You are on page 1of 3

CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 29, 39: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI.

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là đúng về vai trò của cách li địa trong quá trình hình thành loài?
A. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính làm phân hoá thành phần kiểu gen của QT
B. Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản
C. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp
D. Không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới
Câu 2: Nhân tố nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu
gen giữa các QT?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Cách li địa lí. D. Đột biến.
Câu 3: Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng mà
không có ở nơi nào khác trên trái đất?
A. Do cách li địa lí và CLTN diễn ra trong môi trường đặc trưng của đảo qua thời gian dài
B. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không có điều kiện phát tán đi nơi khác
C. Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc
trưng
D. Do trong cùng điều kiện tự nhiên,chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự nhau
Câu 4: Hình thành loài bằng phương thức nào xảy ra nhanh nhất?
A. Cách li địa lí B. Cách li sinh thái C. cách li tập tính D. Lai xa và đa bội hoá
Câu 5: Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá thường xảy ra đối với
A. Động vật B. Thực vật C. Động vật bậc thấp D. Động vật bậc cao
Câu 6: Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí, nhân tố trực tiếp gây ra sự
phân hoá vốn gen của quần thể gốc là
A. cách li địa lí. B. các nhân tố đột biến. C. tập quán hoạt động. D. cách li sinh thái.
Câu 7: Loài cỏ Spartina có bộ nhiễm sắc thể 2n=120 được xác định gồm bộ nhiễm sắc thể của
loài
cỏ gốc châu Âu 2n = 50 và bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Mĩ 2n= 70. Loài cỏ
Spartina được hình thành bằng con đường:
A. lai xa giữa loài cỏ gốc Châu Âu và loài cỏ gốc Châu Mĩ B. cách li sinh thái
C. lai xa kèm đa bội hóa D. tự đa bội hóa
Câu 8: Loài mới tạo ra bằng con đường lai xa và đa bộ hóa từ loài lúa mì có bộ nhiễm sắc thể 2n =
14 (kí hiệu hệ gen là AA) với loài cỏ dại có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14 (kí hiệu hệ gen là BB) có bộ
NST là:
A. 14, kí hiệu hệ gen là AB. B. 28, kí hiệu hệ gen là AABB
C. 14, kí hiệu hệ gen là AA. D. 14, kí hiệu hệ gen là BB.
Câu 9: Quần thể cây tứ bội được hình thành từ quần thể cây lưỡng bội có thể xem như loài mới

A. cây tứ bội giao phấn với cây lưỡng bội cho đời con bất thụ.
B. cây tứ bội có khả năng sinh sản hữu tính kém hơn cây lưỡng bội.
C. cây tứ bội có khả năng sinh trưởng, phát triển mạnh hơn cây lưỡng bội.
D. cây tứ bội có cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản lớn hơn cây lưỡng bội.
Câu 10: Quá trình hình thành loài trong tự nhiên gồm
A. hình thành loài khác khu vực địa lí và hình thành loài cùng khu vực địa lí
B. hình thành loài bằng cách li địa lí và cách li sinh thái
C. hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái
D. hình thành loài khác khu vực địa lí và lai xa kèm đa bội hóa
Câu 11: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?
A quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn luôn dẫn đến hình thành loài mới.
B. cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản
C. quá trình hình thành loài mới luôn gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.
D. Không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới
Câu 12: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí chậm chạp qua nhiều giai
đoạn trung gian chuyển tiếp.
B. Hình thành loài mới bằng con đường cách li sinh thái thường xảy ra đối với các loài động
vật ít di chuyển.
C. Hình thành loài mới bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa thường diễn ra phổ biến ở cả động
vật và thực vật.
D. Quá trình hình thành loài có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa
lí.
Câu 13: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.
B. Cách li địa lí có thể tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới.
C. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở các loài động vật.
D. Cách li địa lí luôn dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.
Câu 14: Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu
nào sau đây không đúng?
A. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
B. Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với
nhau.
C. Cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo
một hướng xác định.
D. Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể
được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá.
Câu 15: Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành loài mới
A. bằng con đường địa lí diễn ra rất nhanh chóng và không xảy ra đối với những loài động
vật có khả năng phát tán mạnh.
B. là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ
gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc.
C. khi có cách li địa lí và không gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.
D. tích lũy các biến dị đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh.
Câu 16: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau về quá trình hình thành loài
mới, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(I) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.
(II) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới.
(III) Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội.
(IV) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 17: Cho các phát biểu sau:
(I) Sự hình thành loài mới có thể chỉ liên quan đến một đột biến gen duy nhất.
(II) Hai cá thể thuộc hai loài không giao phối với nhau trong tự nhiên nhưng khi nhốt chung
vẫn giao phối với nhau sinh ra con lai hữu thụ thì đó là kiểu cách li trước hợp tử.
(III) Hình thành loài bằng đa bội hóa là phổ biến ở thực vật.
(IV) Hình thành loài khác khu chậm hơn so với hình thành loài cùng khu.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 18: Khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, điều nào sau đây là đúng?
(I) diễn ra chậm chạp và trãi qua nhiều giai đoạn.
(II) thường xảy ra với các loài ít di cư.
(III) phổ biến ở thực vật và ít gặp ở động vật
(IV) luôn gắn liền với quá trình hình thành đặc điểm thích nghi.
A. (I), (II). B. (I), (IV). C. (II), (III). D. (III), (IV).
Câu 19: Cho các con đường hình thành loài:
(I) Con đường địa lí. (II) cách li tập tính.
(III) Con đường sinh thái. (IV) lai xa và đa bội hoá.
Phương thức hình thành loài cùng khu vực địa lý thể hiện ở những con đường nào?
A. I,II. B. I, III, IV. C. II, III, IV. D. 1, II, III.
-------- HẾT --------

You might also like