nhân tố tiến hóa.
IV. Loài mới và loài gốc có bộ nhiễm sắc thể khác nhau.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24. Khi nói về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Sự hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hoá không liên quan đến chọn lọc tự nhiên.
II. Trong cùng một khu vực địa lí vẫn có thể có sự hình thành loài mới bằng con đường địa lí.
III. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn gắn liền với sự hình thành loài mới.
IV. Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí không cần đến sự cách li sinh thái.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 25. Xác định các quá trình tiến hóa tương ứng với mỗi diễn biến sau:
Quá trình Diễn biến
Sự hình thành các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
Sự hình thành tế bào sơ khai từ các hợp chất hữu cơ và sau đó là hình
thành nên những tế bào sống đầu tiên.
Sự tiến hóa thành hàng tỉ dạng sống từ các tế bào sống đầu tiên.
Sự tiến hóa các hình thức xã hội loài người.

6
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

Câu 26. Xác định diễn biến chính của sinh vật trong các đại Địa chất sau:
Dòng thời gian

Đại Thái cổ Đại Nguyên sinh Đại Cổ sinh Đại Trung sinh Đại Tân sinh

You might also like