You are on page 1of 11

Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia

ĐỀ ÔN LUYỆN – SỐ
Câu 1.Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây không phải là quan hệ ký sinh?
A. Giun đũa lợn và lợn.
B. Vi sinh vật tiêu hóa xenlulôzơ sống trong dạ dày bò và bò.
C. Virut cúm và người bệnh.
D. Tầm gửi và cây thân gỗ.
Câu 2.Đối với những loài cây sinh sản sinh dưỡng, để có thể dễ dàng xác định được mức phản ứng của
một kiểu gen người ta sẽ
A. cắt các cành của một cây đem trồng trong điều kiện môi trường khác nhau rồi theo dõi các đặc điểm của
chúng.
B. cắt cành của các cây khác nhau đem trồng trong điều kiện môi trường khác nhau rồi theo dõi các đặc điểm
của chúng.
C. gieo hạt của một cây ở cùng một nơi rồi theo dõi các đặc điểm của chúng.
D. gieo hạt của một cây ở các địa điểm khác nhau rồi theo dõi các đặc điểm của chúng.
Câu 3.Hoạt động nào sau đây được coi là "tự đào huyệt chôn mình" trong diễn thế sinh thái?
A. Con người khai thác tài nguyên không hợp lý.
B. Sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã.
C. Con người cải tạo đất, tăng cường trồng rừng.
D. Tác động của mưa, bão, hạn hán, lũ lụt lên quần xã sinh vật.
Câu 4.Trong một hệ sinh thái, chuỗi thức ăn nào trong số các chuỗi sau cung cấp cho con người nhiều năng
lượng nhất? Biết sinh khối của thực vật ở các chuỗi thức ăn là ngang nhau.
A. Thực vật -> động vật phù du -> cá -> lợn -> người.
B. Thực vật -> dê -> người.
C. Thực vật -> động vật phù du -> cá -> người.
D. Thực vật -> người.
Câu 5:Vật chất mang thông tin di truyền có ở mọi sinh vật là
A. ADN mạch thẳng. B. ADN mạch vòng.
C. ARN và ADN mạch vòng. D. ARN và ADN mạch thẳng.
Câu 6:Nói về hoạt động của các gen trong nhân tế bào, phát biểu nào sau đây là chính xác?
A. Các gen có số lần nhân đôi bằng nhau.
B. Các gen có số lần phiên mã bằng nhau.
C. Các gen trội luôn biểu hiện thành kiểu hình.
D. Cả hai mạch của gen đều có thể làm khuôn để phiên mã.
Câu 7:Khi nhập con giống cao sản về nước, các nhà nghiên cứu chọn giống thường chọn con đực cao sản mà
không nhập con cái:
A. Con đực thường mang những đặc điểm tốt về năng suất và sức chống chịu với điều kiện môi trường sống.
B. Con đực thường có các đặc điểm ổn định hơn con cái.
C. Giống ngoại nhập về thường có giá rất cao nên thường nhập con đực vì con đực không cần nhập số lượng
lớn.
D. Trong thời gian ngắn, con đực có thể tạo ra số lượng lớn các con lai có năng suất cao, sức chống chịu tốt
Câu 8:Xây dựng các hồ chứa trên sông để lấy nước tưới cho đồng ruộng, làm thủy điện và trị thủy dòng sông
sẽ đem lại hậu quả sinh thái nào nặng nề nhất?
A. Làm giảm lượng trầm tích và chất dinh dưỡng cho các thủy vực sau đập.
B. Gây thất thoát đa dạng sinh học cho các thủy vực.
C. Gây ô nhiễm môi trường.
D. Gây xói lở bãi sông sau đập.
Câu 9:Ở người, alen H quy định máu đông bình thường, alen h quy định máu khó đông nằm trên NST giới tính
X không có alen tương ứng trên Y. Một gia đình bố mẹ đều bình thường, sinh con trai bị bệnh máu khó đông và
bị hội chứng Claifentơ. Nhận định nào sau đây là đúng?
A.Mẹ XHXH , bố XhY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của mẹ.
B.Mẹ XHXh , bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của bố.
C.Mẹ XHXh , bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của mẹ.
D.Mẹ XHXH , bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của bố.

