You are on page 1of 11

Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia

ĐỀ ÔN LUYỆN – SỐ
Câu 1: Cấu trúc phân tầng trong quần xã giúp
A. tăng cường sự cạnh tranh, thúc đẩy tốc độ tiến hóa.
B. làm chậm quá trình biến đổi của sinh vật.
C. khai thác nguồn sống hiệu quả, giảm bớt sự cạnh tranh.
D. các loài không cạnh tranh với nhau.
Câu 2: Đặc điểm nào đúng với hệ sinh thái nhân tạo?
A. số lượng loài nhiều, năng suất cao. B. độ ổn định cao, chuỗi thức ăn ngắn.
C. chuỗi thức ăn ngắn, năng suất cao. D. số lượng loài ít, năng suất thấp.
Câu 3: Theo quan điểm của Đác Uyn sự đa dạng của sinh giới là kết quả của
A. sự biến đổi liên tục theo điều kiện môi trường.
B. chọn lọc tự nhiên dựa trên nguồn đột biến gen và biến dị tổ hợp.
C. sự tích lũy ngẫu nhiên các đột biến trung tính.
D. chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
Câu 4: Ví dụ nào sau đây thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể?
A. Các con linh dương đực tranh giành nhau các con linh dương cái trong mùa sinh sản.
B. Cá mập con khi mới nở, sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.
C. Các cây thông cạnh tranh ánh sáng, nước và muối khoáng.
D. Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
Câu 5: Hãy chọn phát biểu đúng.
A. Phân tử mARN và rARN đều có cấu trúc mạch kép.
B. Đơn phân cấu trúc của ARN chỉ khác của ADN một loại nucleotit.
C. Bộ ba AUG chỉ có ở đầu gen.
D. Ở sinh vật nhân thực, aa mở đầu chuỗi polipeptit là metionin.
Câu 6: Phương pháp không được sử dụng để chuyển gen ở thực vật là
A. chuyển gen trực tiếp qua ống phấn. B. chuyển gen bằng plasmit.
C. dùng súng bắn gen. D. chuyển gen nhờ phagơ lamda.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sự hình thành loài mới luôn gắn liền với sự hình thành quần thể sinh vật thích nghi.
B. Chọn lọc tự nhiên đã tạo ra các kiểu gen qui định kiểu hình thích nghi.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen của sinh vật thông qua đó chọn lọc kiểu hình thích nghi.
D. Cách li địa lí trực tiếp gây ra sự biến đổi trên cơ thể sinh vật.
Câu 8:Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến chủ yếu được sử dụng ở
A. động vật bậc thấp. B. thực vật và động vật bậc thấp.
C. vi sinh vật và động vật bậc thấp. D. thực vật và vi sinh vật.
Câu 9: Trong lịch sử phát sinh phát triển của sinh vật, hóa thạch của sinh vật nhân thực cổ nhất được phát hiện

A. đại trung sinh. B. đại nguyên sinh. C. đại cổ sinh. D. đại thái cổ.
Câu 10: Đặc trưng sinh thái học của quần thể là
A. chức năng của quần thể. B. tần số các alen và kiểu gen.
C. tỉ lệ các nhóm tuổi. D. vốn gen.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
B. Chọn lọc tự nhiên định hướng cho tiến hóa.
C. Giao phối không ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể.
D. Áp lực của đột biến là rất thấp.
Câu 12: Một người phụ nữ mắc bệnh di truyền hiếm gặp do đột biến gen lặn ở ti thể. Phát biểu nào sau đây là
chính xác về các con của người phụ nữ này?
A. Tất cả các con sinh ra đều bị bệnh.
B. Tất cả con trai đều bị bệnh, con gái không ai bị bệnh.
C. Nếu bố bình thường thì các con đều không bị bệnh.
D. Tất cả con gái bị bệnh, con trai không ai bị bệnh.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Sự bắt cặp sai trong nhân đôi ADN có thể không dẫn đến đột biến gen.
B. Thường biến xảy ra không liên quan đến kiểu gen.
C. Trong quá trình nhân đôi ADN, Acridin có thể gây thêm hoặc mất một cặp nucleotit bất kì.

