You are on page 1of 12

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II – SINH 9

Câu 1: Ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể
hoàn chỉnh được gọi là gì?
A. Công nghệ tế bào. B. Công nghệ gen. C. Kỹ thuật PCR. D. Công nghệ sinh học.
Câu 2: Ứng dụng của công nghệ tế bào là
A. nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng.
B. nuôi cấy tế bào và mô trong chọn tạo giống.
C. nhân bản vô tính.
D. nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng, nuôi cấy tế bào và mô trong chọn tạo giống, nhân bản vô
tính.
Câu 3: Mô sẹo là mô:
A. Gồm nhiều tế bào đã biệt hóa và có khả năng sinh trưởng mạnh.
B. Gồm nhiều tế bào chưa biệt hóa và có khả năng sinh trưởng mạnh.
C. Gồm nhiều tế bào chưa biệt hóa và có kiểu gen tốt.
D. Gồm nhiều tế bào đã biệt hóa và có kiểu gen tốt.
Câu 4: Phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trông có ý nghĩa gì?
A. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng mới.
B. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện của môi trường.
C. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng cho năng suất cao.
D. Giúp bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Câu 5: Để phát hiện và chọn lọc dòng tế bào soma biến dị người ta sử dụng phương pháp gì?
A. Phương pháp nuôi cấy mô và tế bào. B. Phương pháp chuyển gen.
C. Phương pháp nhân bản vô tính. D. Phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
Câu 6: Cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh sau khi tế bào hoặc mô được nuôi cấy nhờ công nghệ tế bào có kiểu gen
như dạng gốc vì
A. Cơ thể hoàn chỉnh được sinh ra từ một tế bào của dạng gốc.
B. Bộ gen trong nhân được sao chép lại nguyên vẹn nhờ nguyên phân.
C. Các mô, tế bào được nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng thích hợp.
D. Cả A, B, C
Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Nhân bản vô tính không làm giảm tuổi thọ của động vật được nhân bản.
B. Ở Việt Nam đã nhân bản vô tính thành công đối với cá trạch.
C. Nhân bản vô tính mở ra triển vọng nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt.
D. Nhân bản vô tính giúp tăng nhanh số lượng cá thể từ một mô sẹo ban đầu ở thực vật.
Câu 9: Ở nước ta, những loài thực vật nào đã được nhân giống vô tính trong ống nghiệm thành công?
A. Khoai tây B. Mía C. Dứa D. Cả A, B, C
Câu 10: Để kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh người ta sử dụng gì?
A. Hoocmon sinh trưởng. B. Môi trường dinh dưỡng.
C. Vitamin. D. Đáp án khác.
Câu 11: Các thao tác tác động lên AND để chuyển một đoạn AND mang một hoặc một cụm gen từ tế bào của loài
cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền được gọi là gì?
A. Kỹ thuật gen .B. Công nghệ tế bào. C. Kỹ thuật PCR. D. Đáp án khác.
Câu 12: Quan sát sơ đồ chuyển gen và tế bào vi khuẩn E.coli.

Các số 1, 3, 6 lần lượt là kí hiệu của:


A. đoạn ADN tách từ tế bào cho, ADN tái tổ hợp, AND tái tổ hợp của thế hệ tiếp theo.
B. đoạn ADN tách từ tế bào cho, phân tử ADN làm thể truyền, ADN tái tổ hợp.
C. đoạn ADN tách từ tế bào cho, phân tử ADN dạng vòng của vi khuẩn, AND tái tổ hợp.
D. đoạn ADN tách từ tế bào cho, phân tử ADN làm thể truyền, ADN tái tổ hợp của thế hệ tiếp theo.
Câu 13: Đâu không phải là ứng dụng của công nghệ gen?
A. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới. 1B. Tạo giống cây trồng biến đổi gen.
C. Nhân bản vô tính ở động vật. D. Tạo động vật biến đổi gen.
Câu 14: Kỹ thuật gen gồm các khâu cơ bản là:
A. tách; cắt, nối để tạo ADN tái tổ hợp.
B. cắt, nối để tạo ADN tái tổ hợp; đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
C. tách ADN từ tế bào cho, đưa ADN vào tế bào nhận.
D. tách; cắt, nối để tạo ADN tái tổ hợp; đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Kĩ thuật gen được ứng dụng để tạo ra các chủng vi sinh vật mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh
học với số lượng cao, giá thành rẻ.