Tài liệu lưu hành nội bộ 1


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Câu 10: Yếu tố không làm thay đổi tần số tương đối các alen thuộc một gen nào đó trong quần thể?
A.Các yếu tố ngẫu nhiên.
B.Đột biến.
C.Giao phối không ngẫu nhiên.
D.Chọn lọc tự nhiên
Câu 11:Ở một loài cỏ, quần thể ở phía trong bờ sông ra hoa kết hạt đúng vào mùa lũ về, quần thể ở bãi bồi ven
sông ra hoa kết hạt trước mùa lũ về nên không giao phấn được với nhau. Đây là ví dụ về
A.cách li nơi ở. B.cách li sinh thái. C.cách li tập tính. D.cách li mùa vụ.
Câu 12:Phát biểu nào sau đây không chính xác?
A.Tính trạng di truyền qua tế bào chất luôn biểu hiện giống mẹ
B.Mọi đặc điểm giống mẹ đều do sự di truyền qua tế bào chất
C.Các tính trạng di truyền qua tế bào chất cho gen ngoài nhân
D.Gen ngoài nhân không chỉ quy đi ̣nh tính trạng riêng mà còn chi phối sự biểu hiện của gen trong nhân
Câu 13: Không giao phối được do chênh lệch về mùa sinh sản như thời gian ra hoa thuộc dạng cách li:
A.Cách li sinh thái B.Cách li nơi ở C.Cách li cơ học D.Cách li tập tính
Câu 14: Khi nghiên cứu nguồn gốc sự sống, Milow và Uray làm thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần
hóa học giống khí quyển của Trái Đất gồm:
A.CH4, NH3, H2 và hơi nước
B.CH4, N2, H2 và hơi nước
C.CH4, NH3, H2 và O2
D.CH4, NH3, CO2 và hơi nước
Câu 15: Theo Jacop và J. Mono, trong mô hình cầu trúc của Operon Lac, vùng vận hành là:
A.Vùng mang thông tin mã hóa cấu trúc protein ức chế, protein này có khả năng ức chế quá trình phiên mã
B.Vùng khi hoạt động sẽ tổng hợp nên protein, protein này tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào hình
thành nên tính trạng
C.Trình tự nucleotit đặc biệt, tại đó protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã
D.Nơi mà ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã tổng hợp nên ARN thông tin
Câu 16: Nếu chỉ xét riêng về nhân tố sinh thái nhiệt độ thì loài nào có vùng phân bố rộng nhất trong các loài
sau:
A.Loài có điểm cực thuận về nhiệt độ cao nhất
B.Loài có giới hạn dưới về nhiệt độ thấp nhất
C.Loài có giới hạn trên về nhiệt độ cao nhất
D.Loài có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng nhất
Câu 17: Gen đột biến sau đây luôn biếu hiện kiểu hình kể cả khi ở trạng thái dị hợp là:
A.Gen qui định bệnh bạch tạng
B.Gen qui định bệnh mù màu
C.Gen qui định máu khó đông.
D.Gen qui định bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.
Câu 18: Hiện tượng làm cho vị trí gen trên nhiễm sắc thể có thể thay đổi là
A.Nhân đôi nhiễm sắc thể
B.Phân li nhiễm sắc thể
C.Co xoắn nhiễm sắc thể
D.Trao đổi chéo nhiễm sắc thể
Đáp án là D trao đổi chéo NST có thể thay đổi vị trí nhớm liên kết của gen trên NST tạo các tổ hợp gen hoán vị
Câu 19: Thể mắt dẹt ở ruồi giấm là do
A.Lặp đoạn trên nhiễm sắc thế thường
B.Chuyển đoạn trên nhiễm sắc
C.Lặp đoạn trên nhiễm sắc thể giới tính
D.Chuyển đoạn trên nhiễm sắc
Câu 20: Thí nghiệm của Fox và cộng sự đã chứng minh
A.Trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ, chất hóa học đã được tạo thành từ các chất vô cơ theo con đường
hóa học
B.Trong điều kiện khí quyển nguyên thuỳ đã có sự trùng phân các phân tử hữu cơ đơp giản thành các đại phân
tử hữu cơ phức tạp
C.Có sự hình thành các tế bào sống sơ khai từ các đại phân tử hữu cơ
D.Sinh vật đầu tiên đã được hình thành trong điều kiện Trái đất nguyên thuỷ.

Tài liệu lưu hành nội bộ 2


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Câu 21: Trong trường hợp rối loạn phân bào II của giảm phân, các loại giao tử được tạo ra từ cơ thể mang kiểu
gen XAXa là
A.XaXa và 0. B.XAXA và 0 C.XA và Xa D.XAXA, XaXa và 0
Câu 22: Giống dưa hấu tam bội không có đặc điểm nào sau đây?
A.Quả to, ngọt hơn dưa hấu lưỡng bội.
B.Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh.
C.Chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường.
D.Quả nhiều hạt, kích thước hạt lớn.
Câu 23: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về tính đặc hiệu của mã di truyền?
A.Một axitamin có thể được mã hoá bởi hai hay nhiều bộ ba
B.Có một số bộ ba không mã hoá axitamin.
C.Có một bộ ba khởi đầu.
D.Một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axitamin.
Câu 24: Nội dung nào sau đây là sai:
A.Không phải loại đột biến gen nào cũng di truyền được qua sinh sản hữu tính .
B.Đột biến gen là loại đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử.
C.Trong các loại đột biến tự nhiên, đột biến gen có vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nguyên liệu cho quá
trình tiến hoá.
D.Khi vừa được phát sinh, các đột biến gen sẽ được biệu hiện ra ngay kiểu hình và gọi là thể đột biến.
Câu 25: Sự mềm dẻo kiểu hình có nghĩa là
A.tính trạng có mức phản ứng rộng.
B.sự điều chỉnh kiểu hình theo sự biến đổi của kiểu gen.
C.một kiểu gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau.
D.một kiểu hình có thể do nhiều kiểu gen qui định.
Câu 26.Đặc điểm nào sau đây có ở quá trình phiên mã mà không có ở quá trình nhân đôi DNA
A. Có sự tham gia của enzim ARN polimeraza
B.Mạch polinu được tổng hợp kéo dài theo chiều 5’ – 3’
C.Sử dụng U làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp
D.Chỉ diễn ra trên mạch gốc của từng gen riêng rẽ
Câu 27. Hãy chọn phát biểu đúng
A. Một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số aa
B.Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nu là: A, T, G, X
C.Ở sinh vật nhân chuẩn, aa mở đầu chuỗi polipeptit là metionin
D.Phân tử mARN và rARN đều có cấu trúc mạch kép
Câu 28.Cơ chế hình thành loài nào có thể tạo ra loài mới có hàm lượng DNA ở trong nhân tế bào cao hơn nhiều
so với hàm lượng DNA của loài gốc?
A. Hình thành loài bằng con đường sinh thái
B.Hình thành loài bằng con đường cách li tập tính
C.Hình thành loài bằng con đường lai xa kèm đa bội hóa
D.Hình thành loài bằng con đường địa lí
Câu 29. Trong các mối quan hệ sau đây, mối quan hệ nào có vai trò thúc đẩy sự tiến hóa của cả 2 loài
A. Quan hệ ức chế cảm nhiễm B.Quan hệ kí sinh – vật chủ
C.Quan hệ hội sinh D.Quan hệ vật ăn thịt – con mồi
Câu 30.Khi nói về nguồn nguyên liệu của tiến hoá, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tiến hoá sẽ không xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.
B.Đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hoá.
C.Nguồn biến dị của quần thể có thể được bổ sung bởi sự nhập cư.
D.Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hoá.
Câu 31.Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, cây có mạch và động vật di cư lên cạn là đặc
điểm sinh vật điển hình ở
A. kỉ Đệ tam. B.kỉ Phấn trắng. C.kỉ Silua D.kỉ Tam điệp.
Câu 32.Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề,
trung bình năng lượng bị thất thoát tới 90%. Phần lớn năng lượng thất thoát đó bị tiêu hao
A. qua các chất thải (ở động vật qua phân và nước tiểu).
B.do hoạt động của nhóm sinh vật phân giải.
C.qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,...).

