You are on page 1of 9

TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

1. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến


1.1. Các bước tiến hành
• Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến (sử dụng các tác nhân gây đột biến khác nhau tạo nguồn
biến dị đa dạng).
• Chọn lọc cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
• Tạo dòng thuần chủng.
• Tạo ra dòng thuần chủng: cho các thể đột biến được chọn sinh sản để nhân lên thành dòng thuần.
1.2. Cách phân lập dòng tế bào có đột biến
Dùng môi trường khuyết dưỡng.
1.3. Thành tựu
Sử dụng tia phóng xạ hay hóa chất tạo được các chủng vi sinh vật, giống cây tròng (lúa, đậu tương,...)
có nhiều đặc điểm quý.
2. Công nghệ tế bào
2.1. Công nghệ tế bào thực vật
2.1.1. Công nghệ nuôi tế bào
a. Nuôi tế bào hạt phấn
• Quy trình:
+ Bước 1: nuôi các tế bào hạt phấn trong môi trường nuôi cấy nhân tạo để tạo các dòng đơn bội có
kiểu gen khác nhau.
+ Bước 2: chọn lọc trong ống nghiệm những dòng có kiểu gen mong muốn.
+ Bước 3: lưỡng bội hóa các dòng đơn bội thành cây lưỡng bội bằng 2 cách:
Cách 1: từ dòng đơn bội cho tái sinh thành cây n sau đó lưỡng bội hóa cây n thành cây 2n bằng
cônsixin.
Cách 2: từ dòng n dùng cônsixin thành dòng 2n rồi cho tái sinh thành cây 2n.
• Kết quả: tạo được những quần thể cây trồng có kiểu gen đồng hợp và đặc tính di truyền ổn định (vì
được lưỡng bội hoá từ dòng đơn bội).
• Lưu ý: phương pháp này có hiệu quả đối với thực vật có khả năng kháng thuốc diệt cỏ, chịu lạnh,
chịu hạn, chịu phèn, chịu mặn.
• Kết luận: tạo được những dòng thuần có các tính trạng chọn lọc ổn định vì chúng được lưỡng bội hoá
từ những dòng tế bào (n) trong điều kiện bất lợi.
b. Nuôi tế bào trong ống nghiệm
• Nguyên tắc: dựa vào tính toàn năng của tế bào và khả năng biệt hóa và phản biệt hóa của tế bào.
• Điều kiện: cần có môi trường nuôi cấy chuẩn (các điều kiện lí, hóa,... tối ưu) và các hoocmôn sinh
trưởng.
Mô sẹo là nhóm tế bào chưa biệt hóa, có khả năng sinh trưởng mạnh.

Trang 1
• Quy trình:
+ Bước 1: từ tế bào: lá, thân, hoa,... nuôi trong môi trường nuôi cấy chuẩn để tạo mô sẹo.
+ Bước 2: điều khiển mô sẹo biệt hóa thành các mô khác nhau.
+ Bước 3: cho các mô tái sinh thành cây trưởng thành.
• Kết quả: tạo được quần thể cây có kiểu gen đồng nhất; là phương pháp bảo tồn và nhân nhanh nguồn
gen của một số giống quý khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
• Ứng dụng: nhân nhanh giống cây trồng quý hiếm và sạch bệnh, tạo ra nhiều cá thể mới có kiểu gen
giống với cá thể ban đầu.
• Ý nghĩa: bảo tồn được nguồn gen quý.
c. Nuôi và chọn lọc biến dị
• Khái niệm: biến dị dòng tế bào là những tế bào có số lượng NST khác nhau (2n + 1; 2n - 1,...)
• Cơ sở: tần số biến dị cao hơn mức bình thường trong điều kiện môi trường nuôi cấy nhân tạo.
• Quy trình:
+ Bước 1: nuôi tế bào 2n trong môi trường nhân tạo để chúng sinh sản thành các dòng tế bào có bộ
NST khác nhau (biến dị dòng tế bào xôma).
+ Bước 2: chọn lọc những dòng biến dị có kiểu gen mong muốn.
+ Bước 3: nhân các dòng biến dị đã qua chọn lọc thành các giống có kiểu gen khác nhau.
• Kết quả: từ một giống ban đầu tạo được nhiều giống mới có kiểu gen khác nhau.
+ Ví dụ: DR2 được chọn ra từ dòng tế bào xôma biến dị của giống CR203.
2.1.2. Công nghệ lai tế bào
• Khái niệm: là dung hợp các tế bào trần lưỡng bội của các cây cùng loài hoặc khác loài, khác chi hoặc
khác họ để tạo giống mới.
Tế bào trần là tế bào đã bóc bỏ thành xenlulôzơ.
• Quy trình:
+ Bước 1: tạo tế bào “trần”: dùng enzim hoặc vi phẫu để phá bỏ thành xenlulôzơ.
+ Bước 2: tạo tế bào “lai”: trộn các tế bào trần trong môi trường có bổ sung một số yếu tố làm
tăng độ kết dính.
+ Bước 3: tạo cơ thể “lai”: kích thích tế bào lai phát triển → cây lai rồi chọn lọc.
• Ứng dụng: tạo ra các cây lai khác loài mang đặc điểm của cả 2 loài nhưng không cần phải trải qua sinh
sản hữu tính, tránh hiện tượng bất thụ của con lai.
2.2. Công nghệ tế bào động vật
2.2.1. Nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân
• Quy trình:
+ Bước 1: tách tế bào trứng và loại bỏ nhân của tế bào trứng; tách tế bào tuyến vú để lấy nhân của
tế bào tuyến vú.
+ Bước 2: truyền nhân vào tế bào trứng vào hợp tử → cho hợp tử phát triển thành phôi.