B. Tế bào E.coli được dùng làm tế bào nhận do dễ nuôi cấy và có khả năng sinh sản rất nhanh.
C. Tế bào E.coli có vai trò nâng cao hiệu quả trong sản xuất các chất kháng sinh.
D. Chủng vi khuẩn E.coli mang gen sản xuất insulin của người đã được tạo ra nhờ đột biến nhân tạo.
Câu 17: Chủng vi khuẩn E.coli mang gen sản xuất insulin của người đã được tạo ra nhờ
A. nhân bản vô tính. B. công nghệ gen.
C. dung hợp tế bào trần. D. gây đột biến nhân tạo.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Bằng kĩ thuật gen người ta đã đưa nhiều gen quy định nhiều đặc điểm quý vào cây trồng.
B. Cây trồng biến đổi gen không được tạo ra nhờ kĩ thuật gen.
C. Ở Việt Nam, trong điều kiện phòng thí nghiệm đã chuyển được gen kháng virus, gen kháng rầy nâu… vào một
số cây trồng như lúa, ngô.
D. Tạo giống cây trồng biến đổi gen là một trong những ứng dụng của công nghệ gen.
Câu 19: Đâu là thành tựu chuyển gen vào động vật nhờ công nghệ gen?
A. Chuyển gen sinh trưởng ở bò vào lợn, giúp cho hiệu quả tiêu thụ thức ăn cao hơn, hàm lượng mỡ ít hơn lợn
bình thường.
B. Chuyển gen tổng hợp hoocmon sinh trưởng ở người vào cá trạch ở Việt Nam.
C. Chuyển được gen tổng hợp hoocmon sinh trưởng và gen chịu lạnh từ cá Bắc Cực vào cá hồi và cá chép.
D. Cả A, B, C.
Câu 20: Ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết
cho con người được gọi là gì?
A. Công nghệ sinh học .B. Công nghệ gen C. Công nghệ tế bào. D. Công nghệ chuyển
nhân và phôi.
Câu 21: Lĩnh vực nào sau đây không thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học hiện đại?
A. Công nghệ sinh học xử lí môi trường. B. Công nghệ chuyển nhân và phôi.
C. Công nghệ tạo giống đột biến. D. Công nghệ tế bào thực vật và động vật.
Câu 22: Hoocmon nào sau đây được dùng để điều trị bệnh đái tháo đường?
A. Glucagon B. Adrenaline C. Tiroxin D. Insulin
Câu 23: Đâu không phải là biểu hiện của thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn?
A. Các cá thể của thế hệ kế tiếp có sức sống mạnh, sinh trưởng tốt.
B. Các cá thể của thế hệ kế tiếp phát triển chậm.
C. Các cá thể của thế hệ kế tiếp có năng suất giảm và có thể chết.
D. Một số cá thể có thể bị bệnh bạch tạng, thân lùn.
Câu 24: Đặc điểm nào sau đây không phải là mục đích của việc ứng dụng tự thụ phấn và giao phối gần vào chọn
giống và sản xuất?
A. Tạo ra dòng thuần chủng để làm giống. B. Tập hợp các đặc tính quý vào giống để sản xuất.
C. Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn. D. Phát hiện và loại bỏ gen xấu ra khỏi quần thể.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng nhất về khái niệm giao phối gần?
A. Giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ.
B. Giao phối gần là sự giao phối giữa các cá thể cùng loài khác nhau.
C. Giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái.
D. Giao phối gần là sự giao phối giữa bố mẹ và con cái.
Câu 25: Đặc điểm của thoái hóa do giao phối gần ở động vật là gì?
A. Các thế hệ sau sinh trưởng và phát triển yếu. B. Các thế hệ sau có khả năng sinh sản giảm.
C. Các thế hệ sau có thể bị dị tật bẩm sinh, chết non. D. Tất cả các đặc điểm trên.
Câu26: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tự thụ phấn là hiện tượng thụ phấn xảy ra giữa hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau nhưng mang kiểu
gen giống nhau.
B. Ở cây giao phấn, hiện tượng thoái hóa thường xuất hiện do tự thụ phấn.
C. Đậu Hà lan là cây tự thụ phấn rất nghiêm ngặt.
D. Hiện tượng thoái hóa ở thực vật làm cây kém phát triển, sinh trưởng chậm và có thể chết.
Câu 27 Sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái được gọi là gì?