Tài liệu lưu hành nội bộ 3


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
D.do các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật).
Câu 33.Khi nói về tháp sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn, đáy lớn, đỉnh nhỏ.
B.Tháp số lượng và tháp sinh khối có thể bị biến dạng, tháp trở nên mất cân đối.
C.Trong tháp năng lượng, năng lượng vật làm mồi bao giờ cũng đủ đến dư thừa để nuôi vật tiêu thụ mình.
D.Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước thường mất cân đối do sinh khối của sinh vật tiêu thụ nhỏ
hơn sinh khối của sinh vật sản xuất.
Câu 34.Khi nói về vấn đề quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống.
B.Con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo tồn đa dạng sinh học.
C.Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái sinh.
D.Con người phải tự nâng cao nhận thức và sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên
Câu 35. Ở hệ sinh thái dưới nước, các loài giáp xác ăn thực vật phù du, trong đó sinh khối của quần thể giáp
xác luôn lớn hơn sinh khối của quần thể thực vật phù du nhưng giáp xác vẫn không thiếu thức ăn. Nguyên nhân
là vì:
A. Giáp xác sử dụng thức ăn tiết kiệm nên tiêu thụ rất ít thực vật phù du
B.Giáp xác là động vật tiêu thụ nên luôn có sinh khối lớn hơn con mồi
C.Thực vật phù du có chu trình sống ngắn, tốc độ sinh sản nhanh
D.Thực vật phù du chứa nhiều chất dinh dưỡng cho nên giáp xác sử dụng rất ít thức ăn
Câu 36: Một người bị nhiễm HIV đã đều đặn đi tiêm thuốc ức chế gen phiên mã ngược đúng định kỳ. Giả sử
lúc đầu, chưa có virut nào mang đột biến kháng thuốc . Hỏi sau1 thời gian dài, kết luận nào đúng?
A. Các virut xuất hiện đột biến kháng thuốc và người đó ngày càng bệnh nặng
B. Các virut không thể tiếp tục sống kí sinh và phải thay đổi vật chủ
C. Những virut trong người bệnh nhân không sinh sản được và bị tiêu diệt bởi bạch cầu
D. Người đó sẽ hết bệnh hoàn toàn
Câu 37: Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Các ribôxôm và tARN có thể được sử dụng nhiều lần, tồn tại được qua một số thế hệ tế bào và có khả năng
tham gia tổng hợp bất cứ loại prôtêin nào.
B. Hiện tượng pôliribôxôm làm tăng hiệu suất của quá trình dịch mã nhờ sự tổng hợp đồng thời các phân đoạn
khác nhau của cùng một chuỗi pôlipeptit, sau đó các đoạn được nối lại để tạo ra một chuỗi pôlipeptit hoàn
chỉnh.
C. Trong quá trình dịch mã, sự hình thành liên kết peptit giữa các axit amin kế tiếp nhau phải diễn ra trước khi
ribôxôm dịch chuyển tiếp một bộ ba trên mARN trưởng thành theo chiều 5’ – 3’.
D. Phân tử mARN làm khuôn dịch mã thường có chiều dài ngắn hơn chiều dài của gen tương ứng do hiện
tượng loại bỏ các đoạn intron ra khỏi phân tử mARN sơ cấp để tạo nên phân tử mARN trưởng thành.
Câu 38: Nghiên cứu khả năng lọc nước của một loài động vật thu được kết quả như sau:
Số lượng con/m3nước 2 6 10 14 18
Tốc độ lọc nước (ml/giờ) 2,5 5,7 8,2 6,4 3,5
Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Ở mật độ 10 con/m3, tốc độ lọc nước là nhanh nhất.
B. Tốc độ lọc nước của cá thể phụ thuộc vào mật độ.
C. Hiệu quả lọc nước tốt nhất ở mật độ 10 con/m3 được gọi là hiệu quả nhóm.
D. Mật độ cao hay thấp không ảnh hưởng đến tốc độ lọc nước
Câu 39: Chu trình tuần hoàn cacbon trong sinh quyển có đặc điểm là:
A. Một lượng nhỏ cacbon tách ra đi vào vật chất lắng đọng và không hoàn trả lại cho chu trình.
B. Nguồn cacbon được sinh vật trực tiếp sử dụng là dầu lửa và than đá trong vỏ Trái Đất.
C. Thực vật là nhóm duy nhất trong quần xã có khả năng tạo ra cacbon hữu cơ từ cacbon điôxit (CO2).
D. Nguồn dự trữ cacbon lớn nhất là cacbon điôxit (CO2) trong khí quyển.
Câu 40: Khi nói về quá trình phát sinh sự sống trên Trái đất, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Lịch sử Trái đất có 5 đại, trong đó đại Cổ sinh chiếm thời gian dài nhất.
B. Đại Tân sinh được đặc trưng bởi sự phát sinh các loài thú, chim mà đỉnh cao là sự phát sinh loài người.
C. Các loài động vật và thực vật ở cạn đầu tiên xuất hiện vào đại Cổ sinh.
D. Đại Trung sinh được đặc trưng bởi sự phát sinh và hưng thịnh của bò sát khổng lồ.

