You are on page 1of 7

THPT GIỒNG ÔNG TỐ Đ/C TRẮC NGHIỆM SINH 10_HK 2_CTST NH 2023-2024

1
THPT GIỒNG ÔNG TỐ Đ/C TRẮC NGHIỆM SINH 10_HK 2_CTST NH 2023-2024
BÀI 21. CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
Câu 1. Công nghệ tế bào là gì?
A. Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào
hoặc mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra cơ quan hoặc cô thể hoàn chỉnh.
B. Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy phôi
trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
C. Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào
hoặc mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra cơ quan hoàn chỉnh.
D. Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp chọn lọc tế bào
hoặc mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra cơ quan hoặc có thể hoàn chỉnh.
Câu 2. Ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo
ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh được gọi là gì?
A. Công nghệ tế bào. B. Công nghệ gen.
C. Kỹ thuật PCR. D. Công nghệ sinh học.
Câu 3. Để nhận được mô non, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với cơ thể
gốc, người ta phải thực hiện
A. Công nghệ tế bào B. Công nghệ sinh học
C. Công nghệ gen D. Kĩ thuật gen
Câu 4. Ứng dụng của công nghệ tế bào là
A. nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng.
B. nuôi cấy tế bào và mô trong chọn tạo giống.
C. nhân bản vô tính.
D. nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng, nuôi cấy tế bào và mô trong chọn tạo
giống, nhân bản vô tính.
Câu 5. Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào dựa trên đặc tính nào sau đây?
A. Tính đặc thù của các tế bào. B. Tính đa dạng của các tế bào giao tử.
C. Tính ưu việt của các tế bào nhân thực. D. Tính toàn năng của các tế bào.
Câu 6. Các tế bào toàn năng có khả năng nào sau đây?
A. Biệt hóa và phản biệt hóa. B. Nguyên phân liên tục.
C. Duy trì sự sống vĩnh viễn. D. Giảm phân liên tục.
Câu 7. Nhân tố nào sau đây có vai trò quan trọng nhất trong điều khiển sự biệt hóa bằng
thành phần môi trường?
A. Hàm lượng nitrogen. B. Hormone sinh trưởng.
C. Enzyme chuyển hóa. D. Hàm lượng carbohydrate.
Câu 8. Để tạo ra hàng loạt cây trồng từ một phần của cây mẹ mà vẫn giữ được các đặc tính
di truyền thì cần sử dụng phương pháp nào sau đây?
A. Dung hợp tế bào trần. B. Cấy truyền phôi.
C. Nuôi cấy mô tế bào. D. Nuôi cấy hạt phấn.
Câu 9. Để phát hiện và chọn lọc dòng tế bào soma biến dị người ta sử dụng phương pháp
gì?
A. Phương pháp nuôi cấy mô và tế bào.
B. Phương pháp chuyển gen.
C. Phương pháp nhân bản vô tính.
D. Phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
Câu 10. Để tăng nhanh số lượng cá thể đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta áp dụng phương
pháp nào?
A. Vi nhân giống B. Gây đột biến dòng tế bào xôma
C. Sinh sản hữu tính D. Gây đột biến gen