Tài liệu lưu hành nội bộ 1


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
D. Đột biến gen phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN.
Câu 14: Enzim nào được sử dụng trong phương pháp lai tế bào?
A. Amilaza. B. Xenlulaza. C. Ligaza. D. Restricaza.
Câu 15:Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ, gen điều hòa vẫn sản xuất prôtêin ức chế.
B. Enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi động (P) để khởi động quá trình phiên mã.
C. Prôtêin ức chế bám vào vùng vận hành (O) làm ngăn cản quá trình phiên mã.
D. Gen điều hòa nằm trong thành phần cấu trúc của opêron Lac.
Câu 16: Trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, thứ tự tác động của các enzym là
A. Gyraza → ADN polimeraza → ligaza → ARN polimeraza.
B. Gyraza → ARN polimeraza → ADN polimeraza → ligaza.
C. Gyraza → ADN polimeraza → ARN polimeraza → ligaza.
D. Gyraza → ligaza → ARN polimeraza → ADN polimeraza.
Câu 17: Khi nói về gen ngoài nhân ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Gen ngoài nhân di truyền từ mẹ hoặc từ bố cho con cái.
B. Gen ngoài nhân tồn tại thành từng cặp alen.
C. Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.
D. Gen ngoài nhân không bị đột biến dưới tác động của các tác nhân gây đột biến.
Câu 18: Bệnh phenylketo niệu xảy ra do đột biến gen làm hỏng enzim chuyển hóa phenylalanin thành tirozin.
Biện pháp điều trị được đưa ra cho người mắc bệnh này là
A. phục hồi chức năng của gen đột biến. B. ăn thức ăn có ít phenylalanin.
C. bổ sung thêm enzim chuyển hóa. D. thế gen thay bệnh bằng gen lành.
Câu 19:Đặc điểm nào sau đây không thuộc quần thể giao phối ngẫu nhiên?
A. Tạo ra các cơ thể có kiểu gen thích nghi với môi trường.
B. Kém thích nghi trước môi trường sống thay đổi.
C. Có sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
D. Thành phần kiểu gen có xu hướng duy trì ổn định.
Câu 20:Khi môi trường sống thay đổi, quần thể có khả năng thích nghi nhanh nhất là
A. quần thể sinh sản hữu tính, kích thước cá thể nhỏ, sinh sản nhanh.
B. quần thể sinh sản hữu tính, kích thước cá thể nhỏ, sinh sản chậm.
C. quần thể sinh sản hữu tính kích thước cơ thể lớn, sinh sản ít.
D. quần thể sinh sản vô tính, kích thước nhỏ, sinh sản nhanh.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Khi số lượng loài trong quần xã tăng thì số lượng cá thể mỗi loài có xu hướng giảm.
B. Trong diễn thế sinh thái quan hệ giữa các loài ngày càng căng thẳng.
C. Đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao, độ đa dạng của quần xã tăng dần.
D. Trong diễn thế sinh thái lưới thức ăn ngày càng phức tạp.
Câu 22: Trong chu trình nitơ nhóm vi khuẩn nào gây thất thoát nguồn nitơ của cây?
A. Vi khuẩn phản nitrat hóa. B. Vi khuẩn nitrat hóa.
C. Vi khuẩn nitrit hóa. D. Vi khuẩn amôn hóa.
Câu 23: Sự giống nhau của hiện tượng “thắt cổ chai” và “kẻ sáng lập” là
A. quần thể được phục hồi có tỉ lệ đồng hợp tử cao.
B. có thể hình thành loài mới ở chính môi trường ban đầu.
C. làm tăng số lượng quần thể của loài.
D. tạo ra quần thể mới đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tháp sinh thái?
A. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
B. Tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có đáy lớn đinh nhỏ.
C. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng.
D. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đinh nhỏ.
Câu 25: Trong cấu trúc cùa ADN ở sinh vật nhân chuẩn, hai mạch polynuclêôtit có chiều
A. 3’ → 5’ B. 5’ →3’
C. 5’ →3’ và 3’ →5’ D. 5’ → 5’ và 3’ →3’
Câu 26: Một động vật ăn thịt chủ chốt trong quần xã có thể duy trì sự đa dạng loài trong quần xã đó nếu chúng
A. cạnh tranh và xua đuổi các loài động vật ăn thịt khác ra khỏi quần xã.
B. chi săn bắt các loài chiếm ưu thế trone quần xã làm thức ăn.