Tài liệu lưu hành nội bộ 4


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ ÔN LUYỆN – SỐ
Câu 1.Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây không phải là quan hệ ký sinh?
A. Giun đũa lợn và lợn.
B. Vi sinh vật tiêu hóa xenlulôzơ sống trong dạ dày bò và bò.
C. Virut cúm và người bệnh.
D. Tầm gửi và cây thân gỗ.
Lời giải:
Mối quan hệ giữa 2 loài không phải là mối quan hệ kí sinh là :
B. Vi sinh vật tiêu hóa xenlulôzơ sống trong dạ dày bò và bò.
Đây là mối quan hệ cộng sinh giữa vi sinh vật và bò. Bò ăn cỏ, nghiền nát chúng giúp
cho vi sinh vật lên men, cả 2 tăng cường sự tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng từ cỏ
cho nhau
Đáp án B
Câu 2.Đối với những loài cây sinh sản sinh dưỡng, để có thể dễ dàng xác định được mức phản ứng của
một kiểu gen người ta sẽ
A. cắt các cành của một cây đem trồng trong điều kiện môi trường khác nhau rồi theo dõi các đặc điểm của
chúng.
B. cắt cành của các cây khác nhau đem trồng trong điều kiện môi trường khác nhau rồi theo dõi các đặc điểm
của chúng.
C. gieo hạt của một cây ở cùng một nơi rồi theo dõi các đặc điểm của chúng.
D. gieo hạt của một cây ở các địa điểm khác nhau rồi theo dõi các đặc điểm của chúng.
Lời giải:
Do cây sinh sản sinh dưỡng nên để đánh gia mức phản ứng của 1 kiểu gen, người ta thuường cắt các
cành của 1 cây (  cùng 1 kiểu gen ) sau đó đem chúng trồng ở các điều kiện môi trường khác nhau. Từ
đó sẽ xác định được mức phản ứng của gen
Đáp án A
B sai vì cắt của các cây khác nhau thì sẽ có kiểu gen khác nhau
C,D sai vì cây sinh sản sinh dưỡng thường không có hạt hoặc hạt của chúng không có
khả năng nảy mầm
Câu 3.Hoạt động nào sau đây được coi là "tự đào huyệt chôn mình" trong diễn thế sinh thái?
A. Con người khai thác tài nguyên không hợp lý.
B. Sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã.
C. Con người cải tạo đất, tăng cường trồng rừng.
D. Tác động của mưa, bão, hạn hán, lũ lụt lên quần xã sinh vật.
Lời giải:
Hoạt động được coi là "tự đào huyệt chôn mình‖ trong diễn thế sinh thái là hoạt động của loài ưu thế trong
quá trình sống đã phá hủy đi chính môi trường sống của bản thân
 Đáp án A
Câu 4.Trong một hệ sinh thái, chuỗi thức ăn nào trong số các chuỗi sau cung cấp cho con người nhiều năng
lượng nhất? Biết sinh khối của thực vật ở các chuỗi thức ăn là ngang nhau.
A. Thực vật -> động vật phù du -> cá -> lợn -> người.
B. Thực vật -> dê -> người.
C. Thực vật -> động vật phù du -> cá -> người.
D. Thực vật -> người.
Lời giải:
Do sinh khối của thực vật ở các chuỗi thức ăn là ngang nhau nên năng lượng dự trữ của chúng là bằng nhau
Mà qua mỗi bậc dinh dưỡng năng lượng đều bị thất thoát, chỉ có khoảng 10% đợc chuyển lên. Do đó càng
nhiều mắt xích trong chuỗi, năng lượng thất thoát càng lớn Vậy năng lượng cung cấp cho con người nhiều nhất
ở chuỗi D
Đáp án D
Câu 5:Vật chất mang thông tin di truyền có ở mọi sinh vật là
A. ADN mạch thẳng. B. ADN mạch vòng.
C. ARN và ADN mạch vòng. D. ARN và ADN mạch thẳng.
Lời giải:
Vật chất mang thông tin di truyền có ở mọi sinh vật là ADN mạch vòng. ở động vật, chúng nằm
trong ti thể, ở thực vật chúng nằm trong lục lạp, ở vi khuẩn chúng là plasmid