Trang 2
+ Bước 3: cấy phôi vào tử cung vật nuôi mẹ → sinh ra con giống mẹ cho nhân.
• Thành tựu: nhân bản thành công ở chuột, khỉ, bò, dê, lợn,...
• Ứng dụng:
+ Nhân và bảo tồn nguồn gen của các giống quý hiếm.
+ Tăng năng suất chăn nuôi.
+ Tạo động vật mang gen người cung cấp nội tạng để ghép cho người bệnh mà không bị hệ miễn
dịch của người loại thải.
2.2.2. Cấy truyền phôi
• Quy trình:
Phôi ban đầu của mẹ cho phôi → cắt phôi thành nhiều phôi riêng → cấy vào tử cung các vật nuôi mẹ
→ cho mang thai và phát triển các con vật giống nhau về kiểu gen.
• Vai trò: Tạo ra quần thể có kiểu gen giống nhau.

Câu hỏi hệ thống kiến thức:


• Xử lí mẫu như thế nào để có hiệu quả?
Để xử lý mẫu có hiệu quả, tránh gây chết, giảm sức sống và khả năng sinh sản của sinh vật, cần phải:
+ Chọn tác nhân thích hợp.
+ Xác định liều lượng, thời gian xử lý tối ưu.
• Chọn lọc thể đột biến được tiến hành như thế nào?
+ Nguyên tắc:
Dựa vào một số đặc điểm có thể nhận biết được để tách chúng ra khỏi các cá thể khác.
Đối với vi khuẩn dùng môi trường khuyết dưỡng (môi trường nuôi cấy nhưng thiếu một chất dinh
dưỡng nào đó).
+ Cách tiến hành: đối với chủng vi khuẩn không có khả năng tổng hợp chất A nên vi khuẩn sẽ chết nếu
môi trường không được bổ sung chất A.
Bước 1: gây đột biến → quần thể mẫu (có khả năng tổng hợp chất A).
Bước 2: chuyển quần thể vi khuẩn mẫu vào môi trường khuyết dưỡng chất A.
Bước 3: nhận biết những thể nào sống và phát triển được thì đó là thể đột biến cần chọn.
• Phương pháp gây đột biến có hiệu quả đối với đối tượng nào? Vì sao?
+ Phương pháp gây đột biến có hiệu quả đối với vi sinh vật. Vì vi sinh vật sinh sản nhanh nhờ trực
phân; hệ gen là 1 phân tửADN → đột biến nhanh chóng nhân lên và biểu hiện.
+ Ở thực vật: gây đột biến ở một số bộ phận nhất định.
+ Ở động vật: chỉ sử dụng đối với động vật bậc thấp như ruồi, tằm; ở vật nuôi thì khó vì cơ quan sinh
dục nằm sâu trong; hệ thần kinh nhạy cảm nên dễ tử vong.
• Thế nào là môi trường chuẩn? Mô sẹo là gì?