Tài liệu lưu hành nội bộ 2


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
C. cho phép các loài động vật ăn thịt khác nhập cư vào quần xã.
D. chi săn bắt các loài có mức phổ biến thấp nhât trong quần xã làm thức ăn.
Câu 27: Trong giảm phân cặp nhiễm sắc thể giới tính XY có hoạt động nào sau đây khác với cặp nhiễm sắc thể
thường?
A. Luôn không xảy ra tiếp hợp.
B. Luôn không xảy ra trao đổi chéo,
C. Phân li về các cực của tế bào.
D. Đóng xoắn và tháo xoắn trong chu kì tế bào.
Câu 28: Một gen cấu trúc ở tế bào nhân chuẩn
A. Không bao giờ thaỵ đổi trật tự nuclêôtit.
B. luôn tạo ra sản phẩm tham gia vào kiểm soát hoạt động của các gen khác.
C. luôn được biểu hiện ra kiểu hình.
D. có thể được phiên mã và dịch mã ra nhiều chuỗi pôlipeptit khác nhau.
Câu 29: Một số gen trội có hại trong quàn thể vẫn có thể được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Giải
thích nào dưới đây không đúng về nguyên nhân cùa hiện tượng này?
A. Gen trội chỉ gây gây hại ở trạng thái đồng hợp.
B. Gen trội này liên kết chặt chẽ với một gen có lợi khác,
C. gen trội này là gen đa hiệu.
D. Gen trội này được biểu hiện trước tuổi sinh sản.
Câu 30: Trong tổng hợp prôtêin. tARN có vai trò
A. vận chuyển các nuclêotit tham gia vào quá trình giải mã.
B.vận chuyên các tiêu phân nhỏ của ribôxôm.
C. gắn với axitamin trong môi trường nội bào.
D. vận chuyển axitamin đặc trưng đến riboxom và đối mã di truyền.
Câu 31: Quy trình kĩ thuật của liệu pháp gen không có bước nào sau đây?
A. Tế bào mang ADN tái tổ hợp được đưa vào cơ thể bệnh nhân để sản sinh ra những tế bào bình thường thay
thế những tế bào bệnh.
B. Dùng vỉut sống trong cơ thể người làm thể truyền sau khi đã loại bỏ đi những gen gây bệnh của virut.
C. Dùng plasmit làm thể truyền để chuyển gen lành vào cơ thể người bệnh
D. Thể truyền được gắn gen lành cho xâm nhập vào tế bào của bệnh nhân.
Câu 32: Loài phân bổ càng rộng, tốc độ tiến hóa diễn ra càng nhanh vì
A.các quần thể của loài dễ phân hóa về mặt tập tính , đặc biệt là tập tính sinh sản dẫn đến cách li sinh sản
B. Loài đó càng có cơ hội hình thành nhiều quần thể cách li về mặt địa lí dẫn đến cách li sinh sản
C. loài đó dễ tích lũy nhiều đột biến hơn các loài có vùng phân bố hẹp.
D. loài đó có cơ hội giao phổi với nhiều loài có họ hàng gần gũi, quá trình hình thành loài mới bắng con đường
lai xa và đa bội hóa xảy ra nhanh hơn.
Câu 33: Điều kiện nào dưói đây không làm suy giảm sự da dạng di truyền cùa quần thể sinh vật sinh sản hữu
tính?
A. Chọn lọc tự nhiên ưu tiên duy trì những cá thể có kiểu gen dị hợp.
B. Kích thước của quần thể bị giảm quá mức
C. Quần thể chuyển sang giao phối gần.
D. Môi trường sống cùa quần thể liên tục biến đổi theo một hướng xác định.
Câu 34: Yếu tổ nào trực tiếp chi phối sổ lượng cá thể của quần thể làm kích thước quần thể trong tự nhiên
thường bị biến động
A. mức xuất cư và mức nhập cư.
B. mức sinh và mức tử vong.
C. kiểu tăng trưởng và kiểu phân bố của quần thể.
D. nguồn sống và không gian sống.
Câu 35: Bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất
có thể là ARN?
A. ARN có thể nhân đôi mà không cần đến enzim(prôtêin).
B. ARN cỏ kích thước nhỏ hơn ADN.
C. ARN có thành phần nuclêôtit loại uraxin.
D. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử.

Tài liệu lưu hành nội bộ 3


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Câu 36: Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN pôlimeraza là
A. Tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN.
B. Tham gia xúc tác hình thành các liên kết peptit.
C. Tổng hợp phân tử ADN theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
D. Nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.
Câu 37: Phát biểu nào dưới đây về các bệnh , tật di truyền là không chính xác?
A. Có thể dự đoán được khả năng xuất hiện các loại bệnh, tật di truyền bằng phương pháp nghiên cứu phả hệ.
B. Đa số bệnh, tật di truyền hiện nay đã có phương pháp điều trị dứt điểm.
C. Bằng các phương pháp và kĩ thuật hiện đại có thể chuẩn đoán sớm và chính xác các bệnh, tật di truyền thậm
chí từ giai đoạn bào thai.
D. Nhiều bệnh, tật di truyền phát sinh do đột biến nhiễm sắc thể, đột biến gen, hoặc do sai sót trong quá trình
hoạt động của gen.
Câu 38: Mật độ cá thể của quần thể được xem là đặc trưng cơ bản nhất của quần thể vì mật độ:
A. Thể hiện chiều hướng phát triển của quần xã tương ứng với sự biến đổi của điều kiện môi trường.
B. ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể
trong quần thể.
C. Là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ thích nghi của cá thể sinh vật cũng như quần thể với môi
trường.
D. Phản ánh khả năng cạnh tranh của quần thể sinh vật này với quần thể thuộc loài khác trong cùng một môi
trường sống.
Câu 39: Trong nuôi trồng thủy sản, người ta thường nuôi ghép các loài cá khác nhau trong ao; ví dụ có thể nuôi
kết hợp nhiều loài cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắn đen, trôi, chép, … Nhận định nào dưới đây là đúng nói về
ứng dụng trên?
A. Mục đích chủ yếu của ứng dụng này tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái, hình thành nên chuỗi và lưới thức
ăn trong ao.
B. ứng dụng này dựa trên hiểu biết về sự phân bố giữa các cá thể trong quần thể với mục đich là tăng sự cạnh
tranh giữa các loài sinh vật với nhau.
C. ứng dụng này dựa trên hiểu biết về ổ sinh thái riêng của các loài với mục đích chủ yếu là tận dụng tối đa
nguồn thức ăn, giảm cạnh tranh gay gắt giữa các loài sinh vật với nhau.
D. ứng dụng này dựa trên hiểu biết về ổ sinh thái riêng của các loài với mục đích là tăng sự canh tranh giữa các
loài sinh vật với nhau.
Câu 40: Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AaBBddEe thành các dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa tạo
thành các dòng lưỡng bội sẽ tạo ra được bao nhiêu dòng thuần và có kiểu gen như thế nào?
A. 6 dòng thuần – KG; AABBddEE; AABBddee; aabbddEE; aaBBddee; AaBBddEE; AABBddEe.
B. 6 dòng thuần – KG; AABBddEE; AABBddee; aabbddEE; aaBBddee; aaBBddEe; AABBddEe.
C. 4 dòng thuần – KG; AABBddEE; AABBddee; aaBBddEE; aaBBddee.
D. 4 dòng thuần - KG: AABBddEE; AABBddee; aabbddEE; aaBBddee.