Tài liệu lưu hành nội bộ 5


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Đáp án B
Câu 6:Nói về hoạt động của các gen trong nhân tế bào, phát biểu nào sau đây là chính xác?
A. Các gen có số lần nhân đôi bằng nhau.
B. Các gen có số lần phiên mã bằng nhau.
C. Các gen trội luôn biểu hiện thành kiểu hình.
D. Cả hai mạch của gen đều có thể làm khuôn để phiên mã.
Lời giải:
Phát biểu chính xác là : các gen có số lần nhân đôi bằng nhau do các gen nằm trên các
NST, để cho quá trình nguyên phân xảy ra một cách bình thường thì các NST phải nhân đôi một cách giống
nhau
Đáp án A
Câu 7:Khi nhập con giống cao sản về nước, các nhà nghiên cứu chọn giống thường chọn con đực cao sản mà
không nhập con cái:
A. Con đực thường mang những đặc điểm tốt về năng suất và sức chống chịu với điều kiện môi trường sống.
B. Con đực thường có các đặc điểm ổn định hơn con cái.
C. Giống ngoại nhập về thường có giá rất cao nên thường nhập con đực vì con đực không cần nhập số lượng
lớn.
D. Trong thời gian ngắn, con đực có thể tạo ra số lượng lớn các con lai có năng suất cao, sức chống chịu tốt
Lời giải:
Bởi vì giống ngoại nhập về thường có giá rất cao nên thường nhập con đực vì con đực
không cần nhập số lượng lớn. 1 con đực có thể cho lai với nhiều con giống cái có sẵn trong nước nên giá thành
sẽ rẻ đi khá nhiều
Đáp án C
Câu 8:Xây dựng các hồ chứa trên sông để lấy nước tưới cho đồng ruộng, làm thủy điện và trị thủy dòng sông
sẽ đem lại hậu quả sinh thái nào nặng nề nhất?
A. Làm giảm lượng trầm tích và chất dinh dưỡng cho các thủy vực sau đập.
B. Gây thất thoát đa dạng sinh học cho các thủy vực.
C. Gây ô nhiễm môi trường.
D. Gây xói lở bãi sông sau đập.
Lời giải:
Hậu quả sinh thái nặng nề nhất sẽ là gây thất thoát đa dạng sinh học cho các thủy vực.
Vì khi một loài đã bị tuyệt chủng rồi thì hiện vẫn chưa có cách nào để mà khôi phục lại
Đáp án B
Câu 9:Ở người, alen H quy định máu đông bình thường, alen h quy định máu khó đông nằm trên NST giới tính
X không có alen tương ứng trên Y. Một gia đình bố mẹ đều bình thường, sinh con trai bị bệnh máu khó đông và
bị hội chứng Claifentơ. Nhận định nào sau đây là đúng?
A.Mẹ XHXH , bố XhY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của mẹ.
B.Mẹ XHXh , bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của bố.
C.Mẹ XHXh , bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của mẹ.
D.Mẹ XHXH , bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của bố.
Giải:
Đáp án C vì con trai bị máu khó đông và Claifento có kiểu gen là XhXhY mà bố bình thường nên bố có kiểu
gen XHY do đó alen Xh sẽ lấy từ mẹ mà mẹ bình thường→ mẹ có kiểu genXHXh → đã có đội biến lệch bội
xảy ra trong quá trình giảm phân II ở mẹ để tạo ra giao tử n+1 là XhXh
Câu 10: Yếu tố không làm thay đổi tần số tương đối các alen thuộc một gen nào đó trong quần thể?
A.Các yếu tố ngẫu nhiên.
B.Đột biến.
C.Giao phối không ngẫu nhiên.
D.Chọn lọc tự nhiên
Giải:
Đáp án C vì giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số
alen còn A,B,D đều làm thay đổi tần số alen.
Câu 11:Ở một loài cỏ, quần thể ở phía trong bờ sông ra hoa kết hạt đúng vào mùa lũ về, quần thể ở bãi bồi ven
sông ra hoa kết hạt trước mùa lũ về nên không giao phấn được với nhau. Đây là ví dụ về
A.cách li nơi ở.
B.cách li sinh thái.

Tài liệu lưu hành nội bộ 6


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
C.cách li tập tính.
D.cách li mùa vụ.
Chúng có thời gian sinh sản khác nhau => mùa sinh sản khác nhau nên không thể giao phấn với nhau
Đáp án D
Câu 12:Phát biểu nào sau đây không chính xác?
A.Tính trạng di truyền qua tế bào chất luôn biểu hiện giống mẹ
B.Mọi đặc điểm giống mẹ đều do sự di truyền qua tế bào chất
C.Các tính trạng di truyền qua tế bào chất cho gen ngoài nhân
D.Gen ngoài nhân không chỉ quy đi ̣nh tính trạng riêng mà còn chi phối sự biểu hiện của gen trong nhân
Đáp án là B
Vì các đặc điểm giống mẹ khác có thể do gen trong nhân quy định ví dụ như là máu khó đông là gen trong nhân
nếu mẹ bị bệnh máu khó đông XmXm
bố bình thường thì con trai sẽ bị máu khó đông di truyền từ mẹ gen trong nhân
Câu 13: Không giao phối được do chênh lệch về mùa sinh sản như thời gian ra hoa thuộc dạng cách li:
A.Cách li sinh thái B.Cách li nơi ở C.Cách li cơ học D.Cách li tập tính
Không giao phối được do chênh lệch về mùa sinh sản như thời gian ra hoa thuộc dạng cách li tập tính
Đáp án D
Câu 14: Khi nghiên cứu nguồn gốc sự sống, Milow và Uray làm thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần
hóa học giống khí quyển của Trái Đất gồm:
A.CH4, NH3, H2 và hơi nước
B.CH4, N2, H2 và hơi nước
C.CH4, NH3, H2 và O2
D.CH4, NH3, CO2 và hơi nước
Đáp án là A . Trong khí quyển nguyên thủy chỉ có CH4 , NH3, H2 và hơi nước
Câu 15: Theo Jacop và J. Mono, trong mô hình cầu trúc của Operon Lac, vùng vận hành là:
A.Vùng mang thông tin mã hóa cấu trúc protein ức chế, protein này có khả năng ức chế quá trình phiên mã
B.Vùng khi hoạt động sẽ tổng hợp nên protein, protein này tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào hình
thành nên tính trạng
C.Trình tự nucleotit đặc biệt, tại đó protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã
D.Nơi mà ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã tổng hợp nên ARN thông tin
Đáp án là C
Vùng vận hành O (operator) là vùng có trình tự nucleotit đặc biệt , tại đó protein có thể liên kết làm ngăn cản
sự phiên mã
Câu 16: Nếu chỉ xét riêng về nhân tố sinh thái nhiệt độ thì loài nào có vùng phân bố rộng nhất trong các loài
sau:
A.Loài có điểm cực thuận về nhiệt độ cao nhất
B.Loài có giới hạn dưới về nhiệt độ thấp nhất
C.Loài có giới hạn trên về nhiệt độ cao nhất
D.Loài có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng nhất
Giới hạn sinh thái của loài về nhiệt độ càng rộng thì loài đó phân bố càng rộng
Loài có giới hạn sinh thái rộng nhất thì loài đó có vùng phân bố rộng nhất
Đáp án D
Câu 17: Gen đột biến sau đây luôn biếu hiện kiểu hình kể cả khi ở trạng thái dị hợp là:
A.Gen qui định bệnh bạch tạng
B.Gen qui định bệnh mù màu
C.Gen qui định máu khó đông.
D.Gen qui định bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.
Gen đột biến luôn biểu hiện kiểu hình ở trạng thái đồng hợp => đột biến trội
Xét các đột biến trên thì đột biến gen quy định hồng cầu hình liềm là đột biến trội , còn đột biến bạch tạng , mù
màu ,máu khó động là các đột biến lặn chỉ được biểu hiện khi ơt trạng thái dị hợp
Đáp án D
Câu 18: Hiện tượng làm cho vị trí gen trên nhiễm sắc thể có thể thay đổi là
A.Nhân đôi nhiễm sắc thể
B.Phân li nhiễm sắc thể
C.Co xoắn nhiễm sắc thể
D.Trao đổi chéo nhiễm sắc thể