2
THPT GIỒNG ÔNG TỐ Đ/C TRẮC NGHIỆM SINH 10_HK 2_CTST NH 2023-2024
Câu 11. Để có đủ cây trồng trong một thời gian ngắn đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta
tách bộ phận nào của cây để nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng đặt trong ống nghiệm?
A. Mô. B. Mô phân sinh.
C. Tế bào rễ. D. Mô sẹo và tế bào rễ.
Câu 12. Trong công đoạn của công nghệ tế bào, người ta tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi
mang nuôi cấy trong môi trường nhân tạo để tạo
A. Cơ thể hoàn chỉnh. B. Cơ quan hoàn chỉnh.
C. Mô sẹo. D. Mô hoàn chỉnh.
Câu 13. Để kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh người ta sử
dụng gì?
A. Hoocmon sinh trưởng. B. Môi trường dinh dưỡng.
C. Vitamin. D. Protein.
Câu 14. Mô sẹo là mô:
A. Gồm nhiều tế bào đã biệt hóa và có khả năng sinh trưởng mạnh.
B. Gồm nhiều tế bào chưa biệt hóa và có khả năng sinh trưởng mạnh.
C. Gồm nhiều tế bào chưa biệt hóa và có kiểu gen tốt.
D. Gồm nhiều tế bào đã biệt hóa và có kiểu gen tốt.
Câu 15. Người ta tách mô phân sinh (từ đỉnh sinh trưởng hoặc từ tế bào lá non) nuôi cấy
trong môi trường nào để tạo ra mô sẹo?
A. Môi trường tự nhiên
B. Môi trường dinh dưỡng đặc trong ống nghiệm
C. Kết hợp môi trường nhân tạo và tự nhiên
D. Môi trường dinh dưỡng trong vườn ươm
Câu 17. Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào dựa trên tính chất nào của tế bào thực vật?
A. Tính toàn năng. B. Tính ưu việt.
C. Tính năng động. D. Tính đa dạng.
Câu 18. Cho biết tên gọi quá trình chuyển hóa các tế bào phôi thành các tế bào biệt hóa
khác nhau?
A. Phân hóa tế bào. B. Phản phân hóa tế bào.
C. Phân chia tế bào. D. Nảy mầm.
Câu 19. Tên gọi của quá trình chuyển hóa các tế bào chuyên hóa thành tế bào phôi sinh, có
khả năng phân chia mạnh mẽ là gì?
A. Phân chia tế bào. B. Phân hóa tế bào.
C. Phản phân hóa tế bào. D. Nảy mầm.
Câu 20. Tế bào phôi sinh là những tế bào nào?
A. Tế bào đã được biệt hóa.
B. Tế bào có tính toàn năng.
C. Tế bào hình thành ở giai đoạn đầu tiên của hợp tử.
D. Tế bào hình thành ở giai đoạn đầu của hợp tử chưa mang chức năng chuyên biệt.
Câu 21. Đặc điểm của tế bào chuyên hóa là gì?
A. Mang hệ gene giống nhau, có màng cellulose, có khả năng phân chia.
B. Có tính toàn năng, có khả năng phân chia vô tính.
C. Có tính toàn năng, đã phân hóa nhưng không mất khả năng biến đổi và có khả năng phản
phân hóa.
D. Có tính toàn năng, nếu được nuôi dưỡng trong môi trường thích hợp thì sẽ phân hóa
thành cơ quan.

3
THPT GIỒNG ÔNG TỐ Đ/C TRẮC NGHIỆM SINH 10_HK 2_CTST NH 2023-2024
Câu 22. Để nhận được mô non, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với cơ thể
gốc, người ta phải thực hiện những công việc gì?
A. Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang đi nuôi cấy để tạo mô non (mô sẹo), dùng
hormone sinh trưởng kích thích mô non để chúng phân hóa thành các cơ quan hoặc cơ thể
hoàn chỉnh.
B. Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang đi nuôi cấy để tạo mô non (mô sẹo), dùng
hormone tăng trưởng kích thích mô non để chúng phân hóa thành các cơ quan hoặc cơ thể
hoàn chỉnh.
C. Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang đi nuôi cấy để tạo phôi (mô sẹo), dùng hormone
sinh trưởng kích thích phôi để chúng phân hóa thành các cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
D. Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang đi nuôi cấy để tạo mô non (phôi), dùng hormone
tăng trưởng kích thích mô non để chúng phân hóa thành các cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
Câu 23. Cho các phát biểu sau đây:
(1) Các cây con được tạo ra nhờ quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
(2) Các cây con được tạo ra có vật chất di truyền trong nhân giống cây mẹ.
(3) Các cây con được tạo ra có năng suất và chất lượng cao vượt trội so với cây mẹ.
(4) Các cây con được tạo ra luôn có năng suất và chất lượng giống nhau.
Số phát biểu đúng khi nói về phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24. Cho các bước thực hiện sau đây:
(1) Nuôi cấy tế bào trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo mô sẹo.
(2) Chuyển các cây non ra trồng trong bầu đất hoặc vườn ươm.
(3) Tách mô phân sinh từ đỉnh sinh trưởng hoặc từ các tế bào lá non.
(4) Nuôi cấy mô sẹo trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo cây con.
Trình tự thực hiện nuôi cấy mô tế bào ở thực vật là
A. (1) → (2) → (3) → (4). B. (3) → (1) → (4) → (2).
C. (3) → (1) → (2) → (4). D. (2) → (3) → (1) → (4).
Câu 25. Nuôi cấy mô, tế bào là phương pháp nào sau đây?
A. Tách rời tế bào hoặc mô rồi giâm trong môi trường có chất kích thích để mô phát triển
thành cây trưởng thành.
B. Tách rời tế bào thực vật, nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp giống như
trong cơ thể sống, giúp tế bào phân chia, biệt hóa thành mô, cơ quan, phát triển thành cây hoàn
chỉnh.
C. Tách mô, nuôi dưỡng trong môi trường có chất kích thích tạo chồi, rễ, phát triển thành
cây mới.
D. Tách tế bào thực vật nuôi cấy trong môi trường cách li để tế bào thực vật sống, phát triển
thành cây hoàn chỉnh.
Câu 26. So với phương pháp sinh sản hữu tính, phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật
có ưu điểm nào sau đây?
A. Tiến hành dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhân giống.
B. Tiến hành trong môi trường tự nhiên, không tốn công sức.
C. Tạo ra số lượng lớn cây giống đồng nhất về mặt di truyền.
D. Tạo ra cây giống thích nghi với nhiều điều kiện môi trường.
Câu 27. Cây trồng được sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô tế bào có đặc điểm gì?
A. Không sạch bệnh, đồng nhất về di truyền.
B. Sạch bệnh, đồng nhất về di truyền.
C. Sạch bệnh, không đồng nhất về di truyền.
D. Hệ số nhân giống cao.