A. Giao phối cận huyết .B. Thụ tinh nhân tạo. C. Ngẫu phối. D. Đáp án khác.
Câu 28: Hiện tượng thoái hóa ở thực vật xuất hiện do
A. thụ phấn nhân tạo. B. giao phấn giữa các cây đơn tính.
C. tự thụ phấn. D. đáp án khác.
Câu 29: Trong chọn giống cây trồng, người ta không dùng phương pháp tự thụ phấn để
A. duy trì một số tính trạng mong muốn. B. tạo dòng thuần.
C. tạo ưu thế lai. D. chuẩn bị cho việc tạo ưu thế lai.
Câu 30: Vì sao một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt hoặc động vật thường xuyên giao phối gần không bị
thoái hóa khi tự thụ phấn hay giao phối cận huyết?
A. Do chúng mang cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng.
B. Do chúng có những gen có khả năng kiềm hãm sự biểu hiện bệnh của các cặp gen đồng hợp.
C. Do khả năng gây bệnh của các gen đã bị bất hoạt.
D. Không có đáp án nào đúng.
Câu 31: Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp biến đổi như thế
nào?
A. Tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp không thay đổi. B. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm.
C. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp không đổi. D. Tỉ lệ thể đồng hợp giảm, thể dị hợp tăng.
Câu 32: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chim bồ câu thường xuyên giao phối gần nhưng không bị thoái hóa.
B. Qua các thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ thể đồng hợp tăng còn thể dị hợp giảm.
C. Tự thụ phấn làm tăng biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
D. Giao phối gần gây hiện tượng thoái hóa ở các thế hệ sau.
Câu 33: Hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu
tốt hơ, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ được gọi là gì?
A. Ưu thế lai. B. Thoái hóa. C. Dòng thuần. D. Tự thụ phấn.
Câu 34: Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của ưu thế lai?
A. Cơ thể lai F1 có sức sống cao, sinh trưởng phát triển mạnh.
B. Cơ thể lai F1 có năng suất giảm.
C. Cơ thể lai F1 có khả năng chống chịu tốt hơn với các điều hiện môi trường so với cơ thể mẹ.
D. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
Câu 35: Phát biểu nào sau đây không đúng về ưu thế lai?
A. Sự tập trung các gen trọi có lợi ở cơ thể lai F1 là một nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai.
B. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
C. Để khắc phục hiện tượng ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ, người ta dùng phương pháp nhân giống hữu tính.
D. Khi lai các dòng thuần với nhau, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất.
Câu 36: Để tạo ưu thế lai ở thực vật, người ta chủ yếu dùng phương pháp lai nào?
A. Lai phân tích. B. Tự thụ phấn C. Lai khác dòng. D. Lai kinh tế.
Câu 37: Phương pháp lai khác dòng được sử dụng rộng rãi ở thực vật nào sau đây?
A. Ngô, lúa. B. Nha đam, mía. C. Chè, hoa hồng. D. Bắp cải, cà rốt.
Câu 38: Phương pháp mà cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai
F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống được gọi là
A. Lai kinh tế. B. Lai phân tích. C. Ngẫu phối. D. Giao phối gần.
Câu 39: Ở nước ta, lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào?
A. Dùng con đực thuộc giống trong nước cho giao phối với con cái thuốc giống thuần nhập nội.
B. Dùng con cái thuộc giống trong nước cho giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội.
C. Dùng con đực và con cái ở trong nước cho giao phối với nhau.
D. Dùng con đực và con cái nhập từ nước ngoài về cho giao phối với nhau.
Câu 40: Ngày nay,việc tạo con lai kinh tế đối với bò và lợn có nhiều thuận lợi nhờ kĩ thuật nào?
A. Kĩ thuật giữ tinh đông lạnh.
B. Thụ tinh nhân tạo.
C. Kĩ thuật kích thích nhiều trứng cùng rụng một lúc để thụ tinh.
D. Tất cả các kĩ thuật trên.
Câu 41: Vì sao không dùng con lai kinh tế làm giống?
A. Vì các con lai không có khả năng thụ tinh.
B. Vì các con lai thụ tinh tạo hợp tử bất thường.
C. Vì các con lai giao phối với nhau có thể tạo thể đồng hợp lặn ảnh hưởng đén năng suất và chất lượng sản phẩm
của các thế hệ tiếp theo.
D. Không có đáp án nào đúng.
Câu 43: Trong chọn giống cây trồng, các phương pháp chính được sử dụng là
A. gây đột biến nhân tạo, tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể, tạo giống ưu thế lai.
B. gây đột biến nhân tạo, tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể, tạo giống ưu thế lai, tạo giống đa bội thể.
C. gây đột biến nhân tạo, tạo biến dị tổ hợp, tạo giống ưu thế lai, tạo giống đa bội thể.
D. gây đột biến nhân tạo, tạo giống ưu thế lai, tạo giống đa bội thể.
Câu 44: Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng ở Việt Nam thuộc đối tượng nào?