Tài liệu lưu hành nội bộ 7


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Đáp án là D trao đổi chéo NST có thể thay đổi vị trí nhớm liên kết của gen trên NST tạo các tổ hợp gen hoán vị
Câu 19: Thể mắt dẹt ở ruồi giấm là do
A.Lặp đoạn trên nhiễm sắc thế thường
B.Chuyển đoạn trên nhiễm sắc
C.Lặp đoạn trên nhiễm sắc thể giới tính
D.Chuyển đoạn trên nhiễm sắc
Đáp án lặp đoạn trên NST giới tính X
Đáp án C
Câu 20: Thí nghiệm của Fox và cộng sự đã chứng minh
A.Trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ, chất hóa học đã được tạo thành từ các chất vô cơ theo con đường
hóa học
B.Trong điều kiện khí quyển nguyên thuỳ đã có sự trùng phân các phân tử hữu cơ đơp giản thành các đại phân
tử hữu cơ phức tạp
C.Có sự hình thành các tế bào sống sơ khai từ các đại phân tử hữu cơ
D.Sinh vật đầu tiên đã được hình thành trong điều kiện Trái đất nguyên thuỷ.
Đáp án B. Thí nghiệm của Fox và cộng sự chứng minh các đơn phân như axit amin có thể kết hợp với nhau tạo
nên các chuỗi polypeptit đơn giản trong điều kiện trái đất nguyên thủy
Câu 21: Trong trường hợp rối loạn phân bào II của giảm phân, các loại giao tử được tạo ra từ cơ thể mang kiểu
gen XAXa là
A.XaXa và 0. B.XAXA và 0 C.XA và Xa D.XAXA, XaXa và 0
Vì giảm phân 2 bản chất giống nguyên phân. Sau giảm phân 1 thì tạo ra XAXA, XaXa, giảm phân 2 rối loạn thì
không có sự phân ly đồng đều về 2 cực của tế bào nên sẽ có giao tử mang tất cả alen sau giảm phân 1 và có
những giao tử chứa NST giới tính
Đáp án là D
Câu 22: Giống dưa hấu tam bội không có đặc điểm nào sau đây?
A.Quả to, ngọt hơn dưa hấu lưỡng bội.
B.Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh.
C.Chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường.
D.Quả nhiều hạt, kích thước hạt lớn.
Tất cả thực vật tam bội đều không có hạt chỉ sinh sản bằng phương pháp vô tính
Đáp án D
Câu 23: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về tính đặc hiệu của mã di truyền?
A.Một axitamin có thể được mã hoá bởi hai hay nhiều bộ ba
B.Có một số bộ ba không mã hoá axitamin.
C.Có một bộ ba khởi đầu.
D.Một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axitamin.
Tính đặc hiệu của bộ ba được thể hiện ở đặc điểm một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin
Đáp án D
Câu 24: Nội dung nào sau đây là sai:
A.Không phải loại đột biến gen nào cũng di truyền được qua sinh sản hữu tính .
B.Đột biến gen là loại đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử.
C.Trong các loại đột biến tự nhiên, đột biến gen có vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nguyên liệu cho quá
trình tiến hoá.
D.Khi vừa được phát sinh, các đột biến gen sẽ được biệu hiện ra ngay kiểu hình và gọi là thể đột biến.
Khi gặp tổ hợp gen thích hợp thì đột biến gen mới biểu hiện ngay ra kiểu hình nếu đột biến đó là đột biến
nghịch từ alen lặn thành alen trội thì sẽ biểu hiện ra luôn kiểu hình còn nếu đột biến thuận thì chỉ biếu hiện ra ở
thể đồng hợp lặn
Đáp án D
Câu 25: Sự mềm dẻo kiểu hình có nghĩa là
A.tính trạng có mức phản ứng rộng.
B.sự điều chỉnh kiểu hình theo sự biến đổi của kiểu gen.
C.một kiểu gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau.
D.một kiểu hình có thể do nhiều kiểu gen qui định.
Đáp án C
Sự mềm dẻo của kiểu hình là hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường
khác nhau. Tuy nhiên mức độ mềm dẻo lại phụ thuộc vào kiểu gen.

