You are on page 1of 18

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN CNSH THỰC VẬT

Chương 1: Nuôi cấy mô tế bào thực vật


Trắc nghiệm:
1. Công tác giống chủ yếu bao gồm:
a. Thu thập và bảo quản nguồn gen
b. Lai tạo và tuyển chọn giống
c. Thử nghiệm và nhân giống
d. Tất cả các ý trên
2. Ý nào không đúng khi nói về tính toàn thể (potipotency) của mô và tế bào thực vật
a. Cho phép tái sinh được cây hoàn chỉnh từ mô
b. Cho phép tái sinh được cây hoàn chỉnh từ một tế bào nuôi tách rời
c. Chỉ cho phép tái sinh được cây hoàn chỉnh từ mô
d. a, b đều đúng
3. Ý nào đúng khi nói về lợi ích của nuôi cấy mô tế bào thực vật
a. Góp phần giải quyết một cách có hiệu quả công tác giống cây trồng
b. Nghiên cứu di truyền thực vật
c. Nghiên cứu các cơ chế sinh tổng hợp ở thực vật
d. Tất cả ý trên
4. Nuôi cấy mô tế bào thực vật giúp nghiên cứu về
a. Di truyền thực vật
b. Các cơ chế sinh tổng hợp ở thực vật
c. Vai trò của phytohormone trong đời sống thực vật
d. a, b, c đều đúng
5. Năm 1838 học thuyết tế bào được đề xướng bởi hai nhà khoa học
a. Kotte và Robbins
b. Went và Thimann
c. Skoog và Miller
d. Schwan và Schleiden
6. Ý nào đúng khi nói về phát hiện của Skoog và Miller vào năm 1957 về
a. Ảnh hưởng của tỉ lệ cytokinin/auxin trong môi trường nuôi cấy đối với sự hình thành
cơ quan của mô sẹo thuốc lá
b. Xác nhận tác dụng của nước dừa trên mô sẹo cà rốt
c. Phát hiện chất kích thích sinh trưởng thực vật đầu tiên là IAA
d. Phát hiện vai trò của 2,4 D
7. Giai đoạn đầu tiên của lịch sử phát triển của NCMTBTV có thể được đánh dấu
bằng những thí nghiệm đầu tiên của
a. Kotte và Robbins năm 1922
b. Nobertcourt và Gautheret năm 1939
c. Hildebrandt và Riker năm 1954
d. Skoog và Miller năm 1957
8. Ý nào đúng khi nói về vi nhân giống ở thực vật
a. Nhân giống thực vật ở qui mô nhỏ
b. Nhân giống thực vật ở quy mô nhỏ trong vườn ươm
c. Nhân giống thực vật ở qui mô nhỏ ngoài đồng ruộng
d. Nhân giống thực vật trong ống nghiệm
9. Các cơ quan của thực vật được sử dụng trong nuôi cấy mô
a. Chồi đỉnh
b. Chồi bên
c. Hạt phấn
d. a, b, c đều đúng
10. Mô và cơ quan nào của thực vật thường không sử dụng trong nuôi cấy mô
a. Chồi đỉnh
b. Lá
c. Mô gỗ
d. Hạt phấn
Tự luận:
1. Nêu các mô và cơ quan được sử dụng trong nuôi cấy mô tế bào thực vật
- Đỉnh sinh trưởng
- Chồi đỉnh
- Chồi bên
- Mẫu lá
- Phiến lá
- Rễ
- Dạng cử hành
- Hạt nẩy mầm
- Hạt phấn
2. Trình bày ngắn gọn các giai đoạn lịch sử phát triển của NCMTBTV
- 1838: Schleiden và Schwann đề xướng thuyết tế bào
- 1902: Haberlandt là người đầu tiên đưa giả thuyết tế bào và thực nghiệm
- 1922: Kotte và Robins nghiên cứu đỉnh sinh trưởng đầu rễ trong môi trường lỏng
- 1934: White nghiên cứu đầu rễ cà chua
- 1939: Gautheret và Nobercourt nuôi cấy mô sẹo cà rốt trong môi trường IAA và
vitamin B
- 1941: Overbeck và Staward chứng minh nước dừa kích thích sinh trưởng
- 1954: Skoog nhận thấy chế phẩm DNA đã để lâu để kích thích sự phát triển của mô
thuốc lá
- 1955: Skoog xác nhận 6-furfurylaminnopurine được đặt tên Kinetin
- 1957: Skoog và Miller nghiên cứu tỷ lệ Ki/Au trong hình thành mô sẹo thuốc lá
- 1959: Muir, Hildebrandt, Riker, Nickell, Melchers và Bergmann xây dựng kỹ thuật
nghiên cứu tế bào đơn
- 1966: Guha và Maheshwari tạo cà độc dược đơn bội
- 1967: Bourgin và Nistch tạo cây thuốc lá đơn bội qua túi phấn
- 1960: Cocking tạo tế bào trần
- 1970: Nagata và Takebe tái tạo vỏ cellulose
Takebe, Labib và Melchers tái sinh cây thuốc lá từ protoplast
- 1980 – 1992: những thành công công nghệ gen thực vật được công bố
- 2001: Giải mã trình tự gen lúa
3. Nêu ngắn gọn các phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật
3.1. Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng
- Nuôi cấy tế bào vùng nhu mô đỉnh sinh trưởng (chồi đỉnh và chồi bên)
- Sau khi vô trùng mẫu được nuôi cấy trên môi trường thích hợp
- Từ một đỉnh sinh trưởng sau một thời gian cho một hay nhiều chồi
- Chồi phát triển thành cây hoàn chỉnh
- Cây con được chuyển ra bầu đất
3.2. Nuôi cấy mô sẹo
- Mô sẹo là khối tế bào phát triển không định hướng
- Được hình thành khi sự cân bằng chất KT sinh trưởng trong mô tế bào thực vật thay
đổi
- Mô sẹo có khả năng tái sinh thành cây hoàn chỉnh
- Nuôi cấy mô sẹo đối với loài thực vật không thể nuôi cấy đỉnh sinh trưởng
- Cây tái sinh từ mô sẹo có đặc tính giống cây mẹ, tuy nhiên có mức độ biến dị tế bào
soma cao
3.3. Nuôi cất tế bào đơn
- Khối mô sẹo được nuôi cấy trong mô trường lỏng và đặt trên máy lắc tốc độ phù hợp
tạo thành tế bào đơn
- Tế bào đơn được lọc và nuôi cấy trong môi trường đặc biệt và sinh khối
- Tế bào đơn trải trên môi trường thạch có auxin phát triển thành từng cụm mô sẹo
- Tế bào đơn trải trên môi trường có tỷ lên cytokinin/auxin thích hợp có khả năng tái
sinh thành cây hoàn chỉnh
- Nuôi cấy tế bào đơn giống nuôi cấy vi sinh vật
3.4. Nuôi cấy protoplast và chuyển gen
- Protoplast là tế bào đơn được tách vỏ cellulose
- Tế bào đơn kết hợp với enzyme tạo ra protoplast
- Mô thực vật được nghiền cùng với enzyme tạo thành protoplast
- Protoplast có khả năng tái sinh thành cây hoàn chỉnh
- Protoplast có khả năng dung hợp cùng loài hay khác loài tạo thành thể lai vô tính
- Protoplast có khả năng hấp thu ADN ngoại lai
3.5. Nuôi cấy hạt phấn đơn bội
- Hạt phấn nuôi cấy trên môi trường thích hợp tạo thành mô sẹo hoặc phôi
- Mô sẹo được tái sinh thành cây đơn bội (n)
- Cây đơn bội được nhị bội hoá (2n) bằng colchincine
- Cây đơn bội kép từ cây đơn bội là dòng thuần dùng trong lai tạo giống