A. Lúa
B. Đậu tương
C. Ngô
D. Cả 3 đối tượng trên.
Câu 45: Một tiến bộ kĩ thuật nỏi bật của thế kỉ XX về tạo giống ưu thế lai là
A. ngô lai
B. lúa lai
C. đậu lai
D. bắp cải lai
Câu 46: Giống dâu số 12 là giống dâu tam bội được tao ra do lai giữa thể tứ bội với giống lưỡng bội có đặc điểm
A. bản lá mỏng, màu xanh nhạt, sức ra rễ kém.
B. bản lá dày, màu xanh đậm, thịt lá nhiều, sức ra rễ và tỉ lệ hom sống cao.
C. bản lá dày, màu xanh đậm, sức ra rễ kém.
D. bản lá mỏng, màu xanh nhạt, sức ra rễ và tỉ lệ hom sống cao.
Câu 47: Phương pháp nào sau đây không được sử dụng trong chọn giống vật nuôi?
A. Nhân bản vô tính.
B. Thụ tinh nhân tạo.
C. Tạo giống ưu thế lai.
D. Công nghệ gen.
Câu 48: Chọn câu trả lời đúng nhật trong các câu sau. Trong chọn giống vật nuôi, lai giống là phương pháp chủ
yếu vì
A. đơn giản, dễ thực hiện.
B. nó tạo ra nguồn biến dị tổ hợp cho tạo, chọn giống mới, cải tạo giống có năng suất thấp và tạo ưu thế lai.
C. nó tạo ra nguồn biến dị tổ hợp cho tạo, chọn giống mới.
D. chi phí rẻ, hiệu quả cao.
Câu 49: Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau. Nhiệm vụ của khoa học chọn giống là
A. hoàn thiện các phương pháp chọn lọc nhằm củng cố và tăng cường những tính trạng mong muốn.
B. cải tiến những giống hiện có và tạo ra giống mới.
C. chủ động tạo ra nguồn biến dị cho chọn giống.
D. chọn lọc cá thể có những biến dị tốt đã nảy sinh ngẫu nhiên, tự phát.
Câu 50: Các phương pháp chủ yếu được dùng trong chọn giống vật nuôi là
A. Cải tạo giống địa phương, nuôi thích nghi hoặc tạo giống ưu thế lai.
B. Tạo giống mới, cải tạo giống địa phương.
C. Sử dụng công nghệ gen, công nghệ cấy chuyển phôi.
D. Tạo giống mới, tạo giống ưu thế lai.
Câu 51: Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau. Vì sao trong chọn giống, người ta thường cải tiến giống địa
phương, nuôi thích nghi hoặc tạo giống ưu thế lai mà không tạo giống mới?
A. Do quá trình tạo giống mới đòi hỏi thời gian dài.
B. Do quá trình tạo giống mới đòi hỏi thời gian rất dài và kinh phí lớn.
C. Do quá trình tạo giống mới cần kinh phí cao.
D. Do quá trình tạo giống mới không hiệu quả.
Câu 52: Giống vịt Bạch tuyết (vịt Anh Đào x vịt cỏ) có đặc điểm
A. lớn hơn vịt cỏ.
B. biết mò kiếm mồi.
C. lông được dùng để chế biến len.
D. tất cả các đặc điểm trên.
Câu 53: Hãy lựa chọn đáp án đúng về khái niệm Môi trường?
A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái vô sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống sinh vật.
B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật.
C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái vô sinh hoặc hữu sinh ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống sinh vật.
D. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái hữu sinh ảnh hưởng gián tiếp đến đời
sống sinh vật.
Câu 54: Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi
A. chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác.
B. chúng tạo ra nơi ở cho các sinh vật khác.
C. chúng cung cấp dinh dưỡng cho các sinh vật khác.
D. chúng cung cấp nơi ở cho các sinh vật khác
Câu 55: Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh vật
A. không phụ thuộc vào mức độ tác động của chúng.
B. tỉ lệ thuận vào mức độ tác động của chúng
C. tỉ lệ nghịch vào mức độ tác động của chúng
D. tùy thuộc vào mức độ tác động của chúng.
Câu 56: Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với
A. tất cả các nhân tố sinh thái.
B. nhân tố sinh thái hữu sinh.
C. nhân tố sinh thái vô sinh.
D. một nhân tố sinh thái nhất định.
Câu 57: Cho các phát biểu sau:
1. Các nhân tố sinh thái thay đổi theo từng mức độ và thời gian.
2. Nhân tố sinh thái được chia thành hai nhóm: nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh, con người
không phải là nhân tố sinh thái.