Trang 3
+ Môi trường chuẩn là môi trường có các yếu tố lí hoá sinh cân đối và ổn định, có bổ sung các
hoocmôn sinh trưởng (auxin, gibêrelin, xitôkinin).
+ Mô sẹo là nhóm tế bào chưa biệt hoá và có khả năng phân bào mạnh.
• Cơ sở của kĩ thuật nuôi tế bào trong ống nghiệm?
+ Cơ sở của kĩ thuật nuôi tế bào trong ống nghiệm:
Tính toàn năng của tế bào: các tế bào của một cơ thể có kiểu gen giống nhau.
+ Tính biệt hoá và phản biệt hoá:
Biệt hóa: từ tế bào mô sẹo phát triển thành các tế bào của các mô khác nhau như mô lá, rễ, thân,...
Phản biệt hóa: từ tế bào của một mô nhất định phát triển thành tế bào mô sẹo.
• Tạo ra những dòng thuần bằng cách nào?
Các cách tạo dòng thuần chủng:
+ Cho tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết: qua 5 - 7 thế hệ cho đến khi kiểu hình ổn định.
+ Gây đột biến thể dị hợp: nếu thể đột biến có lợi cho sinh sản, nhân lên thành dòng thuần chủng.
+ Nuôi tế bào hạt phấn (nhanh nhất).
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA

Trang 4
Trang 5
Câu 1: Lai tế bào (dung hợp tế bào trần) là sự dung hợp của
A. tế bào sinh dưỡng thuộc các loài, các chi, các họ hoặc các bộ khác nhau.
B. tế bào giao tử thuộc các loài, các chi, các họ hoặc các bộ khác nhau.
C. tế bào giao tử và tế bào sinh dưỡng thuộc các loài, các chi khác nhau.
D. tế bào giao tử đực và tế bào giao tử cái thuộc các loài khác nhau.
Câu 2: Nếu muốn tạo nhiều cây giống thuần chủng lưỡng bội từ giống tốt đã có, người ta thường dùng
phương pháp
A. lai hữu tính. B. nuôi hạt phấn hay noãn rồi gây đột biến đa bội.
C. lai tế bào xôma. D. nuôi cấy dòng tế bào xôma có biến dị.
Câu 3: Để tạo ra các giống cây ăn trái không hạt như: nho, cam, dưa hấu. Người ta thường xây dựng một
quy trình tạo ra thể
A. lệch bội chẵn. B. lệch bội lẻ. C. đa bội chẵn. D. đa bội lẻ.
Câu 4: Thông thường, đối với các động vật bậc cao ít sử dụng phương pháp tạo giống mới bằng gây đột
biến thực nghiệm, nguyên nhân là
A. động vật bậc cao có khả năng kháng lại tác dụng gây hại của các tác nhân gây đột biến.
B. hệ thần kinh phát triển, nhạy cảm, dễ bị chết đồng thời sự rối loạn NST giới tính ảnh hưởng nghiêm
trọng đến khả năng sống và khả năng sinh sản.
C. động vật bậc cao có khả năng di động nhanh, né tránh được tác hại của tác nhân gây đột biến.
D. vật chất di truyền (ADN, NST) của động vật bậc cao có cấu trúc rất bền vững.
Câu 5: Đột biến nhân tạo là
A. đột biến do con người chủ động tạo ra để tăng nguồn biến dị cho chọn lọc.
B. đột biến xảy ra trên cơ thể sinh vật.
C. đột biến xảy ra trên cơ thể vật nuôi, cây trồng.