Chương 2: Phòng thí nghiệm nuôi cấy mô tế bào thực vật


Trắc nghiệm:
1. Để công tác nuôi cấy mô được thành công cần: (câu hỏi bổ sung)
a/ Bảo đảm điều kiện vô trùng
b/ Chọn mô cấy và xử lý mô cấy thích hợp trước và sau khi cấy
c/ Chọn đúng và chuẩn bị đúng cách môi trường nuôi cấy
d/ Chọn mẫu phù hợp
2. Các nguồn tạp nhiễm chính: (câu hỏi bổ sung)
a/ Dụng cụ và môi trường nuôi cấy
b/ Mẫu cấy còn tồn tại sợi nấm, bào tử nấm hoặc vi khuẩn
c/ Do thao tác trong quá trình nuôi cấy
3. Tìm ý đúng khi nói về yêu cầu của nút bông được sử dụng làm nút đậy
a/ Là bông thấm hay không thấm nước
b/ Là bông không thấm nước
c/ Nút phải tương đối chặt
d/ 1 trong số các ý trên
4. Phương pháp vô trùng mô cấy thông dụng nhất hiện nay là
a/ Dùng tia cực tím
b/ Dùng tween 80
c/ Dùng một trong các chất hoá học: NaOCl, Ca(OCl)2, nước Brom, HgCl,…
d/ Dùng cồn 96%
5. Khi vô trùng mô nuôi cấy cần: (câu hỏi bổ sung)
a/ Mẫu phải ngập hoàn toàn trong dung dịch khử trùng
b/ Dung dịch khử trùng phải có nồng độ phù hợp
c/ Mẫu được rửa lại nhiều lần bằng nước cất vô trùng
d/ Phải đảo lắc vừa phải phù hợp với từng mẫu trong lúc khử trùng mẫu
6. Tìm ý đúng khi nói về mục đích của việc chuẩn bị dung dịch mẹ trong pha chế môi
trường nuôi cấy:
a/ Giảm bớt thời gian và đảm bảo độ chính xác
b/ Dễ dàng bảo quản trong tủ lạnh
c/ Đảm bảo môi trường không nhiễm
d/ Đảm bảo môi trường giàu dinh dưỡng trong nuôi cấy
Tự luận:
1. Tại sao trong nuôi cấy mô tế bào thực vật đòi hỏi phải được vô trùng nghiêm ngặt?
Vì môi trường nuôi cấy mô tế bào thực vật có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng nên cũng là
môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển. Do tốc độ phân bào của vi sinh vật nhanh
hơn nhiều so với tế bào thực vật nên khi môi trường bị nhiễm, trong vài ngày đến một
tuần mô và tế bào sẽ bị hoại tử. Nên mức độ vô trùng trong thí nghiệm nuôi cấy mô thực
vật đòi hỏi rất nghiêm khắc.
2. Trình bày cách vô trùng nơi thao tác cấy và tủ cấy vô trùng?
- Buồng cấy
+ Có diện tích: 25 – 50 m2, sàn lát gạch men, tường sơn
+ Xông formol và trung hoà bằng amoniac trước khi sử dụng
+ Vệ sinh hằng ngày và bật đèn UV (40W) trước và sau khi làm việc
+ Các dụng cụ mang vào buồng cấy đều được vô trùng
+ Vệ sinh tay và mặt bàn kỹ bằng cồn 70° trước khi làm việc
- Tủ cấy vô trùng
+ Là tủ cấy có thiết bị thổi không khí đã lọc vô trùng vào nơi thao tác cấy với hiệu
quả 99,99%
+ Có đèn UV, được bật trước và sau khi làm việc
3. Trình bày cách bố trí phòng thí nghiệm nuôi cấy mô?
- Phòng rửa và sản xuất nước cất
- Phòng sấy, hấp, kho thuỷ tinh sạch
- Phòng chuẩn bị môi trường
- Phòng chuẩn bị mẫu
- Phòng cấy vô trùng
- Phòng ảnh
- Phòng kính hiển vi
- Phòng sáng
- Phòng sinh hoá
4. Các thành phần môi trường trong nuôi cấy mô tế bào thực vật, vai trò của các thành
phần?
- Đường làm nguồn carbon: giúp tổng hợp nên các chất hữu cơ giúp tế bào phân chia,
tăng sinh khối của mô

