You are on page 1of 4

CÔNG NGHỆ TẾ BÀO ĐỘNG VẬT

1. Tạo mô, cơ quan hay thế:


- Là phương pháp chữa bệnh bằng cách truyền tế bào gốc được nuôi ngoài cơ thể vào người
bệnh thay thế các tế bào bị bệnh di truyền.
- Ứng dụng trong công nghệ mĩ phẩm: Nuôi cấy và biệt hóa tế bào gốc thành tế bào mỡ dùng
trong công nghệ thẩm mĩ.
- Ứng dụng trong y học:
+ Nuôi cấy tế bào cơ, tế bào sụn và nguyên bào xương dùng trong điều trị nhiều bệnh tổn
thương tim mạch, thoái hóa xương, khớp, các bệnh viêm nhiễm,…
+ Thành lập ngân hàng tế bào gốc cuống rốn nhằm lưu trữ các tế bào gốc để điều trị bệnh.
+ Mở ra triển vọng tái tạo các mô tự thân để thay thế các mô bị tổn thương ở người bệnh nhờ
công nghệ phản biệt hóa tế bào sinh dưỡng thành tế bào gốc. Việc cấy ghép mô này cho những
người bệnh khác có thể cần sự hỗ trợ của thuốc chống đào thải mô, cơ quan.
+ Mở ra triển vọng tạo ra các dòng tế bào gốc để biệt hóa thành các dòng tế bào máu, tế bào
thần kinh, thành mạch máu,… giúp điều trị nhiều bệnh như tổn thương tủy sống, thoái hóa điểm
vàng do lão hóa, tiểu đường, các bệnh tim mạch và bệnh Parkinson,…
 c:
- Hợp chất lấy từ mỡ sẽ trải qua các bước tách chiết, ly tâm để lọc ra tế bào.
- Những tế bào này sẽ được nuôi trong môi trường đặc biệt trong ống nuôi cấy tế bào.
- Tế bào gốc sẽ được nuôi trong tủ nuôi sơ cấp, tủ nuôi sơ cấp là nơi chứa những tế bào có kích
thước khác nhau và chưa thuần với môi trường. Tế bào sẽ được lưu trữ ở nhiệt độ tiêu chuẩn là
37 độ C, 5% khí CO2 để cân bằng độ ẩm và độ pH để thuận lợi cho quá trình tang sinh.
- Tế bào gốc thuần với môi trường hơn sẽ được chuyển sang tủ thứ cấp, tủ thứ cấp lưu trữ tế bào
với tiêu chuẩn như tủ sơ cấp. Lúc này, tế bào gốc có kích thước hoàn toàn giống nhau. Kính
hiển vi được sử dụng để theo dõi quá trình tăng sinh của tế bào, mỗi bình chỉ để một lượng tế
bào nhất định, thuận lợi cho việc tương tác giữa các tế bào, tránh trường hợp tế bào bị tổn
thương, già hoặc chết đi.
- Ở giai đoạn cuối, các tế bào được chuyển sang phòng kiểm định chất lượng, nếu tế bào được
xác nhận là tế bào gốc và khỏe mạnh thì sẽ được bảo quản trong tủ đông cho đến khi được
truyền lại cho cơ thể gốc ban đầu.
 Dùng để chữa bệnh đường type 1:

2. Nhân bản vô tính:


- Là quá trình tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn giống nhau về mặt di truyền từ một
hoặc một số tế bào sinh dưỡng ban đầu.
- Quy trình:
+ Bước 1. Tách tế bào sinh dưỡng (2n) của động vật cho nhân nuôi trong phòng thí nghiệm
+ Bước 2. Tách trứng của 1 động vật khác, sau đó loại bỏ nhân của tế bào trứng.
+ Bước 3. Chuyển nhân của tế bào động vật cho nhân vào trong tế bào chất của tế bào trứng
đã bị loại bỏ nhân.
+ Bước 4. Nuôi cấy tế bào trứng đã được chuyển nhân trong môi trường dinh dưỡng nhân
tạo để trứng phân chia, phân cắt tạo ra phôi.
+ Bước 5. Chuyển phôi vào trong tử cung của 1 động vật khác để động vật này mang thai.
Sau 1 thời gian mang thai (giống tự nhiên), động vật này sẽ sinh được con non có kiểu hình của
động vật cho nhân.
- Cừu Dolly là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính năm 1996.

- Ứng dụng:
+ Nhân lên nhanh chóng giống vật nuôi quý hiếm hoặc làm tăng năng suất chăn nuôi.
+ Tạo ra động vật mang gen người, ứng dụng trong y học như: động vật có thể cung cấp cơ
quan nội tạng người giúp cho việc thay thế, ghép nội quan cho người bệnh mà không bị hệ miễn
dịch của người bệnh đào thải.
+ Có ý nghĩa đặc biệt trong việc nhân bản động vật biến đổi gen.
3. Cấy truyền phôi:
- Là kĩ thuật phân cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi nuôi cấy các phôi này vào tử cung
khác nhau để tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau.
- Quy trình cấy truyền phôi:
+ Bước 1: Tách lấy phôi từ động vật cho phôi.
+ Bước 2: Sử dụng các biện pháp để tác động vào phôi đó trước khi cho vào tế bào nhận
+ Bước 3: Cấy phôi đã chịu tác động ở bước 2 vào tử cung của các động vật nhận phôi để
các động vật này mang thai và sinh con.
- Ứng dụng: Cấy truyền phôi giúp tăng sinh ở động vật, tạo ra giống có kiểu gen đồng nhất, cho
năng suất cao, đồng đều trong cùng 1 điều kiện nuôi dưỡng. Cấy truyền phôi mở ra hướng mới
tạo được vật nuôi khác loài thông qua sự phối hợp phôi để hình thành thể khảm theo hướng có
lợi cho con người.

You might also like