3. Cây xanh là môi trường sống của vi sinh vật và nấm ký sinh.
4. Con người là một nhân tố sinh thái riêng.
Trong các phát biểu trên. Các phát biểu sai là:
A. 1     B. 2     C. 3     D.4
Câu 59: Lựa chọn phát biểu đúng:
A. Ánh sáng, nhiệt độ thuộc nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.
B. Con người thuộc nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.
C. Chỉ có ba loại môi trường sống chủ yếu là môi trường nước, môi trường đất và môi trường không khí.
D. Các nhân tố sinh thái chỉ thay đổi phụ thuộc vào thời gian
Câu 61: Các nhân tố sinh thái
A. chỉ ảnh hưởng gián tiếp lên sinh vật
B. thay đổi theo từng môi trường và thời gian
C. chỉ gồm nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái con người
D. gồm nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh, con người thuộc nhóm nhân tố sinh thái vô sinh.
Câu 62: Các nhân tố sinh thái vô sinh gồm có
A. nấm, gỗ mục, ánh sáng, độ ẩm.
B. gỗ mục, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm.
C. vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật.
D. ánh sáng, nhiệt độ, gỗ mục, cây gỗ.
Câu 63: Nhân tố sinh thái được chia thành
A. nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh.
B. nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái con người.
C. nhân tố sinh thái hữu sinh và nhân tố sinh thái con người.
D. nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh, trong đó nhân tố sinh thái con người thuộc nhóm nhân
tố sinh thái hữu sinh.
Câu 64: Hãy lựa chọn phát biểu đúng
A. Các cây sống ở nơi quang đãng có lá dày, thân cao hơn so với cây sống trong bóng râm.
B. Các cây sống ở nơi quang đãng có lá mỏng, thân thấp, có nhiều cành, tán rộng hơn so với cây sống trong bóng
râm.
C. Các cây sống ở nơi quang đãng có kích thước, hình dạng của lá và thân không đổi so với cây sống trong bóng
râm.
D. Các cây sống ở nơi quang đãng có lá to, dày hơn so với cây sống trong bóng râm
Câu 66: Cây nào trong các cây sau thuộc nhóm cây ưa sáng?
A. Cây xoài
B. Cây dong riềng
C. Cây lá lốt
D. Cây lưỡi hổ
Câu 67: Hãy lựa chọn phát biểu đúng
A. Ánh sáng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sinh lí của thực vật như hoạt động quang hợp, hô hấp… và khả năng
hút nước của cây.
B. Nhóm cây ưa bóng bao gồm những cây chỉ tồn tại được ở nơi có ánh sáng yếu.
C. Ánh sáng chỉ ảnh hưởng tới các đặc điểm hình thái của cây.
D. Ảnh hưởng của ánh sáng không tác động lên các đặc điểm sinh lý của cây.
Câu 68: Chọn đáp án phù hợp điền vào chỗ trống: …. bao gồm những cây sống nơi quang đãng. … bao gồm
những cây sống nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ như cây sống dưới tán của cây khác, cây trồng làm cảnh đặt
trong nhà.
A. Nhóm cây ưa bóng, nhóm cây ưa sáng.
B. Nhóm cây kỵ bóng, nhóm cây ưa sáng.
C. Nhóm cây ưa sáng, nhóm cây ưa bóng.
D. Nhóm cây ưa bóng, nhóm cây kỵ sáng.
Câu 69: Cho các loài động vật sau: cáo, dê, dơi, chồn, cú mèo, trâu, chó, nai. Những loài động vật thuộc nhóm
động vật ưa tối là
A. cáo, chồn, cú mèo.
B. cáo, dơi, chồn, cú mèo.
C. cáo, dơi, chồn.
D. cáo, dơi, cú mèo.
Câu 70: Hãy chọn phát biểu đúng
A. Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di
chuyển trong không gian.
B. Cú mèo không thuộc nhóm động vật ưa tối.
C. Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm không ảnh hưởng tới hoạt động của các loài động vật.
D. Nhóm động vật ưa sáng gồm những động vật không hoạt động vào ban ngày.
Câu 71:Cho các phát biểu sau
1. Cây bạch đàn có thân cao, lá nhỏ xếp xiên, màu lá nhạt, mọc ở nơi quang đãng thuộc nhóm cây ưa bóng.
2. Tùy theo sự thích nghi với các điều kiện chiếu sáng, người ta chia động vật thành hai nhóm là nhóm động vật
ưa sáng và nhóm động vật ưa bóng.