- Các muối khoáng đa lượng: Nhu cầu muối khoáng của mô tế bào tách rời không khác
nhiều so với cây trồng trong điều kiện tự nhiên. Các nguyên tố đa lượng cần phải
cung cấp là nitơ, phospho, kali, magiê, sắt.
- Các muối khoáng vi lượng: do ít được nghiên cứu, cung cấp hầu hết các nguyên tố vi
lượng cần thiết đối với cây cho mô nuôi cấy trong môi trường nhân tạo chủ yếu là dựa
vào kinh nghiệm
- Các vitamin:
- Các chất kích thích sinh trưởng
- Các chất hữu cơ khác
5. Trình bày cách chọn mô nuôi cấy và xử lý mô cấy?
- Các mô còn non đang trong tình trạng sinh trưởng mạnh khi nuôi cấy trong môi
trường chứa một lượng phytohormone thích hợp đều có khả năng tạo mô sẹo hoặc tái
sinh cây con. Thông thường để bắt đầu nghiên cứu nhân giống vô tính một cây nào đó
người ta thường dùng chồi nách hoặc mô phân sinh ngọn.
- Khi bắt đầu nuôi cấy mô để chọn giống và nhân giống cần thí nghiệm tìm hiểu phản
ứng của các bộ phận khác nhau của cây trong nuôi cấy ở các nồng độ phytohormone
khác nhau
- Sau khi cấy, mô cấy cần được đặt trong các điều kiện nhiệt độ và ánh sáng ổn định
phù hợp với nhu cầu của từng loại mô cấy nhờ các máy điều hoà tự động.
6. Trình bày các bước cơ bản trong vô trùng mô nuôi cấy và những vấn đề cần lưu ý?
- Rửa mô cấy bằng xà phòng loãng, sau đó rửa lại bằng nước
- Vô trùng sơ bộ mô cấy bằng cồn 70%, lắc đều 1 – 3 phút
- Tiếp tục cho vào dung dịch KTr. Luôn thêm 1 – 2 giọt Tween 80
- Sau khi đủ thời gian KT, gạn bỏ dung dịch KT và rửa sạch mô cấy với nước cất vô
trùng 3 – 4 lần
Chú ý:
- Trong thời gian xử lý, mô cấy phải ngập hoàn toàn trong dung dịch diệt khuẩn, khi xử
lý xong, mô phải được rửa nhiều lần bằng nước cất vô trùng
- Những mô bị chất khử trùng làm trắng phải được loại bỏ trước khi cấy lên môi trường