Tài liệu lưu hành nội bộ 4


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ ÔN LUYỆN – SỐ
Câu 1: Cấu trúc phân tầng trong quần xã giúp
A. tăng cường sự cạnh tranh, thúc đẩy tốc độ tiến hóa.
B. làm chậm quá trình biến đổi của sinh vật.
C. khai thác nguồn sống hiệu quả, giảm bớt sự cạnh tranh.
D. các loài không cạnh tranh với nhau.
Lời giải
Cấu trúc phân tầng trong quần xã giúp khai thác nguồn sống hiệu quả, giảm bớt sự cạnh tranh.
Đáp án C
Câu 2: Đặc điểm nào đúng với hệ sinh thái nhân tạo?
A. số lượng loài nhiều, năng suất cao. B. độ ổn định cao, chuỗi thức ăn ngắn.
C. chuỗi thức ăn ngắn, năng suất cao. D. số lượng loài ít, năng suất thấp.
Lời giải
Đặc điểm đúng với hệ sinh thái nhân tạo là chuỗi thức ăn ngắn, năng suất cao.
Đáp án C
Câu 3: Theo quan điểm của Đác Uyn sự đa dạng của sinh giới là kết quả của
A. sự biến đổi liên tục theo điều kiện môi trường.
B. chọn lọc tự nhiên dựa trên nguồn đột biến gen và biến dị tổ hợp.
C. sự tích lũy ngẫu nhiên các đột biến trung tính.
D. chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
Lời giải
Theo Đác Uyn, sự đa dạng của sinh giới là kết quả của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
Đáp án D
B sai do thời Đác Uyn vẫn chưa có khái niệm về đột biến gen
Câu 4: Ví dụ nào sau đây thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể?
A. Các con linh dương đực tranh giành nhau các con linh dương cái trong mùa sinh sản.
B. Cá mập con khi mới nở, sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.
C. Các cây thông cạnh tranh ánh sáng, nước và muối khoáng.
D. Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
Lời giải
Ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể là
Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
Đáp án D
Câu 5: Hãy chọn phát biểu đúng.
A. Phân tử mARN và rARN đều có cấu trúc mạch kép.
B. Đơn phân cấu trúc của ARN chỉ khác của ADN một loại nucleotit.
C. Bộ ba AUG chỉ có ở đầu gen.
D. Ở sinh vật nhân thực, aa mở đầu chuỗi polipeptit là metionin.
Lời giải
A sai, mARN và rARN đều có cấu trúc mạch đơn
B sai, nucleotit của ARN là ribonucleotit, cấu tạo từ đường ribose C5H10O5
C sai, bộ AUG có thể ở bất kì vị tí nào trong gen. nó có thể mang nhiệm vụ mở đầu dịch mã hoặc không
Phát biểu đúng là D
Đáp án D
Câu 6: Phương pháp không được sử dụng để chuyển gen ở thực vật là
A. chuyển gen trực tiếp qua ống phấn. B. chuyển gen bằng plasmit.
C. dùng súng bắn gen. D. chuyển gen nhờ phagơ lamda.
Lời giải
Phương pháp không được sử dụng để chuyển gen ở thực vật là chuyển gen nhờ phagơ lamdA.
Phage lamda là thực thể khuẩn – virut kí sinh lên vi khuẩn chứ không phải là virut kí sinh lên thực vật
Đáp án D
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sự hình thành loài mới luôn gắn liền với sự hình thành quần thể sinh vật thích nghi.
B. Chọn lọc tự nhiên đã tạo ra các kiểu gen qui định kiểu hình thích nghi.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen của sinh vật thông qua đó chọn lọc kiểu hình thích nghi.
D. Cách li địa lí trực tiếp gây ra sự biến đổi trên cơ thể sinh vật.

Tài liệu lưu hành nội bộ 5


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Lời giải
A đúng , hình thành loài mới không phải “luôn” gắn liền với quần thể thích nghi. Có thể là do lai xa – đa bội
hóa chẳng hạn. ví dụ sự hình thành chuối nhà từ chuối rừng, hình thành loài lúa mì,..
B sai, CLTN chỉ sang lọc, không tạo nên
C sai, CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình, qua đó tác động gián tiếp lên kiểu gen
D sai, cách li địa lí không trực tiếp gây ra sự biến đổi trên cơ thể sinh vật. kiểu hình sinh vật do kiểu gen qui
định
Phát biểu đúng là A
Câu 8:Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến chủ yếu được sử dụng ở
A. động vật bậc thấp. B. thực vật và động vật bậc thấp.
C. vi sinh vật và động vật bậc thấp. D. thực vật và vi sinh vật.
Lời giải
Tạo giống bằng phương pháp đột biến chủ yếu thực hiện ở thực vật và vi sinh vật do hiệu quả nhanh, biểu hiện
rõ ràng
Động vật có sự chuyên hóa thần kinh cao hơn và thường bị ảnh hưởng đến sức sống
Đáp án D
Câu 9: Trong lịch sử phát sinh phát triển của sinh vật, hóa thạch của sinh vật nhân thực cổ nhất được phát hiện