4
THPT GIỒNG ÔNG TỐ Đ/C TRẮC NGHIỆM SINH 10_HK 2_CTST NH 2023-2024
Câu 28. Cho các thành tựu sau đây:
(1) Nhân nhanh nhiều giống cây trồng
(2) Tạo ra nhiều giống cây trồng biến đổi gene
(3) Tạo ra cây mang đặc điểm của cả 2 loài khác nhau khác nhau
(4) Bảo tồn nhiều loài thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng
Trong các thành tựu trên, số thành tựu của công nghệ tế bào là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 29. Tại sao cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh được tạo ra nhờ công nghệ tế bào lại có
kiểu gene như dạng gốc?
A. Vì được sinh ra từ một tế bào của dạng gốc, có bộ gene trong nhân được sao chép lại
nguyên vẹn thông qua quá trình phân bào.
B. Vì được sinh ra từ một tế bào của dạng gốc, có bộ gene trong nhân được sao chép lại
nguyên vẹn thông qua quá trình nguyên phân.
C. Vì được sinh ra từ tế bào của dạng gốc, có bộ gene trong nhân được sao chép lại nguyên
vẹn thông qua quá trình giảm phân.
D. Vì được sinh ra từ nhóm tế bào ban đầu, có bộ gene trong nhân được sao chép lại nguyên
vẹn thông qua quá trình nguyên phân.
Câu 30. Ý nghĩa của nuôi cấy mô tế bào là gì?
A. Các sản phẩm không đồng nhất về mặt di truyền.
B. Có hệ số nhân giống thấp.
C. Các sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền.
D. Luôn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.
Câu 31. Phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng có ý nghĩa gì?
A. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng mới.
B. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện của môi
trường.
C. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng cho năng suất cao.
D. Giúp bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Câu 32. Các loại cây lâm nghiệp nào thường được nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy
mô?
A. Cây keo lai, bạch đàn, cà phê, thông, tùng.
B. Cây keo lai, bạch đàn, cà phê, trầm hương.
C. Cây keo lai, bạch đàn, mía, tùng, trầm hương.
D. Cây keo lai, bạch đàn, thông, tùng, trầm hương.
Câu 33. Đâu không phải là ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
A. Tạo ra các mô, cơ quan, cơ thể mới giữ được đặc điểm di truyền của cơ thể gốc.
B. Là phương pháp có hiệu quả giúp tăng nhanh số lượng cá thể trong một thời gian ngắn
C. Bảo tồn một số nguồn gene thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.
D. Tạo ra các thực vật có nhiều đột biến
Câu 34. Đâu là triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
A. Tạo ra các mô, cơ quan, cơ thể mới giữ được đặc điểm di truyền của cơ thể gốc.
B. Nhân nhanh nguồn gene quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.
C. Tạo cơ quan nội tạng động vật từ các tế bào động vật mở ra khả năng chủ động cung cấp
các cơ quan thay thế cho bệnh nhân bị hỏng các cơ quan tương ứng.
D. Bảo tồn một số nguồn gene thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng

5
THPT GIỒNG ÔNG TỐ Đ/C TRẮC NGHIỆM SINH 10_HK 2_CTST NH 2023-2024
Câu 35. Công nghệ tế bào động vật gồm những kĩ thuật chính nào sau đây?
A. Nuôi cấy mô và cấy truyền phôi.
B. Nhân bản vô tính và cấy truyền phôi.
C. Dung hợp tế bào trần và cấy truyền phôi.
D. Nhân bản vô tính và dung hợp tế bào trần.
Câu 36. Cừu Dolly được tạo ra bằng phương pháp nhân giống vô tính không có đặc điểm
nào sau đây?
A. Có tuổi thọ ngắn hơn các cá thể cùng loài được sinh ra bằng phương pháp tự nhiên.
B. Được sinh ra từ tế bào soma, không cần có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.
C. Mang các đặc điểm di truyền giống hệt cá thể cừu mẹ đã mang thai và sinh ra nó.
D. Có giai đoạn phôi thai diễn ra trong tử cung của con cừu cái như các cá thể cùng loài.
Câu 37. Nhân bản vô tính ở động vật không đem đến triển vọng nào sau đây?
A. Nhân nhanh nguồn gene động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
B. Tạo nguồn cơ quan, nội tạng thay thế dùng trong chữa trị bệnh ở người.
C. Tạo ra các loài động vật biến đổi gene để sản xuất thuốc chữa bệnh.
D. Tạo ra những cá thể mới có bộ gene của cá thể gốc được chọn lựa.
Câu 38. Đặc điểm không phải của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính là:
A. mang các đặc điểm giống hệt cá thể mẹ đã mang thai và sinh ra nó
B. thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các cá thể cùng loài sinh ra bằng phương pháp tự
nhiên
C. được sinh ra từ một tế bào xôma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục
D. có kiểu gen giống hệt cá thể cho nhân
Câu 39. Đâu không phải là ý nghĩa của nhân bản vô tính là gì?
A. Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt.
B. Tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị hư ở người.
C. Tạo ra các động vật biến đổi gen.
D. Tạo ra những cá thể mới có bộ gen của cá thể gốc.
Câu 40. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Nhân bản vô tính không làm giảm tuổi thọ của động vật được nhân bản.
B. Ở Việt Nam đã nhân bản vô tính thành công đối với cá trạch.
C. Nhân bản vô tính mở ra triển vọng nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ
tuyệt diệt.
D. Nhân bản vô tính giúp tăng nhanh số lượng cá thể từ một mô sẹo ban đầu ở thực vật.
Câu 41. Hãy cho biết vai trò của tế bào gốc trong đời sống hiện nay?
A. Các tế bào trong cơ thể đều có mục đích cụ thể, nhưng các nhà khoa học quan tâm đến tế
bào gốc vì chúng giúp giải thích tất cả chức năng của cơ thể hoạt động như thế nào và tại sao bị
trục trặc. Tế bào gốc cũng hứa hẹn được sử dụng để điều trị một số bệnh hiện không có cách chữa.
B. Các tế bào trong cơ thể đều có mục đích cụ thể, nhưng các nhà khoa học quan tâm đến tế
bào gốc vì chúng giúp giải thích một số chức năng của cơ thể hoạt động như thế nào và tại sao bị
trục trặc. Tế bào gốc cũng hứa hẹn được sử dụng để điều trị một số bệnh hiện không có cách chữa.
C. Các tế bào trong cơ thể đều có mục đích cụ thể, nhưng các nhà khoa học quan tâm đến tế
bào gốc vì chúng giúp giải thích một số chức năng của cơ thể hoạt động như thế nào và tại sao bị
trục trặc. Tế bào gốc cũng hứa hẹn được sử dụng để điều trị tất cả bệnh hiện không có cách chữa.
D. Các tế bào trong cơ thể đều có mục đích cụ thể, nhưng các nhà khoa học quan tâm đến tế
bào gốc vì chúng giúp giải thích tất cả chức năng của cơ thể hoạt động như thế nào và tại sao bị
trục trặc. Tế bào gốc cũng hứa hẹn được sử dụng để điều trị tất cả bệnh hiện không có cách chữa.

6
THPT GIỒNG ÔNG TỐ Đ/C TRẮC NGHIỆM SINH 10_HK 2_CTST NH 2023-2024
Câu 42. Cấy truyền phôi ở động vật là
A. kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào cùng một loại
môi trường nhân tạo để tạo ra nhiều cá thể có kiểu gene giống nhau.
B. kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các
con cái khác nhau để tạo ra nhiều cá thể có kiểu gene giống nhau.
C. kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào các loại môi
trường nhân tạo khác nhau để tạo ra nhiều cá thể có kiểu gene khác nhau.
D. kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các
con cái khác nhau để tạo ra nhiều cá thể có kiểu gene khác nhau.
Câu 43. Hãy cho biết tế bào gốc là gì?
A. Tế bào gốc là các tế bào chưa có vai trò cụ thể, không phân biệt và có thể trở thành hầu
như bất kì tế bào cụ thể nào khi cơ thể cần.
B. Tế bào gốc là các tế bào đã vai trò cụ thể, biệt hóa nhưng có thể trở thành hầu như bất kì
tế bào cụ thể nào khi cơ thể cần.
C. Tế bào gốc là các tế bào chưa có vai trò cụ thể, đã phân biệt vào các cơ quan và có thể
trở thành tế bào cụ thể của cơ quan khi cần.
D. Tế bào gốc là các tế bào có vai trò cụ thể trong cơ quan, tuy nhiên có thể trở thành hầu
như bất kì tế bào cụ thể nào khi cơ thể cần, chịu tác động.
Câu 44. Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của công nghệ tế bào gốc?
A. Tái tạo các mô để thay thế các mô, cơ quan bị tổn thương hoặc bị bệnh.
B. Mở ra phương pháp điều trị mới trong điều trị vô sinh và hiếm muộn.
C. Bảo tồn giống động vật quý hiếm, phục hồi các nhóm động vật đã bị tuyệt chủng.
D. Tạo ra những động vật có khả năng bất tử để sản xuất các chế phẩm sinh h

You might also like