Chương 3: Công nghệ vi nhân giống ở thực vật bậc cao


Trắc nghiệm:
1. Phôi soma còn có tên gọi khác
- Phôi sinh dưỡng
- Phôi vô tính
- Phôi thể hệ
2. Bổ sung ý đúng khi nói về phôi soma
- Được tạo ra từ tế bào sinh dưỡng
- Phôi soma có thể được tạo ra trực tiếp hoặc gián tiếp
- Phôi tạo ra không thông qua quá trình thụ tinh
- Phôi soma có khả năng tái sinh cây hoàn chỉnh
3. Mục nào sai khi nói về sự hình thành phôi soma
a. Giai đoạn trước khi hình thành tế bào phôi soma gọi là tế bào tiền phôi (PEDC)
b. Tế bào tiền phôi có thể phân chia để hình thành tế bào phôi trực tiếp
c. Có nhiều tế bào phát sinh tế bào phôi không cần chất kích thích sinh trưởng
d. Các tế bào phát sinh phôi đều cần chất kích thước sinh trưởng
4. Mục nào sai khi nói về sự hình thành phôi soma
a. Phôi soma có thể được hình thành từ mô sẹo
b. Phôi soma có thể hình thành trực tiếp từ mẫu cấy
c. Những tế bào của những mô có quan hệ đến sinh sản như mô hạt phấn khó có khả
năng hình thành tế bào phôi
d. Chồi mầm của hạt nảy mầm có khả năng hình thành tế bào phôi dễ dàng hơn
5. Ý nào đúng khi nói về sự tác động của auxin trong sự phát sinh tế bào phôi (IEDC)
a. Sự có mặt của auxin thường thúc đẩy nhanh sự phân chia tế bào và thường tạo ra tế
bào xốp
b. Sự có mặt của auxin giúp cho sự hình thành tế bào có tính phân cực
c. Sự có mặt của auxin luôn thúc đẩy tạo ra phôi trực tiếp
d. Khi tế bào phôi hình thành, sự có mặt auxin sẽ gây tổn hại đến sự phát triển bình
thường của phôi soma
Tự luận:
1. Đỉnh sinh trưởng, nuôi cấy đỉnh sinh trưởng và phục tráng giống?
- Đỉnh sinh trưởng
+ Mô phân sinh đỉnh được bao bọc bởi lớp cutin hạn chế sự mất nước
+ Sự hình thành mới cơ quan bắt đầu từ mô phân sinh đỉnh
+ Mô này có từ giai đoạn đầu phát triển của phôi và giữ lại trong suốt đời sống của
cây
+ Mô phân sinh có sự phân hoá của tế bào khởi sinh
+ Tất cả những tế bào còn lại xuất phát từ tế bào khởi sinh
+ Chồi bên có cấu tạo giống như đỉnh sinh trưởng
+ Vùng nhu mô đỉnh sinh trưởng là vùng không có virus
+ Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng phục tráng giống cây trồng
- Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng và phục tráng giống
+ Đem một củ khoai tây trồng vào chậu đất
+ Khi mầm cao 15cm, cắt phần ngọn 6 – 8cm, cắt bỏ 2 lá dưới, cấy vào một ly có
chứa mùn vô trùng, đậy lại bằng ly khác trong 10 ngày để ra rễ
+ Sau 3 – 4 tuần, đưa cây vào điều kiện as 3000 – 4000 lux, chiếu sáng 16h/ngày,
nhiệt độ ngày/đêm: 36℃ /33℃
+ Sau 2 tuần, cắt bỏ ngọn mầm để chồi bên phát triển
+ Sau 6 tuần, ngọn chồi bên được đưa vào nuôi cấy đỉnh sinh trưởng
+ Tách đỉnh sinh trưởng 0,6mm trong tủ cấy vô trùng
+ Đặt đỉnh sinh trưởng trên bề mặt môi trường, nhiệt độ 23℃ , AS 16h/ngày
+ Sau vài tuần cấy truyền qua môi trường mới
+ Khi chồi có nhiều lá được cắt đốt nhân lên, đồng thời đưa đi chẩn đoán virus trên
các cây chỉ thị virus S, X và Y
+ Sau khi đã chắc chắn chồi không bị virus, chồi được đưa vào nhân nhanh và bảo
quản giống
2. Trình bày các bước trong kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng và những vấn đề
thường gặp trong quá trình đó?
- Chuẩn bị mẫu và nuôi cấy đỉnh sinh trưởng
+ Đỉnh sinh trưởng, chồi đỉnh hay chồi bên
+ Vô trùng mẫu
+ Chọn môi trường nuôi cấy: MS
+ Xử lý mẫu
- Tạo thể nhân giống
+ Mẫu nuôi cấy được nuôi cấy trên môi trường chọn lọc để tạo thể nhân giống
+ Có 2 thể nhân giống: thể cắt đốt, thể chồi
+ Môi trường nuôi cấy: MTDD + cyt/aux + chất hữu cơ
- Nhân giống in vitro
+ Nhân giống theo phương thức cắt đốt:
Mẫu nuôi cấy: đốt thân in vitro
Môi trường: MTDD ± cyt + chất hữu cơ
Thời gian nuôi cấy: 3 – 5 tuần
+ Nhân giống theo phương thức tách cụm chồi
Mẫu nuôi cấy: cụm chồi nhỏ (2 – 3 chồi)
Môi trường: MTDD + cyt/aux + chất hữu cơ
Thời gian nuôi cấy: 4 tuần (thân thảo) – 6 tuần (thân gỗ)
- Tái sinh cây hoàn chỉnh in vitro
+ Là giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh để đưa ra vườn ươm, các chất tạo chồi được loại bỏ
thay vào là chất tạo rễ
+ Mẫu nuôi cấy: chồi thân cao > 40mm
+ Môi trường: MTDD + aux + chất hữu cơ
+ Thời gian nuôi cấy: 3 tuần (thân thảo) – 8 tuần (thân gỗ)
- Chuyển cây in vitro ra vườn ươm
+ Đây là giai đoạn trung gian giữa in vitro và in vivo
+ Đảm bảo điều kiện: độ ẩm cao, nhiệt độ không khí mát, cường độ chiếu sáng thấp
+ Tránh thoát hơi nước
+ Cơ chất dễ thoát nước (xơ dừa), đất tơi xốp, giữ ẩm
+ Thời gian nuôi cấy: 10 – 15 ngày
- Nhân giống in vivo
+ Cây con sau khi chuyển ra luống ươm sau 7 – 10 ngày thì ra rễ
+ Có thể được sử dụng như cây mẹ
+ Thực hiện với cây con cắt đốt
+ Đốt thân được sử dụng giâm cành tạo thành cây mạ
+ Thiết lập luống mạ dùng sản xuất chồi cây con
+ Cơ chất: đất tơi xốp + xơ dừa + phân chuồng hoai
+ Luống mạ được duy trì vài Tháng
- Tạo cây con bầu đất
+ Cây con từ in vitro hay được nhân giống trên luống ươm đã ra rễ và khoẻ mạnh thì
tiến hành cấy vào bầu đất
+ Bầu đất: đất tơi xốp + xơ dừa + phân chuồng hoai
+ Che phủ nylon: 7 – 10 ngày
+ Chăm sóc: NPK: 20-20-20 + nước
+ Điều kiện: đổ ẩm cao, ánh sáng cao, nhiệt độ mát
+ Thời gian: 1 tháng (thân thảo) – 5 tháng (thân gỗ)
- Trồng cây trên đồng ruộng
+ Cây con bầu đất cao 10 – 20cm (thân thảo) – 50cm (thân gỗ) được chuyển ra đồng
ruộng
+ Duy trì độ ẩm cao giúp cây thích nghi với điều kiện tự nhiên
+ Chăm sóc theo kỹ thuật nông lâm nghiệp
- Chọn lọc cây ưu thế và đưa vào dòng hoá in vitro
+ Chọn lọc cây ưu thế: sinh lý hay năng suất
+ Đưa vào nuôi cấy in vitro để dòng hoá
+ Tạo quần thể ưu thế sau này
- Những vấn đề thường gặp:
+ Tính bất định về mặt di truyền
+ Mẫu được đưa vào nuôi cấy
+ Việc sản xuất các chất gây độc từ
+ Khống chế điều kiện môi trường nuôi c
+ Hiện tượng thuỷ tinh thể
+ Trở ngại khi thương mại hoá
3. Phôi soma là gì? Sự hình thành phôi soma?
- Được hình thành không thông qua quá trình tạo mô sẹo được gọi là phôi vô tính, tế
bào phôi vô tính có thể được tạo ra trực tiếp và nhân sinh khối bằng hệ thống nuôi cấy
thích hợp. Những tế bào phôi vô tính này có khả năng tái sinh thành cây hoàn chỉnh
hoặc được dùng làm nguyên liệu sản xuất hạt giống nhân tạo với lớp bao alginate.
Phôi vô tính được xem như kỹ thuật mang lại nhiều hiệu quả cao t rong nhân giống
cây trồng.
- Phát sinh phôi từ tế bào soma, trải qua hai giai đoạn:
(1) Mô thực vật được nuôi cấy trên môi trường có mặt auxin phát sinh tế bào soma.
Khối tế bào soma tăng sinh nhanh theo hướng phản biệt hóa và mất tính hữu cực.
(2) Khi khối tế bào soma được đưa vào nuôi cấy trên môi trường giảm hẳn hay không
có auxin hay có bổ sung cytokin, tế bào soma được kích thích đi vào giai đoạn biệt
hóa phôi soma.
4. Trình bày kỹ thuật nuôi cấy phôi soma?
- Chuẩn bị mẫu
+ Khử trùng mẫu
+ Tách mẫu
- Môi trường nuôi cấy mô
+ Chất vô cơ: White, Murashige-Skoog, Gamborg B5
+ Nguồn carbon: đường cung cấp năng lượng chủ yếu trong nuôi cấy phôi
+ Nguồn nitrogen: NH4NO3 và KNO3 là nguồn nitơ dùng trong nuôi cấy phôi, mỗi
loại cây trồng thích hợp với các dạng nitơ vô cơ khác nhau
+ Các chất hữu cơ khác và dịch chiết: Nước dừa (CW - coconut water) được dùng
thông dụng trong nuôi cấy mô
+ Chất sinh trưởng: Chất sinh trưởng (cytokinin, auxin, gibberellin) có tác động trên
phôi non phụ thuộc vào từng loại cây trồng.
+ Agar: Hầu hết các hệ thống nuôi cấy phôi đều thực hiện trên môi trường có thạch
(agar)
+ Than hoạt tính: Phải có những thực nghiệm xác định nồng độ than hoạt tính thích
hợp cho quá trình nuôi cấy
+ Độ pH: pH thích hợp cho nhiều loài cây trồng là 5 - 6
- Điều kiện nuôi cấy:
+ Khi sáng: nuôi cấy phôi còn non thực hiện trong tối, cần tái sinh thì phôi được cấy
chuyển ra ánh sáng
+ Nhiệt độ: Hiện nay nhiệt độ được các nhà nghiên cứu hay sử dụng trong nuôi cấy là
25 ± 2°C
5. Trình bày hệ thống nhân sinh khối tế bào phôi soma?
+ Nhân sinh khối tế bào phôi: Có 2 đặc tính mà nhân giống vô tính từ phôi soma được
ghi nhận là:
(1) Phôi được nuôi cấy liên tục trong môi trường lỏng trên một thể tích lớn
(2) Phôi được xem như là một thể nhân giống.
+ Đặc tính công nghệ của nhân sinh khối phôi soma:
Hệ thống có thể sản xuất một lượng lớn sinh khôi với ít tốn phí lao động, giảm chi phí
trong nhân giống, và với đặc tính có thể lai tế bào và kỹ thuật di truyền, hệ thống
nhân vô tính phôi soma có thể sản xuất ra các quần thể cây trồng đặc biệt.
6. Hạt nhân tạo là gì? Trình bày cách bao hạt và làm khô hạt nhân tạo?
- Hạt giống nhân tạo có cấu tạo là phôi được bao bọc bởi lớp áo bên ngoài. Hạt giống
nhân tạo có khả năng nẩy mầm như hạt giống tự nhiên
- Cách bao hạt và làm khô:

- Dung dịch alginate ở đây có 3% sucrose và 0,1% topsin M (thiophanate methyl ester -
chất chống nấm) dẫn đến máy tạo hạt nhân tạo và hoàn tất quá trình trong 10 giây v ới
200 ml dung dịch alginate 1,5% (w/v).
- Hạt tạo thành cho vào dung dịch CaCl2 100 mM trong 10 phút làm hạt cứng hơn.
- Lượng hạt còn lại sau phân tách là 620 hạt và được rửa bằng vòi nước khoảng 3 giờ.
- -Ngâm các hạt ngập chìm trong 200 mM dung dịch KNO 3 khoảng 60 phút sau đó,
loại muối bằng cách rửa dưới vòi nước trong 40 phút.
- Hạt trồng vào khay và chỉ trong vòng 6 giờ, các hạt sẽ tự nứt (self - breaking).
- Cơ ch ế quá trình t ự n ứt của hạt nhân tạo; hạt khi gieo vào môi trường ẩm, quá trình
trao đổi diện tích làm hạt ngày càng căng phồng lên và cuối cùng hạt vỡ ra

7. Ưu điểm và nhược điểm của hạt giống nhân tạo?
- Ưu điểm:
+ Có thể giúp ích cho việc nhân giống
+ Dễ dàng vận chuyển và bảo quản giống lâu dài
+ Tiềm năng nhân giống với số lượng lớn
+ Giá cả sản xuất thấp

Chương 4: Nuôi cấy tế bào


Trắc nghiệm:
1. Ý nào không đúng khi nói về mô sẹo
a/ Là khối tế bào phát sinh không định hướng
b/ Có hình dạng không nhất định
c/ Không có lớp như mô
d/ Không có khả năng biệt hóa thành phôi
2. Ý nào không đúng khi nói về nguyên nhân của sự biến tính của tế bào trong nuôi
cấy mô sẹo
a/ Do độ già của mẫu
b/ Tế bào đa bội có số lượng DNA cao
c/ Thời gian duy trì nuôi cấy mô sẹo
d/ Do chất điều hòa sinh trưởng
3. Đặc điểm sinh trưởng của mô sẹo có liên quan đến
a/ Mẫu nuôi cấy mô sẹo
b/ Thành phần môi trường
c/ Điều kiện nuôi cấy
d/ a,b,c đều đúng
4. Nguyên nhân của sự biến tính của tế bào trong nuôi cấy mô sẹo
a/ Do độ già của mẫu
b/ Tế bào đa bội có số lượng DNA cao
c/ Thời gian duy trì nuôi cấy mô sẹo
d/ a,b,c đều đúng
5. Ý nào đúng khi nói về sự cấy chuyền nhiều lần của mô sẹo
a/ Dễ phát sinh phôi
b/ Dễ hình thành cơ quan
c/ Dễ hình thành chồi
d/ Khả năng tái sinh càng giảm
6. Trong quá trình phát triển mô sẹo thường xuất hiện các loại tế bào nào?
a/ Loại tế bào xốp
b/ Loại tế bào chặt
c/ Loại tế bào như mô
d/ a, b đúng
7. Sự tạo mô sẹo in vitro là do một số yếu tố trừ:
a/ Sự phản biệt hóa của vài tế bào nhu mô
b/ Sự kích thích hoạt động của các mô phân sinh cấp 2
c/ Sự xáo trộn của vài tế bào nhu mô
d/ Sự xáo trộn của các mô phân sinh cấp 1
8. Theo Thomas & Davery (1975) sự hình thành chồi từ mô sẹo được kích thích bởi các
yếu tố trừ:
a/ Các chất sinh trưởng đưa vào môi trường
b/ Chất sản sinh ra trong nuôi cấy mô sẹo
c/ Các chất có sẳn trong mẫu cấy
d/ Cường độ chiếu sáng
9. Theo Tran Thanh Van & cs (1978) sự hình thành chồi được điều khiển bằng
a/ Tỷ lệ cytokinin/auxin từ 10 – 100.
b/ Sucrose, các chất hữu cơ và dịch chiết
c/ Điều kiện nuôi cấy
d/ Các chất sản sinh ra trong nuôi cấy

Tự luận:
1. Mô sẹo là gì? Nêu các giai đoạn hình thành mô sẹo?
- Là một khối tế bào phát sinh không ổn định hướng và không kiểm soát được, do
không có lớp nhu mô
- Được hình thành nơi vết cắt và ở các vị trí trên mẫu nuôi cấy và ở hầu hết các bộ
phận thực vật
- Có khả năng biệt hoá và tái sinh thành cây hoàn chỉnh
- Sự hình thành mô sẹo chia ra 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: phát sinh mô sẹo
+ Giai đoạn 2: tế bào phân chia tăng sinh khối
+ Giai đoạn 3: tế bào đi vào biệt hoá
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát sinh mô sẹo?
- Cơ quan được nuôi cấy
- Sinh lý mẫu nuôi cấy
- Vai trò của ánh sáng
- Chất điều hoà sinh trưởng
3. Mục đích/ý nghĩa của việc nuôi cấy tế bào đơn?
- Để hiểu biết sâu sắc các quá trình của cơ thể thực vật ở mức độ tế bào hay nhỏ hơn và
qua đó ứng dụng được các thành tựu của sinh học phân tử
- Nuôi cấy dịch huyền phù tế bào đơn để thu lượng sinh khối lớn, thu nhận phôi, thu
các chất có HTSH (alkaloid, kháng sinh, hormon, tannin, saponin, sterol…), thu các
dòng tế bào đột biến…
- Nghiên cứu hệ thống di truyền tế bào
- Theo dõi các đặc tính sinh lý dinh dưỡng
- Nghiên cứu nguyên liệu để lai tạo, chuyển gen, đột biến
4. Trình bày hệ thống nuôi cấy batch trên máy lắc?
- Là nuôi cấy một thể tích dịch huyền phù tế bào cố định
- Quá trình tăng sinh khối do phân bào và sinh trưởng tế bào ngay cả khi tác nhân môi
trường có giới hạn
- Tế bào sau đó đi vào giai đoạn Stationary phase
5. Trình bày hệ thống nuôi cấy batch trên quy mô công nghiệp?
- Tăng quy mô hệ thống nghiên cứu (5 – 10l) (4,5l trong bioreactor 10l), có sục khí và
cánh khuấy (120 vòng/phút)
- Phân tích hoá sinh, nghiên cứu tiến trình sinh trưởng và tđc trong bình nước
- Môi trường có thể bổ sung, điều kiện nước có thể thay đổi
- Xác định được tiến trình biệt hoá
- Nghiên cứu để sản xuất các CTC sinh ra ở các tế bào không phân chia
6. Trình bày hệ thống nuôi cấy liên tục kín?
- Quá trình nuôi cấy được thực hiện liên tục
- Môi trường mới được bổ sung liên tục, cân bằng môi trường cũ được loại bỏ, tế bào
được giữ lại trong hệ thống nhờ màng chắn
- Hệ thống này kéo dài Exponient phase và đạt mật độ tế bào cao
- Môi trường cũ được đưa ra ngoài để phân tích về khả năng hấp thu dinh dưỡng và các
chất thứ cấp được sinh ra
7. Trình bày hệ thống nuôi cấy liên tục mở?
- Quá trình nuôi cấy được thực hiện liên tục
- Hệ thống có thể điều khiển môi trường vào và cân bằng môi trường được lấy
- Nghiên cứu trạng thái sinh trưởng và trao đổi chất
- Nghiên cứu những thay đổi xuất hiện khi chuyển từ trạng thái này sang trạng thái
khác, và xác định được các tác nhân kiểm soát
- Hệ thống chemostat: Môi trường mới được cho vào liên tục được điều chỉnh trước
như tốc độ chảy và xác định tính chất kết quả
- Hệ thống turbidostat: mật độ tế bào được điều chỉnh ở mức độ xác định trước và môi
trường mới được bổ sung để duy trì mật độ tế bào được kiểm soát bởi sự cảm ứng hệ
thống kiểm tra tế bào
8. Nêu sự khác biệt giữa các hệ thống?
Hệ thống nuôi cấy batch trên máy lắc Hệ thống nuôi cấy batch trên quy mô
công nghiệp
- Thể tích cố định - Thể tích có thể thay đổi