3. Ánh sáng chỉ ảnh hưởng tới hoạt động quang hợp ở thực vật.
4. Cây lá lốt thuộc nhóm cây ưa bóng.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1     B. 2     C. 3     D. 4
Câu 72: Động vật nào sau đây thuộc nhóm động vật ưa sáng?
A. Dơi
B. Cú mèo
C. Chim chích chòe
D. Diệc
Câu 73: Động vật nào sau đây hoạt động vào ban đêm?
A. Trâu
B. Nai
C. Sóc
D. Cừu
Câu 74: Đặc điểm nào sau đây không đúng với cây ưa bóng?
A. Có phiến lá mỏng
B. Mô giậu kém phát triển
C. Lá nằm nghiêng so với mặt đất
D. Mọc dưới tán của cây khác
Câu 75: Động vật nào thuộc nhóm sinh vật biến nhiệt trong các động vật sau
A. Hổ
B. Thằn lằn
C. Cú mèo
D. Cừu
Câu 76: Động vật nào thuộc nhóm sinh vật hằng nhiệt trong các động vật sau
A. Giun đất
B. Thằn lằn
C. Tắc kè
D. Chồn
Câu 77: Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau
A. Tất cả các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0-50 C.
B. Người ta chia sinh vật thành hai nhóm sinh vật chịu nhiệt và sinh vật hằng nhiệt.
C. Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào môi trường.
D. Các động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
Câu 78: Cho các phát biểu sau
1. Cây sống ở vùng ôn đới, trên bề mặt lá có tầng cutin dày có tác dụng hạn chế thoát hơi nước khi nhiệt độ không
khí cao.
2. Gấu sống ở vùng Bắc Cực có kích thước rất to, lớn hơn hẳn gấu sống ở vùng nhiệt đới.
3. Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
4. Con người thuộc nhóm động vật hằng nhiệt.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu sai là
A. 1     B. 2     C. 3     D. 4
Câu 80 Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng thường có đặc điểm
A. phiến lá mỏng, bản lá hẹp, mô giậu kém phát triển.
B. phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển.
C. phiến lá dày, bản lá hẹp, mô giậu phát triển.
D. phiến lá dày, bản lá hẹp, mô giậu kém phát triển.
Câu 81: Lựa chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau
A. Cây sống ở nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như hồ ao có phiến lá hẹp, mô giậu kém phát triển.
B. Cây sống ở nơi khô hạn hoặc có cơ thể mọng nước, hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai.
C. Bò sát có khả năng chống mất nước kém hơn ếch nhái.
D. Bò sát thích nghi kém với môi trường khô hạn của sa mạc.
Câu 82: Thực vật nào sau đây có khả năng chịu hạn kém
A. Cây rêu
B. Cây xoài
C. Cây xương rồng
D. Cây bắp cải
Câu 83 Thực vật vật nào sau đây có khả năng chịu hạn tốt
A. Cây thài lài
B. Cây nha đam
C. Cây bắp cải
D. Cây rêu
Câu 84: Động vật nào sau đây thuộc nhóm động vật ưa ẩm
A. Thằn lằn
B. Tắc kè
C. Ếch nhái
D. Bọ ngựa
Câu 85: Động vật nào sau đây thuộc nhóm động vật ưa khô
A. Thằn lằn
B. Hà mã
C. Giun đất
D. Hải cẩu
Câu 86: Cho các phát biểu sau:
1. Độ ẩm không khí và đất ảnh hưởng ít đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
2. Con người thuộc nhóm động vật hằng nhiệt.
3. Nhóm sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt của môi trường.
4. Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0-50C.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1     B. 2     C. 3     D. 4
Câu 87: Hiện tượng rễ của các cây cùng loài sống gần nhau nối liền với nhau biểu thị mối quan hệ gì?
A. Hỗ trợ
B. Cộng sinh
C. Hội sinh
D. Cạnh tranh
Câu 88: Hãy lựa chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
A. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể.
B. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nguồn thức ăn nhanh chóng.
C. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức
ăn.
D. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm tăng nguồn thức ăn.
Câu 89: Quan hệ cộng sinh là
A. sự hợp tác cùng có lợi giữa các sinh vật cùng loài.
B. sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật .
C. sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại.
D. sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu… từ sinh vật đó.
Câu 90: Ví dụ nào dưới đây biểu hiện quan hệ cộng sinh?
A. Địa y sống bám trên cành cây.
B. Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.