Trang 6
D. đột biến xảy ra ở vi sinh vật.
Câu 6: Vai trò của cônsixin trong đột biến nhân tạo tạo giống mới là
A. gây đột biến gen. B. gây đột biến dị bội.
C. gây đột biến cấu trúc NST. D. gây đột biến đa bội.
Câu 7: Mục đích của việc gây đột biến nhân tạo nhằm
A. tạo ưu thế lai. B. tăng nguồn biến dị cho chọn lọc.
C. gây đột biến gen. D. gây đột biến NST.
Câu 8: Các tế bào lưỡng bội của hai loài thực vật khác nhau có thể được dung hợp thành một tế bào lai
nhờ kĩ thuật dung hợp tế bào trần. Tế bào dung hợp sẽ phát triển thành cây lai
A. sinh dưỡng. B. song nhị bội.
C. tứ bội đồng nguyên. D. lưỡng bội dị nguyên.
Câu 9: Mỗi đối tượng sinh vật đều có phương pháp chọn giống riêng dựa vào đặc tính quá trình sinh sản
của chúng. Đối với vi sinh vật, phương pháp chủ yếu để chọn giống là
A. dung hợp tế bào trần tạo thành các dạng tế bào lai có ưu thế lai cao.
B. sử dụng phương pháp tiếp hợp hữu tính để thu các dòng lai.
C. gây đột biến nhân tạo rồi chọn lọc các dòng đột biến.
D. lai tạo với các tế bào của sinh vật khác để tạo dòng tế bào lai.
Câu 10: Điểm ưu việt của nuôi cấy tế bào thực vật là
A. từ một cơ thể ban đầu có thể tạo ra nhiều cơ thể có kiểu gen khác nhau.
B. từ một quần thể ban đầu có thể tạo ra cá thể có tất cả các gen trong quần thể.
C. từ một cơ thể ban đầu có thể tạo nên một quần thể đồng nhất về kiểu gen.
D. từ một cơ thể ban đầụ có thể tạo nên một quần thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
Câu 11: Khi nuôi cấy hạt phấn hay noãn chưa thụ tinh trong môi trường nhân tạo có thể phát triển thành
A. các giống cây trồng thuần chủng. B. các giống cây trồng có bộ NST đơn bội.
C. cây trồng đa bội hoá để có dạng hữu thụ. D. cây trồng mới do đột biến NST.
Câu 12: Nuôi cấy hạt phấn hay noãn bắt buộc luôn phải đi kèm với phương pháp
A. vi phẫu thuật tế bào xôma. B. nuôi cấy tế bào.
C. đa bội hóa để có dạng hữu thụ. D. xử lí bộ NST.
Câu 13: Ở Việt Nam, giống dâu tằm có năng suất lá cao được tạo ra theo quy trình
A. dùng cônsixin gây đột biến giao tử được giao tử 2n, cho giao tử này kết hợp với giao tử bình thường
n tạo được giống 3n.
B. dùng cônsixin gây đột biến dạng lưỡng bội.
C. tạo giống tứ bội 4n bằng việc gây đột biến nhờ cônsixin, sau đó cho lai với dạng lưỡng bội để tạo ra
dạng tam bội.
D. dung hợp tế bào trần của 2 giống lưỡng bội khác nhau.
Câu 14: Bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc không thể tạo được các chủng

Trang 7
A. nấm men, vi khuẩn có khả năng sinh sản nhanh tạo sinh khối lớn.
B. vi khuẩn E. coli mang gen sản xuất insulin của người.
C. penicillium có hoạt tính pênixilin tăng gấp 200 lần chủng gốc.
D. vi sinh vật không gây bệnh đóng vai trò làm kháng nguyên.
Câu 15: Nuôi cấy hạt phấn của một cây lưỡng bội có kiểu gen Aabb để tạo nên các mô đơn bội. Sau đó
xử lí các mô đơn bội này bằng cônsixin gây lưỡng bội hóa và kích thích chúng phát triển thành cây hoàn
chỉnh. Các cây này có kiểu gen là
A. AAAb, Aaab. B. Aabb, abbb. C. Abbb, aaab. D. AAbb, aabb.
Câu 16: Kĩ thuật nào là ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật?
A. Gây đột biến nhân tạo. B. cấy truyền phôi.
C. Lai tế bào xôma. D. Kĩ thuật chuyển gen người vào tế bào E.coli.
Câu 17: Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới:
I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủng.
II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hlnh mong muốn.
III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
IV. Tạo dòng thuần chủng.
Quy trình đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến là
A. I → III → II. B. III →II → I C. III → II → IV. D. II → III → IV.
Câu 18: Trong quy trình tạo cừu Đôly bằng kỹ thuật chuyển nhân, thao tác nào dưới đây không chính
xác?
A. Tách các tế bào tuyến vú của cừu mặt trắng để làm tế bào cho nhân.
B. Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng ghép nhân phát triển thành phôi.
C. Chuyển phôi vào một con cừu mẹ để nó mang thai. Sau thời gian mang thai giống như tự nhiên, cừu
mẹ này đã đẻ ra cừu con (cừu Đôly) giống y như con cừu ban mặt trắng cho nhân.
D. Tách tế bào trứng cừu mặt trắng, chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào và kích thích phát triển.
Câu 19: Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin người.
(2) Tạo giống dưa hấu tam bội không có hạt, có hàm luợng đường cao.
(3) Tạo giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.
(4) Tạo giống nho cho quả to, không có hạt.
(5) Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp p-carôten (tiền vitamin A) ở hạt.
(6) Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.
Những thành tựu của công nghệ tế bào là
A. (1), (3), 5). B. (2), (4), (6). C. (1), (2), (4), (5). D. (3), (4), (5).

Trang 8
Trang 9

You might also like