Tài liệu lưu hành nội bộ 8


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Mỗi kiểu gen chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong một phạm vi nhất định.
Câu 26.Đặc điểm nào sau đây có ở quá trình phiên mã mà không có ở quá trình nhân đôi DNA
A. Có sự tham gia của enzim ARN polimeraza
B.Mạch polinu được tổng hợp kéo dài theo chiều 5’ – 3’
C.Sử dụng U làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp
D.Chỉ diễn ra trên mạch gốc của từng gen riêng rẽ
Lời giải
Nhân đôi ADN diễn ra trên cả 2 mạch của gen, còn quá trình phiên mã diễn ra ở trên mạch gốc của phân tử
ADN
Đáp án D
Câu 27. Hãy chọn phát biểu đúng
A. Một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số aa
B.Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nu là: A, T, G, X
C.Ở sinh vật nhân chuẩn, aa mở đầu chuỗi polipeptit là metionin
D.Phân tử mARN và rARN đều có cấu trúc mạch kép
Lời giải
Ở sinh vật nhân chuẩn, aa mở đầu chuỗi polipeptit là metionin, đối với sinh vật nhân sơ, sinh vật nhân chuẩn, aa
mở đầu chuỗi polipeptit là foocmilmetionin
Đáp án C
Câu 28.Cơ chế hình thành loài nào có thể tạo ra loài mới có hàm lượng DNA ở trong nhân tế bào cao hơn nhiều
so với hàm lượng DNA của loài gốc?
A. Hình thành loài bằng con đường sinh thái
B.Hình thành loài bằng con đường cách li tập tính
C.Hình thành loài bằng con đường lai xa kèm đa bội hóa
D.Hình thành loài bằng con đường địa lí
Lời giải
Cơ chế hình thành loài bằng con đường lai xa kèm đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có hàm lượng ADN ở trong
nhân tế bào cao hơn nhiều so với hàm lượng ADN của tế bào gốc
Đáp án C
Câu 29. Trong các mối quan hệ sau đây, mối quan hệ nào có vai trò thúc đẩy sự tiến hóa của cả 2 loài
A. Quan hệ ức chế cảm nhiễm B.Quan hệ kí sinh – vật chủ
C.Quan hệ hội sinh D.Quan hệ vật ăn thịt – con mồi
Lời giải
Quan hệ nào có vai trò thúc đẩy sự tiến hóa của cả 2 loài là quan hệ vật ăn thịt và con mồi
Con mồi tiến hóa để không bị vật ăn thịt
Vật ăn thịt cần tiến hóa để ăn thịt được con mồi .
Nếu con mồi tiến hóa và vật ăn thịt không tiến hóa => không kiếm được thức ăn vật ăn thịt bị tuyệt chủng
Nếu vật ăn thịt tiến hóa con mồi không tiên hóa thì con mồi sẽ bị tiêu diệt
Đáp án D
Câu 30.Khi nói về nguồn nguyên liệu của tiến hoá, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tiến hoá sẽ không xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.
B.Đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hoá.
C.Nguồn biến dị của quần thể có thể được bổ sung bởi sự nhập cư.
D.Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hoá.
Lời giải
Biến dị trong quần thểgồm có thường biến ,biến dị di truyền (biến dị tổ hợp và đột biến) . Thường biến không
tạo nguyên liệu cho tiến hóa, chỉ các biến dị di truyền mới là nguyên liệu tiến hóa
Đáp án D
Câu 31.Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, cây có mạch và động vật di cư lên cạn là đặc
điểm sinh vật điển hình ở
A. kỉ Đệ tam. B.kỉ Phấn trắng. C.kỉ Silua D.kỉ Tam điệp.
Lời giải
Cây có mạch và động vật di cư lên cạn là đặc điểm sinh vật điển hình ở kỉ Silua
Đáp án C
Câu 32.Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề,
trung bình năng lượng bị thất thoát tới 90%. Phần lớn năng lượng thất thoát đó bị tiêu hao

Tài liệu lưu hành nội bộ 9


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
A. qua các chất thải (ở động vật qua phân và nước tiểu).
B.do hoạt động của nhóm sinh vật phân giải.
C.qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,...).
D.do các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật).
Lời giải
Phần lớn năng lượng thất thoát đó bị tiêu hao qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể),10% năng
lượng được giữ lại ở bậc dinh dưỡng lớn hơn.
Đáp án C
Câu 33.Khi nói về tháp sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn, đáy lớn, đỉnh nhỏ.
B.Tháp số lượng và tháp sinh khối có thể bị biến dạng, tháp trở nên mất cân đối.
C.Trong tháp năng lượng, năng lượng vật làm mồi bao giờ cũng đủ đến dư thừa để nuôi vật tiêu thụ mình.
D.Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước thường mất cân đối do sinh khối của sinh vật tiêu thụ nhỏ
hơn sinh khối của sinh vật sản xuất.
Lời giải
Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước thường mất cân đối do sinh khối của sinh vật tiêu thụ nhỏ
hơn sinh khối của sinh vật sản xuất. (sinh khối của sinh vật tiêu thụ nhỏ hơn sinh khối của sinh vật sản xuất
giúp cho tháp sinh khối cân đối ở dạng chuẩn)
Đáp án D
Câu 34.Khi nói về vấn đề quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống.
B.Con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo tồn đa dạng sinh học.
C.Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái sinh.
D.Con người phải tự nâng cao nhận thức và sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên
Lời giải
Nhận định sai : Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái
sinh.
Đáp án C
Câu 35. Ở hệ sinh thái dưới nước, các loài giáp xác ăn thực vật phù du, trong đó sinh khối của quần thể giáp
xác luôn lớn hơn sinh khối của quần thể thực vật phù du nhưng giáp xác vẫn không thiếu thức ăn. Nguyên nhân
là vì:
A. Giáp xác sử dụng thức ăn tiết kiệm nên tiêu thụ rất ít thực vật phù du
B.Giáp xác là động vật tiêu thụ nên luôn có sinh khối lớn hơn con mồi
C.Thực vật phù du có chu trình sống ngắn, tốc độ sinh sản nhanh
D.Thực vật phù du chứa nhiều chất dinh dưỡng cho nên giáp xác sử dụng rất ít thức ăn
Lời giải
Sinh khối của quần thể giáp xác luôn lớn hơn sinh khối của quần thể thực vật phù du nhưng giáp xác vẫn không
thiếu thức ăn do Thực vật phù du có chu trình sống ngắn, tốc độ sinh sản nhanh. Số lượng cá thể trong quần thể
lớn
Đáp án C
Câu 36: Một người bị nhiễm HIV đã đều đặn đi tiêm thuốc ức chế gen phiên mã ngược đúng định kỳ. Giả sử
lúc đầu, chưa có virut nào mang đột biến kháng thuốc . Hỏi sau1 thời gian dài, kết luận nào đúng?
A. Các virut xuất hiện đột biến kháng thuốc và người đó ngày càng bệnh nặng
B. Các virut không thể tiếp tục sống kí sinh và phải thay đổi vật chủ
C. Những virut trong người bệnh nhân không sinh sản được và bị tiêu diệt bởi bạch cầu
D. Người đó sẽ hết bệnh hoàn toàn
Lời giải:
Vi rut HIV có hệ gen là 2 phân tử ARN . Sau 1 thời gian virut sẽ xuất hiện đột biến kháng thuốc để thích nghi
với môi trường mới.
Chọn A.
Câu 37: Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Các ribôxôm và tARN có thể được sử dụng nhiều lần, tồn tại được qua một số thế hệ tế bào và có khả năng
tham gia tổng hợp bất cứ loại prôtêin nào.
B. Hiện tượng pôliribôxôm làm tăng hiệu suất của quá trình dịch mã nhờ sự tổng hợp đồng thời các phân đoạn
khác nhau của cùng một chuỗi pôlipeptit, sau đó các đoạn được nối lại để tạo ra một chuỗi pôlipeptit hoàn
chỉnh.