C. Vi khuẩn sống trong nốt sần của cây họ đậu.
D. Giun đũa sống trong ruột người.
Câu 91: Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm do nguyên nhân nào?
A. Môi trường sống thiếu thức ăn hoặc nơi ở chật chội.
B. Số lượng cá thể tăng quá cao.
C. Con đực tranh giành nhau con cái.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 92: Sự hợp tác có lợi giữa các loài sinh vật là quan hệ
A. hỗ trợ
B. cộng sinh
C. hội sinh
D. cạnh tranh
Câu 93:Ví dụ về nhạn biển và cò làm tổ cùng nhau thành tập đoàn là quan hệ
A. hỗ trợ
B. hội sinh
C. hợp tác
D. cạnh tranh
Câu 94: Ví dụ về tảo gây tử vong cho nhiều loài tôm, cá… bằng cách tiết chất độc vào môi trường nước gây hiện
tượng thủy triều đỏ thuộc quan hê
A. cạnh tranh
B. ức chế - cảm nhiễm
C. đối địch
D. sinh vật này ăn sinh vật khác
Câu 95: Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa thưa diễn ra mạnh mẽ?
A. Số lượng cây mọc nhiều trong một diện tích nhỏ.
B. Cây thiếu ánh sáng.
C. Cây không lấy đủ dinh dưỡng.
D. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 96: Cho các ví dụ sau
1. Hoa lan sống trên các cành gỗ mục trong rừng.
2. Địa y sống bám trên cành cây.
3. Tầm gửi sống bám trên cây thân gỗ.
4. Vi khuẩn sống trong nốt sần các cây họ đậu.
Trong các ví dụ trên, có bao nhiêu ví dụ biểu hiện quan hệ kí sinh-nửa kí sinh?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 97: Quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác gồm có
A. Động vật ăn thực vật.
B. Động vật ăn thịt con mồi.
C. Thực vật bắt sâu bọ.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 98: Cho các phát biểu sau
1) Các sinh vật sống cùng loài thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.
2) Trong mối quan hệ khác loài, các sinh vật hỗ trợ hoặc đối địch với nhau.
3) Địa y sống bám trên cây gỗ thuộc quan hệ ký sinh- bán kí sinh.
4) Tảo biển tiết chất độc vào môi trường nước gây tử vong cho nhiều loài tôm cá thuộc quan hệ ức chế cảm
nhiễm.
Trong các phát biểu trên, các phát biểu đúng là
A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (4) C. (1), (3), (4) D. (2), (3), (4)
Câu 99: Nhạn biển và cò làm tổ cùng nhau thành tập đoàn thuộc quan hệ
A. cộng sinh
B. hội sinh
C. hợp tác
D. kí sinh-nửa kí sinh
Câu 100: Quần thể sinh vật là
A. tập hợp các các thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định.
Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
B. tập hợp các các thể sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể
trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
C. tập hợp các các thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định.
D. những cá thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Câu 101 Ví dụ nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Tập hơp các cá thể chim sẻ sống ở 3 hòn đảo khác nhau.
B. Tập hợp cá rô phi đực cùng sống trong một ao.
C. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
D. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè sống chung trong một ao.
Câu 102: Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?
A. Rừng tre phân bố tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình.
B. Tập hợp cá rô phi sống trong một cái ao.
C. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh
ra chuột con.
D. Cá chép, cá mè cùng sống chung trong một bể cá.
Câu 103: Đặc trưng cơ bản của quần thể là
A. tỉ lệ giới tính.
B. thành phần nhóm tuổi.
C. mật đô quần thể.
D. tất cả các đáp án trên.
Câu 104: Nhóm tuổi sinh sản có ý nghĩa
A. làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
B. quyết định mức sinh sản của quần thể.
C. không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể.
D. làm cho kích thước quần thể giảm sút.
Câu 105: Mật độ quần thể là
A. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị thể tích.
B. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích.
C. số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích.
D. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.
Câu 106 Phát biểu đúng về mật độ quần thể là
A. Mật độ quần thể luôn cố định.
B. Mật độ quần thể giảm mạnh do những biến động thất thường của điều kiện sống như lụt lội, cháy rừng hoặc
dịch bệnh.
C. Mật độ quần thể không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.
D. Quần thể sinh vật không thể tự điều chỉnh về mức cân bằng.
Câu 107: Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào
và nơi ở rộng rãi… Tuy nhiên, nếu số lượng cá thể tăng lên quá cao sẽ dẫn đến
A. nguồn thức ăn trở nên khan hiếm.
B. nơi ở và nơi sinh sản chật chội thì nhiều cá thể sẽ bị chết.
C. mật độ quần thể được điều chỉnh trở về mức cân bằng.
D. cả A, B, C đều đúng.
Câu 108: Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau?