A. đại trung sinh. B. đại nguyên sinh. C. đại cổ sinh. D. đại thái cổ.
Lời giải
Hóa thạch sinh vật nhân thực cổ nhất được phát hiện ở đại nguyên sinh.
Đáp án B
Câu 10: Đặc trưng sinh thái học của quần thể là
A. chức năng của quần thể. B. tần số các alen và kiểu gen.
C. tỉ lệ các nhóm tuổi. D. vốn gen.
Lời giải
Đặc trưng sinh thái học của quần thể là tỉ lệ các nhóm tuổi
Tần số alen và vốn gen trong quần thể là đặc trưng di truyền của quần thể
Đáp án C
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
B. Chọn lọc tự nhiên định hướng cho tiến hóa.
C. Giao phối không ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể.
D. Áp lực của đột biến là rất thấp.
Lời giải
Phát biểu không chính xác là : C
Giao phối không ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể.
Đáp án C
Câu 12: Một người phụ nữ mắc bệnh di truyền hiếm gặp do đột biến gen lặn ở ti thể. Phát biểu nào sau đây là
chính xác về các con của người phụ nữ này?
A. Tất cả các con sinh ra đều bị bệnh.
B. Tất cả con trai đều bị bệnh, con gái không ai bị bệnh.
C. Nếu bố bình thường thì các con đều không bị bệnh.
D. Tất cả con gái bị bệnh, con trai không ai bị bệnh.
Lời giải
Phát biểu chính xác là : A
Tất cả các con của người này đều bị mắc bệnh. Do gen nằm ở ti thể  di truyền qua tế bào chất
 Di truyền theo dòng mẹ
 Đáp án A
Câu 13: Phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Sự bắt cặp sai trong nhân đôi ADN có thể không dẫn đến đột biến gen.
B. Thường biến xảy ra không liên quan đến kiểu gen.
C. Trong quá trình nhân đôi ADN, Acridin có thể gây thêm hoặc mất một cặp nucleotit bất kì.
D. Đột biến gen phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN.
Lời giải
Phát biểu không chính xác là B

Tài liệu lưu hành nội bộ 6


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Kiểu gen qui định kiểu hình. Thường biến là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường
Câu 14: Enzim nào được sử dụng trong phương pháp lai tế bào?
A. Amilaza. B. Xenlulaza. C. Ligaza. D. Restricaza.
Lời giải
Phương pháp lai tế bào thường áp dụng ở thực vật , dung đề dung hợp hai tế bào trần với nhau ( trước khi lai
hai tế bào trần thì cần dùng xenlulaza để thủy phân thành tế bào
Đáp án B
Câu 15:Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ, gen điều hòa vẫn sản xuất prôtêin ức chế.
B. Enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi động (P) để khởi động quá trình phiên mã.
C. Prôtêin ức chế bám vào vùng vận hành (O) làm ngăn cản quá trình phiên mã.
D. Gen điều hòa nằm trong thành phần cấu trúc của opêron Lac.
Lời giải
Phát biểu không đúng là D.
Gen điều hòa không nằm trong thành phần cấu trúc Operon Lac mà nó có thể nằm ở vị trí khác trong hệ gen
Đáp án D
Câu 16: Trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, thứ tự tác động của các enzym là
A. Gyraza → ADN polimeraza → ligaza → ARN polimeraza.
B. Gyraza → ARN polimeraza → ADN polimeraza → ligaza.
C. Gyraza → ADN polimeraza → ARN polimeraza → ligaza.
D. Gyraza → ligaza → ARN polimeraza → ADN polimeraza.
Lời giải
Thứ tự tác động của enzim là B
Gyraza là enzyme tháo xoắn
ARN polimeraza→ tổng hợp đoạn mồi ARN
ADN polimeraza→ gắn các nucleotit tự do vào trong mạch khuôn
LigazA. → là enzyme nối với nhau tạo thành mạch liền
Đáp án B
Câu 17: Khi nói về gen ngoài nhân ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Gen ngoài nhân di truyền từ mẹ hoặc từ bố cho con cái.
B. Gen ngoài nhân tồn tại thành từng cặp alen.
C. Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.
D. Gen ngoài nhân không bị đột biến dưới tác động của các tác nhân gây đột biến.
Lời giải
Gen ngoài nhân di truyền theo dòng mẹ. Do tế bào chất của hợp tử chủ yếu là nhận được từ mẹ.
Đáp án C
Câu 18: Bệnh phenylketo niệu xảy ra do đột biến gen làm hỏng enzim chuyển hóa phenylalanin thành tirozin.
Biện pháp điều trị được đưa ra cho người mắc bệnh này là
A. phục hồi chức năng của gen đột biến. B. ăn thức ăn có ít phenylalanin.
C. bổ sung thêm enzim chuyển hóa. D. thế gen thay bệnh bằng gen lành.
Lời giải
Biện pháp điều trị được đưa ra là ăn thức ăn có ít phenylalanin.Đáp án B
Câu 19:Đặc điểm nào sau đây không thuộc quần thể giao phối ngẫu nhiên?
A. Tạo ra các cơ thể có kiểu gen thích nghi với môi trường.
B. Kém thích nghi trước môi trường sống thay đổi.
C. Có sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
D. Thành phần kiểu gen có xu hướng duy trì ổn định.
Lời giải
Đặc điểm không thuộc quần thể giao phối ngẫu nhiên là kém thích nghi trước môi trường sống thay đổi
Điều này là sai do quần thể giao phối thường tích lũy một vốn gen khá lớn, có khả năng ứng phó biến động môi
trường cao
Đáp án B
Câu 20:Khi môi trường sống thay đổi, quần thể có khả năng thích nghi nhanh nhất là
A. quần thể sinh sản hữu tính, kích thước cá thể nhỏ, sinh sản nhanh.
B. quần thể sinh sản hữu tính, kích thước cá thể nhỏ, sinh sản chậm.
C. quần thể sinh sản hữu tính kích thước cơ thể lớn, sinh sản ít.