Tài liệu lưu hành nội bộ 10


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
C. Trong quá trình dịch mã, sự hình thành liên kết peptit giữa các axit amin kế tiếp nhau phải diễn ra trước khi
ribôxôm dịch chuyển tiếp một bộ ba trên mARN trưởng thành theo chiều 5’ – 3’.
D. Phân tử mARN làm khuôn dịch mã thường có chiều dài ngắn hơn chiều dài của gen tương ứng do hiện
tượng loại bỏ các đoạn intron ra khỏi phân tử mARN sơ cấp để tạo nên phân tử mARN trưởng thành.
Lời giải:
Hiện tượng poliriboxom là một số riboxom cùng hoạt động trên 1 phân tử mARN. Rõ ràng nó làm tăng hiệu
suất dịch mã so với việc phải đợi một riboxom trượt hết mARN rồi mới đến riboxom tiếp theo.
Chọn B.
Câu 38: (ID: 99638) Nghiên cứu khả năng lọc nước của một loài động vật thu được kết quả như sau:
Số lượng con/m3nước 2 6 10 14 18
Tốc độ lọc nước (ml/giờ) 2,5 5,7 8,2 6,4 3,5

Kết luận nào sau đây không đúng?


A. Ở mật độ 10 con/m3, tốc độ lọc nước là nhanh nhất.
B. Tốc độ lọc nước của cá thể phụ thuộc vào mật độ.
C. Hiệu quả lọc nước tốt nhất ở mật độ 10 con/m3 được gọi là hiệu quả nhóm.
D. Mật độ cao hay thấp không ảnh hưởng đến tốc độ lọc nước
Lời giải:
Mật độ quá thấp hay quá cao đều ảnh hưởng đến tốc độ lọc nước. Ở mật độ 10 con/m3, tốc độ lọc là nhanh nhất.
Đáp án sai là D
Chọn D.
Câu 39: Chu trình tuần hoàn cacbon trong sinh quyển có đặc điểm là:
A. Một lượng nhỏ cacbon tách ra đi vào vật chất lắng đọng và không hoàn trả lại cho chu trình.
B. Nguồn cacbon được sinh vật trực tiếp sử dụng là dầu lửa và than đá trong vỏ Trái Đất.
C. Thực vật là nhóm duy nhất trong quần xã có khả năng tạo ra cacbon hữu cơ từ cacbon điôxit (CO2).
D. Nguồn dự trữ cacbon lớn nhất là cacbon điôxit (CO2) trong khí quyển.
Lời giải:
Chu trình tuần hoàn cacbon trong sinh quyển có đặc điểm là một lượng nhỏ cacbon tách ra đi vào vật chất lắng
đọng và không hoàn trả lại cho chu trình.
Các sinh vật tự dưỡng có khả năng quang hợp gồm vi khuẩn lam , thực vật ..
Nguồn C đi vào chu trình là CO2, luân chuyển trong chu trình dưới dạng hợp chất hữu cơ.
Nguồn CO2 trong khí quyển chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Chọn A.
Câu 40: Khi nói về quá trình phát sinh sự sống trên Trái đất, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Lịch sử Trái đất có 5 đại, trong đó đại Cổ sinh chiếm thời gian dài nhất.
B. Đại Tân sinh được đặc trưng bởi sự phát sinh các loài thú, chim mà đỉnh cao là sự phát sinh loài người.
C. Các loài động vật và thực vật ở cạn đầu tiên xuất hiện vào đại Cổ sinh.
D. Đại Trung sinh được đặc trưng bởi sự phát sinh và hưng thịnh của bò sát khổng lồ.
Lời giải:
Lịch sử Trái Đất được chia 5 đại, dài nhất là đại Nguyên sinh.
Chim, thú phát sinh ở đại Trung sinh. Đại Trung sinh có sự phát triển ưu thế của cây hạt trần và bò sát cổ, tuy
nhiên bò sát cổ cuối đại bị tuyệt diệt.
Chọn C.

Tài liệu lưu hành nội bộ 11

You might also like