Hệ thống nuôi cấy liên tục kín Hệ thống nuôi cấy liên tục mở
- Quá trình nuôi cấy được thực hiện liên - Quá trình nuôi cấy được thực hiện liên
tục tục
- Môi trường mới được bổ sung liên tục, - Có thể điều khiển môi trường vào và cân
tế bào được giữ lại bằng môi trường được lấy ra, tế bào cùng
đi ra với môi trường

Chương 5: Nuôi cấy mô đơn bội ở thực vật bậc cao


Trắc nghiệm
1. Nuôi cấy mô/cây đơn bội có các ý nghĩa sau trừ:
a/ Để sản xuất các dòng đồng hợp tử trong thời gian ngắn và hiệu quả
b/ Để tạo ra cây có ưu thế lai
c/ Là nguyên liệu tốt cho chọn dòng đột biến
d/ Giúp tìm hiểu vai trò DNA nhân và DNA tế bào chất

2. Ý nào không đúng khi nói về ưu điểm của nuôi cấy bao phấn
a/ Tạo ra cây có phẩm chất di truyền đồng đều
b/ Thao tác dễ dàng
c/ Môi trường nuôi cấy đơn giản
d/ b và c
3. Đâu là nhược điểm khi nuôi cấy bao phấn
a/ Khó sàng lọc cây đơn bội
b/ Khi nuôi cấy bao phấn thường gặp hiện tượng bạch tạng
c/ Khi nuôi cấy bao phấn ít gặp hiện tượng bạch tạng
d/ a và b
4. Theo Nitsch & Nitsch 1969, giai đoạn nào của hạt phấn là thích hợp cho phát sinh
đơn tính đực trong nuôi cấy in vitro
a/ Ngay thời điểm gián phân lần thứ nhất
b/ Giai đoạn bộ bốn của hạt phấn
c/ Giai đoạn hạt phấn 02 nhân
d/ Giai đoạn hạt phấn 03 nhân
5. Nụ hoa được xử lý lạnh trước khi đưa vào nuôi cấy nhằm
a/ Làm tiểu bào tử ngừng phân chia trước giai đoạn đơn nhân muộn
b/ Để dễ dàng tách bao phấn và hạt phấn
c/ Đễ tránh bị nhiễm khi nuôi cấy
d/ Để thu được nhiều hạt phấn
6. Để thu được cây đơn bội ở mức cao, điều quan trọng nhất cần lưu ý:
a/ Kiểu di truyền cây mẹ
b/ Thành phần môi trường nuôi cấy
c/ Giai đoạn phát triển của hạt phấn
d/ Cường độ chiếu sáng khi nuôi cấy
7. Ý nào đúng khi nói về phát sinh đơn tính được trực tiếp
a/ Tiểu bào tử giống như phôi hợp tử và trãi qua qu á tr ình ph át sinh phôi
b/ Tiểu bào tử phân chia nhiều lần hình thành mô sẹo, sau đó hình thành phôi
c/ Tiểu bào tử phân chia nhiều lần hình thành mô sẹo, sau đó hình thành chồi
d/ Tiểu bào tử phân chia nhiều lần hình thành mô sẹo, sau đó hình thành chồi và rễ
8. Ý nào không đúng khi nói về phát sinh đơn tính đực gián tiếp
a/ Tiểu bào tử giống như phôi hợp tử và trãi qua nhiều giai đoạn hình thành phôi
b/ Tiểu bào tử phân chia nhiều lần hình thành mô sẹo, sau đó hình thành phôi
c/ Tiểu bào tử phân chia nhiều lần hình thành mô sẹo, sau đó hình thành chồi
d/ Tiểu bào tử phân chia nhiều lần hình thành mô sẹo, sau đó hình thành rễ
9. Từ cây đơn bội để thu được cây lưỡng bội có thể sử dụng phương pháp nào?
a/ Xử lý colchicine
b/ Nuôi cấy mẫu thân cây đơn bội trong môi trường có tỷ lệ auxin và cytokinin phù hợp để
tạo mô sẹo
b/ Xử lý với acetoarmine
d/ a, b đều đúng
10. Để kiểm tra mức bội thể của cây cdùng thuốc nhuộm nào?
a/ Carmin axetic
b/ Acetoarmine
c/ Carmin axetic kết hợp với acetoarmine
d/ Carmin axetic kết hợp với fluorescein diacetat (FDA)
11. Để xác định giai đoạn phát triển của hạt phấn cần nhuộm bằng thuốc nhuộm nào?
a/ Acetoarmine
b/ Carmin axetic
c/ Acetoarmine kết hợp với carmin axetic
d/ Carmin axetic kết hợp với fluorescein diacetat (FDA)