Tài liệu lưu hành nội bộ 7


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
D. quần thể sinh sản vô tính, kích thước nhỏ, sinh sản nhanh.
Lời giải
Quần thể sinh sản hữu tính, kích thước cá thể nhỏ, sinh sản nhanh.=> tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nên một quần
thể đa hình .
Quần thể càng đa hình thì khả năng thích nghi của quần thể càng cao .
Đáp án A
Câu 21: Phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Khi số lượng loài trong quần xã tăng thì số lượng cá thể mỗi loài có xu hướng giảm.
B. Trong diễn thế sinh thái quan hệ giữa các loài ngày càng căng thẳng.
C. Đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao, độ đa dạng của quần xã tăng dần.
D. Trong diễn thế sinh thái lưới thức ăn ngày càng phức tạp.
Lời giải
Phát biểu không chính xác là C.
Đi từ vĩ độ thấp ( nhiệt đới) đến vĩ độ cao (bắc cực) thì độ đa dạng phải giảm dần
Đáp án C
Câu 22: Trong chu trình nitơ nhóm vi khuẩn nào gây thất thoát nguồn nitơ của cây?
A. Vi khuẩn phản nitrat hóa. B. Vi khuẩn nitrat hóa.
C. Vi khuẩn nitrit hóa. D. Vi khuẩn amôn hóa.
Lời giải
Nhóm vi khuẩn gây thất thoát nguồn nito của cây là vi khuẩn phản nitrat hóa
Vi khuẩn này có khả năng phân thủy hợp chất nito rất tốt
Đáp án A
Câu 23: Sự giống nhau của hiện tượng “thắt cổ chai” và “kẻ sáng lập” là
A. quần thể được phục hồi có tỉ lệ đồng hợp tử cao.
B. có thể hình thành loài mới ở chính môi trường ban đầu.
C. làm tăng số lượng quần thể của loài.
D. tạo ra quần thể mới đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
Lời giải
Sự giống nhau của hiện tượng thắt cổ chai và kẻ sáng lập là A
Do hiện tượng thắt cổ chai là còn 1 số ít cá thể còn sống sót còn hiện tượng kẻ sáng lập là một nhóm cá thể di

 Dẫn đến hiện tượng giao phối không ngẫu nhiên ( giao phối cận huyết ) => tăng tỉ lệ thuần chủng
Đáp áp A
Câu 24: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tháp sinh thái?
A. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
B. Tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có đáy lớn đinh nhỏ.
C. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng.
D. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đinh nhỏ.
Lời giải:
Chỉ có tháp năng lượng mới luôn luôn có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ
=> A không đúng.
Chọn A.
Câu 25: Trong cấu trúc cùa ADN ở sinh vật nhân chuẩn, hai mạch polynuclêôtit có chiều
A. 3’ → 5’ B. 5’ →3’
C. 5’ →3’ và 3’ →5’ D. 5’ → 5’ và 3’ →3’
Lời giải:
2 mạch polinucleotit có chiều ngược nhau: 5’ → 3’ và 3’ →5’.
Chọn C.
Câu 26: Một động vật ăn thịt chủ chốt trong quần xã có thể duy trì sự đa dạng loài trong quần xã đó nếu chúng
A. cạnh tranh và xua đuổi các loài động vật ăn thịt khác ra khỏi quần xã.
B. chi săn bắt các loài chiếm ưu thế trone quần xã làm thức ăn.
C. cho phép các loài động vật ăn thịt khác nhập cư vào quần xã.
D. chi săn bắt các loài có mức phổ biến thấp nhât trong quần xã làm thức ăn.
Lời giải:
Một động vật ăn thịt chủ chốt trong quần xã có thể duy trì sự đa dạng loài trong quần xã đó nếu chúng chỉ săn
bắt các loài chiếm ưu thế trong quần xã làm thức ăn.

