You are on page 1of 5

VỀ ĐÍCH 2024 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.

com/groups/thaynghedinhcao

VỀ ĐÍCH 2024:
TS. PHAN KHẮC NGHỆ
TỔNG ÔN LÍ THUYẾT
XEM LẠI VIDEO ĐỂ ÔN TẬP
Thầy Phan Khắc Nghệ – www.facebook.com/thaynghesinh
Câu 27: Khi nói về tạo giống bằng gây đột biến, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Sử dụng tác nhân vật lí, hóa học thì sẽ gây đột biến nhân tạo.
II. Ở thực vật, gây đột biến thường tác động lên hạt đang nảy mầm hoặc lên đỉnh sinh trưởng của cây.
III. Giống dâu tằm tam bội được tạo ra bằng cách gây tứ bội hóa tạo ra 4n, sau đó cho 4n lai với 2n để
sinh ra 3n.
IV. Tạo giống bằng gây đột biến thường không áp dụng trong tạo giống động vật.
V. Không sử dụng đột biến đa bội lẻ, lệch bội để tạo giống cây lấy hạt.
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 28: Khi nói về tạo giống bằng công nghệ tế bào, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tế bào trần là tế bào thực vật bị mất thành xenlulôzơ.
II. Nuôi hạt phấn của cây AaBb thì tạo ra tối đa 4 dòng đơn bội; Lưỡng bội hóa các dòng đơn bội thì thu
được các giống thuần chủng.
III. Từ cây AaBbDd, tiến hành nuôi cấy mô thì sẽ tạo ra các cây đều có kiểu gen AaBbDd.
IV. Từ phôi có kiểu gen AaBbDD tiến hành cấy truyền phôi thì sẽ tạo ra các cá thể có kiểu gen AaBbDD.
V. Chuyển nhân của tế bào cừu AABB vào trứng của cừu aabb thì sẽ tạo ra cừu Doli có kiểu gen AABB.
VI. Dung hợp tế bào trần của cơ thể AaBb với tế bào trần của cơ thể Dd thì sẽ sinh ra dạng song nhị bội
có kiểu gen AaBbDd.
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
Câu 29: Khi nói về công nghệ gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thành tựu của công nghệ gen: Chuột nhắt chứa gen hoocmôn sinh trưởng của chuột cống; Cừu biến đổi
gen sản sinh ra protein của người; Giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β- carotene trong hạt; Cà
chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.
II. Có 2 loại enzim được sử dụng trong công nghệ gen, đó là rectrictaza (enzim cắt) và ligaza (enzim nối).
III. Có 3 loại thể truyền được sử dụng để chuyển gen là: virut, plasmit; NST nhân tạo.
IV. ADN tái tổ hợp thường có gen đánh dấu, gen cần chuyển và thể truyền.
V. Sử dụng muối CaCl2 để làm giản màng tế bào, giúp đưa ADN tái tổ hợp vào vi khuẩn.
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 30: Khi nói về bằng chứng tiến hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ruột thừa, xương cùng của người là cơ quan thoái hóa.
II. Ruột thừa là cơ quan tương đồng với manh tràng của thú ăn cỏ.
III. Cánh tay của người, chi trước của mèo, vậy ngực cá voi, cánh dơi là những cơ quan tương đồng nhau.
IV. Cánh bướm và cánh chim là những cơ quan tương tự.
V. Cơ quan tương tự là bằng chứng về nguồn gốc các loài; Cơ quan tương đồng là bằng chứng về tiến hóa
phân li; Cơ quan tương tự là bằng chứng về tiến hóa đồng quy.
VI. Các loài có nguồn gốc gần gũi thì có trình tự nucleotit giống nhau; trình tự axit amin giống nhau.
A. 3. B. 5. C. 6. D. 4.
Câu 31: Khi nói về các thuyết tiến hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tiến hóa nhỏ diễn ra trên phạm vi quần thể. Kết quả của tiến hóa nhỏ sẽ hình thành nên loài mới.
II. Tiến hóa lớn diễn ra trong phạm vi rộng, thời gian dài, hình thành nên các đơn vị phân loại trên loài.
III. Chỉ có biến dị di truyền mới trở thành nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
IV. Quá trình tiến hóa nhỏ chịu tác động của các nhân tố tiến hóa.
VỀ ĐÍCH 2024 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao

V. Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể, chọn lọc nhân tạo, chọn lọc tự nhiên.
VI. Theo Dacuyn, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, dẫn tới hình thành loài mới.
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 32: Khi nói về nhân tố tiến hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên làm tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích lũy các alen tham
gia quy định các đặc điểm thích nghi.
II. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, là nhân tố chính hình thành nên các quần thể sinh
vật thích nghi.
III. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố đóng vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi
tồn tại sẵn trong quần thể.
IV. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm thay đổi đột ngột tần số alen, loại bỏ hoàn toàn 1 alen nào đó ra khỏi
quần thể.
V. Giao phối không ngẫu nhiên có thể làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp của quần
thể.
VI. Di – nhập gen có thể mang đến cho quần thể những alen mới.
VII. Đột biến tạo ra alen mới, cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
VIII. Chỉ có chọn lọc tự nhiên mới là nhân tố tiến hóa có hướng (Làm thay đổi tần số alen theo một chiều
hướng nhất định).
IX. Các nhân tố tiến hóa có thể làm nghèo vốn gen quần thể: Chọn lọc tự nhiên; Các yếu tố ngẫu nhiên; Di
gen.
X. Các nhân tố tiến hóa có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới: Đột biến; giao phối không ngẫu nhiên; Nhập
gen.
A. 9. B. 8. C. 7. D. 10.
Câu 33. Khi nói về các cơ chế cách li sinh sản, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có giao phối tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển được thì gọi là cách li sau hợp tử.
II. Cải củ lai với cải bắp sinh ra cây lai; cây lai này không có khả năng sinh sản hữu tính thì đây là cách li
sau hợp tử.
III. Các động vật khác loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không giao phối với nhau thì gọi là
cách li cơ học.
IV. Ngựa cái lai với lừa đực sinh ra con la bất thụ. Đây là biểu hiện của dạng cách li sau hợp tử.
V. Sinh sản ở 2 mùa khác nhau nên không giao phối được với nhau thì gọi là cách li thời gian (cách li sinh
thái).
VI. Nguyên nhân chính của việc cách li sau hợp tử là do bộ NST của 2 loài không tương đồng.
VII. Những trở ngại làm cho giao tử đực không gặp được giao tử cái thì gọi là cách li trước hợp tử.
A. 5. B. 4. C. 7. D. 6.
Câu 34: Khi nói về sự phát sinh, phát triển sự sống trên Trái đất, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hóa thạch là di tích của các loài sinh vật. Hóa thạch là bằng chứng tiến hóa trực tiếp.
II. Sự phát sinh sự sống trải qua 3 giai đoạn: Tiến hóa hóa học  Tiến hóa tiền sinh học  Tiến hóa sinh
học.
III. Trong quá trình tiến hóa, ARN là phân tử đầu tiên mang thông tin di truyền.
IV. Sự biến đổi về địa chất, khí hậu là nguyên nhân chính gây ra tuyệt chủng hàng loạt các loài sinh vật.
V. Các bằng chứng hóa thạch cho thấy, loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là H. habilis.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 35. Khi nói về môi trường và các nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 4 loại môi trường là môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật.

II. Các loài sinh vật và quan hệ giữa các loài sinh vật được gọi là nhân tố sinh thái hữu sinh.
III. Khí hậu và các tác nhân vật lí, hóa học thì được xếp vào nhân tố vô sinh.
IV. Các nhân tố sinh thái có tác động tổng hợp lên đời sống sinh vật.
V. Sinh vật có giới hạn sinh thái càng rộng thì thường có vùng phân bố rộng.
VỀ ĐÍCH 2024 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao

VI. Tập hợp toàn bộ các giới hạn sinh thái của loài thì gọi là ổ sinh thái của loài đó. Một nơi ở có 10 loài
thì có 10 ổ sinh thái.
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.
Câu 36. Khi nói về nhân tố sinh thái vô sinh, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió là các nhân tố sinh thái vô sinh.
II. Các loài chim dựa vào ánh sáng để định hướng bay khi di cư từ Bắc bán cầu xuống Nam bán cầu.
III. Sự phân tầng ở các quần xã chủ yếu là do tác động của nhân tố sinh thái ánh sáng.
IV. Dựa vào nhu cầu ánh sáng, người ta chia thực vật thành nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng.
V. Các loài động vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường.
VI. Các loài động vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể được duy trì ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi
trường.
VII. Các loài sinh vật khác nhau thì có giới hạn sinh thái là khác nhau.
A. 4. B. 7. C. 6. D. 5.
Câu 37. Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các cá thể cùng loài thường có xu hướng hỗ trợ nhau để săn mồi, sinh sản, chống điều kiện bất lợi.

II. Khi mật độ cá thể tăng cao, nguồn sống khan hiếm thì gia tăng cạnh tranh cùng loài.
III. Cạnh tranh cùng loài làm giảm tỉ lệ sinh sản, tăng tỉ lệ tử vong, tăng tỉ lệ xuất cơ, giảm mật độ cá thể.
IV. Cạnh tranh cùng loài trở thành động lực để thúc đẩy loài tiến hóa.
V. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể phù hợp với sức chứa của môi trường.
VI. Khi nguồn sống khan hiếm thì các cá thể cùng loài sẽ tăng cạnh tranh; tăng tỉ lệ xuất cư; tăng tỉ lệ tử
vong; giảm tỉ lệ sinh sản; giảm kích thước quần thể; giảm tuổi thọ sinh thái; giảm tuổi thọ quần thể, giảm
tỉ lệ con non.
A. 4. B. 6. C. 3. D. 5.
Câu 38. Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các đặc trưng của quần thể đều không ổn định, thay đổi theo điều kiện môi trường.
II. Tỉ lệ đực/cái của quần thể phản ánh khả năng sinh sản của quần thể.
III. Độ đa dạng về loài; loài ưu thế, loài đặc trưng, sự phân tầng, … không phải là đặc trưng của quần thể.
IV. Mật độ là đặc trưng cơ bản nhất, vì nó ảnh hưởng lớn đến các đặc trưng khác.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 39. Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tuổi bình quân của tất cả các cá thể trong quần thể sinh vật được gọi là tuổi quần thể.
II. Tuổi thọ thực tế của 1 cá thể được gọi là tuổi sinh lí của cá thể đó.
III. Tuổi thọ có thể đạt được của 1 cá thể được gọi là tuổi sinh thái của cá thể đó.
IV. Nếu quần thể có mật độ cá thể quá cao thì nhóm tuổi trước sinh sản thường chiếm tỉ lệ thấp hơn nhóm
tuổi đang sinh sản.
V. Cấu trúc nhóm tuổi của quần thể thay đổi tùy theo điều kiện môi trường, tùy vào từng mùa trong năm.
VI. Nếu quần thể có nhóm tuổi đang sinh sản nhiều hơn nhóm tuổi trước sinh sản thì quần thể đó sẽ tăng
số lượng (đang phát triển).
A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.
Câu 40. Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chim sáo và trâu rừng, Lươn biển và cá nhỏ là quan hệ hợp tác với nhau.
II. Giun đũa sống trong ruột người; cây tầm gửi sống trên cây thân gỗ là quan hệ kí sinh.
III. Cú và chồn cùng bắt chuột làm thức ăn. Quan hệ giữa cú và chồn là cạnh tranh nhau.
IV. Trùng roi sống trong ruột mối; Vi khuẩn sống trong nốt sần cây họ đậu, Hải quỳ và cua là quan hệ
cộng sinh.
V. Phong lan với cây thân gỗ; cá ép với cá lớn là quan hệ hội sinh.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 41. Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Loài ưu thế là loài có số lượng cá thể đông, hoạt động mạnh. Mỗi quần xã thường có 1 hoặc nhiều loài
ưu thế.
VỀ ĐÍCH 2024 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao

II. Cá cóc là loài đặc trưng của quần xã Tam Đảo; Cây chàm là loài đặc trưng của rừng U minh thượng.
III. Môi trường sống càng thuận lợi thì độ đa dạng về loài càng tăng.
IV. Sự phân tầng trong quần xã là do sự thích nghi của các loài và sự phân bố của nhân tố sinh thái. Phân
tầng làm giảm cạnh tranh giữa các loài và tăng khả năng khai thác nguồn sống của môi trường.
V. Con người ứng dụng phân tầng trong trồng xen canh nhiều loài cây trên một vườn; nuôi xen nhiều loài
cá trong một ao.
A. 2. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 42. Khi nói về quần xã sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các quần xã thường có thành phần loài khác nhau, độ đa dạng về loài khác nhau, loài ưu thế khác nhau,
loài đặc trưng khác nhau.
II. Khi có tác động mạnh mẽ của nhân tố vô sinh (nhân tố bên ngoài) hoặc nhân tố hữu sinh (nhân tố bên
trong) thì quần xã có thể bị biến động, dẫn tới diễn thế sinh thái.
III. Trong quá trình diễn thế sinh thái, cấu trúc thành phần loài của quần xã bị thay đổi, điều kiện môi
trường sống bị thay đổi; lưới thức ăn của quần xã bị thay đổi.
IV. Diễn thế nguyên sinh được bắt đầu từ môi trường trống trơn (chưa có quần xã); Diễn thế thứ sinh được
bắt đầu từ môi trường đã có quần xã sinh vật.
V. Trong quá trình diễn thế sinh thái, mối quan hệ sinh thái giữa các loài thường cũng bị thay đổi.
A. 2. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 43. Khi nói về các nhóm sinh vật trong hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thực vật, tảo, vi khuẩn lam chính là các nhóm loài thuộc sinh vật sản xuất.
II. Sinh vật sản xuất là loài mở đầu chuỗi thức ăn và truyền năng lượng ánh sáng mặt trời vào quần xã.
III. Sinh vật sản xuất thường có tổng sinh khối lớn hơn các nhóm sinh vật khác.
IV. Sinh vật phân giải có nhiệm vụ phân giải các chất để trả lại môi trường (cung cấp các chất cho sinh
vật sản xuất).
V. Nấm, vi khuẩn hoại sinh, giun đất là các sinh vật phân giải.
VI. Hầu hết các động vật là sinh vật tiêu thụ.
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Câu 44. Khi nói về các loại hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mỗi hệ sinh thái đều có 2 thành phần là quần xã sinh vật và môi trường sống.
II. Hệ sinh thái nhân tạo thường xuyên được con người bổ sung thêm vật chất và năng lượng nên có năng
suất cao.
III. Hệ sinh thái nhân tạo thường có ít loài sinh vật, mạng lưới thức ăn đơn giản, chuỗi thức ăn ngắn, năng
suất sinh học cao.
IV. Vì phụ thuộc vào nguồn vật chất của con người cung cấp, cho nên hệ sinh thái nhân tạo thường có tính
ổn định thấp.
V. Hệ sinh thái đều là hệ mở, thường xuyên trao đổi chất với các hệ khác.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 45. Khi nói về lưới thức ăn và chuỗi thức ăn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong mỗi chuỗi thức ăn, mỗi loài sinh vật là 1 mắt xích, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có 1 loài sinh vật.
II. Trong lưới thức ăn, mỗi loài sinh vật có thể tham gia vào nhiều mắt xích, mỗi bậc dinh dưỡng có nhiều
loài sinh vật.
III. Sinh vật khởi đầu chuỗi thức ăn có thể là sinh vật sản xuất hoặc một loài động vật ăn mùn bã hữu cơ.
IV. Ở hệ sinh thái dưới nước thì chuỗi thức ăn thường có nhiều bậc dinh dưỡng hơn hệ sinh thái trên cạn.
V. Mỗi chuỗi thức ăn ở hệ sinh thái trên cạn thường chỉ có tối đa 6 bậc dinh dưỡng; Chuỗi thức ăn của hệ
sinh thái dưới nước có thể có 7 bậc dinh dưỡng.
VI. Lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài (quan hệ sinh vật ăn sinh vật; Vật kí sinh
– vật chủ).
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Câu 46. Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nguồn năng lượng trong hệ sinh thái có nguồn gốc từ năng lượng mặt trời.
II. Năng lượng được truyền theo chuỗi thức ăn từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề.
VỀ ĐÍCH 2024 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao

III. Qua mỗi bậc dinh dưỡng, chỉ có khoảng 10% năng lượng được tích lũy, 90% năng lượng bị tiêu phí.
IV. Năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất, qua sinh vật tiêu thụ rồi trở về môi trường
dưới dạng nhiệt.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 47. Khi nói về chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Vật chất được quay vòng luân hồi trong tự nhiên theo chu trình tuần hoàn vật chất.
II. Cacbon được đi vào quần xã dưới dạng CO2 thông qua quang hợp. Cacbon trở lại môi trường dưới dạng
CO2 thông qua hô hấp, đốt cháy, hoạt động của động cơ.
III. Nitơ được đi vào quần xã dưới dạng ion NH4+; NO3-.
IV. Nhiệt độ Trái Đất phụ thuộc chủ yếu vào lượng khí CO2. Lượng khí CO2 càng tăng thì nhiệt độ Trái
Đất càng tăng.
V. Nước được luôn hồi trong tự nhiên thông qua thoát hơi nước và bốc hơi nước. Nước sạch đang bị cạn
kiệt do môi trường ô nhiễm.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 48. Có bao nhiêu biện pháp sau đây sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường sống?
I. Giảm lượng khí thải CO2 vào không khí.
II. Giảm sử dụng túi nilông, tăng cường sử dụng các sản phẩm thiên nhiên.
III. Giảm sử dụng các nguồn tài nguyên khoáng sản, nhiên liệu hóa thạch.
IV. Tăng cường sử dụng các nguồn tài nguyên tái sinh.
V. Tăng cường trồng cây phủ xanh đất trống và bảo vệ rừng.
VI. Hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công
cộng.
VII. Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học.
VIII. Tăng cường sử dụng các loài thiên địch để bảo vệ cây trồng.
IX. Xử lí rác thải và bảo vệ môi trường sống.
A. 6. B. 7. C. 9. D. 8.
Câu 49. Khi nói về các vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Muốn có hệ tuần hoàn khỏe mạnh thì phải tập thể dục, trọng lượng cơ thể phù hợp; không hút thuốc,
uống rượu; tăng cường ăn trái cây, rau xanh.
II. Muốn không bị bệnh tiểu đường thì phải hạn chế béo phì, không ăn nhiều tinh bột; tăng cường thể dục.
III. Muốn tăng năng suất cây trồng thì phải trồng cây trong nhà lưới (hoặc nhà kính); bón phân và tưới
nước theo chế độ nhỏ giọt; Sử dụng giống có năng suất cao.
IV. Khi áp dụng trồng xen canh nhiều loài cây trong một vườn thì các loài cây đó phải có ổ sinh thái khác
nhau (khác nhau về nhu cầu ánh sáng; nhu cầu dinh dưỡng, …).
V. Khi áp dụng nuôi xen nhiều cá trong một ao thì các loài cá đó phải có ổ sinh thái khác nhau (Sống ở
các tầng nước khác nhau; nhu cầu thức ăn khác nhau, …).
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 50. Khi nói về bảo vệ môi trường sống, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Bảo vệ các loài thiên địch sẽ góp phần hạn chế dịch bệnh và không gây ô nhiễm môi trường.

II. Muốn giảm hiệu ứng nhà kính thì phải tăng cường trồng và bảo vệ cây xanh; đồng thời giảm khí thải
CO2.
III. Muốn bảo vệ các nguồn tài nguyên tái sinh (đất, nước, sinh vật) thì phải giảm thiểu ô nhiễm môi
trường.
IV. Muốn bảo vệ đất nông nghiệp thì phải tăng cường sử dụng phân hữu cơ và hạn chế sử dụng phân vô
cơ, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu.
V. Sử dụng các loài thiên địch để bảo vệ cây trồng chính là biện pháp đảm bảo đa dạng sinh học.
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.

You might also like