Tự luận:
1. Trình bày ý nghĩa của nuôi cấy cây đơn bội?
- Nuôi cấy túi phấn và hạt phấn là phương pháp để sản xuất ra các dòng đồng hợp tử
trong thời gian ngắn nhất và hiệu quả
- Để nghiên cứu sự thể hiện các gen lặn vì các gen lặn không thể hiện ở các cơ quan dị
hợp tử
- Là những nguyên liệu tốt cho chọn dòng đột biến
- Giúp tìm hiểu vai trò ADN nhân và ADN của tế bào chất
2. Trình bày kỹ thuật nuôi cấy mô đơn bội?
- Chồi hoa non được tách, vô trùng trong batcher bằng dung dịch hychlorite-Na (5%)
trong 10 phút sau đó rửa nước cất 3 lần
- Vòi nhị được tách cẩn thận và lộ ra 5 túi phấn được cấy vào ống nghiệm
- Có thể được nuôi trong môi trường lỏng trong các bình tam giác và được đặt trên máy
lắc
- Nhiệt độ phòng nuôi cấy là 24-27℃ , cường độ chiếu sáng 2400lux, trong 14 ngày
- Phụ thuộc vào các loài thực vật khác nhau, mất khoảng 3-8 tuần để cho cây nảy mầm
từ hạt phấn
- Cây con cao khoảng 5cm được lấy ra khỏi ống nghiệm và được rửa sạch agar, cây
con được trồng ra bầu đất
3. Trình bày sự phát sinh tiểu bào tử và các kiểu phát triển của hạt phấn dưới các điều
kiện in vivo và in vitro?
- Sau lần gián phân thứ nhất, tế bào sinh dưỡng phân chia hình thành một phôi đơn bội
như trong trường hợp Nicotiana, Datura và Hordeum
- Nhân sinh sản vẫn tồn tại hay biến mất sau vài lần phân chia, nhưng, trong vài trường
hợp nó có một phần trong phát sinh đơn tính đực.
- Nhân tiểu bào tử thay vì hình thành một nhân sinh dưỡng và một nhân sinh sản, phát
triển thành 2 nhân bằng nhau hay có một sự phân đoạn trực tiếp nơi mà cả hai tế bào
chị em có mặt trong phát sinh đơn tính đực.
- Trong vài trường hợp, ở Datura hai nhân tương đồng được hình thành do kết quả của
sự phân chia trực tiếp của nhân tiểu bào tử hay của nhân sinh dưỡng, dung hợp với
một nhân khác và kết quả này là sự hình thành nhị bội đồng hợp.
- Trong in vivo, kết quả của phân bào giảm nhiễm ở tế bào mẹ hạt phấn bộ bốn hình
thành, sa cùng hình thành thể tiểu bào tử. Sau lần giảm phân lần thứ nhất, một tế bào
sinh trưởng lớn và loãng và tế bào sinh sản nhỏ đậm đặc hình thành. Sự phân bào sau
đó hình thành giao tử.
- Trong nuôi cấy in vitro, tiểu bào tử trước đó, hay ngay vào thời điểm gián phân lần
thứ nhất, thích hợp cho phát sinh đơn tính đực.
4. Nêu 01 ví dụ về nuôi cấy tạo cây đơn bội?
Nuôi cấy bao phấn thuốc lá
Quy trình thực hiện:
- Cắt nụ hoa ở giai đoạn cánh và đài hoa bằng nhau
- Rửa sạch bằng nước xà phòng rồi rửa lại bằng nước cất
- Tráng cồn 70%/ 30 giây, rửa sạch cồn bằng nước cất vô trùng
- Khử trùng bằng Ca(OCl)2 5% hoặc HgCl2 0,1% 10 – 15 phút
- Rửa sạch bằng nước cất vô trùng 3 – 4 lần
- Tách lấy bao phấn và cấy lên môi trường Nitsh chứa 0,1mg/l IAA
- Nuôi với cường độ AS 2800 – 3000 lux/ 10g/ngày/ 26 - 28℃
- Sau 4 – 6 tuần các cây thuốc lá được tái sinh từ hạt phấn, sau 2 – 3 tuần tiếp theo cấy
các cây thuốc lá lên môi trường Nitsh + 0,1mg/l IAA, 0,5mg/l kinetin, 20% đường
sucrose
- Tiếp tục chuyển sang môi trường Nitsh + 0,5mg/l IAA và giảm đường sucrose để tạo
rễ rồi chuyển ra vườn ươm

Chương 6: Nuôi cấy tế bào trần


Trắc nghiệm:
1. Protoplast được sử dụng trong các nghiên cứu trừ
a/ Nghiên cứu lai cùng loài hay lai khác loài c ó
b/ Nghiên cứu về di truyền tế bào chất
c/ Nghiên cứu quá trình sinh tổng hợp vách tế bào
d/ Nghiên cứu quá trình sinh tổng hợp màng tế bào
2. Chọn ý đúng về phương pháp tách protoplast bằng enzym:
a/ Protoplast thu nhận được với số lượng lớn
b/ Protoplast không bị vỡ
c/ Áp suất tế bào chịu đựng thấp hơn
d/ Protoplast khó tái tạo vách tế bào
3. Trong phương pháp tách protoplast mẫu được ngâm trong mannitol để làm gì
a/ Mẫu không hư hỏng
b/ Mẫu dễ tái sinh
c/ Mẫu không bị nhiễm
d/ Tế bào co nguyên sinh
4. Phương pháp hiệu quả để tách protoplast
a/ Phương pháp cơ học
b/ Phương pháp sử dụng enzym
c/ Phương pháp nghiền
d/ Kết hợp giữa phương pháp cơ học và phương pháp enzym
5. Mẫu thường dùng để tách protoplast là
a/ Mẫu thân
b/ Mẫu rễ
c/ Mô sẹo
d/ Nhu mô thịt lá
6. Khẳng định nào đúng khi nói về protoplast
a/ Là tế bào đã được tách lớp vách tế bào chỉ còn màng tế bào bao bọc và bên trong là tế
bào chất chứa các cơ quan tử và nhân.
b/ Là tế bào đã được tách lớp vách tế bào chỉ còn màng tế bào bao bọc và bên trong chỉ
chứa tế bào chất
c/ Là tế bào được tách lớp vách tế bào chỉ còn màng tế bào bao bọc và bên trong chỉ có các
cơ quan tử và nhân tế bào
d/ Là tế bào được tách ra khỏi nhu mô lá bên trong là tế bào chất, các cơ quan
7. Để xác định khả năng sống sót của protoplast thì dùng thuốc nhuộm
a/ Fluorescein diacetat (FDA)
b/ Acetoarmine
c/ Carmin axetic
d/ Acetoarmine kết hợp với carmin axetic
8. Để xác định xem protoplast có còn vách tế bào không thì nhuộm
a/ Calcofour
b/ Fluorescein diacetat (FDA)
c/ Acetoarmine
d/ Carmin axetic
9. Dung hợp protoplast tự phát xảy ra
a/ Với các tế bào protoplast của nhu mô lá
b/ Chỉ với các protoplast cùng loài
c/ Với các protoplast khác loài
d/ Cả protoplast cùng loài và khác loài
Tự luận:
1. Ý nghĩa của việc nuôi cấy protoplast?
- Lai cùng loài hay lai khác loài
- Protoplast có thể hấp thu các DNA, lục lạp, ty thể, plasmid, bacteria, virus…
- Protoplast tự tái tạo vách tế bào nhanh chóng, là cơ sở nghiên cứu quá trình sinh tổng
hợp vách tế bào
- Nghiên cứu về di truyền tế bào chất
- Nghiên cứu về sinh lý, về ảnh hưởng của các chất bên ngoài lên hoạt động của tế bào
- Quần thể tế bào trần được nghiên cứu như tế bào đơn
2. Trình bày kỹ thuật cơ bản tách và nuôi cấy tế bào trần?