Tài liệu lưu hành nội bộ 8


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Xua đuổi các loài động vật ăn thịt khác ra khỏi quần xã hay cho phép các loài động vật ăn thịt khác nhập cư vào
quần xã đều làm giảm đa dạng về loài.
Chọn B.
Câu 27: Trong giảm phân cặp nhiễm sắc thể giới tính XY có hoạt động nào sau đây khác với cặp nhiễm sắc thể
thường?
A. Luôn không xảy ra tiếp hợp.
B. Luôn không xảy ra trao đổi chéo,
C. Phân li về các cực của tế bào.
D. Đóng xoắn và tháo xoắn trong chu kì tế bào.
Lời giải:
Trong giảm phân cặp nhiễm sắc thể giới tính XY( dị giao tử ) có hoạt động khác với cặp nhiễm sắc thể thường
là luôn không xảy ra trao đổi chéo, do trao đổi chéo chỉ xảy ra giữa 2 cromatit của 2 NST tương đồng.
Chọn B.
Câu 28: Một gen cấu trúc ở tế bào nhân chuẩn
A. Không bao giờ thaỵ đổi trật tự nuclêôtit.
B. luôn tạo ra sản phẩm tham gia vào kiểm soát hoạt động của các gen khác.
C. luôn được biểu hiện ra kiểu hình.
D. có thể được phiên mã và dịch mã ra nhiều chuỗi pôlipeptit khác nhau.
Lời giải:
Một gen cấu trúc ở tế bào nhân chuẩn có tính chất phân mảnh (những đoạn exon cách nhau bởi intron) nên có
thể được phiên mã và dịch mã ra nhiều chuỗi pôlipeptit khác nhau.
Chọn D.
Câu 29: Một số gen trội có hại trong quàn thể vẫn có thể được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Giải
thích nào dưới đây không đúng về nguyên nhân cùa hiện tượng này?
A. Gen trội chỉ gây gây hại ở trạng thái đồng hợp.
B. Gen trội này liên kết chặt chẽ với một gen có lợi khác,
C. gen trội này là gen đa hiệu.
D. Gen trội này được biểu hiện trước tuổi sinh sản.
Lời giải:
Gen trội có hại trong quần thể vẫn có thể được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác có thể do:
- nó chỉ gây chết ở trạng thái đồng hợp, tức là vẫn tồn tại trong quần thể ở trạng thái dị hợp
- liên kết hoàn toàn với gen khác có lợi hoặc là gen đa hiệu nên nếu bị đào thải sẽ ảnh hưởng đến tính trạng
khác
- biểu hiện sau tuổi sinh sản nên vẫn di truyền khi cá thể ở tuổi sinh sản.
Chọn D.
Câu 30: Trong tổng hợp prôtêin. tARN có vai trò
A. vận chuyển các nuclêotit tham gia vào quá trình giải mã.
B.vận chuyên các tiêu phân nhỏ của ribôxôm.
C. gắn với axitamin trong môi trường nội bào.
D. vận chuyển axitamin đặc trưng đến riboxom và đối mã di truyền.
Lời giải:
Trong tổng hợp prôtêin, tARN có vai trò vận chuyển axitamin đặc trưng đến riboxom và đối mã di truyền.
Chọn D.
Câu 31: Quy trình kĩ thuật của liệu pháp gen không có bước nào sau đây?
A. Tế bào mang ADN tái tổ hợp được đưa vào cơ thể bệnh nhân để sản sinh ra những tế bào bình thường thay
thế những tế bào bệnh.
B. Dùng vỉut sống trong cơ thể người làm thể truyền sau khi đã loại bỏ đi những gen gây bệnh của virut.
C. Dùng plasmit làm thể truyền để chuyển gen lành vào cơ thể người bệnh
D. Thể truyền được gắn gen lành cho xâm nhập vào tế bào của bệnh nhân.
Lời giải:
Quy trình kĩ thuật của liệu pháp gen không có bước dùng plasmit làm thể truyền để chuyển gen lành vào cơ thể
người bệnh.
Chọn C.
Câu 32: Loài phân bổ càng rộng, tốc độ tiến hóa diễn ra càng nhanh vì
A.các quần thể của loài dễ phân hóa về mặt tập tính , đặc biệt là tập tính sinh sản dẫn đến cách li sinh sản
B. Loài đó càng có cơ hội hình thành nhiều quần thể cách li về mặt địa lí dẫn đến cách li sinh sản