A. Vào các tháng mùa mưa trong năm số lượng muỗi giảm đi.
B. Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa.
C. Số lượng cá thể trong quần thể biến động theo mùa, theo năm, phụ thuộc và nguồn thức ăn, nơi ở và các điều
kiện sống của môi trường.
D. Mật độ quần thể tăng mạnh khi nguồn thức ăn có trong quần thể dồi dào.
Câu 109: Cho các phát biểu sau:
1. Ngỗng và vịt có tỉ lệ đực/cái là 40/60.
2. Quần thể được đặc trưng bởi: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và mật độ quần thể.
3. Số lượng cá thể trong quần thể không bị thay đổi trước các điều kiện của môi trường.
4. Nhóm tuổi trước sinh sản có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1    B. 2     C. 3     D.4
Câu 110: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tháp tuổi?
A. Tháp tuổi không phải lúc nào cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
B. Tháp dạng phát triển bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
C. Tháp tuổi dạng ổn định đáy nhỏ, đỉnh lớn.
D. Tháp tuổi dạng giảm sút có đáy hẹp định hẹp.
Câu 111: Quần thể người gồm mấy nhóm tuổi?
A. Một nhóm tuổi.
B. Hai nhóm tuổi.
C. Ba nhóm tuổi.
D. Bốn nhóm tuổi.
Câu 112: Dân số tăng quá nhanh dẫn đến điều gì?
A. Thiếu nơi ở.
B. Ô nhiễm môi trường.
C. Thiếu trường học, bệnh viện.
D. Cả A, B, C
Câu 113: Đặc điểm nào chỉ có ở quần thể người mà không có ở các quần thể sinh vật khác?
A. Giới tính
B. Lứa tuổi
C. Mật độ
D. Pháp luật
Câu 114: Tháp dân số trẻ là tháp có
A. đáy rộng
B. đỉnh nhọn
C. tuổi thọ trung bình thấp
D. cả A, B, C
Câu 115: Tháp dân số già có những đặc điểm gì?
A. Tháp có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu thị tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử thấp. Tuổi thọ
trung bình thấp.
B. Tháp có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu thị tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử thấp. Tuổi thọ
trung bình cao.
C. Tháp có đáy rộng, đỉnh nhọn, cạnh tháp xiên nhiều biểu hiện tỉ lệ người tử vong cao. Tuổi thọ trung bình thấp.
D. Tháp có đáy rộng, đỉnh nhọn, cạnh tháp xiên nhiều biểu hiện tỉ lệ người tử vong cao. Tuổi thọ trung bình cao.
Câu 116: Vì sao quần thể người có những đặc trưng kinh tế-xã hội mà những quần thể sinh vật khác không có?
A. Con người có lao động và tư duy.
B. Con người có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể.
C. Con người có khả năng cải tạo thiên nhiên.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 117: Nhận định nào sau đây đúng?
A. Tăng dân số tự nhiên là kết quả của số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong.
B. Tăng dân số tự nhiên là do số người sinh ra ít hơn số người tử vong.
C. Tăng dân số tự nhiên là do số người sinh ra bằng số người tử vong.
D. Sự tăng giảm dân số không chịu ảnh hưởng của sự di cư.
Câu 118: Nhận định nào sau đây sai?
A. Phát triển dân số quá nhanh là một nguyên nhân quan trọng đe dọa mất ổn định kinh tế- xã hội ở nhiều quốc
gia.
B. Dân số được chia làm 3 nhóm tuổi chính.
C. Dân số tăng nhanh làm nâng cao điều kiện sống của người dân.
D. Hiện tượng gia tăng dân số tự nhiên là do số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong.
Câu 119: Đặc điểm nào sau đây vừa có ở quần thể người vừa có ở các quần thể sinh vật khác?
A. Mật độ
B. Văn hóa
C. Giáo dục
D. Kinh tế
Câu 120: Tăng dân số quá nhanh có thể dẫn đến những trường hợp nào trong các trường hợp sau: (1) thiếu nơi ở;
(2) thiếu lượng thực; (3) ô nhiễm môi trường; (4) nâng cao điều kiện sống cho người dân; (5) tài nguyên ít bị khai
thác?
A. (1); (2); (3)    B. (4); (5)    C. (1); (2)     D. (1); (2); (5)

You might also like