3. Trình bày kỹ thuật tách protoplast từ mẫu lá, hạt phấn, tế bào đơn?

- Tách protoplast từ lá trải qua 4 bước:


+ Vô trùng lá
+ Tách lớp biểu bì dưới
+ Xử lý enzyme
+ Tách và tinh sạch protoplast
- Tách protoplast từ hạt phấn
+ Tách hạt phấn khỏi bao phấn
+ Vô trùng hạt phấn bằng NaOCl 2% trong 10 phút
+ Ly tâm 200 vòng/phút trong 5 phút. Rửa 2 lần bằng nước cất vô trùng
+ Nuôi cấy trong hỗn hợp enzyme
+ Rửa và lắc nhẹ trong máy lắc
+ Thu dung dịch protoplast
- Tách protoplasr từ dịch huyền phù tế bào đơn
+ Dịch huyền phù tế bào đơn là một trong những nguyên liệu dùng để tách protoplast
với số lượng lớn
+ Xử lý dịch huyền phù tế bào với 2 – 4% onozuka cellulase + 0,6 M mannitol/ 4 –
6g/ 30 - 35℃ (có lắc nhẹ)
4. Trình bày các hình thức dung hợp protoplast?
Các phương pháp dung hợp:
- Dung hợp tự phát:
+ Trong quá trình phân cắt thành tb bằng enzym, các pro được hình thành từ những tb
tiếp giáp nhau có thể dung hợp với nhau qua cầu nối sinh chất. Chất nguyên sinh và
các cơ quan từ hai hay nhiều tb có thể liên thông sang với nhau hình thành thể dung
hợp.
+ Sự dung hợp tự phát chỉ xảy ra ở những tb cùng loài ở cùng nhau trong quá trình
tách pro
- Dung hợp cảm ứng
+ Hoá học:
Lai bằng Polyethylene glycol (PEG)
Lai bằng NaNO3
Lai bằng protein gắn kết
Lai bằng CaCl2.2H2O và pH cao
+ Vật lý
Lai bằng xung điện

5. Nêu các ứng dụng của dung hợp protoplast?


- Năm 1971, Power & Cocking ần đầu tiên chứng minh thành công sự dung hợp cùng 1
loài và khác loài của protoplast từ chối rễ cây bắp (Zea nay L.) loài cây yến mạch
(Avena sativum L.)
- Năm 1974, Kao & Michayluk phát hiện polyethylen glycol (PEG) gây ra sự kết dính
và dung hợp tốt ở protoplast thực vật và xác định những điều kiện đa tần suất tạo thể
lai cao
- Năm 1973, 1974, Giles nghiên cứu bổ sung di truyền ở một thể đột biến ngô bằng
cách thay đổi hàm lượng tái phân bố diệp lục của protoplast dung hợp

Chương 7: Chuyển gen ở thực vật bậc cao


Tự luận:
1. Tại sao Agrobacterium tumefaciens và Agrobacterium rhizogenes được sử dụng
trong chuyển gen ở thực vật?
- A. tumefaciens: plasmid dài 120 – 150kb, quyết định đặc tính gây u → plasmid Ti
- A. rhizogenes: plasmid kích thước tương tự, kích thích tạo rễ tơ → plasmid Ri
- Ti, Ri làm vector chuyển gen để thay đổi đặc tính di truyền ở thực vật
2. Trình bày cấu trúc của Ti-Plasmid?
- Vùng T-DNA kích thước 25kb, chứa gen TH auxin, cytokinin, opine và các gen gây
khối u, được giới hạn bằng bờ trái và bờ phải
- Vùng VIR mã hoá cho khả năng lây nhiễm và tiếp hợp
- Vùng ORI mã hoá cho việc tái sinh plasmid
- Vùng OPC mã hoá cho việc tiêu hoá opine
3. Trình bày kỹ thuật chuyển DNA ngoại lai vào tế bào và mô thực vật nhờ
Agrobacterium tumefaciens?
- Agrobacterium tiếp xúc với thành tế bào thực vật bị tổn thương, chúng gắn đoạn T-
DNA vào bộ máy di truyền của tế bào thực vật
- Các sản phẩm protein của vùng vir cắt T-DNA khỏi Ti-plasmid cảm ứng thay đổi
màng tế bào thực vật mà chúng tiếp xúc, tham gia di chuyển phần T-DNA qua màng
vi khuẩn tới tế bào chất của tế bào thực vật, vận chuyển tới nhân rồi cuối cùng xâm
nhập vào genome của cây chủ.
4. Các gen chỉ thị chọn lọc và gen chỉ thị sàng lọc?
- Các gen chỉ thị sàng lọc:
+ Gen β-glucuronidase (gusA)
+ Luciferase
+ Gen mã hóa protein phát huỳnh quang màu xanh lục (green fluorescent) của sứa
- Các gen chỉ thị chọn lọc:
+ Các gen mã hóa cho một số enzym chỉ có trong vi khuẩn ở điều kiện tự nhiên
5. Các phương pháp trực tiếp chuyển gene vào mô và tế bào thực vật?
- Chuyển gene trực tiếp vào protoplast thực vật bằng siêu âm
- Chuyển gene trực tiếp vào mô tế bào thực vật bằng cách lắc với silicon carbide
- Chuyển gene trực tiếp vào mô thực vật bằng điện di
- Chuyển gene trực tiếp vào tế bào và mô thực vật bằng phương pháp bắn gene

You might also like