Tài liệu lưu hành nội bộ 9


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
C. loài đó dễ tích lũy nhiều đột biến hơn các loài có vùng phân bố hẹp.
D. loài đó có cơ hội giao phổi với nhiều loài có họ hàng gần gũi, quá trình hình thành loài mới bắng con đường
lai xa và đa bội hóa xảy ra nhanh hơn.
Lời giải:
Loài phân bố càng rộng, tốc độ tiến hóa diễn ra càng nhanh vì càng có cơ hội hình thành nhiều quần thể cách li
về mặt địa lí dẫn đến cách li sinh sản.
Chọn B.
Câu 33: Điều kiện nào dưói đây không làm suy giảm sự da dạng di truyền cùa quần thể sinh vật sinh sản hữu
tính?
A. Chọn lọc tự nhiên ưu tiên duy trì những cá thể có kiểu gen dị hợp.
B. Kích thước của quần thể bị giảm quá mức
C. Quần thể chuyển sang giao phối gần.
D. Môi trường sống cùa quần thể liên tục biến đổi theo một hướng xác định.
Lời giải:
Kích thước quần thể giảm, giao phối gần, môi trường thay đổi liên tục theo hướng xác định đều làm giảm sự đa
dạng di truyền của quần thể sinh sản hữu tính. Chọn lọc tự nhiên ưu tiên duy trì những cá thể có kiểu gen dị hợp
thì không có xu hướng đào thải nghiêng hẳn về 1 alen nào, nên không làm giảm đa dạng di truyền.
Chọn A.
Câu 34: Yếu tổ nào trực tiếp chi phối sổ lượng cá thể của quần thể làm kích thước quần thể trong tự nhiên
thường bị biến động
A. mức xuất cư và mức nhập cư.
B. mức sinh và mức tử vong.
C. kiểu tăng trưởng và kiểu phân bố của quần thể.
D. nguồn sống và không gian sống.
Lời giải:
Yếu tố nào trực tiếp chi phối số lượng cá thể của quần thể làm kích thước quần thể trong tự nhiên thường bị
biến động là mức sinh sản và mức tử vong. Trong các quần thể xảy ra xuất, nhập cư thì còn có mức xuất cư và
mức nhập cư.
Chọn B.
Câu 35: Bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất
có thể là ARN?
A. ARN có thể nhân đôi mà không cần đến enzim(prôtêin).
B. ARN cỏ kích thước nhỏ hơn ADN.
C. ARN có thành phần nuclêôtit loại uraxin.
D. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử.
Lời giải:
Vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất có thể là ARN, bởi vì chúng có thể tự nhân đôi mà không cần
emzim. Chúng cũng có thể đóng vai trò xúc tác sinh học như 1 enzim.
Chọn A.
Câu 36: Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN pôlimeraza là
A. Tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN.
B. Tham gia xúc tác hình thành các liên kết peptit.
C. Tổng hợp phân tử ADN theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
D. Nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.
Một trong những vai trò của enzim ADN polimeraza là tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung và nguyên
tắc bán bảo toàn ( giữ một mạch của ADN cũ làm khuôn )
Đáp án C
A sai vì ADN polimezara tổng hợp mạch mới trên cả 2 mạch chứ không phải chỉ trên mỗi mạch khuôn
Câu 37: Phát biểu nào dưới đây về các bệnh , tật di truyền là không chính xác?
A. Có thể dự đoán được khả năng xuất hiện các loại bệnh, tật di truyền bằng phương pháp nghiên cứu phả hệ.
B. Đa số bệnh, tật di truyền hiện nay đã có phương pháp điều trị dứt điểm.
C. Bằng các phương pháp và kĩ thuật hiện đại có thể chuẩn đoán sớm và chính xác các bệnh, tật di truyền thậm
chí từ giai đoạn bào thai.
D. Nhiều bệnh, tật di truyền phát sinh do đột biến nhiễm sắc thể, đột biến gen, hoặc do sai sót trong quá trình
hoạt động của gen.
Phát biểu không chính xác là B

Tài liệu lưu hành nội bộ 10


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Các loại bệnh tật di truyền hiên nay thường chưa có phương pháp điều trị dứt điểm do nguyên nhân bệnh gây ra
bởi gen, do đó chỉ có thể có các biện pháp làm giảm nhẹ các triệu chứng, trị ngọn chứ chưa trị được tận gốc
Đáp án B
Câu 38: Mật độ cá thể của quần thể được xem là đặc trưng cơ bản nhất của quần thể vì mật độ:
A. Thể hiện chiều hướng phát triển của quần xã tương ứng với sự biến đổi của điều kiện môi trường.
B. ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể
trong quần thể.
C. Là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ thích nghi của cá thể sinh vật cũng như quần thể với môi
trường.
D. Phản ánh khả năng cạnh tranh của quần thể sinh vật này với quần thể thuộc loài khác trong cùng một môi
trường sống.
Mật độ cá thể được xem là đặc trưng cơ bản nhất vì ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi
trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể trong quần thể
Đáp án B
Câu 39: Trong nuôi trồng thủy sản, người ta thường nuôi ghép các loài cá khác nhau trong ao; ví dụ có thể nuôi
kết hợp nhiều loài cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắn đen, trôi, chép, … Nhận định nào dưới đây là đúng nói về
ứng dụng trên?
A. Mục đích chủ yếu của ứng dụng này tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái, hình thành nên chuỗi và lưới thức
ăn trong ao.
B. ứng dụng này dựa trên hiểu biết về sự phân bố giữa các cá thể trong quần thể với mục đich là tăng sự cạnh
tranh giữa các loài sinh vật với nhau.
C. ứng dụng này dựa trên hiểu biết về ổ sinh thái riêng của các loài với mục đích chủ yếu là tận dụng tối đa
nguồn thức ăn, giảm cạnh tranh gay gắt giữa các loài sinh vật với nhau.
D. ứng dụng này dựa trên hiểu biết về ổ sinh thái riêng của các loài với mục đích là tăng sự canh tranh giữa các
loài sinh vật với nhau.
Nhận định đúng là C tận dụng tối đa nguồn thức ăn, giảm sự cạnh tranh
Đáp án C
Câu 40: Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AaBBddEe thành các dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa tạo
thành các dòng lưỡng bội sẽ tạo ra được bao nhiêu dòng thuần và có kiểu gen như thế nào?
A. 6 dòng thuần – KG; AABBddEE; AABBddee; aabbddEE; aaBBddee; AaBBddEE; AABBddEe.
B. 6 dòng thuần – KG; AABBddEE; AABBddee; aabbddEE; aaBBddee; aaBBddEe; AABBddEe.
C. 4 dòng thuần – KG; AABBddEE; AABBddee; aaBBddEE; aaBBddee.
D. 4 dòng thuần - KG: AABBddEE; AABBddee; aabbddEE; aaBBddee.
Số dòng thuần là 2 x 1 x 1 x 2 = 4
Gồm AABBddEE, aaBBddEE, AABBddee, aaBBddee
Đáp án C

Tài liệu lưu hành nội bộ 11

You might also like